Chịu trách nhiệm thu gom rác ở các tổ 21, 23, 24 và 25 phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), chị Lập phải đảm nhận khối lượng công việc khá lớn, so với sức của chị. Có những hôm chóng mặt, xe rác nặng, chị phải nhờ tới bà con, thậm chí là cậu con trai nhỏ của mình ra đẩy giúp. Ca chị làm từ 14 - 23h, nhưng vì sống tại phường, nên hễ thấy rác bẩn ở các tuyến đường, chị đều gom và chuyển ra bãi tập kết. Không quản ngại khó khăn, cũng không nề hà việc nặng, khi thấy gia đình nào đi vắng, chưa đổ được rác, chị đều chủ động mang ra giúp. Đặc biệt, với từng loại rác, chị đều có phân loại cẩn thận, đảm bảo cho việc thu gom sau đó không gặp khó khăn. “Một công mình đi, được ít mình phân loại luôn, chứ đợi nhiều, thì người sau rất vất vả để xử lý” - chị bộc bạch.Hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt Trụ sở điện lực
Chị cũng tích cực tuyên truyền mọi người dân trong khu phố nâng cao ý thức, giữ gìn vệ sinh chung. Bởi vậy, nhiều người đều cảm phục thái độ cũng như cách làm việc của chị. Ý thức giữ gìn vệ sinh trong khu phố vì thế mà được cải thiện rõ rệt. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại tphcm
Không quản ngày nắng, mưa, bóng dáng chị Lập vẫn “xuất hiện” trên phố. Tại các tổ chị phụ trách trước đây vốn “nóng” bởi tình trạng xả rác bừa bãi ra nơi công cộng, thì giờ, nền nếp đã được thiết lập trở lại. “Chị ấy tốt mà tận tình, chu đáo lắm. Những người già trong tổ là quen với chị ấy nhất, vì thường được chị ấy vào tận nơi để mang rác đi” - chị Nguyễn Thị Hạnh - người dân tại tổ 25 (phường Hạ Đình) - cho biết.Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
Dù những việc làm trên của chị Lập là rất nhỏ, song chính những hành động ấy lại mang đến những ý nghĩa lớn. Tận tình với công việc với thái độ và sự nghiêm túc, thân thiện của chị làm thay đổi nếp nghĩ của cả một cộng đồng dân cư.
BÁO LAO ĐỘNG
Comments[ 0 ]
Post a Comment