Xây bãi rác ngay đầu nguồn nước
Để giải quyết nguồn rác thải trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Hệ thống xử lý nước thải phòng khám năm 2007 UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt đề án và bắt đầu xây dựng một bãi rác chôn lấp lộ thiên có quy mô khoảng 5,4ha tại xóm 5, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu. Tuy nhiên mãi đến năm 2011 bãi rác này mới chính thức đi vào hoạt động. 
Mỗi ngày bãi rác Ngọc Sơn “tiếp nhận” khoảng 40-50 tấn rác thải từ các khu dân cư của 32 xã trên địa bàn huyện, cộng với lượng rác thải khổng lồ từ thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu chung cư dồn dập đổ về. 
Nhưng điều khiến nhiều người dân địa phương bất an, lo lắng là vì bãi rác thải Ngọc Sơn được xây dựng ở ngay vị trí đầu nguồn hồ chứa nước An Ngãi – nơi cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới tiêu cho xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu.

Bà Đậu Thị Tiến (60 tuổi, trú xóm 5, xã Quỳnh Tân) cho biết, người dân xã Quỳnh Tân đều đào giếng dọc các con kênh dẫn nước trực tiếp từ hồ An Ngãi về để sử dụng. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện “Chúng tôi rất bất an khi một bãi chứa rác thải khổng lồ lại được xây dựng ở đầu nguồn nước mà mình vẫn dùng để ăn uống, tắm rửa mỗi ngày. Tại các cuộc họp dân, chúng tôi đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị lên cơ quan chức năng, yêu cầu di dời bãi rác thải Ngọc Sơn đi nơi khác nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả” - bà Tiến nói. 

Ông Nguyễn Duy Lô (74 tuổi, trú xóm 5, xã Quỳnh Tân) nói: “Mấy chục năm nay gia đình tôi vẫn quen lấy nước từ hồ An Ngãi chảy về, lọc qua giếng để sử dụng. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá Nay chính quyền địa phương cho xây dựng một bãi rác thải lớn phía trên hồ, chắc chắn trong nay mai nguồn nước hồ An Ngãi sẽ bị đầu độc, ô nhiễm. Lúc ấy, người dân phải gánh đủ hậu quả”.
Hồ An Ngãi - nơi cung cấp nước sinh hoạt cho 2.673 hộ dân xã Quỳnh Tân. 

“Lắng đáy” sẽ xử lý được ô nhiễm?
Từ phản ánh của người dân, chúng tôi đã lên trực tiếp tại hiện trường bãi rác Ngọc Sơn để tìm hiểu vụ việc. Bãi rác này có 3 hố chôn lấp chất thải đặt liền kề nhau, trong khu vực rừng rộng lớn, chất thải được xử lý theo hình thức chôn lấp, không qua bất kỳ một công nghệ xử lý nào. 

Điều đặc biệt là bãi rác thải này được xây dựng ở vị trí trên cao, lại cách hồ chứa nước An Ngãi chưa đầy 1km. Mặc dù cấm đổ vào hố chôn lấp các loại thuốc trừ sâu, hóa chất, bình ắc quy, rác thải bệnh viện… nhưng do không được kiểm soát chặt chẽ nên những loại rác độc hại này vẫn cứ được đổ vào bãi rác Ngọc Sơn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Minh Mậu - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Tân - cho biết, tại những cuộc tiếp xúc cử tri gần gây, người dân địa phương đã phản ánh việc bãi rác Ngọc Sơn gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước hồ An Ngãi lên UBND huyện Quỳnh Lưu. “Thời gian sắp tới, tại bãi rác Ngọc Sơn nghe nói sẽ xây dựng nhà máy xử lý rác thải, không duy trì hình thức chôn lấp nữa, tuy nhiên thời gian khởi công thì chưa biết đến bao giờ?” – ông Hậu nói. 

 Các hố lắng lọc này có thể “lắng, khử” được các chất độc hại như UBND huyện Quỳnh Lưu khẳng định?!
Trong khi đó, ông Hồ Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu - cho rằng: “Vấn đề người dân xã Quỳnh Tân lo lắng về nguồn nước là đúng. Tuy nhiên khi cho xây dựng bãi chôn lấp này, chúng tôi đã tính toán và có phương pháp xử lý nước thải chứ không xả thẳng trực tiếp ra môi trường. Vì vậy người dân cho rằng nguồn nước ô nhiễm chảy thẳng xuống hồ An Ngãi là chưa chính xác”.

Theo ông Dũng thì phía dưới bãi rác huyện đã cho xây dựng 4 hố lọc nước thải theo phương pháp “lắng đáy”, nước thải từ bãi rác chôn lấp sẽ được chảy xuống các hố lọc và chảy ra môi trường.

Tuy nhiên điều khiến người dân lo ngại là các chất thải bình thường thì có thể xử lý theo phương pháp “lắng đáy”, còn những chất hóa học, thuốc trừ sâu, các chất độc hại khó phân hủy khác thì phương pháp này không có khả năng xử lý, nguồn nước chảy ra môi trường vẫn có nguy cơ ô nhiễm rất cao. 
Người dân Quỳnh Tân đề xuất nếu chưa có khả năng di dời bãi rác trong nay mai thì hàng năm, hàng quý, UBND huyện Quỳnh Lưu cần phối hợp với các ngành chức năng lấy mẫu nước, khoan lỗ chôn lấp lấy mẫu kiểm định, và kết quả này phải công khai để dân được biết, theo dõi.
Theo Báo Lao Động