Doanh nghiệp phải chịu chi phí xử lý nước thải

11:31 AM |
Quản lý nước thải là một trong những nội dung quan trọng được đề cập tại dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến. Theo dự thảo, nước thải phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả thải ra môi trường. Đồng thời, phải được quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom và xử lý; khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu phát sinh nước thải, tái sử dụng theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: công ty xử lý nước thải 
Nước thải phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi được xả thải ra môi trường bên ngoài
Quy định và trách nhiệm thuộc về ai?
Theo các chuyên gia, hộ gia đình, tổ chức có phát sinh nước thải phải đóng phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.  Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nước thải phải chịu trách nhiệm trả toàn bộ chi phí xử lý… Cũng theo các chuyên gia phân tích tại dự thảo Nghị định đã quy định rõ trách nhiệm của bộ, ngành trong quản lý nước thải. Cụ thể, Bộ Tài nguyên môi trường có trách nhiệm quy định chi tiết các yêu cầu kỹ thuật và quản lý trong việc giảm thiểu, tái sử dụng nước thải; Quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Bộ Xây dựng có trách nhiệm quy hoạch về thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị, dân cư tập trung; UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trong địa bàn, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải, nước thải, quan trắc kiểm soát chất lượng nước tại nguồn tiếp nhận…
Với những quy định cụ thể về quản lý nước thải cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương và các bộ ngành tại dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu. Nhận định cho biết, khi thực thi các quy định về quản lý nước thải sẽ phù hợp với các văn bản pháp luật liên quan, khắc phục được các bất cập và đáp ứng các yêu cầu thực tế về quản lý nước thải.
Quản lý sơ khai 
Tuy nhiên một số chuyên gia phân tích thêm, trong việc quản lý môi trường nói chung và quản lý môi trường nước nói riêng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành; còn thiếu những văn bản quy định chi tiết trong việc quản lý chất lượng môi trường nước… Theo ông Trương Mạnh Tiến – Liên minh nước sạch, vẫn còn chồng chéo về quản lý nước thải và phân định trách nhiệm thực thi. Hệ thống cơ sở hạ tầng không đồng bộ, quy định BVMT chưa có vai trò trong quy hoạch phát triển ngành, địa phương; Các khó khăn trong đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, đặc biệt ở làng nghề và đô thị…
Theo ông Tiến, nước thải phải được thu gom để tái sử dụng hoặc xử lý trong hệ thống xử lý nước thải hoặc được phép của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cho phép chuyển giao cho tổ chức, cá nhân có chức năng phù hợp để tái sử dụng hoặc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường… Bà Nguyễn Ngọc Lý - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Môi trường và cộng đồng cho rằng, cần phải xây dựng chính sách chuyên biệt cho kiểm soát ô nhiễm môi trường nước trong tương lai.

Read more…

Cử robot đi bảo vệ môi trường nước

11:23 AM |
Thôn tin từ chính quyền vùng Umbria, miền Trung Italy sẽ sử dụng các dữ liệu thu thập từ một robot vận hành trên mặt nước có tên Galileo để theo dõi, quản lý môi trường và có biện pháp cải thiện môi trường tại các hồ nước tự nhiên. 

Việc lấy mẫu nước trên các hồ sẽ được tiến hành hàng tháng và 3 tháng một lần để phân tích và so sánh. Đáng chú ý, Galileo được trang bị một camera dưới nước và một bộ quét hồng ngoại có thể phát hiện ngay lập tức việc xả thải bất hợp pháp và sự phát tán của chất thải trong các hồ nước. 
Thông tin trên do đại diện Cơ quan Bảo vệ môi trường Vùng Umbria (ARPA) công bố trong buổi ra mắt thiết bị này. Robot tự hành Galileo sẽ được trang bị những thiết bị thu thập, phân tích mẫu tiên tiến nhất và hoạt động dưới sự giám sát của ARPA. 
Ủy viên Vùng phụ trách Môi trường Silvano Rometti khẳng định rằng mọi hình thức ô nhiễm trong các hồ nước đều sẽ được Galileo”phát hiện kịp thời và từ đó, cơ quan chức năng sẽ có biện pháp ngăn chặn cần thiết. Không chỉ được sử dụng ở các hồ tự nhiên, thiết bị này còn có thể được sử dụng ở các hồ chứa nước nhân tạo để thăm dò, điều tiết mực nước và đưa ra các thông số phục vụ công tác thủy lợi.
Read more…

Nghề xử lý môi trường có "hot"?

11:17 AM |

Nghề xử lý môi trường có chức năng và nhiệm vụ thống kê, điều tra, quan trắc và tìm ra các giải pháp tối ưu về công nghệ xử lý, phương pháp quản lý, sử dụng thiết bị hợp lý, tận dụng các kết quả nghiên cứu tiên tiến và hiệu quả... Tất cả những nhiệm vụ và chức năng đó là để hạn chế và xử lý tối đa ô nhiễm môi trường. Tận dụng được các nguồn thải như nước thải, khí thải, rác thải và nguồn chất thải hiện có để cải tạo, duy trì và phát triển một môi trường xanh, sạch, đẹp và phát triển bền vững.
Thiết bị xử lý nước thải ô nhiễm kim loại nặng bằng phương pháp hấp phụ và kết tủa.
Thiết bị xử lý nước ngầm ô nhiễm Asen thành nước uống trực tiếp bằng phương pháp hấp phụ, trao đổi ion và khử khuẩn.

Read more…

"Đau đầu" với nước thải công nghiệp

11:09 AM |
Theo lời phản nàn từ hàng ngàn người dân xóm Thắng và xóm Đoài 2, thuộc thôn Mai Xá (xã Mai Xá, TP Nam Định) nhiều năm qua, họ phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của hàng trăm hộ dân nơi này. 
Chúng tôi có mặt tại thôn Mai Xá, cùng bà con ra khu vực ô nhiễm là điểm cống xả thải của cụm công nghiệp An Xá để ghi nhận sự việc. Theo chúng tôi quan sát: Dòng nước đen ngòm sùi bọt trắng bốc mùi nồng nặc cực kỳ khó chịu, xả ra từ khu vực nhà máy xử lý nước thải cụm công nghiệp An Xá, chảy thẳng về phía kênh tưới tiêu của người dân xã Mỹ Xá.

Rất mong cơ quan chức năng sớm can thiệp trả lại môi trường trong lành cho người dân 
Theo tìm hiểu, qua nhiều năm nay, cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn bởi mùi ô nhiễm từ việc xả nước thải chưa qua xử lý. Bà Nguyễn Thị Lan, 55 tuổi, xóm Thắng phản ánh rằng: "Đã nhiều năm rồi, mỗi khi trời mưa nước thải khu công nghiệp chưa được xử lý tràn vào ruộng gây thiệt hại hoa màu...Chúng tôi đã nhiều lần để nghị đến các cấp chính quyền, nhưng vẫn chưa được giải quyết”. 
Không chỉ vậy, vào những ngày thời tiết oi bức, nhiệt độ tăng cao nên mùi hôi thối bốc lên từ các hồ chứa nước thải càng dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người già và trẻ em. Còn mùa mưa lũ nước thải từ các kênh tưới tiêu tràn vào ruộng đồng khiến hoa màu bị thiệt hại nặng nề, nhiều hộ gia đình không dám xuống thu hoạch hoặc gieo cấy vì không chịu được mùi và bị mẩn ngứa khắp người. Ông Hoàng Vũ Kiện, Phó trưởng xóm Thắng cho biết: "Vì quá bức xúc vì tình trạng trên, từ tháng 3-2014 người dân chúng tôi đã mời ban giám đốc nhà máy xử lý nước thải xuống để họp bàn giải quyết thực trạng ô nhiễm trên. 
Trong quá trình họp ban đại diện của nhà máy xử lý nước thải đã cam kết với người dân sẽ xử lý thực trạng ô nhiễm trong vòng 1 tháng, nhưng người dân không tin tưởng nên đã cho thêm thời hạn là 2 tháng. Mặc dù vậy, đến ngày 16-5 đại diện người dân 2 xóm qua kiểm tra thì thấy quá trình đã được khắc phục nên đã làm biên bản tạm thời xác nhận là nước đã sạch. Nhưng chỉ hai ngày sau đó, tình trạng ô nhiễm lại như cũ khiến người dân chịu không nổi!. 
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Khá, Giám đốc trung tâm phát triển khu công nghiệp thành phố Nam Định cho biết: "Vào thời điểm nhà máy chưa đi vào hoạt động, chúng tôi phải xả thải vào bể chứa. Trong cuộc họp vào tháng 3-2014, chúng tôi cũng đã hứa với bà con sẽ xử lý. Đúng như lời hứa tháng 5 chúng tôi đã hoàn thành và bà con rất phấn khởi”. Ông Khá cũng cho biết, trong nhà máy xử lý nước thải có 3 hồ, là hồ số 2, hồ số 3 và hồ số 4, trong đó chỉ có hồ số 3 vẫn chưa xử lý xong vì do điều kiện thời tiết rất khó khăn, nhưng hồ này tuyệt đối không xả thải ra ngoài, còn hồ 2 và hồ số 4 là đã xử lý nước hoàn toàn đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong toàn bộ các hồ chứa, chỉ duy nhất 1 điểm xả thải ra môi trường là hồ số 4. Duy nhất một lần hồ số 3 với dung tích 7000m3 xả thải ra ngoài nhằm giảm tải áp lực vì mưa quá to, nhưng ban giám đốc cũng đã xin ý kiến chính quyền và nhân dân xã Mỹ Xá và đã được sự đồng ý. Ông Khá khẳng định: Nước thải ra môi trường tất cả đã được xử lý đảm bảo thông số, quy chuẩn của Việt Nam, cột A của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chỉ duy nhất có Amoni (NH4) vượt quá tiêu chuẩn, nhưng không gây hại và ảnh hưởng đến môi trường. Hoàn toàn không có việc nước thải có mùi hôi thối. 
Trước tình hình nêu trên, đề nghị cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiểm tra, có biện pháp xử lý, nhằm đảm bảo môi trường sống cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
Read more…

XỬ LÝ PHẾ LIỆU HỮU CƠ BẰNG CÔNG NGHỆ VI SINH

5:13 PM |
I. Các chất rắn hữu cơ có thế được phân loại như sau :
Các thành phần hòa tan trong nước như đường , bột, axit amin và các axit hữu cơ khác
Các sản phẩm Hemicellulose có 5 đến 6 đường cacbon
Cellulose
Lignin
Các lignin- cellulose – Các protein
Nếu các thành phần hữu cơ nêu trên được phân loại từ chất thải đô thị và để cho vi khuẩn phân hủy thì sản phẩm còn lại sau hoạt động đồng hóa, dị hóa của vi khuẩn là mùn. Qúa trình này được coi lá quá trình compost (tạo phân vi sinh). Sự phân hủy chất hữu cơ được thực hiện bởi các sinh vật kị khí hay hiếu khí phụ thuộc vào điều kiện oxy. Qúa trình phân hủy kị khí thường xảy ra chậm và gây mùi do đó hầu hết các quá trình compost thường ở dạng háo khí enviroment science.
Đặc tính của mùn là :
  • Có màu nâu đen đến đen tỷ lệ nito-cacbon thấp
  • Có sự thay đổi tích cực do sự hoạt động của vi sinh vật
  • Có khả năng trao đổi bazơ
II. Chế phấm vi sinh vật trong xử lí rác thải
>> Xem thêm: xử lý nước thải
Chế phẩm vi sinh vật: là sản phẩm được tạo ra từ quy trình công nghệ khoa học tiên tiến có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật hữu ích , không tồn tại những vi sinh vật gây hại cho con người, vật nuôi, cây trồng , môi sinh.
CHẾ PHẨM EMTECH – GREEN CHUYÊN BỔ SUNG VI SINH VẬT CHO QUÁ TRÌNH XỬ LÝ, Ủ PHÂN VI SINH
unnamed
EMTECH – GREEN: Là sản phẩm của công ty Môi Trường Minh Việt là chế phẩm dạng dung dịch, chứa các chủng vi sinh hữu hiệu chuyên phân giải các hợp chất hữu cơ; xử lý mùi hôi;cải thiện hệ thống xử lý nước thải, rác thải…; bổ sung hàm lượng vi sinh vật hữu ích vào nước thải, rác thải. Ngoài ra chế phẩm còn sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như xử lý phế thải sau thu hoạch, phân gia súc, gia cầm để làm phân bón.
  • Thành phần EMTECH – GREEN:  Gồm các chủng vi sinh vật có khả năng:
  1. Saccharomyces  cerevisiae, sinh etanol cung cấp nguồn cacbon cho các vi sinh  vật.
  2. Lactobacillus sinh acid lactic và bacterioncin, ức chế một số vi khuẩn gây bệnh.
  3. Bacillus có khả năng sinh các enzyme cellulase, amylase, protease để phân giải chất hữu cơ chứa cellulose,  tinh bột và protein; có khả năng phân hủy có khả năng chuyển khóa photphat khó tan thành dễ tan, đồng thời sinh chất kháng sinh chống vi khuẩn gây hại.
  4. Rhodospeudomonas có khả năng phân huỷ cellulose nhờ có hệ enzym cellulose ngoại bào
  • Tác dụng:
-         Phân giải nhanh các chất hữu cơ, tạo chất vô cơ cung cấp cho cây trồng
-         Ức chế sự dinh trưởng các vi sinh vật gây mùi hôi nên làm giảm đáng kể mùi hôi thối.
-         Sinh chất kháng sinh tự nhiên ức chế nhiều loại vi sinh vật gây hại.
-         Sinh chất kích thích tăng trưởng thực vật.
  • Thời gian bảo quản 12 tháng. Vì các chủng vi sinh vật đều có khả năng hình thành bào tử nên có thể kéo dài thời gian hơn.
  • Ưu và nhược điểm của chế phẩm:
    • Ưu điểm
-         So với các chế phẩm công ty khác, sản phẩm EMTECH – GREEN có giá thành rẻ hơn và các chủng VSV có hoạt lực mạnh ở đời F1.
-         Các vi sinh vật dùng trong chế phẩm thuộc loại rất an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, đến các vi sinh vật có trong đất.
-         Không gây ô nhiễm môi trường mà lại vừa có năng suất cao, chống chọi được tác nhân hóa học ,vật lý do môi trướng tác động.
-         Cung cấp cho môi trường những chủng vi sinh vật có lợi.
-         Mức độ tác động nhanh so với các chế phẩm khác.
  •    Nhược điểm : chế phẩm hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao.
Read more…

XỬ LÝ NƯỚC CẤP CÓ HÀM LƯỢNG SẮT CAO

2:50 PM |

Được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axít và chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat cao. Vì tính chất của nước cấp có tiêu chuẩn cao để an toàn sử dụng nên cần phải thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước cấp cho loại nước này.

Công ty Môi trường Minh Việt (Mivitech) là một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống sản xuất nước cấp, đây là công trình mà công ty thực hiện rất nhiều, hơn nữa chúng tôi có có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu và dày dặn kinh nghiệm về môi trường; tư vấn và thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư, áp dụng công nghệ xử lý hiện đại. Điều làm nên sự thành công của công ty bởi tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:

  • Độ đục thấp.
  • Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S…
  • Chứa nhiều khoáng chất hoà tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, megie, flo.
  • Không có hiện diện của vi sinh vật.
Theo khảo sát, nguồn nước ngầm ở khu vực chủ yếu bị nhiễm sắt và mangan với hàm lượng tương đối cao, pH của nước thấp (pH = 4). Do đó nước khi bơm lên thì rất trong nhưng khi để một thời gian nước sẽ có màu vàng nâu vì hàm lượng sắt trong nước sẽ bị oxy hoá.
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP:
Hệ thống xử lý nước cấp
THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ:
Công trình đầu tiên của hệ thống xử lý nước cấp công suất 15 m3/giờ ở trên là bơm nước thô vào thiết bị làm thoáng nhằm mục đích khử hydrosunfua (H2S), các khí độc hòa tan trong nước, khử cacbondioxit(CO2), nâng pH và hoà tan oxy. Tiếp đến thiết bị làm thoáng không khí sẽ được thổi vào bằng quạt cấp khí, bên trong thiết bị này có bố trí lớp vật liệu đệm với bề mặt tiếp xúc cao nhằm tăng cường khả năng hoà tan oxy vào trong nước. Nước trước khi vào thiết bị làm thoáng sẽ được bổ sung thêm NaOH để tạo điều kiện tối ưu cho phản ứng thuỷ phân xảy ra tốt nhất. 
Sau đó nước thải đi vào bể lắng. Tại đây dưới tác dụng của oxy hòa tan và pH phù hợp phản ứng thuỷ phân và kết tủa xảy ra theo sơ đồ sau:
Fe2+ + O2 → Fe3+
Fe3+ + H2O → Fe(OH)3¯
Kết tủa hình thành và lắng xuống đáy bể. Trong quá trình đi xuống các hạt kết  tủa bé sẽ kết dính lại với nhau hình thành các bông cặn lớn, dễ lắng. Phần nước trong thu được bên trên bể lắng chưá các cặn bé không lắng được, đi vào máng thu nước và chảy sang ngăn chứa trung gian.
Tại bể trung gian hóa chất khử trùng là Canxiclorit hoặc clorin ở dạng dung dịch sẽ được cấp vào bằng bơm định lượng. Các vi sinh vật trong nước dưới tác dụng bất hoại của chất khử trùng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo cho nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh. Từ  bể trung gian nước sẽ được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ phần kết tủa còn lại và các chất lơ lửng nhằm tạo cho nước có độ trong cần thiết. Nước sau xử lý sẽ chảy về bể chứa nước sạch. Từ đây hệ thống cấp nước kiểu điều áp sẽ vận chuyển nước đến nơi sử dụng.
Định kỳ thiết bị lọc áp lực sẽ được vệ sinh rửa lọc để tách bỏ các kết tủa, cặn lơ lửng bám trên bể mặt lớp vật liệu. Nước rửa bể lọc và bùn thải sẽ được đưa ra sân phơi bùn để tách nước. Cặn sẽ được giữ lại trên lớp vật liệu và cào bỏ định kì. Phần nước tách ra sẽ chảy vào cống thải.
Bùn thải khi rửa lọc sẽ được xả ra sân phơi bùn để xử lý. Lượng nước sau khi tách bùn sẽ đưa ra cống nước thải. Còn phần bùn sẽ được đem đi xử lý cùng chất thải rắn của sinh hoạt của khu vực.

Các thiết bị trong hệ thống xử lý nước cấp:

1. Bồn chứa trung gian
2. Bơm lọc
3. Thiết bị lọc đa năng
4. Cột lọc
5. Vật liệu lọc
6. Bình lọc tinh
7. Bồn chứa nước mềm
8. Hệ thống thẩm thấu ngược RO
9. Bơm cao áp
10. Hệ RO và phụ kiện
11. Đèn cực tím (UV)
12. Đèn tiệt trùng
13. Hệ thống van điều khiển
14. Hệ thống điều khiển tự động, điện động lực.

Tất cả các thiết bị trên đều được công ty chúng tôi lựa chọn tốt nhất từ Cananda, USA, một số thương hiệu uy tín tại Việt Nam với chất lượng cao, giá cả thấp.

Read more…

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CỨNG

11:43 AM |
Nước cứng thường chứa các tạp chất muối khoáng hòa tan như canxi, magiê, sunphua, sắt, chì và đá vôi làm mất tác dụng tẩy rửa của xà phòng, mất đi mùi vị của thức ăn. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như sỏi thận, tắc động mạch do đóng vôi ở thành trong của động mạch.
Độ cứng của nước là số đo hàm lượng các ion kim loại Ca2+, Mg2+ có trong nước.
Gồm hai loại:
Độ cứng tạm thời: nước có mặt của muối cacbonat và bicacbonat Ca, Mg. Loại nước này khi đun sôi sẽ tạo ra muối kết tủa CaCO3, MgCO3.
Độ cứng vĩnh cửu: do các loại muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg tạo ra. Loại muối này thường khó xử lý.
nuoc cung Hệ thống xử lý nước cứng


Trong công nghiệp nước cứng ảnh hưởng lớn đến tất cả các thiết bị đun nấu, tháp giải nhiệt, bình nóng lạnh, nồi hơi…Việc sử dụng nước cứng cho các thiết bị nói trên dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, bám cặn, giảm năng lực truyền nhiệt, giảm hệ số lưu thông lưu lượng trên đường ống, dần dần có thể gây áp lực lớn có thể gây nổ nồi hơi trong một thời gian dài.

Tác hại:

Trong sinh hoạt nước cứng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Độ cứng vĩnh viễn ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng độ cứng tạm thời lại gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đó là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, bệnh tắc động mạch do đóng cặn. Ngoài ra, độ cứng cao gây lãng phí xà phòng và chất tẩy rửa, tạo cặn lắng bám trên bề mặt các trang thiết bị sinh hoạt.
Việc sử dụng nước cứng trong pha chế thuốc có thể làm giảm hiệu quả mong muốn của thuốc, nấu thịt, rau khó chín, làm thay đổi hương vị của chè. Làm giảm hiệu quả của việc giặt tẩy bằng xà phòng.
Có nhiều phương pháp làm mềm nước, vì thế phải căn cứ vào mức độ làm mềm cần thiết (độ cứng cho phép còn lại của nước), chất lượng nước nguồn và các chỉ tiêu kinh tế khác để chọn ra phương pháo làm mềm thích hợp nhất.
Sau đây Công Ty Môi Trường Minh Việt chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng một vài phương pháp xử lý, làm mềm nước cứng.

Các phương pháp làm mềm nước cứng:

Phương pháp nhiệt:

Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là dùng nhiệt để bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Trạng thái cân bằng của các hợp chất cacbonic sẽ chuyển dịch theo phương trình phản ứng sau:
2HCO3- → CO32- + H2O + CO2 ­
Ca2+ + CO32- → CaCO3  ↓
NênCa(HCO3)2 → CaCO3  ↓ + CO2 ­ + H2O
Tuy nhiên, khi đun nóng nước chỉ khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng cacbonat của nước, còn lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước.
Riêng đối với Mg, quá trình khử xảy ra qua hai bước. Ở nhiệt độ thấp (đến 180C) ta có phản ứng:
Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2­ + H2O
Khi tiếp tục tăng nhiệt độ, MgCO3 bị thủy phân theo phản ứng:
MgCO3 + H2O → Mg(OH)2 ↓ + CO2

Công nghệ lọc nước ion:

Để loại trừ nước cứng và kể cả một số ion Kim loại (như Đồng, Cadimi) trong nước thì lọc nước bằng công nghệ trao đổi ion là cách làm hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Chúng ta đều biết các muối Natri (Na – NaCl là muối ăn hàng ngày) và Kali (K) hòa tan hoàn toàn trong nước, không hại sức khỏe và thiết bị, do vậy nếu như thay thế Canxi, Magie, Đồng… trong nước bằng Natri và Kali sẽ là biện pháp tốt nhất để làm mềm nước. Vì vậy những màng lọc với các chuỗi phân tử để trao đổi ion đã được chế tạo để khi nước cứng đi qua, phản ứng trao đổi sẽ xảy ra và Ca2+, Mg2+sẽ bị giữ lại để cho Na+ và K+ đi vào trong nước. Như vậy nguồn nước vẫn đảm bảo lượng muối khoáng cần thiết và lại mềm đi rất nhiều lần, giúp cho nguồn nước sạch và thuận tiện cho sinh hoạt trong gia đình.

Sử dụng hóa chất:

cach lam mem nuoc Hệ thống xử lý nước cứng
Thông thường hóa chất được sử dụng là hợp chất của photphat, các hóa chất này khi hòa tan vào nước sẽ làm cho các Ion Ca+ và Magie+ không hoạt động, không gây đóng cặn.
Trong thực tế áp dụng hàng loạt phương pháp xử lý nước bằng hóa chất với mục đích kệt hợp các ion Ca2+ và  Mg2+ hòa tan trong nước thành các hợp chất không tan dễ lắng và lọc. Các hóa chất thường dùng để làm mềm nước là vôi, sođa Na2CO3, xút NaOH, hyđrôxit bari Ba(OH)2, photphat natri Na3PO4.
Chọn phương án làm mềm nước bằng hóa chất cần phải dựa vào chất lượng nước nguồn và mức độ làm mềm cần thiết. Trong một vài trường hợp có thể kết hợp làm mềm nước với khử sắt, khử silic, khử photphat…
Ngoài ra trong mỗi trường hợp cụ thể phải dựa trên cơ sở so sánh kinh tế kỹ thuật giữa các phương pháp, đặc biệt là với phương pháp làm mềm bằng cationit.

Máy lọc nước RO (thẩm thấu ngược):

Công nghệ lọc RO cho phép loại bỏ gần như tất cả các chất hòa tan và không hòa tan ra khỏi nước, nước lọc RO có thể coi là H2O tinh khiết (tuy không bằng nước cất).

Đun nước :

Đun nóng nuớc sẽ làm giảm đáng kể độ cứng của nước

Làm nước lưu động liên tục:

Khuấy liên tục hoặc bơm tuần hoàn liên tục cũng có tác dụng, tuy rằng khá chậm và trong nhiều trường hợp, sự phân hủy bicarbonat chậm hơn sự hòa tan bicarbonat mới từ các nguồn khác vào nước.

Phương pháp điện từ :

Đây là một giải pháp mới trong công việc làm mềm nước cứng. Việc sử dụng dòng điện biến thiên một chiều tác động vào nước cứng, gây ức chế, vô hiệu hóa sự hoạt động của các Ion Ca+ và Magie +. Làm cho chúng không thể kết hợp tạo thành muối bám trên bề mặt các thiết bị đun nấu và đường ống.
Thông thường tùy chất lượng của nguồn nước (thông qua đo đạc các chỉ số) mà chọn các các loại máy lọc nước với các lõi lọc trao đổi ion phù hợp được sử dụng.
Với đội ngũ kĩ thuật chuyên sâu về môi trường, trẻ trung, đầy nhiệt huyết, áp dụng các kĩ thuật hiện đại công ty môi trường Minh Việt tự tin sẽ cùng bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng, tiện lợi, giảm mức chi phí tối đa có thể. Hãy liên hệ với chúng tôi để có được sự hỗ trợ tốt nhất cho bạn.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT

Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427


Read more…

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG SẢN XUẤT NƯỚC MẮM

10:07 AM |
Trong công nghiệp sản xuất nước mắm thì nước thải  phát sinh từ khâu vệ sinh và lượng nước mắm còn đọng lại trong thiết bị. Thành phần chủ yếu gồm: các hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ phân hủy, cặn lắng của nước mắm. Bởi thế, đặc trưng của nước thải này là hàm lượng COD, BOD cao, độ muối cao. Có chứa độ màu do có sử dụng chất tạo màu cho nước mắm. Vấn đề đặt ra là phải thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất nước mắm đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải với công suất 10 m3/ngày.đêm.
Tần suất vệ sinh thường: các bồn chứa, xe nhập tank, bồn chứa hòa trộn thì sau một lần sử dụng. Với bơm ly tâm, đường ống, bồn chiết, vòi chiết, máy thanh trùng thì là đầu ca và cuối ca. Các dụng cụ nấu phụ gia, hòa gum, siro… thì thường là rửa sau một lần sử dụng. Thiết bị lọc thường thì vệ sinh với nước sạch, sau đó tạt dung dịch proxitan 0,15% trong vòng 10 – 15 phút, dung dịch muối 22 – 25 % trong vòng 10 -15 phút. Với các thiết bị thanh trùng thì sử dụng thêm axit HCl 0,5%, NaOH 0,1% không sử dụng proxitan. Nhà xưởng thường chỉ vệ sinh bằng xà phòng vào cuối mỗi ca.
Với các chất gây ô nhiễm như trên. Khi trực tiếp dưa ra môi trường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính. Do đó, việc thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất nước mắm là hoàn toàn cần thiết.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐỀ NGHỊ:
Hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất nước mắm
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:
Bố trí các song chắn rác để loại bỏ một phần cặn, chất rắn, vật nổi trước khi vào hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất nước mắm để bảo vệ thiết bị máy móc ở các công trình đơn vị. Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất theo mạng lưới thoát nước chảy vào bể điều hòa – gom, hệ thống phân phối khí sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm chìm bơm sang bể sinh học kỵ khí .
Tại bể sinh học ky khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau :
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí     →    CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể sinh học kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ.
Sau bể sinh học kỵ khí, nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic (thiếu khí) và aerotank (sinh học hiếu khí).
Bể Anoxic thực hiện quá trình phân hủy sinh học trong điều kiện thiếu oxy. Quá trình này nhằm loại bỏ một phần các chất hữu cơ trong nước thải đồng thời khử Nitơ từ Nitrat do dòng tuần hoàn từ bể hiếu khí. Bể Anoxic là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P, nên quá trình nitrat hoá và quá trình photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây.Để khử  nitrat hóa thuận lợi, tại bể  Anoxic bố trí bố trí giá thể vi sinh, giúp tăng diện tích bề mặt,đẩy nhanh quá trình phát triển và phân hủy các chất hưu cơ của vi sinh vật.
Bể anoxic kết hợp Aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4và khử NO3-  thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.
Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 8.000 – 10.000 mg MLSS/L. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao thì tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cấp vào bể Aerotank bằng cách  thổi khí (máy thổi khí Airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm.
Tiếp đó, nước tự chảy sang bể sinh học hiếu khí (Aerotank), bể này có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn xót lại trong nước thải. Trong bể Aerotank sẽ diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và các chất có dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên toàn bộ diện tích bể nhằm để cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽsử dụng các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước làmn nguồn dinh dưỡng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng lên tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính này nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l. Chính vì vậy, một phần lượng bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.
Nước thải sau xử lý sinh học mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ,  bể lắng này có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước thải được phân phối vào ống lắng trung tâm và đi theo hướng từ dưới lên. Dưới tác động của trọng lượng phần bùn sẽ được lắng xuống đáy bể; phần bùn lắng được ở đáy bể sẽ bơm tuần hoàn lại bể sinh học để giữ hàm lượng bùn trong bể luôn ổn định; phần bùn dư sẽ được bơm về bể phân hủy bùn để xử lý. Nước sau khi lắng (nước trong) dâng lên trên đi qua ống thu nước chảy sang bể khử trùng.
Trong bể khử trùng sử dung hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục bằng bơm định lượng. Sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi  khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo chất lượng nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận .
Cuối cùng nước thải sẽ được bơm vào thiết bị lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không có khả năng phân giải sinh học, tạo độ trong cần thiết cho nước thải. Thiết bị lọc áp lực sẽ được rửa lọc định kỳ để tách các cặn rắn bám phủ lâu ngày lên bề mặt lớp vật liệu là nguyên nhân gây tắc lọc, làm giảm hiệu quả xử lý. Nước chứa bùn sau khi rửa lọc sẽ được dẫn về bể gom để tiếp tục được xử lý.
Hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất nước mắm do công ty môi trường Minh Việt chúng tôi lắp đặt cho kết quả nước sau xử lý đảm bảo đạt loại B – QCVN 11:2008/BTNMT và sẽ được xả vào môi trường nguồn tiếp nhận.
Bùn lắng từ bể chứa bùn, quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong 1 thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng.Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và hút xử lý định kỳ. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom để tiếp tục xử lý. 
Đi đầu trong ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, cùng với kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp về tư vấn, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian ký kết và luôn luôn đảm bảo chất lượng, hài lòng quý doanh nghiệp. Chúng tôi khẳng định thành công của mình bởi tiêu chí “Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.
Read more…

Doanh nghiệp mò mẫm đi ký quỹ bảo vệ môi trường

9:16 AM |
Hội thảo mở ra lấy ý kiến Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 26/9, diễn ra tại Hà Nội.

(Ảnh minh họa)

Tại hội thảo có khá nhiều ý kiến của các doanh nghiệp và hiệp hội cho rằng trong quy định đưa ra cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, nên xem xét việc loại bỏ hoặc cắt giảm mức giá trị tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu, bởi đây chính là gánh nặng và thiệt thòi về tài chính cho doanh nghiệp.

Chương IX của dự thảo Nghị định quy định về quản lý chất thải và phế liệu, yêu cầu ký quỹ đảm bảo phế liệu nhập khẩu. Khoản ký quỹ được quy định là 80% tổng giá trị hàng phế liệu nhập khẩu. Mục đích nhằm đảm bảo tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm khắc phục các rủi ro môi trường do việc không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu.


Tại hội thảo, đại diện Tổng cục Môi trường cho biết, Ban soạn thảo dự thảo đã cân nhắc giảm mức giá trị tiền ký quỹ về 50% thay vì 80% như trước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và hiệp hội cho rằng, mức ký quỹ 50% vẫn là con số cao, và gây khó khăn cho doanh nghiệp.


Khoản chi phí này sẽ được hoàn trả cho tổ chức cá nhân và doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục thông quan đối với phế liệu nhập khẩu; phế liệu nhập khẩu không được thông quan không đáp ứng các yêu cầu được quy định tại khoản 1 điều 76 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho rằng, trong năm 2013, các doanh nghiệp ngành thép sản xuất được 5,5 triệu tấn thép thô, và trong năm 2014 dự kiến là 6 triệu tấn; trong đó hơn 90% được luyện bằng lò hồ quang luyện thép phế liệu. 


Khi nguồn cung thép phế trong nước chỉ đạt khoảng 2 triệu tấn, Việt Nam phải nhập khẩu 3,5-4 triệu tấn thép phế, tương đương khoảng 1 tỷ USD. Hơn nữa, việc nhập khẩu thép được chia làm nhiều thời điểm trong năm. Với quy định doanh nghiệp phải ký quỹ bảo vệ môi trường, doanh nghiệp sẽ luôn phải có một khoản tiền để thực hiện ký quỹ bên cạnh các chi phí hàng hóa khác. 


Với mức ký quỹ 50%, số tiền mà các doanh nghiệp ký quỹ cũng sẽ tương đương 500 triệu USD. Các doanh nghiệp thép trong nước phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, khả năng cạnh tranh thấp, nên nếu gánh thêm khoản phí này sẽ vô cùng khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta đang tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do. Do đó, ban soạn thảo có thể xem xét giảm mức ký quỹ xuống còn khoảng 5%.


Theo ông Trần Miên, Nguyên trưởng ban Môi trường Tập đoàn Công nghiệp Than-khoáng sản Việt Nam, khoản tiền ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường là một gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản.

Do vậy cần có các quy định hướng dẫn để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ một cách tự nguyện, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp; loại bỏ hoặc giảm mức ký quỹ xuống để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp phải lo 2 lần khoản tiền để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường: một lần để ký quỹ, một lần để thực hiện đề án cải tạo, trong khi đó tiền hoàn trả với lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất vay tín dụng, tiền ký quỹ không được quay vòng để phục vụ sản xuất. 

Tại hội thảo mở ra, các ý kiến cũng tập trung thảo luận và góp ý về các vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường đất; hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; xác nhận hệ thống quản lý môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ; những ưu đãi hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; hoạt động khoáng sản: cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ.

Read more…

Hot