SỐNG ĐÃ LÂU MÀ GIỜ MỚI XÂY DỰNG

10:44 AM |
Thay gì xây dựng ngay từ đầu thì nhiều khu đô thị ở Hà Nội khi được đưa vào sử dụng hàng chục năm, cư dân vào ở nhiều nhưng đến nay chủ đầu tư mới bắt tay chuẩn bị xây nhà máy xử lý nước thải. Cơ quan quản lý nhà nước biết nhưng việc xử lý không dứt điểm khiến hàng nghìn cư dân hằng ngày phải sống cùng những khu đô thị bốc mùi.

                          
            Hệ thống thoát nước thải của Khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì.

Vẫn chờ khu xử lý nước thải


Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội) do Cty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long làm chủ đầu tư và hoạt động chính thức từ 2005. Theo thiết kế được Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội phê duyệt, trạm xử lý nước thải khu đô thị được xây dựng tại khu kỹ thuật bao gồm: trạm biến áp 110/220Kv, trạm xử lý nước thải và trạm bơm nước mưa. 

Toàn bộ khu kỹ thuật nằm ở phía bắc dự án, trên diện tích 12.670 m2. Trạm xử lý nước thải được thiết kế công suất 18.124m3/ngày đêm. Trong đó, giai đoạn 1: 9.000m3/ngày đêm; giai đoạn 2: 9.124m3/ngày đêm. Nước thải sau khi xử lý có thông số đáp ứng theo Quy chuẩn QGVN trước khi xả thẳng ra môi trường.Báo cáo của Cty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long gửi Sở Xây dựng Hà Nội ngày 19/8/2014 cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng khu đất xây dựng trạm xử lý nước thải Khu đô thị Nam Thăng Long về cơ bản đã xong. Tuy nhiên trong khu vực vẫn còn một số ngôi mộ tổ vẫn chưa di chuyển. Dự kiến thi công giai đoạn 1 vào quý 3/2015, kết thúc vào quý 1/2017. Còn dự kiến thi công giai đoạn 2: Phụ thuộc vào nhu cầu về số lượng nước thải khi toàn bộ dự án xây dựng hoàn chỉnh.

Còn trạm xử lý nước thải Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) do Cty CP Đầu tư Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư, được bố trí tại lô đất có ký hiệu HT 01, diện tích 4.241m2 ở phía nam khu đô thị. Trạm xử lý nước thải có công suất 6.850m3/ngày đêm. Sau nhiều năm, đến nay, chủ đầu tư vẫn đang triển khai bước chuẩn bị đầu tư. Dự kiến, trạm xử lý nước thải sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng trong quý 4/2015.

Ông Hoàng Nam Sơn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở Xây dựng đã làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư khu đô thị: Ciputra, Yên Hòa, Văn Phú, Việt Hưng, Khu đoàn Ngoại giao Hà Nội và yêu cầu chủ đầu tư phải làm văn bản gửi lên Sở về tiến độ khởi công, hoàn thành nhà máy xử lý nước thải. Nếu chủ đầu tư chậm tiến độ sẽ có chế tài xử phạt theo quy định.

Chưa xong trách nhiệm, lại muốn xây thêm khu đô thị



Ông Đỗ Viết Chiến, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, theo quy hoạch, nhiều khu đô thị buộc phải xây khu xử lý nước thải. Lý giải về việc chủ đầu tư bất chấp quy định bỏ qua hạng mục quan trọng này, ông Chiến nói: “Nhiều chủ đầu tư không có vốn, “ăn xổi”, cái gì bán được thì làm trước. Với hành vi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý, cơ quan chức năng như: Cảnh sát môi trường; Thanh tra Sở Xây dựng, chính quyền sở tại có quyền xử phạt hoặc đình chỉ thi công nếu dự án đang xây dựng gây ô nhiễm môi trường”.

Theo ông Chiến, nhằm hạn chế việc chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc kinh doanh xây nhà kiếm tiền, trong Nghị định 11 (2013) quy định rõ, chủ đầu tư phải làm hạ tầng trước, hạ tầng khung, công trình khung, cả về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học)...mới được phép kinh doanh nhà ở. Như vậy, nếu chủ đầu tư không xây nhà máy xử lý nước thải trước sẽ không được phép xây nhà ở trong khu đô thị.


Read more…

TẬP THỂ DỤC GÓP PHẦN LÀM GIẢM Ô NHIỄM

10:26 AM |
Vừa tập thể dục vừa làm sạch nước hồ - mô hình độc đáo và mới lạ này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng các đơn vị lần đầu tiên thực hiện không những rèn luyện được sức khỏe mà còn cải thiện môi trường được người dân xung quanh hưởng ứng cao

Thiết bị gồm hai bộ phận, máy tập thể dục và bộ phận bể lọc nước bao gồm các cấp lọc thô thông thường kết hợp sử dụng các loại cây có khả năng hấp thu chất ô nhiễm trong nước. Các máy tập này tích hợp bơm cơ học giúp bơm nước hồ lên bể lọc, khi người tập thể dục sử dụng máy sẽ khiến bơm hoạt động. 

Theo Ngọc Anh chủ nhân của sáng kiến, cho biết: "Thiết bị đã đoạt giải Eidea do Hội đồng Anh tổ chức năm 2011 dành cho nhóm bạn trẻ tại Viện nước, tưới tiêu và môi trường. Chúng ta có thể thấy hồ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện bộ mặt đô thị, tuy nhiên hiện nay hầu hết các hồ đều bị ô nhiễm nặng do nhiều nguồn thải khác nhau khiến người đi tập thể dục sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi vận động trong môi trường thiếu trong lành."

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cũng khá đơn giản, dựa vào năng lượng được giải phóng trong quá trình vận động của con người, năng lượng này sẽ làm hoạt động thiết bị bơm nước từ hồ vào hệ thống lọc.

Hệ thống lọc với thành phần chính là những thực vật bản địa có khả năng xử lý nước ô nhiễm, cùng với cát, sỏi, sẽ xử lý các chất ô nhiễm trước khi đưa nước đã qua xử lý vào hồ.

Với hệ thống lọc này, một người tập thể dục trong vòng 1 tiếng đồng hồ có thể làm sạch được 4 -7m3 nước tùy theo khả năng vận động của từng người tham gia tập.


Ý tưởng về thiết bị “Sức khỏe xanh” của Ngọc Anh là một trong sáu ý tưởng đoạt giải E-idea 2011 do Hội đồng Anh và Tổ chức Bảo đảm Chất lượng Lloyd’s Register Quality Assuarance (LRQA) phối hợp tổ chức


Nước trong hồ được hút lên trực tiếp vào bể chứa thiết bị lọc như than hoạt tính, màng lọc, cát sỏi và kết hợp một loại cây lọc nước đã được khoa học chứng minh có tác dụng lọc các chất thải hữu cơ trong nước


Máy tập hoạt động nhờ lực đạp của người tập, nước hồ sẽ được hút lên và đổ vào một bể lọc trồng thủy trúc, đáy bể lọc là cát và các vật liệu có khả năng hấp thu các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Chân đạp theo chiều kim đồng hồ kết hợp giữa các động tác của chân và tay



Không những hệ thống lọc nước này rất gọn nhẹ, có thể bố trí một cách hợp lý, phù hợp với diện tích mặt hồ, bờ hồ mà cách sử dụng lại rất dễ dàng, bất kể mọi lứa tuổi đều có thể tham gia" làm sạch nước" bằng chính phần sức lực của mình


Lượng nước sau khi được lọc sạch sẽ thông qua đường ống dẫn trực tiếp chảy xuống hồ
Nguồn: moitruong.com
Tổng hợp: TD
Read more…

SÔNG ĐỒNG NAI SẼ SẠCH VỚI MỨC ĐẦU TƯ LỚN!

12:14 PM |
Nhằm bảo vệ nguồn nước cấp sinh hoạt cũng như sản xuất cho gần 20 triệu người dân, việc  giảm thiểu ô nhiễm, cải tạo chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai là điều cần thiết cấp bách. Tuy nhiên, để làm được điều này không riêng TP.HCM cần phải có một khoảng chi phí khổng lồ để đầu tu xây dựng và  xử lý.
Cần nhiều dự án cải thiện môi trường
Ông Cao Tung Sơn, Phó Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM cho biết, để thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, nhiều giải pháp mạnh đã được áp dụng và cần phải có thêm  nhiều dự án bảo vệ môi trường.
Cụ thể, Sở TN-MT đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý 310 đơn vị. Trong đó, xử phạt và buộc tạm đình chỉ 100 đơn vị có hành vi vi phạm môi trường nghiêm trọng. Riêng 37 doanh nghiệp ô nhiễm nằm trong quyết định phải di dời của Chính phủ, thành phố đã tổ chức giải quyết những khó khăn, vướng mắc về vốn và địa điểm di dời cho các doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương.
Những trường hợp chưa di dời thì áp dụng biện pháp thanh tra, kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi năm hai lần và đột xuất. Song song đó, đẩy mạnh hoạt động hiệu quả các quỹ bảo vệ môi trường như quỹ xoay vòng lãi suất 4%/năm; quỹ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp lãi suất 0%/năm cho các doanh nghiệp có nhu cầu…
Một góc hồ chứa nước thải Nhà máy nước thải Bình Hưng xử lý nước thải trên phạm vi 1.000ha với công suất 141.000 m³/ngày (Ảnh: Phạm Cao Minh/Sài Gòn Giải Phóng)
Một góc hồ chứa nước thải Nhà máy nước thải Bình Hưng xử lý nước thải trên phạm vi 1.000ha với công suất 141.000 m³/ngày (Ảnh: Phạm Cao Minh/Sài Gòn Giải Phóng)
Không dừng lại đó, việc cải tạo một số tuyến kênh rạch cũng được chú trọng đầu tư, bởi đây là những nguồn dẫn chất thải ra sông. Thành phố đã kết hợp cải tạo hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, kênh Đôi – kênh Tẻ, kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc… với việc đưa vào vận hành một số nhà máy xử lý nước thải đô thị.
Xây dựng thêm 12 nhà máy xử lý nước thải
Tuy kết quả đạt được rất đáng khích lệ nhưng để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại thành phố cũng như giảm thiểu tải lượng ô nhiễm môi trường ra sông thì vẫn cần khoản kinh phí lên đến vài ngàn tỷ đồng để xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước thải. Đại diện Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TPHCM cho biết, từ nay cho đến năm 2015, thành phố đang đẩy mạnh kêu gọi, đầu tư xây dựng 12 nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Cụ thể là Nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn với công suất 120.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa – Lò Gốm với công suất 300.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 với công suất 170.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát với công suất 250.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè với công suất 480.000m³/ngày (giai đoạn 1) và 800.000m³/ngày (giai đoạn 2).
Không chỉ vậy, nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường tuy có chuyển biến nhưng chưa tạo được thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của đại bộ phận dân cư. Tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường tại khu vực dân cư và doanh nghiệp lân cận thành phố vẫn còn rất phổ biến. Điển hình tình trạng ô nhiễm kênh Ba Bò, kênh giáp ranh tỉnh Long An, thượng nguồn sông Sài Gòn giáp ranh tỉnh Tây Ninh…
Có thể nói, việc bảo vệ môi trường là cấp thiết, đặc biệt là bảo vệ chất lượng nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt cho 20 triệu người dân thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Tuy nhiên, nếu chỉ có một mình TPHCM làm mà thiếu sự đồng bộ từ các tỉnh thành khác; nếu mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các tỉnh thành vẫn tiếp tục kéo dài không được giải quyết thỏa đáng, nhiều tỉnh thành vẫn coi trọng phát triển kinh tế hơn bảo vệ môi trường, thì dù TPHCM có bỏ vào hàng trăm ngàn tỷ đồng để cải thiện ô nhiễm chất lượng môi trường nhằm giảm thiểu tải lượng ô nhiễm cho sông Đồng Nai, cũng sẽ trôi theo sông.
MXD
Read more…

XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

11:13 AM |
Xây đô thị với các hành lang xanh, cải thiện hệ thống mặt nước, tận dụng thay đổi tích cực của khí hậu… là những hướng đi để đô thị Việt Nam hạn chế những thách thức từ biến đổi khí hậu như mưa lũ, nắng nóng, nước biển dâng.
Tạo thêm không gian đô thị xanh
Việc mất đi mảng xanh, gia tăng mật độ xây dựng làm đô thị ngày càng phải chịu ảnh hưởng từ hiện tượng đảo nhiệt đô thị. Hiện tượng này khiến nhiệt độ ở nhiều khu vực có thể cao hơn 8 - 10 độ C so với nhiệt độ trung bình ở các khu vực xung quanh.

TP.HCM và Hà Nội - 2 thành phố lớn nhất thì cũng là 2 đô thị có nguồn khí thải nhà kính lớn nhất trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, tình trạng úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường cũng đang là những vấn đề lớn nhất ở 2 thành phố này.

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu với sự phát triển bền vững của các đô thị Việt Nam, các nhà khoa học bắt đầu đưa ra một số dự án xây dựng các khu đô thị như xây dựng hành lang xanh, vành đai xanh, cải thiện và phát triển hệ thống nước… 


“Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh” cũng là chủ đề chính trong Ngày Đô thị Việt Nam 8/11 năm 2014.

Theo đó, xây dựng đô thị Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như quy hoạch, quản lý quy hoạch theo hướng tiếp cận đô thị bền vững, đảm bảo hiệu quả kinh tế, sinh thái. Công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật cũng cần đồng bộ, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, phát triển các loại hình đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh vùng với nâng cao diện tích không gian xây xanh, mặt nước…

Hiện Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, làm tiền đề triển khai các chương trình, dự án phục vụ định hướng phát triển đô thị ở Việt Nam.
Quy hoạch để thích ứng với biến đổi khí hậu

TP.HCM là thành phố chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nề với những hiện tượng như ngập lụt, nước biển dâng, xâm mặn… Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cũng cho thấy TP.HCM là 1 trong 10 thành phố bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Từ đó, nhiều công trình được xây dựng cùng với các giải pháp đã đưa triển khai để giúp TP.HCM thích ứng với biến đổi khí hậu.


Theo Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM tới năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt, phát triển cảng biển và đô thị biển sẽ là hướng phát triển lớn của TP.HCM. Hướng phát triển này còn giúp thành phố mở rộng vùng không gian phát triển đô thị, tạo thêm mặt bằng mới cho thành phố, xây dựng khu công nghiệp và khu dân cư.

Tuy nhiên, hướng phát triển này cũng khiến TP.HCM đối mặt với tình trạng nhập nước, đặc biệt biến đối khí hậu ngày càng phức tạp. Từ đó, TP.HCM đang xây dựng Chiến lược tiến ra biển trên cơ sở rà soát lại tất cả các quy hoạch của thành phố hiện nay, kết hợp lại với nhau, phân tích các điểm mạnh, yếu.

TP.HCM cũng đang nghiên cứu các giải pháp để đón đầu và tận dụng những ảnh hưởng tích cực của biến đổi khí hậu, thích ứng với thiên tai, phát triển bền vững.

Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN&MT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Hành động thích ứng với biến đổi khí hậu TP.HCM cho biết, TP.HCM phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành các công trình cơ bản ứng phó với biến đổi khí hậu như cảng biển, công trình đê điều chống ngập lụt, đập ngăn mặn, mạng lưới giao thông thủy, quản lý mạng lưới nước tiêu thụ, mở tuyến đường từ nội thành sang Cần Giờ…

Những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu của Hà Nội và TP.HCM cũng cho thấy xu hướng mới trong quy hoạch phát triển của nhiều đô thị khác trong cả nước. Trong đó, những kế hoạch ứng phó từ xa, tận dụng biến đổi tích cực càng đóng vài trò then chốt đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững về KT - XH.
Nguồn: tổng hợp
TD
Read more…

Hot