NHỮNG VỤ THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG NHẤT THẾ GIỚI

9:34 AM |
Những vụ tai nạn tràn dầu hay rò rỉ khí độc là những thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử con người, không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tức thời mà còn để lại những di chứng dai dẳng. 


Ngày 3.12.1984, một  nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal, Ấn Độ bị rò rỉ 40 tấn khí độc methyl isocyanate khiến 15.000 người thiệt mạng và 500.000 bị phơi nhiễm. Trong ảnh là lực lượng cứu hỏa đang cố gắng ngắn chặn sự lan lan của khói độc phát tán trong không khí. Ảnh AP.

Cuộc điều tra sau đó đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra thảm họa kinh hoàng trên là do nhà máy này không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn. Trong ảnh là cảnh những người đàn ông đang bế những em bé bị mù vì khí độc từ nhá máy thuốc sâu Union Carbide tới bệnh viện. Ảnh AP.

Năm 1989, Union Carbide phải bỏ ra 470 triệu USD để giải quyết các hậu quả từ thảm họa rò rỉ khí độc nói trên. Trong ảnh là đám tang của một nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa. Ảnh AP.

Ngày 24.3.1989, Exxon Valdez, một tàu chở dầu khổng lồ, trọng tải 214.862 tấn, của Công ty Exxon, Mỹ đang trên đường chở hàng triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang California thì va phải đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska, làm tràn dầu ra ngoài, gây ra một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử. Ảnh AP.

Biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km². Dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince William Sound bị đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính 15 tỉ USD. Ảnh AP.

Dựa theo kết quả của các cuộc điều tra thì yếu tố con người chính là nguyên nhân chính gây ra thảm họa trên. Công ty Exxon sau đó bị phạt 507.5 triệu USD.

Ngày 21.1.2000, một đường ống của nhà máy lọc dầu ở Rio de Janeiro rò rỉ khoảng 1.3 triệu lít dầu ra vịnh Guanabara. Công ty Petrobras bị kết tội và buộc phải bồi thường 25 triệu USD. Trong ảnh là cảnh bờ biển trên vịnh Guanabara chìm trong màu đen kịt vì sự cố tràn dầu. ảnh AP.

Tháng 6.2000, công ty Petrobras tiếp tục dính "phốt" bởi thảm họa tràn dầu kinh hoàng khác khi một đường ống bị vỡ khiến hơn 1 triệu gallons dầu thô bị rò rỉ ra sông Iguacu. Đây được xem là một trong những tai nạn tràn dầu tồi tệ nhất của Brazil. Ảnh AP.

Ngày 17.8.2009, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra tại con đập Sayano-Shushenskaya ở Nga. Một vụ nổ máy biến thế  ở tổ máy số 2 có công suất 600 MW làm khối mô-tơ nặng 920 tấn văng khỏi bệ máy, phá hủy các thiết bị khác và phòng máy. Nước cuốn như lũ tràn vào các buồng tuôcbin, dầu đổ và nổ. 75 người chết và mất tích. Ảnh ITAR-TASS.

9 trong số 10 tổ máy bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Nhà máy tái hoạt động ngày 24.2.2010 nhưng công tác sửa chữa kéo dài đến 5 năm với phí tổn lên đến 1,2 tỉ USD. Môi trường sông Yenisei bị ô nhiễm nặng khi 40 tấn dầu trong máy biến thế của nhà máy chảy lan ra 80 km.

Tháng 4.2010, có koảng 5 triệu thùng dầu bị tràn ra vịnh Horizon sau một vụ nổ tại Giàn khoan dầu Deepwater Horizon thuộc sở hữu của công ty Transocean có trụ sở tại Houston, Mỹ đã khiến 11 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương.
 

Khi thảm họa xảy ra, người ta ước tính mỗi ngày có tới hơn 750.000 lít dầu thô bị rò rỉ từ giàn khoan, mặt biển bị dầu loang rộng tới khoảng 9.000km2. Hắc ín và dầu loang không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn trực tiếp phá hủy các hệ sinh thái cửa sông Mississippi và vùng đầm lầy ngập mặn dọc duyên hải bang Louisiana của Mỹ.
 

Một năm sau thảm họa tràn dầu, Tập đoàn Dầu khí BP tuyên bố đã thu hồi hầu hết (khoảng 90%) lượng dầu loang. Tuy nhiên, theo điều tra của các cơ quan quản lý  thì lượng dầu đã thu hồi chỉ nằm ở bề mặt, còn một lượng lớn dầu bị rò ra đã thấm vào đất đai, cây cỏ hoặc chìm xuống đáy biển, sẽ tiếp tục ảnh hưởng, để lại di chứng trên các hệ sinh thái vùng ven và gây trở ngại cho cuộc sống con người.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

TÌNH TRẠNG Ô NHIỂM Ở VÌ RÁC Ở CÀ MAU ĐÃ CHẤM DỨT

10:16 AM |
(tinnhanhmoitruong.vn)- Theo Công ty công trình đô thị tỉnh Cà Mau, mỗi ngày đơn vị này thu gom và xử lý từ 90 đến 100 tấn rác thải, góp phần cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường của tỉnh Cà Mau. Riêng tại thành phố Cà Mau, mỗi ngày công ty thu gom 50 tấn rác, còn lại là lượng rác thu gom từ các huyện trong tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Ba, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau cho biết: Trước đây, nhiều người dân vẫn "vô tư" vứt rác ra đường, xuống sông ngòi. Việc làm này đã khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm trên sông do rác khiến nhiều du khách có dịp tới Cà Mau đều... lắc đầu. Nhằm sớm khắc phục tình trạng trên, năm 2010, chính quyền địa phương đã cấp phép cho doanh nghiệp tư nhân Công Lý đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác với tổng mức vốn đầu tư lên tới gần 400 tỷ đồng. Đây là nhà máy xử lý rác đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với dây chuyền công nghệ hiện đại, công suất xử lý 200 tấn rác/ngày.

Theo tính toán ban đầu, nhà máy này chỉ xử lý rác thu gom của thành phố Cà Mau. Nhưng do lượng rác của thành phố không đủ cung cấp cho nhà máy nên Công ty công trình đô thị đưa ra sáng kiến sử dụng xe chuyên dùng hàng ngày đi thu gom rác từ các trung tâm huyện về để đưa vào nhà máy xử lý tập trung. Hiện nay, mỗi huyện đã hình thành 3 điểm tập kết rác để cuối ngày có xe tới thu gom. Các địa phương cũng thành lập các đội thanh niên tình nguyện vớt rác trên sông đưa về điểm tập kết. Nhờ vậy, chỉ sau 2 năm kể từ khi nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động, từ trung tâm thành phố Cà Mau tới các huyện, tình trạng ô nhiễm môi trường vì rác đã chấm dứt.

Thời gian đầu, Sở Tài nguyên và Môi trường Cà Mau hỗ trợ một phần kinh phí để Công ty công trình đô thị tổ chức cho công nhân và phương tiện đi các huyện thu gom rác. Từ đầu năm đến nay, người dân các huyện đã tự nguyện đóng góp mỗi hộ 70.000 đồng/năm để hỗ trợ kinh phí cho việc thu gom rác thải. Hiện nay công tác xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đi vào nền nếp,
 chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trần Thành Nên (TMT)
Read more…

RÁC THẢI ĐẦY UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN CƯƠNG - THÁI NGUYÊN

1:40 PM |
Trong hơn 1 tuần qua, một số người dân xã Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã tự ý thu giữ và áp giải 4 xe ô tô chở chất thải, rác thải công nghiệp của Hợp tác xã thương mại và dịch vụ Phúc Lợi về trụ sở Ủy ban nhân dân xã Tân Cương để gây sức ép với chính quyền và các cơ quan chức năng xử lý sai phạm của HTX thương mại và dịch vụ Phúc Lợi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình xử lý chất thải. Nhiều người dân một mặt đổ chất thải ra sân UBND xã, mặc khác kiên quyết cản trở, không đồng ý với việc đưa các xe chở chất thải ra khỏi khu vực trụ sở UBND xã...

Thái[-]Nguyên:[-]Cần[-]sớm[-]xử[-]lý[-]dứt[-]điểm[-]việc[-]người[-]dân[-]tự[-]ý[-]đưa[-]rác[-]thải[-]vào[-]trụ[-]sở[-]Ủy[-]ban[-]xã[-]Tân[-]Cương
Rác chất đống, vương vãi tại trụ sở Đảng ủy, Xã Tân Cương, TP.Thái Nguyên

Theo biên bản của Đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường với sự tham gia của đại diện Tổng cục Môi trường và các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên ngày 26/11, qua kiểm tra, đã xác định HTX thương mại và dịch vụ Phúc Lợi (địa chỉ tại tổ 11, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên) có một số vi phạm về bảo vệ môi trường như: khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định; không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại nằm ngoài danh mục chất thải nguy hại quy định trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; thải không khí có thông số môi trường không nguy hại CO vượt quy chuẩn về chất thải từ 1,5 đến dưới 2 lần... Tuy vậy, việc một số người dân của xã Tân Cương đang tạm giữ các ô tô chở chất thải công nghiệp tại UBND xã là trái quy định của pháp luật và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường xung quanh...

Trước khi Đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường vào cuộc, UBND thành phố Thái Nguyên cũng có công văn đề nghị UBND tỉnh tạm đình chỉ hoạt động xử lý chất thải nguy hại của HTX Phúc Lợi và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy trình xử lý chất thải nguy hại nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường mới cho hoạt động trở lại. Ông Lê Quang Tiến, Phó chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên cho biết: Qua nhiều lần kiểm tra, chính quyền thành phố phát hiện HTX Phúc Lợi có nhiều sai phạm trong lĩnh vực đất đai và gây ô nhiễm môi trường do đốt, chôn lấp, xử lý chất thải nguy hại không đúng quy định, ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực. UNBD thành phố đã kiến nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định nhưng tiến độ giải quyết xử lý còn chậm, gây bức xúc cho nhân dân. Tuy nhiên, việc một số người tự ý thu giữ phương tiện của HTX Phúc Lợi, đưa rác thải vào UBND xã Tân Cương là vi phạm pháp luật. Do vậy, chính quyền thành phố Thái Nguyên đang tập trung xử lý dứt điểm vụ việc, đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa phương...

Qua ghi nhận thực tế, đến tối 1/12, các xe chở chất thải, rác thải của HTX Phúc Lợi vẫn bị giữ tại UBND xã Tân Cương do một số người dân kiên quyết không đồng ý, cản trở việc chuyển các xe chở chất thải ra khỏi UBND xã. Các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên cần sớm xử lý dứt điểm, có kết luận chính thức về những sai phạm của HTX Phúc Lợi trong việc gây ô nhiễm môi trường ở xã Tân Cương; đồng thời khẩn trương chuyển giao số rác thải đang tập kết ở trụ sở UBND xã Tân Cương cho Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 (URENCO 10) xử lý theo chỉ đạo của Tổng cục Môi trường.



Read more…

KINH HOÀNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT "GIẤY ĂN"

9:59 AM |
Phong Khê và Phú Lâm được coi là hai làng tái chế giấy lớn nhất ở miền Bắc, với hơn 95% hộ dân trong làng tham gia sản xuất, 200 doanh nghiệp lớn nhỏ, cung cấp ra thị trường mỗi năm ước đạt 300.000 tấn giấy. Thế nhưng “công nghệ” sản xuất ở đây hết sức độc hại.

  
Cơ sở tái chế giấy - Ảnh minh họa

Làng Phong Khê thuộc P.Phong Khê, TP.Bắc Ninh còn làng Phú Lâm thuộc xã Phú Lâm, H.Tiên Du, cũng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Trong vai một người đi nhập giấy ăn về phân phối cho các quán ăn trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi tiếp cận cơ sở của ông Đ. ở làng Phong Khê. Theo lời ông này, cơ sở của ông thuộc loại có tiếng ở làng, bình quân mỗi ngày sản xuất cả chục tấn giấy các loại.

“Cần tới 1,3 tấn giấy thải loại thì mới có thể tái chế được thành 1 tấn giấy ăn thành phẩm. Do vậy, để có đủ nguyên liệu đầu vào và cạnh tranh được với các cơ sở khác trong làng, bạn  hàng cũng như thị trường thu gom giấy thải loại của tôi rải khắp trong Nam ngoài Bắc”, ông Đ. khoe.

Tiết lộ của người thu mua đồng nát

“Các anh đừng có tưởng giấy ở quán ăn, sau khi khách lau chùi, bám bẩn đen sì, ném dưới nền nhà là vứt đi đâu nhé. Chính loại giấy này dân Phong Khê và Phú Lâm mới kết, bởi vì bản thân chúng đã trắng sẵn rồi, quá trình tái chế đỡ tốn công, cũng như mất ít hóa chất hơn”, bà Trần Ngọc Hoa (42 tuổi, ngụ tại thị trấn Chờ, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, chủ một cơ sở chuyên thu mua đồng nát, tiết lộ.

Theo bà Hoa, thường thì những quán nhậu, cửa hàng ăn… cho không cánh đồng nát số giấy đã lau chùi. Tuy nhiên, sau khi thu gom, chúng sẽ được đem bán lại cho cơ sở của bà với giá 1.000 – 1.500 đồng/kg. Mỗi ngày có hàng chục lượt xe thồ, xe ba gác chở giấy thải đổ hành cho cơ sở bà Hoa, trước khi chúng được gom thành kiện đưa tới các lò tái chế ở Phong Khê và Phúc Lâm.

“Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại theo vòng tuần hoàn đi vào cơ thể người và gây ra các triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, chảy nước và ngứa trên da. Còn khi tiếp xúc lâu thì có thể mắc các loại bệnh về hô hấp, bệnh về da và mắt”. (PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh)

Ông N., chủ một doanh nghiệp tái chế giấy lớn nhất nhì làng Phúc Lâm, cũng thừa nhận giấy ăn “made in Phúc Lâm” đều được tái chế từ nguồn giấy phế phẩm. Điều này khác hoàn toàn với loại giấy ăn sử dụng nguyên liệu từ các nguồn gỗ, tre, trúc.

Không chỉ lò của gia đình ông N., mà nhiều lò khác ở Phúc Lâm, quá trình tái chế giấy ăn cũng bỏ qua các bước nhằm tách tạp chất, bụi bẩn, khử hóa chất. Theo các chủ cơ sở, thực tế này bắt nguồn từ việc thiếu máy móc và để giảm chi phí trong sản xuất. Chính vì vậy, lò chứa bột giấy thải bao giờ cũng lẫn rất nhiều mực in, phẩm màu, tạp chất. Tuy nhiên, dù bột giấy có đen, hoặc phẩm màu đỏ quạch như cua gạch, tạp chất nhiều như mùn cưa… khi hòa thứ hóa chất hỗn hợp gồm xút, javen, bột giấy thải loại bỗng trắng phau. Và giấy ăn ra đời từ đây.

Quy trình sản xuất giấy cho phép việc sử dụng xút và javen.Tuy nhiên, nếu sản xuất từ nguyên liệu sạch như tre, nứa, gỗ và bột bả mía thì chỉ cần sử dụng một lượng rất nhỏ hóa chất javen và xút là ổn.Trong khi đó, ở Phong Khê và Phúc Lâm, loại hóa chất này đã bị các cơ sở tái chế giấy lạm dụng quá mức.

Chủ một lò tên Hoàng ở Phong Khê phân tích: “Bình thường 1 tấn giấy phế phẩm trắng cũng phải mất 9kg hóa chất xút và 35 lít javen. Còn giấy viết, sách, giấy photo tài liệu… phải tốn 10 kg xút và 40 lít javen. Ở đây chẳng ai là không biết xút và javen độc hại với sức khỏe con người. Nhưng đã tái chế giấy thải thì bắt buộc phải dùng, giấy càng đen, càng bẩn, lượng xút và javen càng nhiều.

Vòng tuần hoàn của hóa chất cực độc

kinh hoang giay chui mieng hinh anh 3
 Bột giấy thải được ngâm trong bể chứa hóa chất xút và Javen

Trao đổi với PV, PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh, công tác tại Viện Công Nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) cảnh báo: Việc lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. “Lượng hóa chất tồn dư độc hại này còn được xả thẳng ra môi trường, khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm độc. Nguồn nước này lại tiếp tục được sử dụng trong quá trình tái chế giấy, khiến trong giấy ăn, giấy vệ sinh lẫn thêm nhiều chất độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại theo vòng tuần hoàn đi vào cơ thể người và gây ra các triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, chảy nước và ngứa trên da. Còn khi tiếp xúc lâu thì có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt”, TS Thịnh nói.
Theo PGS-TS Lê Văn Cát – Trưởng phòng Hóa môi trường thuộc Viện Hóa học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN), việc sử dụng quá nhiều hóa chất và nguồn nước ô nhiễm khiến quá trình sản xuất giấy sẽ sinh ra chất hữu cơ clo trong không khí và sản phẩm. Điều này rất nguy hại vì chất hữu cơ clo chính là chất gây ung thư.

Ông Nguyễn Văn Bảy, nguyên trưởng xóm Hạ Giang (xã Phú Lâm) – người từng có hơn 9 năm mang đơn đi kiện các cơ sở, doanh nghiệp tái chế giấy do có hành vi xả thải khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng, bức xúc kể:“Nước thải từ lò giấy thấm ra tới đâu, lúa và hoa màu héo úa tới đó. Cả chục ki lô mét của sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa bàn huyện Yên Phong, Tiên Du và TP.Bắc Ninh giờ đã thành sông chết, không cá tôm nào có thể sống nổi”.

Theo chân ông Bảy đến bờ sông Ngũ Huyện Khê, chúng tôi cũng đã chứng kiến những miệng cống lớn được đấu nối với lò giấy để xả thẳng dòng nước thải nồng nặc hóa chất ra sông.
Bác Hoàng Đắc San – Trạm trưởng Trạm y tế P.Phú Lâm, cho biết: “Người dân làng nghề mắc các bệnh liên quan về đường hô hấp, bệnh ngoài da không đếm nổi. Số ca tử vong vì ung thư năm sau luôn tăng hơn năm trước. Từ năm 2012 – 2014, số ca tử vong do ung thư từ 10 -12 người”.

Môi trường “luôn ở mức nghiêm trọng”

Trong báo cáo “Đánh giá hiện trạng môi trường” của SởTài nguyên – Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã nêu: Những điểm lấy mẫu ô nhiễm đều thể hiện có các thông số COD, BODs, TTS, Fe, amoni vượt quy chuẩn V.N từ 5 lần trở lên.
Ông Lê Văn Tấn – Phó chủ tịch P.Phong Khê (TP.Bắc Ninh) cũng thừa nhận, môi trường Phong Khê trong nhiều năm qua luôn ở mức nghiêm trọng. Cơ quan chức năng đã thành lập tổ công tác liên ngành, bao gồm cả lực lượng công an tỉnh và công an TP nhằm kiểm soát hoạt động vận chuyển chất thải. Tuy nhiên, dù tổ chức công tác liên ngành này có lập chốt, kiểm soát thì trên thực tế, chúng tôi vẫn phát hiện các cơ sở ngang nhiên đốt lò, phả khói đen sì ngay giữa khu dân cư, nước thải lẫn hóa chất độc hại vẫn xả thẳng ra môi trường.

Để làm rõ trách nhiệm của cơ quan liên quan, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ làm việc với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Bắc Ninh) nhưng chỉ nhận được câu trả lời từ trực ban là lãnh đạo đi vắng.

Người chùi miệng hít vi khuẩn độc

Theo PGS-TS Lê Văn Cát, trong quá trình tái chế giấy thải loại lại lạm dụng liều lượng hóa chất, sử dụng nguồn nước ô nhiễm trầm trọng nên phát sinh vi khuẩn khẩn E.coli, chất formaldehyde. Khi hít phải E.coli, formaldehyde với liều lượng lớn và trong thời gian dài sẽ gây tiêu chảy, các bệnh về nhiễm trùng máu, suy thận, hoặc các căn bệnh liên quan tới ung thư. Ngoài ra, người tiêu dùng khi bị nhiễm chất hữu cơ clo sinh ra trong quá trình tái chế giấy cũng có thể bị mắc các loại bệnh về ung thư.
Nguồn: tapchimoitruong.com
Read more…

NGUỒN LỢI LỚN TỪ RÁC ĐANG BỊ BỎ QUÊN

5:05 PM |
Hoạt động xử lý rác không chỉ tạo ra nguồn năng lượng lớn, mà còn mang lại hàng tỷ USD mỗi năm. Nhưng, tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, nguồn lợi lớn này đang bị bỏ quên.


Trung bình mỗi ngày TP.HCM thải ra ngót chục ngàn tấn rác thải sinh hoạt và con số này đang gia tăng với mức tăng trung bình, năm sau cao hơn năm trước 10%. Trong số rác này, có đến hơn 80% là rác thực phẩm, loại rác có thể SX phân compost chất lượng cao. Nhưng, nguồn tài nguyên ấy lại đang bị lãng phí bởi hầu hết chúng vẫn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Chôn lấp vừa tốn đất, vừa làm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. 

Bên cạnh thực phẩm, rác nhựa cũng là một trong những loại rác có thể tái chế để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại TP.HCM, trung bình mỗi năm có khoảng 50.000 tấn chất nhựa thải bị chôn lấp cùng các loại chất thải khác. 

Nếu tái chế và tái sử dụng được số nhựa này thì trước hết với chi phí chôn lấp một tấn rác hiện khoảng 300.000 đồng thì việc không phải chôn lấp 50.000 tấn nhựa thải sẽ giúp TP.HCM tiết kiệm được khoảng 15 tỷ đồng/năm. Chưa kể, lượng nhựa tái sinh sẽ góp phần làm giảm 30% giá nguyên liệu đầu vào và qua đó làm giảm 15% giá thành sản phẩm.

Theo TS. Nguyễn Trung Việt, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Thích ứng biến đổi khí hậu TP.HCM, điện tiết kiệm trong quá trình vận hành hệ thống tái chế có thể được tính toán, quy đổi ra số lượng khí CO2 không phát thải ra môi trường. Xác định được lượng khí CO2, TP.HCM có thể đưa ra trao đổi mua bán chỉ tiêu giảm phát thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính theo cơ chế CDM để tìm thêm lợi nhuận. 

Cũng theo ông Việt, Nhật Bản vừa thông qua cơ chế tín dụng liên kết JCM. Đây là cơ chế cho phép tính tổng lượng khí CO2 giảm phát từ nhiều dự án nhỏ, để đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường.

Trước đây, cơ chế mua bán chỉ tiêu giảm phát thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính theo CDM thường chỉ tính lượng khí phát thải ra trong từng dự án, không có cơ chế cho phép tính tổng số như JCM. Do vậy, cơ chế JCM chính là cơ hội cho việc triển khai các dự án giảm phát thải ở tầm mức vừa phải ở TP.HCM. 

Theo TS. Nguyễn Trung Việt, thiếu một cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện là nguyên nhân chính của tình trạng này. Trong đó, “lệnh hạn chế” đưa hoạt động tái chế vào KCN được ban hành từ nhiều năm trước vẫn là lực cản chính. Đầu tư, xây dựng nhà máy tái chế trong các khu dân cư, các quy định về bỏ vệ môi trường không cho phép. 

Một nơi chưa cấm các hoạt động tái chế, đó là cụm công nghiệp nhưng đầu tư vào đây như thế nào, lại chưa được quy định rõ. Công tác phân loại rác từ nguồn, giải pháp quan trọng, tách các loại rác khác nhau ra, để đưa đi tái chế một cách hiệu quả mới trong giai đoạn thí điểm. TP.HCM đã thành lập Quỹ Tái chế TP.HCM với kỳ vọng sẽ là nơi cung cấp các giải pháp về tài chính cho hoạt động tái chế. Tuy nhiên, sau 6 năm thành lập và đi vào hoạt động, Quỹ Tái chế TP.HCM mới cho được… một doanh nghiệp vay vốn.

Theo ông Huỳnh Phú Nam, Giám đốc Quỹ Tái chế TP.HCM, vấn đề lớn nhất là lãi suất cho vay quá cao. Theo quy định của UBND TP.HCM, mức lãi suất cho vay của Quỹ Tái chế “được thực hiện theo nguyên tắc, lãi suất cho vay tính bằng bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng (loại trả lãi sau) của 4 ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố được công bố còn hiệu lực, cộng với phí quản lý 2%”. 

Áp dụng chỉ đạo này, hiện Quỹ Tái chế cho vay với lãi suất khoảng 12,5%/năm. Đây là mức lãi suất cao so với nhiều quỹ cho vay phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường tương tự Quỹ Tái chế TP.HCM. Đối tượng được vay của Quỹ Tái chế TP.HCM lại khá bó hẹp. 

Theo quy định, đối tượng vay phải là các pháp nhân “Có các chương trình, dự án liên quan đến hoạt động tái chế tại TP.HCM hoặc tái chế chất thải của TP.HCM tại địa phương khác; các chương trình, dự án thử nghiệm, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tái chế chất thải trên địa bàn thành phố”. 

Trong khi đó, tham gia hoạt động tái chế ở thành phố đa phần là các cơ sở nhỏ lẻ, gia đình… không có tư cách pháp nhân. Quỹ Tái chế TP.HCM đã làm một cuộc sàng lọc danh sách 274 cơ sở tái chế từ các quận, huyện trên địa bàn thành phố gửi lên thì chỉ có 27 đơn vị đáp ứng được các quy định nêu trên. 

Chưa hết, với số vốn ít ỏi, khoảng 50 tỷ đồng và với quy định chỉ được cho vay tối đa 15%/tổng vốn, Quỹ Tái chế TP.HCM chỉ có thể cho DN vay tối đa khoảng 7,5 tỷ đồng. Trong nhiều trường hợp, đây là số tiền rất nhỏ so với nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực tái chế.

“Một vấn đề cần thiết nữa là một hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động tái chế. Như Nhật Bản, công tác bảo vệ môi trường đã được triển khai từ khá lâu, nhưng việc thu gom rác ra sao cũng phải được luật hóa. Năm 1992, Nhật Bản ban hành quy định “Xúc tiến sử dụng những tài nguyên tái chế”. Năm 1997, Luật Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì được thông qua đã giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Theo luật này người dân phải phân chia rác theo từng loại. Các cơ quan môi trường sẽ đến thu gom rác theo từng loại và chuyển tới các nhà máy xử lý rác”, TS. Nguyễn Trung Việt nói.
Read more…

LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI

10:32 AM |
Trong các nghành công nghiệp thường thải ra các chất thải rắn nguy hại, nếu không được quản lý tốt sẽ làm mất vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, gây hại đến sức khỏe con người hiện tại và sau này.
Tuy nhiên phần lớn các chất thải rắn, kể cả chất thải nguy hại được mang đi chôn lấp hoặc lưu trữ tạm thời trong hàng rào của các nhà máy trong khu công nghiệp. Rác thải cần được phân loại để được tận dụng, tái chế và tìm biện pháp xử  lý cho phù hợp. Trong  đó, phương pháp đốt cháy chất thải rắn cho khả năng xử lý triệt để hơn đối với chất thải nguy hại và tiết kiệm diện tích chôn lấp.
Lò đốt chất thải rắn nguy hại cần phải phù hợp với TCVN và Quy chế quản lý chất thải nguy hại do Bộ KHCN&MT (trước đây) ban hành. Công nghệ, thiết bị chính phải hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, thao tác vận hành dễ dàng, nhiên liệu đốt bổ sung thông dụng.
Công suất đáp ứng phần lớn nhu cầu xử lý chất thải rắn được thải ra tứ các doanh nghiệp, khu đô thị…. Phù hợp với đặc điểm chất cùa từng loại chất thải rắn để mang lại hiệu quả cao nhất.
Với phương châm “ uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”, vì một tương lai xanh, môi trường sạch đẹp, phát triển bền vững, công ty Môi Trường Minh Việt giới thiệu với quý khách hàng, quý doanh nghiệp phương pháp đốt chất thải rắn nguy hại, đảm bảo với giá thành rẻ nhất, chất lượng nhất.
lò đốt chất thãi rắn nguy hại LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI
  1. Nguyên lý hoạt động.
Lò đốt CN150 sử dụng buồng đốt đa vùng và có lắp đặt đầu đốt, các quá trình cháy cốc và các khí xảy ra riêng biệt theo cả không gian và thời gian, vì thế có thể kiểm soát và tối ưu hóa quá trình cháy ở mỗi vùng, nhờ đó quá trình cháy ổn định, mặc dù các thành phần của chất thải đưa vào thay đổi, đồng thời nồng độ các khí độc hại có trong khói thải ít.
  1. Các giai đoạn xảy ra trong quá trình đốt.
Sấy khô – bốc chất bốc – cháy chất bốc – cháy cốc – cháy cốc – cháy kiệt tro xỉ – thải tro xỉ
Khi bắt đầu vận hành, 2 đầu đốt ở buồng đốt thứ cấp hoạt động, nâng nhiệt độ trong buồng đốt đến nhiệt độ cần thiết khoảng từ 500- 80000C, đầu đốt ở buồng đốt sơ cấp sẽ bắt đầu hoạt động. Chất thải rắn nguy hại được đưa vào buồng đốt sơ cấp qua cửa nạp và được đẩy vào đáy buồng đốt có nhiệt độ cao nhờ hệ thống thủy lực. Lượng không khí cần thiết cấp cho quá trình cháy sẽ được kiểm soát và điều chỉnh thổi vào thông qua van gió. Khói trong buồng đốt sơ cấp được vẫn vào đốt ở vùng nhiệt độ 9500C đến 10500C trong buồng đốt thứ cấp. nhiệt độ buồng sơ cấp và thứ cấp được diều khiển tự động hoặc theo chế độ được cài đặc trước của người vận hành.
Trong quá trình đốt, hệ thống xử lý khói thải luôn hoạt động tạo áp suất âm thích hợp cho hai buồng đốt cho khói thải ra thuận lợi. ngoài ra còn lấp đặt hệ thống cấp gió bổ sung cho hai buồng đốt, nhờ đó sẽ tiết kiệm nhiên liệu. khói thải từ buồng đốt thứ cấp đi qua hệ thống xử lý khói thải rồi ào ống khói thoát ra ngoài.
Quá trình đốt cháy chất thải rắn công nghiệp nguy hại xảy ra trong buồng đốt rất phức tạp và nhiệt độ cháy cao, thành phần và độ ẩm chất thải rắn công nghiệp nguy hại đưa vào lò đốt không ổn định, áp suất khói thải trong buồng đốt thay đổi…
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax:08.5427.3427
Website: http://moitruongmivitech.com
Read more…

Những hình ảnh đáng để suy ngẫm!

2:00 PM |
Những bức ảnh do cách nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới ghi lại khiến chúng ta phải suy ngẫm về tác động của ô nhiễm môi trường đối với con người.
Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Ô nhiễm nguồn nước là mối quan lo ngại lớn của nhiều nước trên thế giới. Hình ảnh những đứa trẻ tắm trong vịnh Manila đầy rác.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Cậu bé này đang bơi trong vùng nước ô nhiễm do rác thải trên dòng sông Sabarmati ở Ahmedabad, Ấn Độ, để tìm những đồ cúng tế mà các tín đồ ném xuống.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Những bức ảnh cho chúng ta thấy cách mà thế hệ trẻ buộc phải thích ứng với một hành tinh ô nhiễm và đầy rác.Cậu bé này đang đi qua một con kênh ô nhiễm ở Benguela, Angola.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Những đứa trẻ chơi trên dòng sông ô nhiễm, nổi bọt trắng xóa ở Jakarta, Indonesia.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Giá như đây là dòng nước trong xanh để em tha hồ vẫy vùng. Cậu bé này đang bơi qua dòng sông đầy bùn bẩn Yamuna ở New Delhi, Ấn Độ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Hình ảnh cậu bé làm cú lộn nhào xuống dòng nước đen ngòm, bên cạnh bãi rác ở Jakarta, Indonesia.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Một con mương thoát nước nghiễm nhiên trở thành bể bơi cho 2 em bé này. Hình ảnh được ghi lại ở Manila, Philippines.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Hai cậu bé 'chia nhau' chai nước bẩn bên cạnh vũng nước ô nhiễm, đầy rác thải (Kabul, Afghanistan).


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Sống chung với rác và nước ô nhiễm (Kampala, Uganda). Cống rãnh không có nắp đậy ngay trước cửa nhà dân.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Hình ảnh được chụp tại bãi rác khổng lồ Ghazipur rộng 283.000 m2 ở New Delhi, Ấn Độ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Cô bé này đang đi qua bãi rác do chợ thức phẩm La Terminal thải ra ở thành phố Guatemala.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Đôi bạn nhỏ đi qua những đống rác trên đường phố ở Santa Fe, Argentina.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Những đứa trẻ như 'chìm' trong biển rác ngoại ô New Delhi, Ấn Độ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Thậm chí nhiều người quen với việc sống trong môi trường ô nhiễm nặng nề. Đứa trẻ này đang ăn sáng tren chiếc ghế không phải đặt trong ngôi nhà khang trang, sạch sẽ mà là một bãi rác (Tondo, Philippines).


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Đôi khi những thứ có ích lại được tìm thấy trong bãi rác. Những em nhỏ này đang tìm những thứ có thể làm vật liệu tái chế trên một đường tàu ở Karachi, Pakistan.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Cậu bé đẩy xe chất đầy than củi, đi qua một bãi rác.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Rác trở thành đồ chơi cho cậu bé này. Hình ảnh được chụp ở Karachi, Pakistan.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm

Những vật liệu vứt đi ở bãi rác này trở thành ngôi nhà 'đồ chơi' nho nhỏ của những đứa trẻ nơi đây (Manila, Philippines).


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm

Giá như đây là thảm cỏ xanh mướt để hai chị em được nô đùa thỏa thích (Yangon, Myanmar).



Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Một em bé nhún đu dưới cây cầu giữa một bãi rác ở Kathmandu, Nepal.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Khu phế liệu ở Karachi, Pakistan trở thành sân chơi cho những đứa trẻ nơi đây.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Dhaka, Bangladesh


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Dòng sông chứa đầy rác thải ở Jakarta, Indonesia lại trở thành nơi thám hiểm cho những em bé hiếu kỳ này.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Nụ cười của cô bé này sẽ thật rạng rỡ nếu đây là chiếc đu nằm trong một công viên sạch sẽ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Bé trai thả diều gần dòng sông Bishnumati ở Kathmandu, Nepal.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Nhiều trẻ em trên thế giới không có sân chơi, và chúng buộc phải tìm cho mình niềm vui ở những nơi như thế này (Islamabad, Pakistan).
Read more…

Nhập khẩu rác thải công nghiệp, Việt Nam trở thành bãi rác

2:34 PM |
Nguy cơ nhập khẩu phế liệu lẫn rác thải công nghiệp có thể biến Việt Nam thành bãi rác của thế giới là vấn đề được đông đảo người dân quan tâm.

Nhiều ý kiến đề nghị tại Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII sắp tới, cần xây dựng những "hàng rào" quy định chi tiết nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý hiệu quả để bảo vệ môi trường...
 
Một container rác thải bị cơ quan chức năng bắt giữ tại Cảng Hải Phòng.
Một container rác thải bị cơ quan chức năng bắt giữ tại Cảng Hải Phòng.
Nhập khẩu phế liệu và rác thải công nghiệp không phải là câu chuyện mới tại Việt Nam. Gần đây nhất, cuối năm 2013, hình ảnh hơn 3.000 container quá thời hạn làm thủ tục, trong đó có nhiều container chứa rác thải công nghiệp nguy hại gồm: ắc quy chì, cao su, nhựa phế thải, thiết bị điện tử hay nội tạng động vật khiến không ít người rùng mình ghê sợ.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 34 tỉnh với khoảng 160 doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất, tái chế trực tiếp nhập khẩu phế liệu chiếm khoảng 75%; nhập khẩu để phân phối chiếm khoảng 18%, còn lại là doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác. Do lợi nhuận cao, nên không ít doanh nghiệp đã dùng mọi thủ đoạn để vận chuyển, nhập khẩu phế liệu lẫn chất thải nguy hại trái phép núp dưới hình thức ký hợp đồng xuất - nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất sang nước thứ ba. Thông qua con đường này, nhiều mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (như máy móc, thiết bị lạc hậu cũ, hỏng, hết niên hạn sử dụng; linh kiện điện tử có chứa chất nguy hại) đã bị nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đề nghị cần sớm có các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả những trường hợp vi phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh môi trường quốc gia. Lường trước những tác động xấu của việc nhập khẩu phế liệu đối với môi trường, tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII diễn ra cuối năm ngoái, khi cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường, nhiều đại biểu kiến nghị quy định rõ nhóm phế liệu được phép nhập khẩu, công bố danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài và từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan vào nội địa; nghiêm cấm việc mua bán phế liệu đã nhập khẩu vào trong nước.

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của đại biểu và cử tri, tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XIII) mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã có nhiều chỉnh sửa, thay đổi quan trọng. Dự thảo đã chỉnh sửa lại quy định về nhập khẩu phế liệu, quy định cụ thể "phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm: Kim loại và hợp kim, giấy, thủy tinh và nhựa"; yêu cầu phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có quy định chặt chẽ về danh mục phế liệu được nhập khẩu và điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu như tại Điều 78: "Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu."

Tuy nhiên, theo ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những chỉnh sửa trên vẫn thiếu những quy định chi tiết, giám sát chặt chẽ trong việc thực hiện nhập phế liệu. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đề nghị, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khái niệm "phế liệu" để tránh lạm dụng nhập khẩu chất thải và quy định cụ thể danh mục phế liệu được nhập khẩu. Cho rằng không nên cấm nhập khẩu phế liệu, song theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, đây là việc làm không được khuyến khích nên cần lập ra hàng rào kỹ thuật tốt hơn để hạn chế và kiểm soát. Có thái độ kiên quyết đối với việc nhập khẩu phế liệu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi: "Người ta bỏ đi rồi chúng ta nhập về làm gì? Nếu không thực sự cân nhắc kỹ về quy định này thì chúng ta thành bãi rác thải của thế giới".

Với những quy định lỏng lẻo trong nhập khẩu phế liệu trước đây, Việt Nam đã từng là nơi tập kết phế liệu, rác thải công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và tốn thời gian, tiền bạc để xử lý hậu quả. Thiết nghĩ, để tránh việc lạm dụng trong nhập khẩu phế liệu, rác thải, bên cạnh những hàng rào kỹ thuật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu ủy thác, cũng cần xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm liên quan công tác quản lý lĩnh vực này.
TD
Read more…

Hot