MẮC NỢ THIÊN NHIÊN - BAO GIỜ TRẢ HẾT

9:11 AM |
Từ năm 2003, trên cơ sở ước tính lượng lương thực, thực phẩm và tài nguyên mà con người đã sử dụng, đồng thời có tính đến khả năng hấp thụ lượng khí thải CO2 từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, Global Footprint Network – một tổ chức phi chính phủ của Mỹ trong lĩnh vực môi trường sinh thái – đã ấn định một ngày trong năm được gọi là “Earth Overshoot Day”, tức là ngày đánh dấu thời điểm thế giới đã sử dụng hết tài nguyên mà Trái đất có thể đáp ứng cho cả năm.
Như vậy là trong thời gian còn lại của năm, con người sẽ phải “tiêu lạm” vào quỹ tự nhiên thông qua việc khai thác tài nguyên và thải rác cùng khí thải độc hại ra ngoài môi trường, làm trầm trọng thêm hiện tượng biến đổi khí hậu.
Năm 2014, thời điểm nhân loại tiêu hết nguồn vốn thiên nhiên của 365 ngày được xác định là ngày 19/8, tức là nhân loại rơi vào tình trạng “nợ nần sinh thái” trong 134 ngày còn lại. Chỉ trong vòng hơn 8 tháng, loài người chúng ta đã tiêu thụ hết khả năng tái tạo thiên nhiên của Trái đất trong cả năm.
Thực ra cách tính toán nói trên đã được các chuyên gia thực hiện từ năm 1970 và được chuẩn hóa từ năm 2003. Ngược dòng thời gian, người ta thấy thời điểm tiêu hết vốn tài nguyên của nhân loại cứ bị đẩy lùi hàng năm khiến cho món nợ sinh thái của loài người cứ ngày càng chồng chất thêm. Năm nay, thời điểm rơi vào nợ sinh thái được đẩy sớm hơn một ngày so với năm 2013, nhưng so với năm 2010 thì nó đến trước 12 ngày. Năm 2000 thì “Earth Overshoot Day” rơi vào ngày 5/10 hay xa hơn một chút là năm 1975, thì đến tận ngày 29/11 thì nhân loại mới tiêu hết nguồn tài nguyên cho phép. 
Có thể lý giải cho thực trạng “Earth Overshoot Day” bị đẩy lên sớm dần là vì trong những năm 1970, dân số thế giới chỉ bằng khoảng một nửa hiện nay (gần 4 tỷ người vào những năm 1970, trong khi đến năm 2014 dân số thế giới là 7,2 tỷ người). Tất cả các nhu cầu cho con người đều tăng, trong đó đặc biệt có nhu cầu năng lượng tăng rõ nét, cho dù rất nhiều tiến bộ khoa học công nghệ xuất hiện hàng ngày giúp tiết kiệm năng lượng.
Nhu cầu của loài người sử dụng tài nguyên thiên nhiên để nuôi sống và phục vụ sinh hoạt của mình là tất yếu, nhưng từ giữa thập niên 1970, nhu cầu của chúng ta đã vượt ngưỡng cho phép. Mức tiêu thụ tài nguyên của nhân loại đã vượt quá khả năng tái tạo tự nhiên của Trái đất để có thể cung cấp trở lại cho con người.
Theo tính toán của Global Footprint Network, Trái đất phải tăng gấp 1,5 lần khả năng tái tạo tự nhiên mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của con người cho tới thời điểm năm 2014. Và nếu cứ giữ nhịp độ tiêu thụ như hiện nay thì từ nay đến năn 2050 loài người sẽ phải cần có “hai Trái đất” mới đáp ứng được nhu cầu về tài nguyên.
Vào “ngày thế giới mắc nợ” thiên nhiên năm nay, tổ chức phi chính phủ Mỹ cũng đưa ra bản thống kê đối với các quốc gia riêng dựa trên những chỉ số dự trữ tài nguyên thiên nhiên của từng nước có được và mức tiêu thụ tài nguyên thực tế của dân cư. Các “con nợ sinh thái” lớn vẫn là những nước phát triển và mới trỗi dậy như Nhật Bản, Mỹ và không thể thiếu được Trung Quốc – đất nước của hơn 1 tỷ dân và đang trong cơn khát năng lượng và nguyên vật liệu phục vụ cho tốc độ phát triển phi mã của họ. Tiếp theo là các nước như Ấn Độ, Nga, Brazil và Qatar.
Hậu quả của tình trạng nhân loại chi nhiều hơn thu này là điều càng ngày càng hiển hiện. Như tình trạng biến đổi khí hậu chính là sản phẩm của việc tích tụ khí gây hiệu ứng nhà kính vượt quá khả năng hấp thụ của rừng và đại dương. Thêm vào đó, tình trạng phá rừng, hủy hoại đa dạng sinh học, đánh bắt hải sản quá mức hay khai thác tài nguyên khoáng sản quá nhanh.
Món nợ sinh thái của nhân loại hôm nay nếu không được trả ngay sẽ tích tụ lại trở thành gánh nặng lớn đẩy thế hệ tương lai vào một cuộc “khủng hoảng sinh thái”, một cụm từ đã được các chuyên gia môi trường nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây.
tintuc.vn
Read more…

PHƯƠNG PHÁP ĐỐT TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

12:50 PM |
Trong các nghành công nghiệp thường thải ra các chất thải rắn nguy hại, nếu không được quản lý tốt sẽ làm mất vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, gây hại đến sức khỏe con người hiện tại và sau này.

Tuy nhiên phần lớn các chất thải rắn, kể cả chất thải nguy hại được mang đi chôn lấp hoặc lưu trữ tạm thời trong hàng rào của các nhà máy trong khu công nghiệp. Rác thải cần được phân loại để được tận dụng, tái chế và tìm biện pháp xử  lý cho phù hợp. Trong  đó, phương pháp đốt cháy chất thải rắn cho khả năng xử lý triệt để hơn đối với chất thải nguy hại và tiết kiệm diện tích chôn lấp.

Lò đốt chất thải rắn nguy hại cần phải phù hợp với TCVN và Quy chế quản lý chất thải nguy hại do Bộ KHCN&MT (trước đây) ban hành. Công nghệ, thiết bị chính phải hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, thao tác vận hành dễ dàng, nhiên liệu đốt bổ sung thông dụng.

Công suất đáp ứng phần lớn nhu cầu xử lý chất thải rắn được thải ra tứ các doanh nghiệp, khu đô thị…. Phù hợp với đặc điểm chất cùa từng loại chất thải rắn để mang lại hiệu quả cao nhất.

Với phương châm “ uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”, vì một tương lai xanh, môi trường sạch đẹp, phát triển bền vững, công ty Môi Trường Minh Việt giới thiệu với quý khách hàng, quý doanh nghiệp phương pháp đốt chất thải rắn nguy hại, đảm bảo với giá thành rẻ nhất, chất lượng nhất.

                  
                                                lò đốt chất thãi rắn nguy hại 

Nguyên lý hoạt động.

Lò đốt CN150 sử dụng buồng đốt đa vùng và có lắp đặt đầu đốt, các quá trình cháy cốc và các khí xảy ra riêng biệt theo cả không gian và thời gian, vì thế có thể kiểm soát và tối ưu hóa quá trình cháy ở mỗi vùng, nhờ đó quá trình cháy ổn định, mặc dù các thành phần của chất thải đưa vào thay đổi, đồng thời nồng độ các khí độc hại có trong khói thải ít.

Các giai đoạn xảy ra trong quá trình đốt.
Sấy khô – bốc chất bốc – cháy chất bốc – cháy cốc – cháy cốc – cháy kiệt tro xỉ – thải tro xỉ

Khi bắt đầu vận hành, 2 đầu đốt ở buồng đốt thứ cấp hoạt động, nâng nhiệt độ trong buồng đốt đến nhiệt độ cần thiết khoảng từ 500- 80000C, đầu đốt ở buồng đốt sơ cấp sẽ bắt đầu hoạt động. Chất thải rắn nguy hại được đưa vào buồng đốt sơ cấp qua cửa nạp và được đẩy vào đáy buồng đốt có nhiệt độ cao nhờ hệ thống thủy lực. Lượng không khí cần thiết cấp cho quá trình cháy sẽ được kiểm soát và điều chỉnh thổi vào thông qua van gió. Khói trong buồng đốt sơ cấp được vẫn vào đốt ở vùng nhiệt độ 9500C đến 10500C trong buồng đốt thứ cấp. nhiệt độ buồng sơ cấp và thứ cấp được diều khiển tự động hoặc theo chế độ được cài đặc trước của người vận hành.

Trong quá trình đốt, hệ thống xử lý khói thải luôn hoạt động tạo áp suất âm thích hợp cho hai buồng đốt cho khói thải ra thuận lợi. ngoài ra còn lấp đặt hệ thống cấp gió bổ sung cho hai buồng đốt, nhờ đó sẽ tiết kiệm nhiên liệu. khói thải từ buồng đốt thứ cấp đi qua hệ thống xử lý khói thải rồi ào ống khói thoát ra ngoài.

Quá trình đốt cháy chất thải rắn công nghiệp nguy hại xảy ra trong buồng đốt rất phức tạp và nhiệt độ cháy cao, thành phần và độ ẩm chất thải rắn công nghiệp nguy hại đưa vào lò đốt không ổn định, áp suất khói thải trong buồng đốt thay đổi…
NGUỒN MOITRUONGMIVITECH.COM
Read more…

CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

9:27 AM |

Trước khi đi vào thành lập một dự án thì tất cả các công ty, doanh nghiệp tùy từng quy mô bắt buộc phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và lập cam kết bảo vệ môi trường  (chi tiết quy định tại Nghị định 29/2011/ BTNMT và thông tư 26/2011/ BTNMT).

Vậy để giúp các quý doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về vấn đề lập cam kết bảo vệ môi trườngcông ty môi trường Minh Việt chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ nhất và chính xác nhất về cách lập cam kết bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Cam kết bảo vệ môi trường là gì?

-Theo quy định tại điều 12, Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:   
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng không phải lập dự án đầu tư. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có bảncam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng phải lập dự án đầu tư. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
  • Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Phạt tiền từ 200.000.000-250.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.
1.  Các bước thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường:
  1. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như : khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan.
  2. Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn….phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
  3. Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
  4. Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
  5. Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án.
  6. Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
2.  Các văn bản pháp luật có liên quan:
  • Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005.
  • Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
  • Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
3.  Hồ sơ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường
3.1.  Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm:
  • Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2 Thông tư 26/2011 TT- BTNMT.
  • Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án.
3.2. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm:
  • Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với yêu cầu về hình thức và nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư này;
  • Một (01) bản thuyết minh về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chứng thực bởi chữ ký của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3.3. Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư 26/2011 TT – BTNMT, ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2.
Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành.
3.4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2
Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh trước đó.
Các quý công ty, doanh nghiệp nào chưa lập cam kết bảo vệ môi trường hay gặp những khó khăn trong quá trình lặp thì hãy liên hệ với công ty môi trường Minh Việt chúng tôi.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động và tập hợp đội ngũ giảng viên đến từ tất cả các trường đại học lớn và nổi tiếng nhất Việt Nam, chúng tôi tự tin đảm bảo sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ lập cam kết bảo vệ môi trường uy tín nhất, nhanh gọn nhất và tiết kiệm chi phí nhất có thể.
MOITRUONGMIVITECH.COM
Read more…

THỰC TRẠNG RÁC THẢI Ở VIỆT NAM

8:47 AM |
Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 – 0,8 kg/người.ngàyRác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
            Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người.
Rác thải có mối nguy cơ cao chỉ khi con người không quan tâm đến công tác quản lý thu gom và xử lý đối với chúng. Nếu như những nhà quản lý, nhà khoa học tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho các nhà doanh nghiệp và đặc biệt là tạo điều kiện cho họ tiếp cận với công nghệ xử lý và ứng xử với rác một cách thân thiện, thì ngược lại, rác thải sẽ là một trong những nguồn tài nguyên quý giá phục vụ lại cho con người. Ở nước ta, việc làm này còn rất mới mẻ, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng chưa được cộng đồng quan tâm. Ở các nước phát triển việc thu gom và phân loại rác đã trở thành một việc làm bình thường, những túi đựng rác đều do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nước này dân chúng coi rác thải không phải là đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích nhằm đem lại lợi ích cho Nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ.
Trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm

 1234 495x400 THỰC TRẠNG RÁC THẢI Ở VIỆT NAM
Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31%. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ.
Những khó khăn chủ yếu về việc quản lý và xử lý rác thải kém hiệu quả:
- Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc hại là rất lớn. Vốn đầu tư này lại cần được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nguồn giúp đỡ của các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, nhiều địa phương ở tỉnh ta đã có quy hoạch bãi chôn lấp rác, nhưng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác thải theo yêu cầu bảo vệ môi trường lại thiếu nên không thực hiện được.
- Nhận thức về việc thu gom xử lý rác thải đối với cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác này còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải. Một số lãnh đạo cấp địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý rác thải. Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng chưa sâu rộng, từ đó đã gây sức ép không đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Môi trường thực thi pháp luật chưa thuận lợi mặc dù có Luật Bảo vệ môi trường; Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều văn bản ban hành liên quan đến việc quản lý thu gom và xử lý rác thải ở khu vực thành thị, nông thôn, khu vực sản xuất công nghiệp, bệnh viện nhưng các văn bản này chưa thấm sâu vào đời sống xã hội. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, lãnh đạo chưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện công tác này.
- Các giải pháp xử lý rác thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn quản lý rác thải. Hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở cấp địa phương còn lỏng lẻo, còn thiếu các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và hệ thống chế tài hiệu quả để có thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia vào lĩnh vực này.
- Năng lực cung cấp các dịch vụ quản lý rác thải nói chung và đặc biệt là rác thải độc hại ở các địa phương, doanh nghiệp không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng dịch vụ cũng còn chưa cao. Bên cạnh đó, các địa phương còn khó tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ để xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc hại.
 Tỉ lệ rác thải không được xử lí và tái sử dụng ở Việt Nam chiếm lượng lớn
12345 495x400 THỰC TRẠNG RÁC THẢI Ở VIỆT NAM
THEO MOITRUONGMIVITECH.COM
Read more…

ÁM ẢNH BỆNH VIỆN NGẬP MÙI HÔI

8:25 AM |
Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp (Q.8 TP.HCM) cần môi trường trong lành cho bệnh nhân điều dưỡng và điều trị dài ngày. Thế nhưng, nhiều tháng qua mùi hôi của rác đang tràn ngập các khoa phòng của bệnh viện này.
Thản nhiên gom rác
Bức xúc trước tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề, nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã phản ánh tới đường dây nóng của VietNamNet, đề nghị báo xác minh, phản ánh…  
bãi rác, bệnh viện, quận 8, ô nhiễm không khí
Bệnh viện điều dưỡng –phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp.
15g ngày 10/8, chúng tôi có mặt bên bờ kênh Xáng (P.3 Q.8 TP.HCM). Sát bờ kênh, một điểm tập kết để trung chuyển rác do công ty Dịch vụ công ích quận 8 quản lý đang nhộn nhịp với hàng chục xe rác đẩy tay….
Mùi hôi tanh bị nhốt lâu có dịp phát tán vào khu dân cư. Một cơn gió từ bờ kênh thổi đến đẩy mùi tanh tưởi hướng về phía trước– khu nghỉ dưỡng của bệnh nhân bệnh viện điều dưỡng, nơi có rất nhiều bệnh nhân đang ngồi trên ghế đá. Họ đồng loạt đứng dậy, tìm nơi "“lánh nạn"”.
Vào căn nhà gần đó. Anh chủ nhà nhìn chúng tôi nhăn mặt: “"hôi quá anh ạ”".
“Bãi tập kết rác này mới dời về đây được hơn 4 tháng nay. Trước kia được đặt sát vách bệnh viện gần chùa Từ Hiếu, cách nơi đây vài trăm mét. Ở đấy, bên trong bệnh viện, nhiều cán bộ, người có công được cấp chế độ điều dưỡng, mang tiếng là nghỉ dưỡng nhưng thực chất là để ngủi mùi rác. Không ai chịu được đã kiến nghị lên ban giám đốc bệnh viện. Thế là bãi rác được dời về phía khu B. Khi chuyển về vị trí mới, cả khu dân cư gần 60 hộ, khu bệnh viện với hàng trăm bệnh nhân ngày 2 buổi hứng chịu mùi hôi…”.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi tiếp tục trong khi bên ngoài tiếng đẩy xe, tiếng động cơ vang lên. Mỗi lần, chiếc xe rác úp vào thùng ép, mùi hôi lại bùng lên.
bãi rác, bệnh viện, quận 8, ô nhiễm không khí
Tấp nập xe rác tập kết
Anh chủ nhà nói thêm: "“gần đây, ban giám đốc bệnh viện tiếp tục có ý kiến. Công ty dịch vụ công ích hứa cố gắng khắc phục bằng cách phun thuốc khử mùi vào rác. Họ cam đoan với bà con một khi đã khử mùi rồi thì không còn một chút mùi hôi nào nữa. Thế nhưng, như anh đã thấy, mùi hôi có giảm được chút nào đâu ?.
Mới đây, họ xây một nền bằng bê tông để hứng nước rác không cho thấm xuống đất nhưng cứ sau mỗi lần lấy rác, công nhân lại xịt nước rửa nền. Nước rửa hòa với nước rác trôi xuống dòng kênh. Chưa kể những lúc trời mưa, rác ướt sũng được chuyển lên xe ép. Rác bị ép chặt tuôn nước ra khỏi xe. Mặc dù xe có hệ thống thu gom nước rác nhưng thu làm sao cho hết. Nước rác vẫn tràn ra thấm xuống lòng đất. Và ai đảm bảo rằng số nước rác này được đưa về đúng nơi qui định ?”"
Chờ đến bao giờ ?
Chúng tôi vào bên trong khu B của bệnh viện. Đi dọc theo hành lang của các khoa, phòng thoang thoảng mùi hôi của rác. Ở khoa Ngoại, khoa Tủy sống có nhiều bệnh nhân điều trị dài ngày đã bày tỏ bức xúc. Họ không thể chịu đựng nổi mùi hôi.
Một điều dưỡng ở khoa Tủy sống cho biết: “cả khu B có 160 bệnh nhân đang điều trị. Con số này phải kèm theo hơn 200 người nhà chăm sóc và 100 cán bộ nhân viên cơ hữu của bệnh viện. Suốt 4 tháng nay đều đặn ngày 2 lần, sáng từ 6g -– 8g, trưa từ 12g -– 15g mùi hôi từ bãi rác xông vào nồng nặc. Gần 500 con người gồng mình ngửi mùi hôi của rác. Chúng tôi không thể làm việc trong môi trường như thế, nói gì người bệnh, họ có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng khi mỗi ngày đều nhập vào buồng phổi lượng không khí hôi tanh đó ?”
bãi rác, bệnh viện, quận 8, ô nhiễm không khí
Xe thu gom được nâng cao, mùi hôi của rác xông lên nồng nặc. Phía sau hàng cây là khu B bệnh viện.
Ông Lê Trung Hiếu, trưởng phòng Hành chính quản trị bệnh viện bày tỏ sự bất lực trước hiện trạng này. Ông đã từng nhiều lần tiếp nhận phản ảnh của cán bộ nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người nhà về tình trạng này nhưng cũng đành …bó tay.
“"Không ít lần chúng tôi đặt vấn đề di dời bãi tập kết rác đi nơi khác nhưng đơn vị quản lý cứ ậm ừ vì không biết phải dời đi đâu”" -– ông Hiếu cho biết.
Bà Lý Thị Ngọc Hoa, giám đốc xí nghiệp Môi trường đô thị trực thuộc công ty Dịch vụ công ích Q.8 thừa nhận có mùi hôi của rác và cho biết: chúng tôi đã, đang và sẽ khắc phục tình trạng bằng cách phun chế phẩm sinh học và rắc vôi bột để giảm thiểu mùi hôi đến mức thấp nhất.
Bà Hoa cho biết thêm, trước đây– UBND quận 8 có chủ trương xây dựng 3 trạm ép rác khép kín nhưng sau đó, sở Tài nguyên môi trường TP có công văn đình chỉ. 
"Trước phản ảnh của bệnh viện, chúng tôi cũng muốn di dời điểm tập kết rác này nên đã đề nghị các ban ngành hữu quan tìm giúp một địa điểm khác. Có vị trí mới chúng tôi sẽ di dời ngay".
Bãi tập kết rác nằm sát bệnh viện là điều nghịch lý không thể chấp nhận được. Bệnh nhân và những người phục vụ ngành y còn phải chờ - có thể không biết đến bao giờ - môi trường nơi đây mới được trong lành để người bệnh có thể an tâm chữa bệnh.
Read more…

HỖ TRỢ CHO CÁC DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

10:30 AM |
 Chương trình áp dụng mức lãi suất ưu đãi, hồ sơ đơn giản, thủ tục vay nhanh, gọn.
Quỹ Bảo vệ môi trường TP.HCM (HEPF) thuộc Sở TN&MT TP.HCM đã tổ chức hội thảo Hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn TP.HCM. Chương trình quy tụ các công ty, đơn vị sản xuất, xử lý môi trường, thu gom vận chuyển… đến tham dự.
Lãi suất tối đa 5,5%/năm
Tại hội thảo, HEPF cho biết chương trình cho vay áp dụng với mọi thành phần kinh tế có dự án thuộc các lĩnh vực trong ngành môi trường. Chẳng hạn như tiết giảm, tái sử dụng, tái chế (nhựa, giấy…); đầu tư công nghệ, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường; các hạng mục đầu tư về kiểm soát ô nhiễm (hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn…); đầu tư dịch vụ xử lý môi trường (đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải…); tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Đối tượng chính tham gia chương trình vay ưu đãi là các dự án thuộc lĩnh vực BVMT (Ảnh: Ngọc Châu/Pháp luật TP.HCM)
Đối tượng chính tham gia chương trình vay ưu đãi là các dự án thuộc lĩnh vực BVMT (Ảnh: Ngọc Châu/Pháp luật TP.HCM)
Chương trình hỗ trợ tài chính cho các dự án thông qua hình thức cho vay có tài sản đảm bảo bằng các hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tùy theo tài sản đảm bảo, quy mô dự án mà chương trình sẽ có mức hỗ trợ khoản vay phù hợp. Tuy nhiên, mức vốn vay không vượt quá 70% tổng mức đầu tư của dự án. Tổng dư nợ cho vay đối với một chủ đầu tư không vượt quá 15% vốn của HEPF. Chương trình áp dụng thời gian vay tối đa năm năm, lãi suất là 5,5%/năm. Đây là mức lãi suất tối đa, sẽ được điều chỉnh giảm theo lãi suất của Ngân hàng Nhà nước với biên độ dao động 1%.
Theo nhận định của HEPF, tham gia chương trình vay, doanh nghiệp đạt được ba lợi ích lớn. Thứ nhất là cơ hội tăng nguồn vốn với lãi suất tốt, thấp hơn so với việc nhà đầu tư tự bỏ vốn ra hay vay vốn từ ngân hàng. Thứ hai, đạt được cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả về mặt xã hội. Thứ ba, nâng cao hình ảnh, tiếng nói của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư BVMT.
Kinh doanh phải có tính bền vững
Trước khi hội thảo Hỗ trợ tài chính cho các dự án BVMT trên địa bàn TP.HCM diễn ra, HEPF đã có buổi gặp gỡ riêng với một số đơn vị là nhà hàng, khách sạn, quán ăn, cao ốc văn phòng… Được biết có khoảng 300 đơn vị được cơ quan địa phương các quận, huyện chọn lọc, đưa vào diện “cần” cải thiện, đầu tư về vấn đề vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, thực tế số lượng đại diện đến tham dự buổi gặp gỡ chỉ vẻn vẹn khoảng 20 người. Con số này rất khiêm tốn so với danh sách như đã đề cập ở trên. Điều này thể hiện nhiều đơn vị vẫn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường.
Và cũng dễ hiểu khi việc BVMT đối với họ chỉ dừng ở mức “cần” nên “thích thì làm mà không thích thì thôi”, thậm chí tỏ ra thờ ơ. Ở đây có một số giải pháp chúng ta có thể xem xét. Đó là cán bộ chuyên trách môi trường tại địa phương cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp sai phạm; công cụ xử phạt, chế tài nên được phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Ngoài ra, cần tổ chức khảo sát, tìm hiểu khó khăn của các cơ sở sản xuất để có hướng hỗ trợ phù hợp. Sau cùng vẫn là câu chuyện ý thức. Bởi vì đứng trên phương diện kinh doanh, họ cho rằng chẳng cần thiết phải bỏ tiền đầu tư cải thiện vấn đề vệ sinh môi trường trong khi công việc kinh doanh vẫn hoạt động tốt.
Do vậy, chúng ta cần phải kết hợp nhiều chương trình tuyên truyền vận động nâng cao ý thức dành riêng cho đối tượng là các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, cao ốc văn phòng… Có thể tổ chức câu lạc bộ nhà hàng, quán ăn kinh doanh gắn kết với môi trường; biểu dương, khuyến khích khách hàng đến các nhà hàng, quán ăn xanh; phát triển rộng rãi mô hình cao ốc xanh; lên án mạnh mẽ những hành động sai phạm…
Ngày 23/6, Quốc hội thông qua Luật BVMT (sửa đổi), chính thức có hiệu lực vào ngày 1-1-2015. Trong đó, luật quy định bổ sung, cụ thể trách nhiệm của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh… Do vậy, chương trình hỗ trợ tài chính của HEPF cũng nhằm tạo điều kiện để các dự án môi trường có cơ hội triển khai thực tế.
Chúng ta ai cũng hiểu rằng không phải cứ sai rồi phạt mà vấn đề là làm thế nào để mỗi đơn vị, mỗi người tự giác ý thức, hiểu và yêu lấy môi trường đang sống. Thế mới là kinh doanh có tính bền vững.

Read more…

VẪN PHẢI LO DÙ ĐÃ CÓ TUYẾN KÈ

10:00 AM |
Chỉ hơn 2 năm đưa vào sử dụng, tuyến kè bảo vệ bờ biển xã Tam Hải (H. Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã bị xé toạc một đoạn dài và một số điểm khác có dấu hiệu xuống cấp, mất dần công năng. Cùng với đó, đoạn bờ biển tiếp giáp công trình này vẫn chưa được đầu tư xây dựng nên luôn xảy ra hiện tượng sạt lở, xâm thực nghiêm trọng. Mùa bão lũ đang đến rất gần, nỗi lo của chính quyền và người dân nơi đây càng thêm trĩu nặng…
Kè bị xé toạc
Ông Bùi Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Tam Hải cho biết, tuyến kè chống sạt lở bờ biển Tam Hải có chiều dài gần 1.900m, được UBND tỉnh Quảng Nam cho chủ trương đầu tư từ nguồn vốn của dự án nạo vét luồng vào cảng Kỳ Hà. Công trình này do Cty TNHH một thành viên Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà – Chu Lai làm chủ đầu tư và Cty Cổ phần Vinaconex 25 đảm nhận thi công. Ông Hoàng nói: “Công trình đó khởi công xây dựng vào cuối tháng 4-2010, đưa vào sử dụng vào ngày 12-4-2012. Tuy nhiên, cơn bão số 11 năm 2013 đã làm sạt lở nghiêm trọng đoạn kè cuối tuyến với chiều dài khoảng 30m. Nếu không sửa chữa kịp thời thì chắc chắn trong thời gian tới mức độ hư hỏng sẽ càng trầm trọng hơn”.
Khoảng 30m của đoạn cuối tuyến kè hư hỏng nghiêm trọng (Ảnh: Công an TP. Đà Nẵng)
Khoảng 30m của đoạn cuối tuyến kè hư hỏng nghiêm trọng (Ảnh: Công an TP. Đà Nẵng)
Gần giữa tháng 8, có mặt tại hiện trường, chúng tôi thấy đoạn kè cuối tuyến – khu vực tiếp giáp với đường bờ biển chưa được đầu tư xây dựng kè bảo vệ đã bị sóng- gió bão làm hư hỏng hết sức nặng nề. Theo đó, phần thân kè, mái kè dài chừng 30m bị gãy vỡ hoàn toàn, từng mảng bê-tông lớn nằm ngổn ngang và phần nền bị sụt lún rất sâu. Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Nguyễn Hưởng, cán bộ địa chính & xây dựng xã Tam Hải giải thích: “Do điểm cuối của tuyến kè tiếp giáp với hệ thống kênh thoát nước nên mùa mưa bão sóng lớn đánh vào liên tục, trong khi đó nước từ kênh thì chảy ngược ra tạo thành vòng xoáy mạnh phá nát công trình. Nếu không có giải pháp khắc phục một cách nhanh chóng thì e rằng những mùa mưa bão kế tiếp sẽ xé toạc tuyến kè này”.
Cần nói thêm, đi dọc công trình kè bảo vệ bờ biển Tam Hải, chúng tôi còn ghi nhận nhiều điểm khác đã xuất hiện hiện tượng sụt lún khiến mái kè bị hư hỏng, những tấm lát bê-tông sắp bung ra. Không chỉ vậy, tại khu vực này một số hộ dân nuôi tôm cũng đã đục phần thân kè để lắp đặt những đường ống dẫn nước và xả thải ra biển. Điều đó đang khiến chất lượng công trình giảm và có nguy cơ mất dần công năng…
Lo biển “nuốt” làng!
Song song với nỗi lo công trình kè bảo vệ và chống sạt lở bờ biển bị hư hỏng nặng thì rất nhiều hộ dân ở thôn Thuận An của xã Tam Hải cũng đang lo ngay ngáy khi phải sống chung với tình trạng xâm thực, sạt lở qua từng mùa mưa bão. Ông Hoàng Thanh Khuê, một người dân ở thôn Thuận An lo lắng: “Mùa mưa bão năm 2013, nước biển xâm thực vào vườn nhà tôi gần 50m. Sóng quá mạnh đã cuốn hết vạt rừng thông chắn sóng ra biển. Năm nào cũng vậy, cứ mỗi khi bão lũ hoành hành thì đất của làng cứ bị mất dần, kiểu ni làm sao mà yên tâm làm ăn, sinh sống lâu dài được”.
Mùa mưa bão tới, chắc chắn bờ biển Tam Hải sẽ tiếp tục bị xâm thực. (Ảnh: Công an TP. Đà Nẵng)
Mùa mưa bão tới, chắc chắn bờ biển Tam Hải sẽ tiếp tục bị xâm thực. (Ảnh: Công an TP. Đà Nẵng)
Chỉ tay về phía đoạn bờ biển chưa được đầu tư xây dựng kè bảo vệ, ông Nguyễn Hưởng, cán bộ địa chính và xây dựng xã Tam Hải, nói: “Trước đây, rừng thông phi lao nằm sát mép bờ biển giúp chắn sóng và gió cho người dân. Nhưng thời gian qua nó đã bị sóng mạnh xâm thực, cuốn trôi hết. Tính từ mép nước bờ biển đến mép của rừng thông hiện tại thì hơn 10m chiều dài của rừng thông đã bị trốc gốc, mất cây. Nếu tình trạng xâm thực này cứ tiếp tục diễn ra trong những mùa mưa bão tới thì chắc chắn sẽ mất hẳn rừng phi lao chắn sóng”.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hải Phạm Đức Thịnh, ngoài gần 1.900m đã được thi công thì hiện nay tại địa phương vẫn còn 1.500m đường bờ biển dọc theo thôn Thuận An chưa được xây dựng kè chống sạt lở. Ông Thịnh nói: “Hiện giờ, các khu dân cư chỉ cách đường bờ biển khoảng 200-400m mà thôi. Vì thế, hiện tượng sóng biển xâm thực sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến 527 hộ dân của thôn Thuận An này. Trong đó, có 150-200 hộ đang nằm trong diện nguy hiểm. Những năm qua, mỗi khi mưa bão xuất hiện là chúng tôi phải lo tập trung di dời các hộ dân này đến nơi an toàn chứ để họ sống trước miệng hà bá thì sinh mạng sẽ bị đe dọa”.
Hỏi về hướng khắc phục đoạn kè bị hư hỏng và khả năng xây dựng tuyến kè bảo vệ 1.500m đường bờ biển còn lại thì lãnh đạo chính quyền xã Tam Hải lắc đầu cho hay địa phương hoàn toàn không có kinh phí. “Vấn đề này hết sức cấp bách, đã được cử tri phản ánh rất nhiều lần nhưng thú thật là chúng tôi bất lực. Bởi, bây giờ muốn sửa chữa đoạn kè bị hư hỏng đó thì cần khoảng 300-400 triệu đồng. Còn muốn thi công thêm 1.500m bờ kè còn lại thì đòi hỏi phải có ít nhất 30 tỷ đồng. Tam Hải là xã đảo còn rất nhiều khó khăn, ngân sách địa phương quá eo hẹp, làm sao chúng tôi kham nổi số tiền lớn như vậy. Do đó, không còn cách nào khác là phải trông chờ vào sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên”, ông Thịnh chia sẻ.

Read more…

Hot