BỆNH VIỆN TRÁNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÌ TỐN KÉM

6:01 PM |

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội nhiều bệnh viện tuy đã có hệ thống xử lý nước thải, song vẫn lơ là trong việc vận hành xử lý vì cho rằng chi phí đầu tư vận hành tốn kém nên đã xả nước thải ra môi trường gây ô nhiễm ở các khu vực xung quanh.






Theo thống kê mới nhất của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 1/19 bệnh viện tuyến Trung ương và 4/41 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chưa có hệ thống xử lý nước thải.




Tuy nhiên, theo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hà Nội, ngay cả những bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải thì hầu hết nước thải sau khi qua xử lý lại không đạt tiêu chuẩn cho phép. Tại sao các bệnh viện lại chưa đầu tư đúng mức tới việc xử lý nước thải trong thời gian qua?
Read more…

VIỆC CŨ THƯỜNG GẶP

10:01 AM |
 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Bến Tre cho biết, qua thời gian theo dõi, đơn vị này vừa phát hiện quả tang Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (AQUATEX BENTRE) đóng tại xã Tân Thạch, huyện Châu Thành có hành vi xả thải nước thải chưa xử lý đúng quy định ra môi trường.
Ngành chức năng tiến hành lập biên bản để xử lý doanh nghiệp vi phạm về hành vi không thực hiện đúng các nội dung để cam kết về bảo vệ môi trường.
                                Doanh nghiệp lắp đặt hệ thống cống xả thải nước thải ra sông Tiền 

Cụ thể lượng nước thải sản xuất của công ty không được thu gom, xử lý đúng quy định, thải trực tiếp vào hố thu của hệ thống xử lý rồi thải ra ngoài  sông Tiền theo hệ thống đường cống ngầm.
Lượng nước thải có màu đỏ của máu cá, mỡ cá, có mùi hôi tanh rất khó chịu. Đoàn kiểm tra yêu cầu công ty thực hiện đúng những nội dung như đã cam kết và thu mẫu nước thải, sau khi phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm sẽ có báo cáo đề xuất các cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre chuyên chế biến thủy sản xuất khẩu. Người dân địa phương cho biết, doanh nghiệp này thường xuyên lén lút xả thải nước thải ra môi trường vào ban đêm hay nước lớn để né tránh sự kiểm soát của ngành chức năng và bây giờ hành vi vi phạm của doanh nghiệp này đã được phát hiện. Lực lượng bảo vệ không cho phương tiện neo đậu hay người lạ có mặt tại khu vực đường ống xả ra sông Tiền.
MXD
Read more…

TIỀN GIANG: DOANH NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM 1 NGƯỜI NGẤT XỈU

10:35 AM |
 Sáng 13/1, do mùi hôi thối bốc ra từ Công ty trách nhiệm hữu hạn, thương mại dịch vụ, vận tải Hoàng Việt, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ngày càng trầm trọng dẫn đến bà Phạm Thị Ngọc Thu - người dân ở gần doanh nghiệp này bị nôn ói, ngất xỉu, đe dọa đến sức khỏe nên gia đình phải đưa bà đến cơ sở y tế điều trị. Rất may bệnh nhân này được cứu chữa kịp thời không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

  
Trước đó, người dân đã thông báo đến các ngành chức năng thành phố Mỹ Tho và tỉnh Tiền Giang đã nhiều lần đến kiểm tra nhưng vẫn chưa có biện pháp chế tài nào đủ sức buộc chủ doanh nghiệp này khắc phục ô nhiễm môi trường. Riêng việc ông Nguyễn Trung Hưởng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn, thương mại dịch vụ, vận tải Hoàng Việt trước đây vào đêm tối đã xâm phạm gia cư bất hợp pháp, truy sát dân và đập phá tài sản của công dân đến nay vẫn chưa được xử lý gây bức xúc trong dân. 
 
Người dân ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho cho biết, do ô nhiễm môi trường từ doanh nghiệp này đã làm cuộc sống, sinh hoạt bị xáo trộn, một số người có ý định đi tìm nơi ở khác./.
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
 
Read more…

VÔ VÀN CÁC CỐNG THẢI NƯỚC ĐEN NGÒM RA VỊNH HẠ LONG

10:10 AM |
Một vấn đề không mới nhưng bao nhiêu năm qua vẫn ám ảnh người dân Quảng Ninh và du khách đến Vịnh Hạ Long: những họng cống thải nước đen sì đang ngày đêm chảy thẳng xuống Vịnh.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Một cống dẫn nước thải chảy ra bãi tắm Bãi Cháy

Không dám tắm biển Bãi Cháy

Đến bãi tắm Thanh Niên thuộc khu du lịch Bãi Cháy, đập vào mắt tất cả những du khách là một đoạn cống lộ thiên dẫn nước thải từ khu vực Vườn Đào, qua đường Hạ Long, chảy về Vịnh Hạ Long. Các tấm lưới đã được lắp ở giữa cống để hứng rác nhưng không xuể.

Mang vấn đề này đến hỏi Ban giám đốc Ban quản lý các dịch vụ công ích TP. Hạ Long, chúng tôi nhận được câu trả lời, hệ thống cống khu vực Bãi Cháy xử lý nước mưa và nước thải sinh hoạt chung. Sau những cơn mưa lớn, nước từ trên đồi cao chảy xuống cống này với lưu lượng rất lớn kèm theo rác rưởi các khu dân cư. Đạt đến độ cao nhất định, nước được phép thải tràn.

Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, vào những ngày nắng ráo, bằng mắt thường và mũi ngửi, cũng có thể nhận biết được mùi hôi từ cống nước thải này.

Dọc trên bãi tắm Thanh Niên, nơi hàng ngàn lượt du khách đến tắm vào dịp cao điểm của mùa du lịch, có đến ít nhất 4 rãnh ống dẫn nước thải chôn trong cát, dòng nước đen sì chỉ lộ ra khi thủy triều xuống.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Khi nước triều xuống, những họng cống nước thải như thế này càng lộ rõ trên bờ biển

Hồ nước trung tâm thành phố bị đầu độc

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Nước thải đen sì từ chợ Hạ Long 1 đổ ra Vịnh Hạ Long phía trước mặt

Một điểm nóng khác về nước thải ngay trong TP. Hạ Long chính là hồ nước trước Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh. Trong lòng hồ này là 2 họng cống ngày đêm chảy những dòng nước đen sì, hôi thối.

Ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng cho biết, chỉ một phần nước thải sinh hoạt được đấu nối vào đường ống dẫn vào nhà máy nước thải Hà Khánh, còn lại một phần lớn nước thải từ khu dân cư các phường Cao Thắng, phường Trần Hưng Đạo và khu 5 phường Bạch Đằng chảy vào hồ, qua khu dịch vụ nhà hàng Hồ Cô Tiên và chảy thẳng ra Vịnh Hạ Long.

Đang là mùa khô nên đi qua khu vực này có thể dễ dàng nhận thấy hồ cạn trơ đáy, phần nước đọng trong hồ tỏa mùi hôi thối rất khó chịu.

Trả lời vấn đề này, một cán bộ yêu cầu giấu tên của Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Hạ Long một mực cho rằng toàn thành phố không có cống nào xả thải trực tiếp ra Vịnh. Những miệng cống mà mọi người nhìn thấy xả nước thải đều là nơi thoát nước mưa. Nước đục và nước có mùi hôi là do hệ thống cống hoạt động lâu ngày, không được nạo vét thường xuyên nên cũng có thể xảy ra tình trạng trên.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Người dân dọn rác tại cống nước thải trên bãi tắm Thanh Niên không xuể

Nhà máy xử lý nước thải quá tải, nước thải chảy đi đâu?

Theo tài liệu được cung cấp bởi Ban Quản lý các dịch vụ công ích TP. Hạ Long, toàn TP. Hạ Long có 2 nhà máy xử lý nước thải: Nhà máy Ao Cá tại khu vực Bãi Cháy và Nhà máy Hà Khánh tại khu vực Hòn Gai. Ngoài ra, có thêm 11 trạm xử lý nước thải của các khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện...

Tuy nhiên, tất cả các đường ống xử lý nước thải của hai nhà máy trên đều ngầm dưới lòng đất và hoạt động khép kín. Không phải nước thải tại điểm dân cư nào cũng được phép đấu nối vào hệ thống xử lý ngầm này mà đều phải qua kiểm tra.

Công suất của nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh hiện tại là 5.000 mét khối/ngày đêm. Còn tại nhà máy xử lý nước thải Ao Cá, công suất 3.500 mét khối/ngày đêm và đã chạy hết công suất từ lâu.

Mật độ nhà hàng, khách sạn và khu dân cư tại Bãi Cháy ngày càng đông, có ngày nhà máy Ao Cá nhận 5.000 mét khối nước thải hoặc nhiều hơn/ngày đêm, vậy thì phần nước thải được xả đi đâu, hay đổ luôn ra Vịnh Hạ Long?

Ông Nguyễn Công Thái, Phó ban quản lý Vịnh Hạ Long cho biết có mắt thấy, tai nghe chuyện nước thải đen sì chảy thẳng ra Vịnh Hạ Long, nhưng Ban quản lý Vịnh gần như lực bất tòng tâm, riêng việc bố trí đội chèo đò vớt rác trôi nổi khắp mặt Vịnh và quanh các hang động cũng đã rất mệt mỏi. Việc quản lý môi trường tại các khu dân cư ven Vịnh phải giao quyền cho các địa phương, ví dụ tại TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả…

Theo ông Thái, các nhà hàng ven Vịnh, các tàu du lịch, tàu nghỉ đêm trên Vịnh đều bắt buộc phải có bể ngầm xử lý trước nước thải, sau đó mới được phép xả thải ra Vịnh. Tuy nhiên, ý thức của người dân và người làm du lịch chưa phải ai cũng cao nên vẫn có tình trạng xả trộm, xả lén lút, không thể kiểm soát hết.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Ai dám tắm ở Bãi Cháy khi nhìn thấy cống nước thải này chạy ngang bãi tắm

Cần có tầm nhìn xa 

Thực tế, trước phản ánh của nhiều người dân về tình trạng nước thải gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại cảnh quan ven Vịnh Hạ Long, ngày 25/7/2014, Hội đồng nhân dân TP. Hạ Long đã ra nghị quyết phê chuẩn danh mục công trình đầu tư xây dựng mới năm 2015.

Trong đó, đầu tư cho hệ thống thu gom xử lý nước thải Bãi Cháy, TP. Hạ Long là 10 tỷ đồng. Riêng việc thu gom xử lý nước thải phường Hồng Hải, TP. Hạ Long sẽ được đầu tư 2 tỷ đồng.

Rõ ràng, số tiền đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải không hề nhỏ, nhưng nếu không nghiên cứu để công nghệ nhà máy không lỗi thời, công suất đảm bảo trong thời gian dài, khoản đầu tư trên khó lòng phát huy hết tác dụng.

Được biết, hai nhà máy xử lý nước thải của thành phố là Nhà máy xử lý nước thải Ao Cá và Nhà máy Hà Khánh đã được bàn giao cho TP. Hạ Long từ 2007 và 2009, nhưng các nhà máy trên phải thiết kế, chạy thử từ trước đó ít nhất 2 năm.

Sau gần 10 năm vận hành, nhà máy nước thải Bãi Cháy quá tải. Còn nhà máy Hà Khánh, sau 5 năm vận hành đã đạt trên 70% công suất thiết kế.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, chẳng lẽ cứ thêm mỗi năm, thêm nước thải, lại dỡ đường, phá cống, cơi nới thêm nhà máy xử lý nước thải?

Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải là phục vụ cho sự phát triển bền vững, nhưng chưa có một quy hoạch mang tầm nhìn xa cho hệ thống xử lý nước thải ở thành phố có di sản Vịnh Hạ Long.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Quang cảnh bãi biển Bãi Cháy khi thủy triều xuống.
Nguồn: tổng hợp


Read more…

ĐẶC SẢN HÀNH TỎI TRƯỚC NGUY CƠ BỊ ĐE DOẠ

9:19 AM |
Nuôi trồng thủy sản tự phát không theo quy hoạch, xây dựng các trại nuôi nhưng không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tự ý xả nước thải ra môi trường trong thời gian dài… nên nhiều diện tích đất màu mỡ sản xuất nông nghiệp của xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đứng trước nguy cơ thành đồng muối. Hàng chục ha hành, tỏi đặc sản của địa phương được người tiêu dùng trong nước biết đến đang đứng trước nguy cơ xoá sổ do nhiễm mặn từ nước thải của các trại nuôi trồng thủy sản này.

[-]Đặc[-]sản[-]hành,[-]tỏi[-]Ninh[-]Thuận[-]trước[-]tác[-]động[-]từ[-]các[-]trại[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]tự[-]phát

Ảnh minh hoạ 

Tại hai thôn Mỹ Tường 1 và Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, các trại nuôi tôm và ốc hương mọc lên san sát. Các trại nuôi này chủ yếu là dân ở các nơi khác đến thuê, mua đất để đầu tư nuôi trồng. Dù nuôi trồng thủy sản đã vài ba năm nay nhưng các trại lại không xây dựng hệ thống chứa, xử lý nước thải. Cứ thế, mỗi ngày nước thải ào ào chảy tràn lan ra bãi đất canh tác của người dân. Một số trại nuôi tuy có xây dựng ao chứa nhưng không mang tính chất xử lý nước thải, đáy ao không tráng bê tông, nước thải cứ theo thời gian thẩm thấu, gây nhiễm mặn nghiêm trọng đất sản xuất của người dân.

Ông Phạm Văn Mỹ ở thôn Mỹ Tường 2 bức xúc: Mấy năm trước, đất canh tác nơi đây rất tốt, cuộc sống của người dân dựa vào đất để trồng hành, tỏi. Hành, tỏi ở đây thơm ngon được nhiều người ngoài tỉnh biết đến, chẳng thua kém gì hành, tỏi ở Quảng Ngãi. Tuy nhiên, hiện nay người dân địa phương không còn đất để trồng nữa bởi nhiều diện tích đất đang bị phủ một lớp muối trắng, phải bỏ hoang. Đã đến mùa trồng trọt nhưng nước ngọt trong các giếng dùng tưới tiêu cho hoa màu nay đã trở thành nước mặn, chẳng khác gì nước biển, người dân đành bất lực nhìn mặn nhiễm tràn lan. Theo ông Mỹ, cách đây mấy tháng, chính quyền xã Nhơn Hải và huyện Ninh Hải có xuống làm việc với các trại nuôi tôm, ốc hương nhưng đến nay chẳng thấy động tĩnh gì.

Theo người dân xã Nhơn Hải, thời gian này là vụ chính trồng hành, tỏi. Lẽ ra mùa này diện tích đất nông nghiệp nơi đây đã phủ một màu xanh của hoa màu nhưng hiện tại diện tích đất canh tác lớn đành phải bỏ hoang. Ước tính có khoảng 50 ha bị nhiễm mặn, trong đó 25 ha bị nhiễm mặn rất nặng. Những diện tích còn lại đã được đánh hàng, đánh dòng để trồng nhưng phải chờ trời mưa mới dám xuống giống, bởi các giếng nước giờ đã mặn chát. Một số hộ chạy nước máy để rửa mặn, số khác lỡ xuống giống cũng phải gắng trả tiền nước, dùng nước sinh hoạt để phun xịt nhưng xem ra vẫn không hiệu quả, bởi hành, tỏi mới bắt đầu xanh giờ đã lại héo đi.

Ông Phạm Khắc Hào, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết: Nhơn Hải có quy hoạch vùng nuôi tôm với diện tích khoảng 100 ha. Tuy nhiên do thấy có giá trị kinh tế, nhiều hộ dân đã thuê đất, tự ý mở rộng diện tích nuôi ốc hương. Việc nuôi ốc hương của người dân là tự phát, với diện tích khoảng 50 ha. Không như nuôi tôm, nuôi ốc hương phải đưa nước ra vào ao thường xuyên. Chính nguồn nước nuôi thải ra đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây nhiễm mặn 50 ha diện tích đất chuyên trồng hành, tỏi của người dân. Việc này đã kéo dài gần 2 năm nhưng đến giờ vẫn chưa thấy các doanh nghiệp nuôi trồng xây dựng hệ thống xử lý, khắc phục thiệt hại cho người dân. Với chức năng của mình, chính quyền xã đã kiến nghị với UBND huyện cần sớm có biện pháp xử lý. UBND huyện cũng thành lập đoàn khảo sát, đánh giá mức độ nhiễm mặn để có hướng xử lý, đồng thời giải quyết thoả đáng những kiến nghị của người dân trồng hành, tỏi.

Xã Nhơn Hải có 80% người dân sống bằng nghề nông. Được đánh giá là vùng nuôi trồng giống thủy sản có chất lượng tốt, lợi nhuận thu được từ việc nuôi trồng thủy sản khá cao nhưng không thể vì thế mà quên đi hệ lụy kèm theo do sản xuất tự phát, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân
Read more…

MẶT ĐƯỜNG THÀNH MƯƠNG NƯỚC THẢI

2:47 PM |
Nước thải từ các hộ gia đình đọng tại ổ gà của ngã ba đường Nơ Trang Long - 30-4.


Nhiều người dân trên địa bàn phường Rạch Dừa (TP.Vũng Tàu) phản ánh: Một số quán ăn và hộ dân sống trên đường 30-4 (đoạn ngã ba Nơ Trang Long – 30-4) thường xuyên xả nước ra đường, hôi thối, làm ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị và gây khó khăn cho các phương tiện qua lại.


Có mặt tại ngã ba đường Nơ Trang Long – 30-4 vào lúc 7 giờ 30 sáng 29-11, chúng tôi nhận thấy, nước đọng lại khá nhiều ở 2 bên đường và cả mặt đường tạo thành các mương nước thải. Mỗi lần xe từ đường 30-4 rẽ phải vào đường Nơ Trang Long đều không thể đi sát vào lề mà phải ra gần giữa đường để tránh các vũng nước, rất dễ va chạm với phương tiện đi chiều ngược lại.

Một số người dân đã phản ánh lên cơ quan chức năng nhưng tình trạng này vẫn chưa được giải  quyết. “Tầm từ khoảng 6 giờ 30 đến 7 giờ 30 và 16 giờ 30 đến 17 giờ 30, mật độ giao thông ở đây rất cao. Tuy chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra, nhưng việc kẹt xe hay những va chạm nhỏ thì diễn ra khá thường xuyên” - theo một vài người dân cống quanh đây.

Để khắc phục tình trạng trên, ông Ngôn cho biết, UBND phường Rạch Dừa sẽ kiên quyết yêu cầu những hộ thường xuyên xả nước ra đường 30-4 phải làm lại hố ga lớn. Nếu hộ nào cố tình không chấp hành, UBND phường sẽ gửi công văn lên Công ty Cấp nước đề nghị ngừng cấp nước cho các hộ này. Đồng thời, UBND phường cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm nâng cấp, cải tạo đường 30-4, nhất là hệ thống thoát nước để hạn chế tình trạng nêu trên cũng như giúp việc đi lại của bà con được thuận lợi hơn.
MXD
Read more…

DOANH NGHIỆP PHỚT LỜ QUY ĐỊNH, "LÁCH LUẬT" BẰNG MỌI CÁCH

1:30 PM |
Theo Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xử lý nước thải của các doanh nghiệp hết sức tinh vi. Tình trạng doanh nghiệp không chịu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường diễn ra rất phức tạp, điều này cho thấy ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp là chưa cao. 


Mục đích của việc thu phí nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 

Phớt lờ quy định  

Hiện, cả nước có gần 300 khu công nghiệp với diện tích trên 80.000ha và gần 880 cụm công nghiệp do địa phương thành lập, quản lý. Tuy nhiên, tỷ lệ các khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều khu công nghiệp đi vào hoạt động đã lâu nhưng phớt lờ quy định xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Theo thống kê, tỷ lệ thu phí nước thải của cả nước còn rất thấp, như 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM chỉ thu được chừng 20 - 30% so với dự kiến. Trên địa bàn cả nước mới có 45/64 tỉnh, thành phố thực hiện việc thu phí, hiện vẫn còn 19 tỉnh, thành phố chưa thực hiện việc này. Với gần 1/3 số địa phương trên cả nước chưa thực hiện việc thu phí, đây thực sự là một tồn tại lớn cần sớm khắc phục.

Thời gian vừa qua, nhiều vụ vi phạm gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp đã được người dân và cơ quan chức năng phát hiện. Với lý do chi phí xử lý nước thải cao, các doanh nghiệp đã trốn tránh bằng cách xây dựng hệ thống ống thoát ngầm, lắp đặt máy bơm để xả thải ra môi trường. Lợi dụng thời điểm như những ngày mưa to, ngày nghỉ hay ban đêm để xả thải... Thậm chí có doanh nghiệp còn trắng trợn xả thải ngay ra môi trường xung quanh như ao hồ, đồng ruộng.  Không ít doanh nghiệp còn thản nhiên cho rằng do chưa hiểu rõ thủ tục kê khai hoặc cho rằng đã nộp phí duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, khu chế xuất nên không phải nộp phí môi trường.  

Ràng buộc trách nhiệm

Hiện Việt Nam có nhiều chính sách pháp luật cụ thể nhằm bảo vệ nguồn nước nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng, trong đó có các chính sách thu phí, lệ phí đối với các đơn vị thải nước thải, chất thải ra môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã bộc lộ một số vướng mắc. Để hoàn thiện chính sách về thu phí, lệ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2013/NĐ-CP. 

Các chuyên gia về môi trường chỉ ra rằng, một trong những nguyên tắc của Nghị định 25 là bảo đảm tính công bằng giữa các đối tượng nộp phí, chú trọng tới các nguồn thải lớn để thu phí và quản lý nguồn thải, hạn chế sự chồng chéo giữa các đối tượng chịu phí. Một điểm đáng chú ý tại Nghị định này là mức phí thu ước tính cao hơn khoảng 6-10 lần mức phí cũ. Ngoài mức phí cố định nêu trên, các doanh nghiệp xả nước thải với khối lượng từ 30m3/ngày đêm trở lên thì nộp phí biến đổi đối với 2 chất gây ô nhiễm theo khung mới. Riêng các doanh nghiệp có nước thải chứa kim loại nặng thì mức phí cố định được nhân thêm với hệ số tùy vào lượng nước xả thải của đơn vị tính theo m3/ngày đêm.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Nghị định số 25 có nhiều bước thay đổi lớn, các quy định và cách tính phí đơn giản và thuận tiện. Mục đích của việc thu phí bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường, ràng buộc đối tượng xả thải nước thải gây ô nhiễm trong việc đóng góp kinh phí phục vụ cho việc cải tạo ô nhiễm môi trường đối với nước thải. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ xử lý chất lượng nước thải, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải trước khi xả thải ra môi trường. Từ đó góp phần sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nguồn: tổng hợp
Read more…

RỬA XE ĐE DOẠ MÔI TRƯỜNG

1:20 PM |
Vốn đầu tư ít, dễ triển khai và tạo thu nhập ổn định, đó là những lý do khiến các điểm rửa xe mọc lên ngày càng nhiều trên các tuyến đường, từ nội đô đến ngoại thành. Sự phát triển và hoạt động không kiểm soát của loại hình dịch vụ này không chỉ khiến môi trường bị ảnh hưởng xấu mà còn làm cho nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt…


Thu nhập cao, chi phí đầu tư thấp

Đi dọc một số tuyến phố tại địa bàn Hà Nội như đường Hoàng Hoa Thám, Đội Cấn, Lê Văn Lương… chúng tôi có thể đếm được hàng chục điểm rửa xe nằm ở ngay mặt phố. Hầu hết diện tích vỉa hè, lòng đường trước các điểm rửa xe này đều bị chiếm dụng làm nơi dựng xe và luôn trong tình trạng lênh láng nước thải. 

Bà Nguyễn Thị Lan ở ngõ 154 phố Đội Cấn cho biết, ở gần nhà bà có 1 điểm rửa xe nằm ngay mặt đường. Mỗi khi đi qua khu vực này bà phải đi xuống lòng đường và dù đã cẩn thận nhưng vẫn có vài lần bị trượt ngã. Do tuyến đường này có mật độ phương tiện giao thông đông, đặc biệt là vào giờ cao điểm nên sự tồn tại của điểm rửa xe này không những gây mất an toàn cho người đi đường mà còn khiến đường phố trở nên nhếch nhác. 

“Tại đây, nước rửa xe thường xuyên bắn ra đường, kéo theo đó là bùn đất, gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước sạch một cách bừa bãi để rửa xe còn gây lãng phí tài nguyên nước, khiến nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt. Trong khi đó, tại nhiều khu vực, người dân vẫn chưa có nước sạch sử dụng”, bà Lan bức xúc.

Do chi phí đầu tư thấp, thu nhập ổn định nên dịch vụ rửa xe ngày càng nở rộ. Ông Lê Ngọc Thanh, chủ một cửa hàng sửa chữa xe máy kiêm rửa xe trên đường Hoàng Hoa Thám tiết lộ: “Do nhà ở mặt ngõ, mặt bằng có sẵn nên ngoài nhận sửa xe máy tôi còn đầu tư thêm dịch vụ rửa xe. Trung bình mỗi ngày tôi rửa hơn 20 chiếc xe máy, tính sơ sơ đã có thu nhập khoảng 400.000 đồng”. Hiện giá rửa 1 chiếc xe máy từ 15-20 nghìn đồng, ô-tô từ 50-60 nghìn đồng/xe. 

Cũng theo ông An, nghề rửa xe không kén người làm nên việc thuê nhân công khá đơn giản, chỉ cần lao động phổ thông có sức khỏe tốt. Được biết, lượng nước sạch để rửa một chiếc xe máy xấp xỉ 100 lít, với ô tô thì gấp khoảng 2-3 lần. Do các khoản phí phải đóng của các điểm cung cấp dịch vụ rửa xe hầu như chỉ là thuế môn bài, phí vệ sinh nên lợi nhuận thu được khá lớn. 

Phải xử lý triệt để

Việc các điểm rửa xe tự phát mọc lên ngày càng nhiều không những khiến môi trường ô nhiễm mà còn làm cho nhiều đoạn vỉa hè, tuyến đường xuống cấp nhanh chóng.

Về tình trạng trên, Điều 12 - Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã nêu rõ: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4-6 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe... trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông. 

Ngoài ra, điều 15 khoản 4 cũng quy định: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với cá nhân, từ 6-10 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: “Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường bộ”… Mặc dù quy định đã được ban hành, việc phát hiện sai phạm cũng không mất nhiều thời gian, song vấn đề xử lý hầu như mới chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, đình chỉ hoạt động. 

Điều đáng nói, mặc dù dịch vụ rửa xe gây ô nhiễm môi trường không nhỏ song hiện vẫn chưa có cơ quan nào thống kê và đánh giá cụ thể về mức độ gây ô nhiễm của loại hình dịch vụ này. Để hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra đối với môi trường, ngay từ bây giờ, các đơn vị chức năng cần siết chặt hoạt động của dịch vụ rửa xe, quy định rõ điều kiện kinh doanh (về mặt bằng, vệ sinh môi trường, nước thải) đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ. Đồng thời, cần hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng nước sạch bừa bãi để rửa xe như hiện nay và xử lý nghiêm cá nhân có hành vi vi phạm.
Read more…

QUYẾT ĐỊNH MỚI CỦA ĐÀ NẴNG VỀ XẢ THẢI RA CÁC LƯU VỰC SÔNG, SUỐI...

1:34 PM |
Mới đây Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa kí quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng... tài nguyên nước trên địa bàn TP
Trong đó quy định rõ các vấn đề vệ sinh, khai thác, xử lý nước mặt, hồ chứa lưu vực sông Hàn.
UBND TP Đà Nẵng nghiêm cấm xả nước thải chưa xử lý đạt tiêu chuẩn quy định vào nguồn nước sông Hàn
Trong khu vực bảo vệ nguồn nước mặt, nghiêm cấm xây dựng bất cứ công trình nào trên bờ, trên mặt nước, dưới mặt nước (trừ các công trình phục vụ cho việc bơm nguồn nước mặt) làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước; nghiêm cấm xả nước thải vào nguồn nước sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao khi chưa xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
Khu vực hạn chế khai thác nước tại Đà Nẵng bao gồm khu vực có các tầng chứa nước mặn, nhạt xen kẽ diện tích 40 km2; khu vực cách biển, bờ sông Hàn 250m vào đất liền và khu vực quận Liên Chiểu để tránh nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và hiện tượng xâm nhập mặn của nước ngầm; khu vực đã có hệ thống cung cấp nước máy ổn định, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhu cầu sử dụng nước cho các tổ chức, cá nhân.
Khu vực cấm khai thác nước là những vùng nước dưới đất đã bị nhiễm mặn bao gồm diện tích 20km2 khu vực phía Bắc khu công nghiệp Hoà Khánh; phường Thanh Lộc Đán (quận Thanh Khê).
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị thực hiện khoan các giếng thăm dò, đánh giá trữ lượng, khai thác nước dưới đất trên địa bàn TP phải có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất và phải thực hiện đầy đủ các quy định theo quy định tại Thông tư 40/2014/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ TN-MT.
Đối với khu vực quận Liên Chiểu: Đến ngày 1/1/2015 dừng cấp mới giấy phép khai thác nước dưới đất; đồng thời giảm lưu lượng và số lượng công trình khai thác nước hiện có. Đối với các khu vực khác, các hoạt động tài nguyên nước được thực hiện bình thường quy định của pháp luật hiện hành.

MXD

Read more…

Lúa “bỏ chạy” trước ô nhiễm

11:40 AM |
Nhiều nông dân ngoại thành TP.HCM đứng trước áp lực cực lớn do diện tích đất canh tác đang bị “đầu độc” bởi các khu - cụm công nghiệp xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. 
Vài năm trước, đi qua khu vực cầu An Hạ (huyện Củ Chi) còn thấy lúa mọc mênh mông. Bây giờ khoảng 130ha đất trồng lúa trước đây đã trở thành đồng không mông quạnh.

Vài năm trở lại đây, nước ô nhiễm từ kênh An Hạ tràn vào đã biến khu ruộng này thành một bãi lầy bốc mùi tanh tưởi, sủi bọt đỏ quạch… Vài năm trước, có thể thấy cánh đồng này sớm muộn nông dân cũng bỏ đất hoang nên thành phố đã cho quy hoạch. Tuy nhiên, sau khi thấy đất cứ bỏ hoang do “dự án treo”, mới đây vài nông dân tiếc đất lại xách cuốc ra đồng khai mương, cày đất tiếp tục trồng lúa. Theo anh Hoàng Minh Lành, một nông dân ở đây, giờ đất này hoàn toàn không thể trồng lúa được vì nguồn nước và đất đã bị ô nhễm nặng.


Dù ruộng đã bị ô nhiễm do nước thải từ các KCN, nông dân vẫn phải cố cải tạo để trồng lúa.

Trong khi đó, tại cụm xí nghiệp sản xuất cao su ở ấp 7, 8 (xã Bình Mỹ, Củ Chi) nhiều ha đất trồng lúa trước đây giờ cũng đã bỏ hoang hoặc cho thuê để trồng rau muống. Anh Vũ Mạnh Hơn – một nông dân trồng rau muống, cho biết: “Đất này sao trồng lúa được. Mấy cái xí nghiệp sản xuất cao su ở đây xả thải ra đồng ruộng gây ô nhiễm nguồn nước dữ lắm, chỉ có cây rau muống sống được thôi”. 

5ha đất trồng lúa cạnh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) nhiều năm nay cũng rơi vào cảnh bỏ hoang. Khu đất này giờ là “đất chết” vì bị nguồn nước thải từ khu công nghiệp này gây ô nhiễm nặng. Ông Trần Văn Giàu – một chủ đất ở khu này cho hay, trồng cây gì, nuôi con gì ở đây cũng chết nên tốt nhất là… bỏ hoang!

Chưa hết, nhiều ha đất trồng lúa ở huyện này cũng đang bị áp lực rất lớn từ nguồn nước thải của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân và các khu công nghiệp thượng nguồn theo kênh Thầy Cai – An Hạ đổ về. Nhiều ha đất trồng lúa năng suất cao bây giờ chỉ còn thu được khoảng 3 tấn/ha, trong khi năng suất trồng lúa ở đây là 5 tấn/ha.

Theo thống kê, chỉ riêng 3 huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn đã có hơn 2.000ha đất nông nghiệp bỏ hoang, trong đó có lý do bị ô nhiễm môi trường.

Xây dựng lại hệ thống tưới tiêu có hiệu quả?

Hiện 8 tuyến kênh chính phục vụ tưới tiêu cho hàng ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp cho huyện Bình Chánh và Hóc Môn đang bị ô nhiễm trầm trọng.

Theo kết quả phân tích chất lượng nguồn nước kênh Thầy Cai - An Hạ, kênh B, C của Sở NNPTNT TP.HCM, các thông số COD, BOD5, Coliform đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thủy lợi và tiêu chuẩn nước thải công nghiệp từ vài lần đến hàng chục lần.

Nếu như nguồn nước kênh Thầy Cai – An Hạ (con kênh đầu nguồn của hệ thống nước phục vụ tưới tiêu toàn công trình thủy lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh) bị ô nhiễm là do các khu công nghiệp Tân Phú Trung, Hiệp Phước, thì nguồn nước kênh B, C lại bị Khu công nghiệp Lê Minh Xuân đầu độc. Việc ô nhiễm kênh B và C đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước tưới toàn bộ khu nam Tỉnh lộ 10 thuộc hệ thống thủy lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh.

Được biết, hiện Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở NNPTNT TP.HCM) đang xây dựng hệ thống tưới tiêu mới cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp thành phố. Chẳng biết, nếu không thẳng tay xử lý triệt để các khu công nghiệp đang gây ô nhiễm nguồn nước tưới tiêu thì hệ thống tưới tiêu mới có ngăn được được đất nông nghiệp thành phố đang chết dần hay không?
TD
Read more…

SẠCH - BẨN LẪN LỘN!

9:26 AM |
Hằng ngày hơn 80.000 hộ dân của 5 quận nội thành Hà Nội được cấp và sử dụng nguồn nước được cung cấp từ công ty Nước Sạch  vinaconex kjai thác từ sông Đà để sinh hoạt và sản xuất.

Thế nhưng, có một sự thật ít người ngờ tới là nguồn nước tưởng là sạch này từ hơn chục năm nay đã bị hòa lẫn hàng chục mét khối nước thải mỗi ngày từ bãi rác duy nhất của TP Hòa Bình. Và cũng ít người biết, cách bãi rác tạm này chưa đầy 10km, một khu xử lý rác hiện đại được đầu tư hàng chục tỷ đồng đã hoàn thiện từ năm 2009 nhưng chưa một ngày được đưa vào sử dụng…

Khu xử lý rác thải Yên Mông bị “đắp chiếu”, hiện đang  xuống cấp nghiêm trọng.
Khu xử lý rác thải Yên Mông bị “đắp chiếu”, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.

Một bãi rác, hai tỉnh cùng "gánh" ô nhiễm

Đến trung tâm TP Hòa Bình, hỏi đường về bãi rác Dốc Búng, hầu như người dân nào cũng chỉ đường rất tường tận. Đơn giản vì đây là bãi rác duy nhất của cả thành phố, trung bình mỗi ngày tập kết hơn 40 tấn rác của người dân Hòa Bình. Và cách chỉ đường đơn giản nhất là: "Các bác cứ men theo đường dọc bờ sông Đà, đi chừng vài cây số nữa, bãi rác nằm ngay bên đường đó thôi". Khi chúng đến bãi rác khoảng kilomet là đã cảm nhận được mùi hôi thối nồng nặc từ bãi rác phát ra.

Phó Chủ tịch UBND phường Tân Hòa, TP Hòa Bình cho biết, không chỉ có người dân tổ 17 hứng chịu tình trạng ô nhiễm của bãi rác Dốc Búng mà người dân các tổ 11, 12 cũng khổ sở không kém. Nhất là vào những ngày nắng, ai đi qua đây cũng phải bịt mũi từ hàng kilômét mà phóng thật nhanh.

Theo lời kể của một người dân tổ 11, phường Tân Hòa sống ở đầu Dốc Búng, từ khoảng 20h đến 23h hằng ngày, lũ lượt ô tô chở rác của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hòa Bình tập kết về đây. Rác đổ xuống, phun qua loa một thứ hóa chất khử mùi gì đó rồi san ủi cho bằng phẳng, hoàn toàn không có biện pháp xử lý gì khác. Kinh khủng nhất là nước thải từ bãi rác chảy trực tiếp xuống sông Đà, rả rích cả ngày lẫn đêm. Những ngày mưa to, nước đen ngòm chảy ồ ạt như suối, bao nhiêu chất độc hại từ bãi rác khổng lồ này, dòng Đà giang hứng trọn. 

Theo chỉ dẫn của người này, chúng tôi men theo một đoạn bờ sông và đếm được đến ba miệng cống từ bãi rác xuyên qua đường chảy thẳng ra sông, nước đen ngòm sủi bọt như xà phòng và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Dòng nước sông Đà đoạn này cũng có màu khác lạ, đục nhờ nhờ chứ không trong xanh như những khu vực khác. Và cách đó không xa là đường ống hút nước của Nhà máy Nước Hòa Bình - đối tác khai thác nước mặt sông Đà của Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex. Từ đây, hàng trăm nghìn mét khối nước mỗi ngày được chuyển đến… bữa cơm của hàng chục nghìn hộ dân Thủ đô. Thông tin này khiến nhiều người hoang mang bởi không hiểu đã có bao nhiêu chất độc hại bị hòa trong dòng nước sông Đà để phục vụ sinh hoạt hằng ngày của người dân Thủ đô…

Những lo lắng trên là hoàn toàn có cơ sở khi có kết quả phân tích mẫu nước ngầm của bãi rác Dốc Búng do Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hòa Bình cung cấp năm 2013. Theo đó, mẫu nước này có đến 10 thông số vượt quy chuẩn, trong đó hàm lượng Colifom vượt đến 383 lần; BOD5 vượt 43,9 lần; COD vượt 41 lần; FE vượt 11,7 lần. Mẫu nước suối cạnh bãi rác có 13 thông số vượt quy chuẩn, tổng dầu mỡ vượt 133 lần, BOD5 vượt đến 54 lần…

Bãi rác Dốc Búng ngay sát Sông Đà nhưng chỉ được “xử lý” bằng chôn lấp không có vật liệu lót đáy.
Bãi rác Dốc Búng ngay sát Sông Đà nhưng chỉ được “xử lý” bằng chôn lấp không có vật liệu lót đáy.

Tạm hay chính!

Chúng tôi được biết thì bãi rác Dốc Búng có diện tích 1,2ha, độ sâu trung bình từ 12 đến 14m, thay thế cho bãi rác Dốc Tức thuộc phường Hữu Nghị bị đóng cửa do quá tải. Và được quy hoạch là bãi rác tạm nhưng hàng chục năm nay bãi rác này đã được sử dụng với vai tró là một bãi rác duy nhất của thành phố Hòa Bình.

Theo điều tra của phóng viên, liên tục từ năm 2008 đến năm 2013, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hòa Bình đã bị Thanh tra Bộ TN&MT, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ Công an), Thanh tra Sở TN&MT lập biên bản yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác Dốc Búng, xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm triệu đồng.

Về các khoản phạt, ông Định phân trần: "Chúng tôi bị tiếng oan. Thực chất, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hòa Bình chỉ là đơn vị làm thuê, có nhiệm vụ thu gom, chôn lấp rác thải trên địa bàn thành phố. Việc đặt bãi rác tạm ở đâu là do tỉnh và thành phố quyết định. Ngay sau khi dư luận lên tiếng về việc bãi rác Dốc Búng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt sông Đà, UBND tỉnh Hòa Bình đã họp để tìm biện pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn không thể làm trong một sớm một chiều. Ngân sách đầu tư cho lĩnh vực môi trường, xử lý rác thải rất thấp, nếu vội vàng, không tính toán kỹ sẽ gây lãng phí, việc đầu tư xây dựng khu chôn lấp xử lý rác thải Yên Mông là một ví dụ điển hình".

Nghe ông Định nói, nhóm phóng viên giật mình bởi thực tế Hòa Bình đã xây dựng một khu xử lý rác thải hiện đại, trên diện tích 23ha tại xã Yên Mông với số vốn đầu tư xấp xỉ 30 tỷ đồng nhưng chưa một lần đưa vào sử dụng.

Trong số báo sau, chúng tôi sẽ thông tin rõ hơn về dự án lãng phí tiền tỷ này, đồng thời nêu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm tại bãi rác Dốc Búng, nơi đang từng ngày hủy hoại nguồn nước mặt sông Đà.
MXD
Read more…

Sẽ cưỡng chế nếu Hào Dương không nộp phạt 6,4 tỉ đồng!

9:24 AM |
UBND TP HCM vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương với tổng số tiền gần 6,4 tỉ đồng.
[-]TP[-]HCM:[-]Sẽ[-]cưỡng[-]chế[-]nếu[-]Hào[-]Dương[-]không[-]nộp[-]phạt[-]6,4[-]tỉ[-]đồng!
Số tiền phạt Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương lên đến mức kỷ lục

Cụ thể, Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương bị phạt 250 triệu đồng vì vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; bị phạt thêm 90 triệu đồng vì không thu gom triệt để chất thải nguy hại vào khu vực lưu chứa tạm thời theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời mà chất thải đó có thể tràn, đổ, phát tán ra ngoài môi trường. Công ty này còn bị phạt 1,654 tỉ đồng vì tội xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600m3/ngày đến dưới 800m3/ngày. Tổng số tiền phạt là gần 2 tỉ đồng.

Bên cạnh tiền phạt, Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là gần 4,4 tỉ đồng. Đơn vị này phải nộp phạt trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Nếu không thực hiện, UBND TP HCM sẽ tổ chức cưỡng chế thi hành.

Song song với việc nộp phạt, Công ty Cổ phần Thuộc da Hào Dương phải tổ chức thu gom toàn bộ nước thải, đưa về hệ thống xử lý nước thải cục bộ, xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của Khu công nghiệp Hiệp Phước.

Từ 2007 đến nay, năm nào cơ quan chức năng cũng phát hiện Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương xả thải vượt chuẩn hay xả lén nước thải, chất thải ra môi trường. Đáng nói, trong thời gian khắc phục hậu quả và chờ kết quả xử lý từ cơ quan chức năng, doanh nghiệp này vẫn vi phạm, thách thức pháp luật khi liên tục dẫn nước thải chưa qua xử lý và hóa chất nhuộm da vào hệ thống thu gom nước mưa để xả ra sông Đồng Điền.

[-]TP[-]HCM:[-]Sẽ[-]cưỡng[-]chế[-]nếu[-]Hào[-]Dương[-]không[-]nộp[-]phạt[-]6,4[-]tỉ[-]đồng!
Doanh nghiệp này liên tục xả thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền
Read more…

Những hình ảnh đáng để suy ngẫm!

2:00 PM |
Những bức ảnh do cách nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới ghi lại khiến chúng ta phải suy ngẫm về tác động của ô nhiễm môi trường đối với con người.
Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Ô nhiễm nguồn nước là mối quan lo ngại lớn của nhiều nước trên thế giới. Hình ảnh những đứa trẻ tắm trong vịnh Manila đầy rác.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Cậu bé này đang bơi trong vùng nước ô nhiễm do rác thải trên dòng sông Sabarmati ở Ahmedabad, Ấn Độ, để tìm những đồ cúng tế mà các tín đồ ném xuống.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Những bức ảnh cho chúng ta thấy cách mà thế hệ trẻ buộc phải thích ứng với một hành tinh ô nhiễm và đầy rác.Cậu bé này đang đi qua một con kênh ô nhiễm ở Benguela, Angola.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Những đứa trẻ chơi trên dòng sông ô nhiễm, nổi bọt trắng xóa ở Jakarta, Indonesia.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Giá như đây là dòng nước trong xanh để em tha hồ vẫy vùng. Cậu bé này đang bơi qua dòng sông đầy bùn bẩn Yamuna ở New Delhi, Ấn Độ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Hình ảnh cậu bé làm cú lộn nhào xuống dòng nước đen ngòm, bên cạnh bãi rác ở Jakarta, Indonesia.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Một con mương thoát nước nghiễm nhiên trở thành bể bơi cho 2 em bé này. Hình ảnh được ghi lại ở Manila, Philippines.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Hai cậu bé 'chia nhau' chai nước bẩn bên cạnh vũng nước ô nhiễm, đầy rác thải (Kabul, Afghanistan).


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Sống chung với rác và nước ô nhiễm (Kampala, Uganda). Cống rãnh không có nắp đậy ngay trước cửa nhà dân.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Hình ảnh được chụp tại bãi rác khổng lồ Ghazipur rộng 283.000 m2 ở New Delhi, Ấn Độ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Cô bé này đang đi qua bãi rác do chợ thức phẩm La Terminal thải ra ở thành phố Guatemala.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Đôi bạn nhỏ đi qua những đống rác trên đường phố ở Santa Fe, Argentina.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Những đứa trẻ như 'chìm' trong biển rác ngoại ô New Delhi, Ấn Độ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Thậm chí nhiều người quen với việc sống trong môi trường ô nhiễm nặng nề. Đứa trẻ này đang ăn sáng tren chiếc ghế không phải đặt trong ngôi nhà khang trang, sạch sẽ mà là một bãi rác (Tondo, Philippines).


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Đôi khi những thứ có ích lại được tìm thấy trong bãi rác. Những em nhỏ này đang tìm những thứ có thể làm vật liệu tái chế trên một đường tàu ở Karachi, Pakistan.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Cậu bé đẩy xe chất đầy than củi, đi qua một bãi rác.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Rác trở thành đồ chơi cho cậu bé này. Hình ảnh được chụp ở Karachi, Pakistan.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm

Những vật liệu vứt đi ở bãi rác này trở thành ngôi nhà 'đồ chơi' nho nhỏ của những đứa trẻ nơi đây (Manila, Philippines).


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm

Giá như đây là thảm cỏ xanh mướt để hai chị em được nô đùa thỏa thích (Yangon, Myanmar).



Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Một em bé nhún đu dưới cây cầu giữa một bãi rác ở Kathmandu, Nepal.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Khu phế liệu ở Karachi, Pakistan trở thành sân chơi cho những đứa trẻ nơi đây.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Dhaka, Bangladesh


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Dòng sông chứa đầy rác thải ở Jakarta, Indonesia lại trở thành nơi thám hiểm cho những em bé hiếu kỳ này.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Nụ cười của cô bé này sẽ thật rạng rỡ nếu đây là chiếc đu nằm trong một công viên sạch sẽ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Bé trai thả diều gần dòng sông Bishnumati ở Kathmandu, Nepal.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Nhiều trẻ em trên thế giới không có sân chơi, và chúng buộc phải tìm cho mình niềm vui ở những nơi như thế này (Islamabad, Pakistan).
Read more…

Hot