CẦN BAN HÀNH TIÊU CHUẨN KHÔNG KHÍ TRONG TÒA NHÀ CAO ỐC

4:03 PM |

Tiêu chuẩn không khí trong tòa cao ốc chưa ban hành thì khó có thể nói đã coi trọng bảo vệ sức khỏe người dân.
Nữ nhân viên BigC Garden bị ngất được đưa đi cấp cứu

Không khí là sức khỏe

Suýt chết ngạt do ô nhiễm không khí ở Siêu thị BigC Garden đầu tuần này mới làm lộ ra các lỗ hổng quản lý về thiết kế xây dựng, cấp phép hoạt động và tiêu chuẩn chất lượng không khí trong các tòa nhà còn đắp chiếu dự thảo, chưa ban hành. 

Chỉ số sức khỏe liên quan trực tiếp đến chất lượng không khí. Một người trung bình hít vào mỗi ngày chừng 20.000lần. Như thế khoảng 10.000lít không khí vào phổi của ta mỗi ngày. Nếu biết được lượng không khí này ảnh hưởng đến sức khỏe của mình như thế nào, cũng như khi nào là lúc tốt nhất để hoạt động hít thở sâu, làm tăng thêm lượng không khí thì chắc là sức khỏe ta tốt hơn nhiều.

Chỉ báo sức khoẻ - chất lượng không khí là một công cụ mới để đo lường, lượng định chất lượng không khí về tác động tới sức khoẻ. Có thang bậc từ 1 đến 10. Chỉ số 1 báo không khí ít tác động xấu tới sức khỏe và chỉ số 10 hay cao hơn, lên đến 10+, có nghĩa là cơ nguy rất cao. 

Một số nước qua tivi, đài phát thanh, báo chí, có thể đưa chỉ số trên ở mục thời tiết. Thông tin được cập nhật hàng giờ và cả dự báo cho ngày kế tiếp. Chỉ báo đó không chỉ giúp mỗi người bảo vệ sức khỏe mà cũng nhắc nhở chúng ta về nhu cầu bảo vệ môi trường, cảnh giác với môi trường ô nhiễm. Gián tiếp nhắc nhở mọi người giảm sử dụng năng lượng là có thể giảm được số ngày có chỉ số ô nhiễm không khí cao. 

Theo ông Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường, hiện nay ở nước ta chỉ có tiêu chuẩn về chống tiếng ồn, còn chất lượng không khí chỉ có quy định trong các môi trường sản xuất, xưởng sản xuất. Trong khi đó ô nhiễm không khí tại các tòa nhà hiện đang ở mức báo động. 

Trách nhiệm vòng quanh

Hãy tưởng tượng không khí ô nhiễm tệ hại sẽ ảnh hưởng thế nào lên cuộc đời của trẻ bị bệnh suyễn, người cao tuổi, người có bệnh tim hoặc bệnh hô hấp? Sẽ không chỉ có những sự cố ngạt khí nghiêm trọng cấp cứu hàng loạt người ngất xỉu như ở Siêu thị BigC Garden, mà các bệnh giết người nguy hiểm liên quan đến ô nhiểm không khí là bệnh tim, đột quỵ, bệnh phổi và ung thư phổi, khi nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá ngưỡng cho phép tác động lâu dài lên sức khỏe. 

Muốn kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí, hạn chế các sự cố tương tự vụ nhiều người bị ngất xỉu ở Siêu thị BigC Garden vừa qua, phải triển hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, giám sát hoạt động, báo cáo nguồn thải. 

Từ sự cố nhiều người bị ngất xỉu nhưng nếu không có tiêu chuẩn chất lượng không khí, việc truy cứu trách nhiệm sẽ khó khăn. Khéo lại loanh quanh như chuyện dân gian VN, "Trời sợ mây. Mây sợ gió. Gió sợ bờ tường. Bờ tường sợ chuột cống. Chuột cống sợ mèo già. Mèo già sợ mẹ đĩ nhà hề. Mẹ đĩ nhà hề sợ hề. Hề sợ quan. Quan sợ vua. Vua sợ trời…”, cứ thế cứ thế.

Trong khi chúng ta chưa có được những chỉ báo sức khỏe – chất lượng không khí như nói trên cung cấp cho mọi người dân, ở mọi vùng miền, nhất là những thành phố ô nhiễm do khói bụi công nghiệp và khí thải thường xuyên, cơ quan Bộ Y tế cần sớm ban hành tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà ở Việt Nam. Việc xây dựng, vận hành của hệ thống thông gió các toà nhà phải được các cơ quan chức năng cùng địa phương giám sát chặt chẽ, thường xuyên. Bản thân người sử dụng cũng cần hạn chế gây ra các nguồn ô nhiễm, như đun nấu tùy tiện, thay đổi tầng hầm thành siêu thị…

Không thể để việc ngộ độc khí đã kết luận lý do mà đến nay vẫn chưa cơ quan nào chịu trách nhiệm để xảy ra vụ việc này. Cơ quan nào chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống thông gió trong các tòa cao ốc, cụ thể sẽ công bố kết quả kiểm tra độ an toàn không khí trong tòa nhà The Garden, các điều kiện an toàn tại siêu thị Big C Garden cần sớm làm rõ, thay vì trách nhiệm đùn đẩy vòng quanh.

Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

QUÁ TẢI, BÃI RÁC KHỔNG LỒ GÂY Ô NHIỄM

8:00 AM |
Nằm lộ thiên và tồn tại hàng chục  năm nay, bãi rác Phú Hưng giờ đã quá tải đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những hộ dân sống xung quanh. Dịch bệnh luôn đe dọa đến sức khỏe của người dân hàng ngày.

                     
                                     Bãi rác Phú Hưng, điểm nóng ô nhiễm môi trường

Bãi rác này tồn tại gần 20 năm qua, có diện tích 52.000m2. Đây là nơi tập kết rác thải, chất thải của TP. Bến Tre, một số huyện và 2 khu công nghiệp Giao Long - An Hiệp, tỉnh Bến Tre. Đến nay, bãi rác Phú Hưng đã dự trữ hàng chục nghìn tấn rác thải, chất thải. Những đống rác thải chất lên thành những gò cao vút. Do nằm ngay khu dân cư và chưa xây dựng hệ thống xử lý đạt chuẩn, nên bãi rác gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Theo người dân địa phương, vào mùa mưa nước từ bãi rác tràn ngập mặt đường và chảy xuống kênh Thương Phế Binh gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay, mùi hôi thối từ nơi này bốc ra làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân các xã Phú Hưng, TP. Bến Tre; xã Phước Thạnh, Hữu Định, huyện Châu Thành.

Ông Phan Thành Hiệp, xã Phú Hưng còn cho biết, các thửa ruộng nằm gần bãi rác chỉ làm được 1 vụ mùa khô, còn 2 vụ mùa mưa thì phải bỏ hoang. “Nước từ bãi rác chảy ra ruộng khiến chúng tôi làm không được, lúa bị hư hỏng, chết. Bây giờ, tôi đề nghị khắc phục làm sao cho nước không chảy ra ruộng. Tôi có 2 công ruộng làm để lấy lúa ăn mà nước chảy ra sao làm được?”, ông Hiệp bức xúc nói.

                       
                                   Các hố chôn rác thải tại bãi rác Phú Hưng ô nhiễm nặng

Do công tác quản lý của Công ty cổ phần Công trình Đô thị TP. Bến Tre chưa chặt chẽ, nên có một số doanh nghiệp còn lén lút dùng xe tải đưa nước thải có hóa chất đổ vào bãi rác này. Lượng nước thải chưa qua xử lý chảy ra kênh mương nội đồng làm ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng.

Trước thực trạng nhức nhối từ bãi rác Phú Hưng ngày càng ô nhiễm trầm trọng, chính quyền và nhân dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị lên thành phố và tỉnh Bến Tre, nhưng đến nay vẫn chưa thấy khắc phục.

Ông Phạm Văn Tống, Chủ tịch UBND xã Phú Hưng, TP Bến Tre cho biết, thời gian quan Công ty cổ phần Công trình đô thị TP. Bến Tre đã có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường đối với bãi rác nhưng hiệu quả không cao. Cuộc sống của người dân các xã lân cận vẫn bị ảnh hưởng nặng nề.

“Bãi rác của Phú Hưng đã quá tải nên đề nghị các ngành chức năng cấp tỉnh sớm xây dựng nhà máy xử lý rác để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cộng đồng. Trong khi chờ thời gian xây dựng nhà máy xử lý rác, đề xuất UBND thành phố và Công ty công trình đô thị có hướng mở rộng diện tích để đào hồ xử lý rác, phun chế phẩm hóa chất để không gây mùi hôi thối chung quanh”, ông Phạm Văn Tống nói.

               
                    Kênh mương tại các hộ dân xung quanh bãi rác đều có màu đen

Qua tìm hiểu của chúng tôi, bãi rác Phú Hưng đã được UBND tỉnh Bến Tre lập “Dự án đầu tư xây dựng công trình đóng cửa bãi rác Phú Hưng” với kinh phí trên 23 tỷ đồng. Dự án này đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường duyệt và xin hỗ trợ kinh phí thực hiện. Tuy nhiên, phía Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đồng ý hỗ trợ cho Bến Tre gần 11,7 tỷ đồng để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường một phần của bãi rác Phú Hưng.

UBND tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu lập lại dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với nguồn vốn Trung ương cấp để triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, thời gian cụ thể để triển khai dự án này và khả năng khắc phục ô nhiễm môi trường từ bãi rác Phú Hưng vẫn chưa xác định.

Còn theo người dân địa phương thì giải pháp tối ưu nhất để khắc phục ô nhiễm môi trường này là di dời bãi rác đến nơi khác; đồng thời xử lý lượng rác tồn động hàng chục năm nay. Ngoài việc gây ô nhiễm môi trường thì nguy cơ cháy nổ từ bãi rác Phú Hưng rất cao. Do vậy, một khi xảy ra sự cố này thì vô phương cứu chữa và sức khỏe hàng nghìn hộ dân nơi đây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều./.
Read more…

SỐNG ĐÃ LÂU MÀ GIỜ MỚI XÂY DỰNG

10:44 AM |
Thay gì xây dựng ngay từ đầu thì nhiều khu đô thị ở Hà Nội khi được đưa vào sử dụng hàng chục năm, cư dân vào ở nhiều nhưng đến nay chủ đầu tư mới bắt tay chuẩn bị xây nhà máy xử lý nước thải. Cơ quan quản lý nhà nước biết nhưng việc xử lý không dứt điểm khiến hàng nghìn cư dân hằng ngày phải sống cùng những khu đô thị bốc mùi.

                          
            Hệ thống thoát nước thải của Khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì.

Vẫn chờ khu xử lý nước thải


Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội) do Cty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long làm chủ đầu tư và hoạt động chính thức từ 2005. Theo thiết kế được Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội phê duyệt, trạm xử lý nước thải khu đô thị được xây dựng tại khu kỹ thuật bao gồm: trạm biến áp 110/220Kv, trạm xử lý nước thải và trạm bơm nước mưa. 

Toàn bộ khu kỹ thuật nằm ở phía bắc dự án, trên diện tích 12.670 m2. Trạm xử lý nước thải được thiết kế công suất 18.124m3/ngày đêm. Trong đó, giai đoạn 1: 9.000m3/ngày đêm; giai đoạn 2: 9.124m3/ngày đêm. Nước thải sau khi xử lý có thông số đáp ứng theo Quy chuẩn QGVN trước khi xả thẳng ra môi trường.Báo cáo của Cty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long gửi Sở Xây dựng Hà Nội ngày 19/8/2014 cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng khu đất xây dựng trạm xử lý nước thải Khu đô thị Nam Thăng Long về cơ bản đã xong. Tuy nhiên trong khu vực vẫn còn một số ngôi mộ tổ vẫn chưa di chuyển. Dự kiến thi công giai đoạn 1 vào quý 3/2015, kết thúc vào quý 1/2017. Còn dự kiến thi công giai đoạn 2: Phụ thuộc vào nhu cầu về số lượng nước thải khi toàn bộ dự án xây dựng hoàn chỉnh.

Còn trạm xử lý nước thải Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) do Cty CP Đầu tư Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư, được bố trí tại lô đất có ký hiệu HT 01, diện tích 4.241m2 ở phía nam khu đô thị. Trạm xử lý nước thải có công suất 6.850m3/ngày đêm. Sau nhiều năm, đến nay, chủ đầu tư vẫn đang triển khai bước chuẩn bị đầu tư. Dự kiến, trạm xử lý nước thải sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng trong quý 4/2015.

Ông Hoàng Nam Sơn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở Xây dựng đã làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư khu đô thị: Ciputra, Yên Hòa, Văn Phú, Việt Hưng, Khu đoàn Ngoại giao Hà Nội và yêu cầu chủ đầu tư phải làm văn bản gửi lên Sở về tiến độ khởi công, hoàn thành nhà máy xử lý nước thải. Nếu chủ đầu tư chậm tiến độ sẽ có chế tài xử phạt theo quy định.

Chưa xong trách nhiệm, lại muốn xây thêm khu đô thị



Ông Đỗ Viết Chiến, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, theo quy hoạch, nhiều khu đô thị buộc phải xây khu xử lý nước thải. Lý giải về việc chủ đầu tư bất chấp quy định bỏ qua hạng mục quan trọng này, ông Chiến nói: “Nhiều chủ đầu tư không có vốn, “ăn xổi”, cái gì bán được thì làm trước. Với hành vi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý, cơ quan chức năng như: Cảnh sát môi trường; Thanh tra Sở Xây dựng, chính quyền sở tại có quyền xử phạt hoặc đình chỉ thi công nếu dự án đang xây dựng gây ô nhiễm môi trường”.

Theo ông Chiến, nhằm hạn chế việc chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc kinh doanh xây nhà kiếm tiền, trong Nghị định 11 (2013) quy định rõ, chủ đầu tư phải làm hạ tầng trước, hạ tầng khung, công trình khung, cả về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học)...mới được phép kinh doanh nhà ở. Như vậy, nếu chủ đầu tư không xây nhà máy xử lý nước thải trước sẽ không được phép xây nhà ở trong khu đô thị.


Read more…

SỐNG CHUNG VỚI BÒ!

2:40 PM |

200 con, ngày đêm xả thải!

Nhiều năm nay hàng trăm hộ dân xã An Hồng, huyện An Dương (TP Hải Phòng) phải chịu cảnh sống cùng với mùi hôi thối từ trại nuôi bò với số lượng 2000 con, gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và đời sống sản xuất.
B4

Chiều 12/3, đại diện hàng trăm hộ dân thôn Ngô Hùng, xã An Hồng, huyện An Dương (TP Hải Phòng) đã kéo lên nhà văn hóa thôn yêu cầu chính quyền xã, huyện có biện pháp xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường do trang trại nuôi bò ngay cạnh khu dân cư và nhà máy tạo hạt nhựa đổ nước thải làm chết lúa, hoa màu. Đồng thời, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng khiến sinh hoạt của người dân ở đây bị đảo lộn.
B1

Phân bò ngổn ngang 

Với số lượng lớn bò, lượng phân do chúng thải ra cao, có thể thấy nhìn xung quanh các chuồng bó là những đống phân nằm ngỗn ngang, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, vô cùng khó chịu buộc các hộ dân sống gần đây phải đóng cửa cả ngày.
“Những hôm lộng gió, mùi phần bò bốc lên rất gắt, nhiều hộ sát bên trang trại phải đeo khẩu trang ngủ, ăn uống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều cháu nhỏ còn bị bệnh hô hấp”, ông Chanh nói.


Khoảng cách từ chồng nuôi bò đến nhà các hộ dân thôn Ngô Hùng chỉ vài trăm mét. Lượng chất thải của đàn bò này tràn ngập khu trang trại và bốc mùi nồng nặc, trang trại bò rộng khoảng vài ha được thuê lại trong Khu công nghiệp tàu thủy An Hồng. Trại nuôi bò của Công ty này được thiết kế theo một dãi chạy dài với nhiều chuồng bò san sát, mỗi chuồng có hàng hàng trăm con bò. Phân bò, nước thải ngập ngụa ngay dưới nền chuồng trại nhưng không được thu gom, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Ngoài trang trại bò “hành” các hộ dân thôn Ngô Hùng thì phía tây thôn là nhà máy tái chế hạt nhựa cũng ngày đêm xả nước thải và khói bụi vào khu dân cư. Ông Nguyễn Văn Đạm, 71 tuổi cho biết hàng đêm nhà máy đốt phế thải để tái chế hạt nhựa. Nhiều năm nay, nước thải từ nhà mày này đổ tràn ra khu ruộng canh tác của các hộ dân khiến hoa màu và lúa thường xuyên chết hàng loạt.
B5
Lúa và hoa màu chết vì nước thải nhà máy tái chế hạt nhựa
Theo ghi nhận của PV, mương nước xung quang nhà máy này có màu đen xì, khuấy mạnh nổi lên bọt trắng như bọt xà phòng và có cả váng dầu trên bề mặt. Nhiều ruộng lúa xung quanh khu vực nước thải của nhà máy này không thể canh tác được.

Ông Lê Văn Cường, chủ tịch UBND xã An Hồng cho biết nhận được phản ánh của người dân, UBDN xã đã nhiều lần mời đại diện công ty Foodex lên giải quyết, yêu cầu phải có biện pháp xử lý, khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường của trại buôi bò này.
Read more…

MUỖI TẤN CÔNG CẢ KHU DÂN CƯ PHẢI KÊU CỨU

2:56 PM |
Cuộc sống của người dân khu dân cư (KDC) ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TPHCM bị đảo lộn vì sự xuất hiện dày đặc của muỗi mà nguyên nhân từ dự án ngăn lũ sông Sài Gòn đang thi công.
Chiều tối 24/1, PV đã có mặt tại khu dân cư này và ghi nhận cuộc sống của người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Mới chập tối, nhà nhà đã đóng kín cửa, trẻ em phải mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt. Nhiều người lớn tay cầm vợt điện, bình xịt…liên tục diệt muỗi nhưng muỗi chết lớp này lại xuất hiện lớp khác.

TP.HCM:[-]Cả[-]khu[-]dân[-]cư[-]kêu[-]cứu[-]vì[-]bị...[-]muỗi[-]tấn[-]công
Nhiều gia đình trong khu dân cư, chung cư xung quanh rạch Môn, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức đã đóng kín cửa từ chập tối để tránh bị muỗi tấn công.

Người bảo vệ trường mầm non Hiệp Bình Chánh 2 mới 18 giờ đã giăng mùng để chui vào tránh muỗi. Ông cho biết, hơn một tháng nay muỗi càng ngày xuất hiện càng nhiều nhất là vào thời điểm chập tối.

TP.HCM:[-]Cả[-]khu[-]dân[-]cư[-]kêu[-]cứu[-]vì[-]bị...[-]muỗi[-]tấn[-]công
Người dân phải giăng mùng từ sớm và dùng mọi cách như xịt thuốc, dùng vợt điện...để bắt muỗi.

Chị L., một phụ huynh có con học tại trường mầm non nói trên vô cùng lo lắng chia sẻ: “Ngày nào đi học về trên người con tôi cũng đầy vết muỗi đốt. Cả trường hơn 200 cháu bé học sát con rạch đầy muỗi nên phụ huynh vô cùng lo lắng con em mình nguy cơ bị sốt xuất huyết”.

TP.HCM:[-]Cả[-]khu[-]dân[-]cư[-]kêu[-]cứu[-]vì[-]bị...[-]muỗi[-]tấn[-]công
Trường mầm non Hiệp Bình Chánh 2, nơi có hơn 200 cháu nhỏ theo học nằm sát con rạch Môn bị ứ đọng lục bình đầy muỗi. Phụ huynh vô cùng lo sợ cho sức khỏe con em mình.

Ông Nguyễn Văn Thành, chủ quán cà phê cạnh cầu Rạch Môn thì than: Nhiều ngày qua ông buôn bán vô cùng ế ẩm khi suốt cả ngày, khách vừa ngồi xuống ghế chưa kịp gọi nước thì phải “bỏ chạy” vì bị muỗi tấn công. Trong khi đó nhiều gia đình đã phải gởi con em đến các nhà bà con ở nơi khác để tránh muỗi.

TP.HCM:[-]Cả[-]khu[-]dân[-]cư[-]kêu[-]cứu[-]vì[-]bị...[-]muỗi[-]tấn[-]công
Dự án ngăn lũ sông Sài Gòn trên đường số 10, KDC Hiệp Bình Chánh thi công từ cuối năm 2013 đến nay.

Theo quan sát của PV, con rạch Môn (dài gần 1km thông với sông Sài Gòn) đầy rẫy lục bình và chỉ cần vứt cục đá là muỗi bay ra dày đặc. Tuy nhiên ngay trên đường số 10, KDC Hiệp Bình Chánh, một công trình đang thi công đã chặn dòng chảy khiến nước tù đọng không thông dòng ra sông lớn.

Ông Trần Minh Tú, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, cho biết công trình này là dự án ngăn lũ sông Sài Gòn và đó cũng là nguyên nhân gây ứ đọng dòng chảy làm phát sinh muỗi ở KDC.

Đây là nguyên nhân làm ứ đọng dòng chảy rạch Môn...

TP.HCM:[-]Cả[-]khu[-]dân[-]cư[-]kêu[-]cứu[-]vì[-]bị...[-]muỗi[-]tấn[-]công
Gây ra tình trạng phát sinh muỗi khiến cuộc sống cả KDC bị đảo lộn.

“Dự án này được khởi công từ cuối năm 2013 và dự kiến sẽ hoàn thành trước Tết Ất Mùi (khoảng giữa tháng 2/2015), tuy nhiên chúng tôi sẽ làm việc với chủ đầu tư, đơn vị thi công để sớm khơi thông dòng nước không để phát sinh muỗi nữa”, ông Tú cho biết.

Được biết Trung tâm y tế dự phòng quận Thủ Đức cũng thường xuyên phun xịt hóa chất để diệt muỗi. Tuy nhiên do tuyến kênh bị tù đọng lâu ngày nên việc phun xịt hóa chất cũng không thấm vào đâu, vì số lượng muỗi quá lớn.
Theo nguồn: tinmoitruong.vn
Read more…

269000 TÂN NHỰA Ô NHIỄM TRÔI TRÊN ĐẠI DƯƠNG

12:33 PM |
- Một nghiên cứu mới đây cho biết gần 269.000 tấn nhựa ô nhiễm đang trôi nổi trên các đại dương của thế giới, nghiêm trọng hơn 10 lần so với ước tính trước đó.
Gần[-]269.000[-]tấn[-]nhựa[-]ô[-]nhiễm[-]trôi[-]lềnh[-]bềnh[-]trên[-]đại[-]dương
Theo nghiên cứu mới đây, 269.000 tấn nhựa ô nhiễm đang trôi nổi trên các đại dương của thế giới, gây tổn hại cho toàn bộ chuỗi thức ăn - Ảnh: Alamy

Theo nhóm nghiên cứu đến từ Viện Five Gyres của Mỹ, nhựa ô nhiễm có mặt khắp các đại dương, nhưng thế giới thiếu dữ liệu về chúng - nhất là tại khu vực Nam bán cầu và những nơi xa xôi.

Để ước tính chính xác hơn tổng số mẩu nhựa và trọng lượng của chúng trên các đại dương, nhóm này đã sử dụng dữ liệu từ 24 cuộc thám hiểm trong sáu năm qua trên các đại dương, ven biển Úc, Vịnh Bengal và biển Địa Trung Hải.

Họ phát hiện có đến 5,25 nghìn tỉ mẩu nhựa đang trôi nổi trên các đại dương, với gần 75% trong số này có nguồn gốc từ các vật thể lớn bằng nhựa như phao, xô và các ngư cụ khác.

Quy ra khối lượng thì số nhựa này tương đương 269.000 tấn, con số mà các nhà nghiên cứu nói là "ước tính tối thiểu", tức con số thực tế còn cao gấp nhiều lần, và chúng đã và đang gây ra nhiều nguy cơ cho toàn bộ hệ sinh thái biển.

Theo National Geographic, các chất thải hàng ngày từ túi nhựa đến vỏ chai nước suối, đã bị vứt xuống các đại dương trong nhiều thập kỷ qua. Phần lớn chúng sau đó dạt vào bờ biển hoặc "định cư" ở một trong các vòng xoáy cận nhiệt đới đại dương - một hệ thống lớn gồm các dòng chảy được hình thành bởi các mô hình gió toàn cầu.

Các vật thể này sau đó bị phân rã thành những hạt nhỏ li ti, đe dọa đến sự sống của nhiều động vật biển - từ loài không xương sống nhỏ bé đến loài hữu nhũ to lớn, nếu chúng nuốt phải. Con người cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ăn cá bị nhiễm độc nhựa.

Nghiên cứu được công bố hôm qua 10-12 trên tạp chí PLOS One.

Theo tinmoitruong.vn
Read more…

LO MẤT NGUỒN THU BỎ MẶT MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM

10:39 AM |
Theo báo cáo của Bộ TNMT, việc xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm là do nhận thức trách nhiệm của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế... Hầu hết các địa phương chưa sử dụng các biện pháp mạnh để xử lý các cơ sở chậm tiến độ do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường còn nhỏ giọt

Theo Quyết định 58/2008 và Quyết định 38/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng quyết định hỗ trợ 381 dự án xử lý ô nhiễm triệt để trên địa bàn 48 tỉnh và 04 Bộ (Quốc phòng, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải) từ ngân sách trung ương với tổng kinh phí là 2.368.975.110.000 đồng.

Ông Hoàng Văn Thức, Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) cho biết, đến nay đã có 38 dự án xử lý ô nhiễm triệt để thuộc khu vực công ích trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đầu tư 100% kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương với tổng số tiền là 93,8 tỷ đồng. 

Tổng số kinh phí các địa phương đã đối ứng để thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm triệt để được hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách trung ương là  hơn 302 tỷ  đồng. Hiện tại vẫn còn có 138 cơ sở thuộc khu vực công ích chưa có kinh phí để triển khai thực hiện, ước tính số kinh phí để xử lý số cơ sở này khoảng 3.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên,việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng vẫn gặp nhiều  khó khăn. Điển  hình là sau khi tiếp nhận kinh phí từ Trung ương, việc triển khai thực hiện các dự án còn một số bất cập, chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.Tình trạng trên dẫn đến nhiều cơ sở đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng chưa được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.

Mục tiêu trong năm 2014 - 2015, các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để. Đến nay, các địa phương đã rà soát, bổ sung 43 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn 16 tỉnh. Song, đây không phải là các cơ sở mới phát sinh mà là các cơ sở đã tồn tại và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng chưa được kiểm tra, rà soát trong các năm trước.

Địa phương vẫn chây ỳ

Trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, đến nay  có 384 cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; còn lại 55 cơ sở chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Trong số đó, 18 bãi rác, 8 bệnh viện đã được Thủ tướng cho phép lùi thời hạn xử lý ô nhiễm triệt để đến ngày 31/12/2015 tại Quyết định 1788. Ông Thức cũng cho biết  đã có quyết định đóng cửa vĩnh viễn hai nhà máy đường ở Trà Vinh và Tây Nam (Cà Mau) nếu đến giữa tháng 6/2015 không kịp khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Báo cáo của Bộ TNMT cho thấy, việc xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm là do nhận thức trách nhiệm về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế. Một số địa phương thiếu quyết liệt, chậm triển khai thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ sở trên địa bàn, mặc dù Bộ TNMT đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc. Hầu hết các địa phương chưa sử dụng các biện pháp mạnh để xử lý các cơ sở chậm tiến độ theo Quyết định 1788/QĐ-TTg do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến khẳng định: “Năm 2015 sẽ tập trung phân bổ kinh phí từ ngân sách trung ương để thực hiện dự án xử lý ô nhiễm môi trường đối với 05 làng nghề, 01  kho thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường kêu gọi nguồn vốn hợp tác quốc tế và phân bổ vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước nguồn đầu tư phát triển để xử lý dứt điểm dự án xử lý ô nhiễm môi trường khu vực ô nhiễm chất độc dioxin. Tổ chức nghiên cứu về xử lý ô nhiễm môi trường, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý ô nhiễm triệt để…

Bộ sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các trường hợp cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cố tình chây ỳ, không đầu tư thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, sẽ  tăng cường sử dụng các biện pháp mạnh về xử lý triệt để theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 1788/QĐ-TTg".
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BÃO ÍT NHƯNG NGÀY CÀNG MẠNH

8:52 AM |
Lịch sử quan trắc ghi nhận, năm nay là năm nhiệt độ khí quyển và nước biển cao nhất từ trước đến nay. Biến đổi khí hậu cũng làm các cơn bão ngày càng mạnh hơn.
2014: Bão ít, xuất hiện muộn về cuối năm

Năm 2014 ghi nhận số các cơn bão ít hơn hẳn. Thời gian xuất hiện các cơn bão muộn như siêu bão Hapupit (tháng 12 cuối năm) lần này cũng rất hiếm.

Nếu tính trung bình các năm thì mỗi năm có khoảng 12 cơn bão hoạt động trên biển Đông. Tuy nhiên, năm nay mới chỉ ghi nhận có 6 cơn bão, nếu tính cả siêu bão Hagupit thì có 7 cơn, ít hơn hẳn. Đặc biệt, diễn biến của các cơn bão cũng có sự bất thường.

Lý giải điều này, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Biến đổi khí hậu không làm gia tăng số lượng các cơn bão nhưng lại làm gia tăng các cơn bão mạnh. “Mùa bão không còn rõ ràng nữa. Khuynh hướng các cơn bão có quỹ đạo lệch về phía Nam, tần suất bão xuất hiện phía Nam nhiều hơn, thay cho việc vài chục năm mới có 1 cơn bão đổ bổ vào phía Nam thì hiện nay tần suất đã rút ngắn hơn rất nhiều”.

Đường đi của siêu bão Hagupit lúc 7g sáng 6/12. Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương

Trong năm nay, ngành khí tượng thủy văn thế giới và nước ta đều ghi nhận những dấu hiệu của hiện tượng pha nóng El Nino. Điều này tác động rõ rệt tới hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới.

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho biết: “Theo ghi nhận của một số cơ quan Khí tượng Thủy văn uy tín trên thế giới, nhiêt độ khí quyển và nhiệt độ nước biển trong năm 2014 có giá trị trung bình lớn nhất kể từ khi có lịch sử quan trắc tới nay”.

Siêu bão Hagupit cũng xuất hiện rất muộn so với trung bình nhiều năm gây ra hiện tượng bão muộn về cuối năm. Nguyên nhân của bất thường này theo ông Hoàng Đức Cường chủ yếu là do pha nóng của El Nino gây ra.

Siêu bão Hagupit vẫn giật cấp 17

Về diễn biến của siêu bão Hagupit, dự báo mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho biết hiện siêu bão vẫn giữ cường độ mạnh cấp 17, giật trên cấp 17.

Cụ thể, lúc 7 giờ sáng nay (ngày 6/12), vị trí tâm bão Hagupit ở vào khoảng 12,1 độ Vĩ Bắc; 127,4 độ Kinh Đông, cách đảo Xa ma (Philippin) khoảng 220 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (tức là từ 184 đến 201km một giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 7 giờ ngày 7/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,2 độ Vĩ Bắc; 124,5 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. 

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 7 giờ ngày 8/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,0 độ Vĩ Bắc; 121,7 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km một giờ), giật cấp 17.

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định, siêu bão Hagupit còn có diễn biến rất phức tạp và có thể kết hợp với ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường nên cần chú ý theo dõi trong các bản tin tiếp theo. 

Theo báo cáo nhanh của Vụ Quản lý công trình thủy lợi, Bộ NN-PTNT, hiện nay dung tích các hồ chứa thuỷ lợi thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa đạt từ 50%-75% dung tích thiết kế. Tuy nhiên, một số hồ chứa đạt dung tích ở mức cao như Kim Sơn (Hà Tĩnh) 101%; Sông Thai (Quảng Bình) 100%, Khe Mây (Quảng Trị) 99%, Hồ Truồi (Thừa Thiên Huế) 99%, Phú Xuân (Phú Yên) 105%.

Hiện, vẫn tồn tại nhiều phương án về diễn biến của siêu bão Hagupit. Ở phương án cực đoan nhất, dự báo bão sẽ gây mưa kéo dài từ 2 ngày - 3 ngày, lượng mưa được dự kiến từ 200mm - 300mm. Với lượng mưa này thì hầu hết các sông suối từ Huế tới Bình Thuận đều ở mức báo động (BĐ) II- BĐ III, nhiều sông trên BĐIII.

Ở phương án bão không kết hợp với đợt không khí lạnh cường độ mạnh được dự báo tác động khoảng ngày 11 – 13/12 thì lượng mưa sẽ nhỏ hơn, ở mức từ 100mm-200mm. Theo nhận định của ông Hoàng Đức Cường, riêng tác động của không khí lạnh cường độ mạnh cũng có thể gây mưa từ 100mm-200mm. Tuy nhiên, thời gian lệch nhau thì sẽ không gây các đột biến về lũ.

Để chuẩn bị các hoạt động phòng chống với siêu bão Hagupit, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương cho biết, Văn phòng Ban chỉ đạo PCLB Trung ương - Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 33/CĐ-TW chỉ đạo các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu và các Bộ, ngành chỉ đạo triển khai công tác ứng phó với bão.

Bộ Giao thông vận tải, các tỉnh, thành phố Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng cũng có công điện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với bão.       
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

NHỮNG VỤ THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG NHẤT THẾ GIỚI

9:34 AM |
Những vụ tai nạn tràn dầu hay rò rỉ khí độc là những thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử con người, không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tức thời mà còn để lại những di chứng dai dẳng. 


Ngày 3.12.1984, một  nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal, Ấn Độ bị rò rỉ 40 tấn khí độc methyl isocyanate khiến 15.000 người thiệt mạng và 500.000 bị phơi nhiễm. Trong ảnh là lực lượng cứu hỏa đang cố gắng ngắn chặn sự lan lan của khói độc phát tán trong không khí. Ảnh AP.

Cuộc điều tra sau đó đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra thảm họa kinh hoàng trên là do nhà máy này không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn. Trong ảnh là cảnh những người đàn ông đang bế những em bé bị mù vì khí độc từ nhá máy thuốc sâu Union Carbide tới bệnh viện. Ảnh AP.

Năm 1989, Union Carbide phải bỏ ra 470 triệu USD để giải quyết các hậu quả từ thảm họa rò rỉ khí độc nói trên. Trong ảnh là đám tang của một nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa. Ảnh AP.

Ngày 24.3.1989, Exxon Valdez, một tàu chở dầu khổng lồ, trọng tải 214.862 tấn, của Công ty Exxon, Mỹ đang trên đường chở hàng triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang California thì va phải đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska, làm tràn dầu ra ngoài, gây ra một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử. Ảnh AP.

Biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km². Dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince William Sound bị đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính 15 tỉ USD. Ảnh AP.

Dựa theo kết quả của các cuộc điều tra thì yếu tố con người chính là nguyên nhân chính gây ra thảm họa trên. Công ty Exxon sau đó bị phạt 507.5 triệu USD.

Ngày 21.1.2000, một đường ống của nhà máy lọc dầu ở Rio de Janeiro rò rỉ khoảng 1.3 triệu lít dầu ra vịnh Guanabara. Công ty Petrobras bị kết tội và buộc phải bồi thường 25 triệu USD. Trong ảnh là cảnh bờ biển trên vịnh Guanabara chìm trong màu đen kịt vì sự cố tràn dầu. ảnh AP.

Tháng 6.2000, công ty Petrobras tiếp tục dính "phốt" bởi thảm họa tràn dầu kinh hoàng khác khi một đường ống bị vỡ khiến hơn 1 triệu gallons dầu thô bị rò rỉ ra sông Iguacu. Đây được xem là một trong những tai nạn tràn dầu tồi tệ nhất của Brazil. Ảnh AP.

Ngày 17.8.2009, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra tại con đập Sayano-Shushenskaya ở Nga. Một vụ nổ máy biến thế  ở tổ máy số 2 có công suất 600 MW làm khối mô-tơ nặng 920 tấn văng khỏi bệ máy, phá hủy các thiết bị khác và phòng máy. Nước cuốn như lũ tràn vào các buồng tuôcbin, dầu đổ và nổ. 75 người chết và mất tích. Ảnh ITAR-TASS.

9 trong số 10 tổ máy bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Nhà máy tái hoạt động ngày 24.2.2010 nhưng công tác sửa chữa kéo dài đến 5 năm với phí tổn lên đến 1,2 tỉ USD. Môi trường sông Yenisei bị ô nhiễm nặng khi 40 tấn dầu trong máy biến thế của nhà máy chảy lan ra 80 km.

Tháng 4.2010, có koảng 5 triệu thùng dầu bị tràn ra vịnh Horizon sau một vụ nổ tại Giàn khoan dầu Deepwater Horizon thuộc sở hữu của công ty Transocean có trụ sở tại Houston, Mỹ đã khiến 11 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương.
 

Khi thảm họa xảy ra, người ta ước tính mỗi ngày có tới hơn 750.000 lít dầu thô bị rò rỉ từ giàn khoan, mặt biển bị dầu loang rộng tới khoảng 9.000km2. Hắc ín và dầu loang không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn trực tiếp phá hủy các hệ sinh thái cửa sông Mississippi và vùng đầm lầy ngập mặn dọc duyên hải bang Louisiana của Mỹ.
 

Một năm sau thảm họa tràn dầu, Tập đoàn Dầu khí BP tuyên bố đã thu hồi hầu hết (khoảng 90%) lượng dầu loang. Tuy nhiên, theo điều tra của các cơ quan quản lý  thì lượng dầu đã thu hồi chỉ nằm ở bề mặt, còn một lượng lớn dầu bị rò ra đã thấm vào đất đai, cây cỏ hoặc chìm xuống đáy biển, sẽ tiếp tục ảnh hưởng, để lại di chứng trên các hệ sinh thái vùng ven và gây trở ngại cho cuộc sống con người.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

ĐỐT RƠM RẠ GÂY MẤT AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

4:05 PM |

Dọc tuyến Quốc lộ 37 và các tuyến tỉnh lộ ở các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện....vào chiều tối, hai bên cánh đồng, rơm, rạ sau thu hoạch được nông dân đốt cháy, khói bốc nghi ngút. Mọi người lưu thông trên đường nếu gặp cơn gió thì khói xộc thẳng vào mũi, họng gây cảm giác khó thở, cay mắt. Những cuộn khói còn khiến tầm nhìn khi tham gia giao thông bị hạn chế. Nhiều nơi, bà con đốt luôn rơm, rạ trên đường gây hư hỏng đường giao thông. Tại trung tâm thành phố Hải Dương, vào tối những ngày nắng nóng, không có gió thì không khí mờ mịt như có sương, đặc quánh bởi khói đốt rơm rạ gây ngột ngạt, khó chịu cho người dân.

Để xử lý tình trạng này, trước đó, tỉnh Hải Dương đã quyết định hỗ trợ 5 tấn chế phẩm Fito-Biomix RR là sản phẩm của dự án “Xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm Fito-Biomix RR xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ tại Hải Dương” cho các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh để xử lý rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch vụ mùa năm 2014. Các hộ dân đăng ký tham gia dự án xử lý rơm, rạ của vụ mùa được hỗ trợ 100% chế phẩm. Tuy nhiên, do tập quán sinh hoạt nên nông dân vẫn đốt rơm, rạ.

Mặc dù tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý việc đốt rơm rạ làm hư hỏng mặt đường và gây khói bụi, mất an toàn giao thông nhưng việc xử lý vẫn chỉ như "đá ném ao bèo".
Nguồn: tổng hợp
Read more…

BÌNH DƯƠNG - MỎ ĐÁ HOẠT ĐỘNG HẾT CÔNG SUẤT 24/24

11:44 AM |
Con đường dẫn vào chùa Châu Thới (phường Bình An, TX.Dĩ An, Bình Dương) dài hơn cây số, gập ghềnh ổ voi, ổ gà, mưa thì lầy lội, nắng lại mịt mù bụi do hàng chục chiếc xe ben chở đá ngày đêm cày nát.

Bình[-]Dương:[-]Khai[-]thác[-]đá[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]nghiêm[-]trọng

Mỏ đá Tân Đông Hiệp đang hoạt động hết công suất

Mỗi khi có xe chạy qua hoặc gió thổi tới, cả một vùng rộng lớn chìm trong bụi.

Ông Nguyễn Văn Long, sống gần núi Châu Thới, bức xúc: "Những mỏ đá này hoạt động 24/24h, không chỉ gây tiếng ồn mà bụi bám đầy nhà, áo quần, đồ ăn thức uống, gây ô nhiễm khủng khiếp. Ở đây nhà nào có người già trẻ em cũng không thoát các bệnh về hô hấp. Nghiêm trọng nhất là nhà bị nứt tường”.

Ngoài con đường đầy bụi, trước cổng chùa còn có các bãi tập kết xay đá. Vài năm trở lại đây, việc khai thác còn làm thu hẹp đáng kể diện tích chùa Châu Thới. Theo một vị sư cho biết: “Vấn đề ô nhiễm, làm khổ người dân sống quanh đây ai cũng thấy, việc khai thác đá ồn ào cũng làm ngôi chùa không còn sự tĩnh lặng, tôn nghiêm, ảnh hưởng không nhỏ đến danh thắng cấp quốc gia này".

Bình[-]Dương:[-]Khai[-]thác[-]đá[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]nghiêm[-]trọng

Được biết, khu vực chùa Châu Thới hiện có hai mỏ đá đang hoạt động là Tân Đông Hiệp và Núi Nhỏ, do Công ty CP Núi Đá Nhỏ khai thác. Do đá có chất lượng cao nên UBND tỉnh Bình Dương cho gia hạn khai thác đến năm 2015.
Read more…

KHÁNH HOÀ - LÒ GẠCH THỦ CÔNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

9:38 AM |
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quy định về lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng trên địa bàn tỉnh và yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất phải chấp hành chậm nhất vào cuối tháng 6/2014. Thế nhưng, đến nay tại xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa vẫn còn tồn tại trên 100 lò gạch thủ công, gây ô nhiễm môi trường.

[-]Khánh[-]Hòa,[-]lò[-]gạch,[-]thủ[-]công,[-]ô[-]nhiễm,[-]môi[-]trường

Xã Ninh Xuân là địa phương có nhiều lò gạch thủ công nhiều nhất tỉnh Khánh Hòa với 54 cơ sở sản xuất, bao gồm 98 lò đứng, 8 lò vòng, mỗi năm sản xuất từ 100-120 triệu viên gạch. Với lý do chưa được hỗ trợ để chuyển đổi nghề hoặc đầu tư công nghệ mới, đồng thời đang tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, các chủ cơ sở sản xuất gạch thủ công ở đây vẫn tiếp tục sản xuất.

Gần đây nhất, Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa phối hợp với Công ty Cổ phần Chế tạo máy và sản xuất vật liệu mới (Thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành quảng bá, tuyên truyền về thiết bị máy sản xuất gạch không nung để các chủ lò gạch thủ công ở Ninh Xuân tham khảo, đầu tư chuyển đổi công nghệ. Tuy nhiên, mức đầu tư khoảng 7 tỷ đồng/ cơ sở sản xuất gạch không nung là quá khả năng đầu tư của chủ các lò gạch. Đồng thời, trên địa bàn xã Ninh Xuân không có nguyên liệu để sản xuất gạch không nung, nên việc chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch không được người dân đón nhận.

Được biết, tháng 7/2014, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có tờ trình về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất ngoài công lập (trong đó có cơ sở sản xuất gạch thủ công) gây ô nhiễm môi trường và di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh, nhưng tờ trình này không được Kỳ họp thứ 8 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V thông qua.

Read more…

ĐẶC SẢN HÀNH TỎI TRƯỚC NGUY CƠ BỊ ĐE DOẠ

9:19 AM |
Nuôi trồng thủy sản tự phát không theo quy hoạch, xây dựng các trại nuôi nhưng không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tự ý xả nước thải ra môi trường trong thời gian dài… nên nhiều diện tích đất màu mỡ sản xuất nông nghiệp của xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đứng trước nguy cơ thành đồng muối. Hàng chục ha hành, tỏi đặc sản của địa phương được người tiêu dùng trong nước biết đến đang đứng trước nguy cơ xoá sổ do nhiễm mặn từ nước thải của các trại nuôi trồng thủy sản này.

[-]Đặc[-]sản[-]hành,[-]tỏi[-]Ninh[-]Thuận[-]trước[-]tác[-]động[-]từ[-]các[-]trại[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]tự[-]phát

Ảnh minh hoạ 

Tại hai thôn Mỹ Tường 1 và Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, các trại nuôi tôm và ốc hương mọc lên san sát. Các trại nuôi này chủ yếu là dân ở các nơi khác đến thuê, mua đất để đầu tư nuôi trồng. Dù nuôi trồng thủy sản đã vài ba năm nay nhưng các trại lại không xây dựng hệ thống chứa, xử lý nước thải. Cứ thế, mỗi ngày nước thải ào ào chảy tràn lan ra bãi đất canh tác của người dân. Một số trại nuôi tuy có xây dựng ao chứa nhưng không mang tính chất xử lý nước thải, đáy ao không tráng bê tông, nước thải cứ theo thời gian thẩm thấu, gây nhiễm mặn nghiêm trọng đất sản xuất của người dân.

Ông Phạm Văn Mỹ ở thôn Mỹ Tường 2 bức xúc: Mấy năm trước, đất canh tác nơi đây rất tốt, cuộc sống của người dân dựa vào đất để trồng hành, tỏi. Hành, tỏi ở đây thơm ngon được nhiều người ngoài tỉnh biết đến, chẳng thua kém gì hành, tỏi ở Quảng Ngãi. Tuy nhiên, hiện nay người dân địa phương không còn đất để trồng nữa bởi nhiều diện tích đất đang bị phủ một lớp muối trắng, phải bỏ hoang. Đã đến mùa trồng trọt nhưng nước ngọt trong các giếng dùng tưới tiêu cho hoa màu nay đã trở thành nước mặn, chẳng khác gì nước biển, người dân đành bất lực nhìn mặn nhiễm tràn lan. Theo ông Mỹ, cách đây mấy tháng, chính quyền xã Nhơn Hải và huyện Ninh Hải có xuống làm việc với các trại nuôi tôm, ốc hương nhưng đến nay chẳng thấy động tĩnh gì.

Theo người dân xã Nhơn Hải, thời gian này là vụ chính trồng hành, tỏi. Lẽ ra mùa này diện tích đất nông nghiệp nơi đây đã phủ một màu xanh của hoa màu nhưng hiện tại diện tích đất canh tác lớn đành phải bỏ hoang. Ước tính có khoảng 50 ha bị nhiễm mặn, trong đó 25 ha bị nhiễm mặn rất nặng. Những diện tích còn lại đã được đánh hàng, đánh dòng để trồng nhưng phải chờ trời mưa mới dám xuống giống, bởi các giếng nước giờ đã mặn chát. Một số hộ chạy nước máy để rửa mặn, số khác lỡ xuống giống cũng phải gắng trả tiền nước, dùng nước sinh hoạt để phun xịt nhưng xem ra vẫn không hiệu quả, bởi hành, tỏi mới bắt đầu xanh giờ đã lại héo đi.

Ông Phạm Khắc Hào, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết: Nhơn Hải có quy hoạch vùng nuôi tôm với diện tích khoảng 100 ha. Tuy nhiên do thấy có giá trị kinh tế, nhiều hộ dân đã thuê đất, tự ý mở rộng diện tích nuôi ốc hương. Việc nuôi ốc hương của người dân là tự phát, với diện tích khoảng 50 ha. Không như nuôi tôm, nuôi ốc hương phải đưa nước ra vào ao thường xuyên. Chính nguồn nước nuôi thải ra đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây nhiễm mặn 50 ha diện tích đất chuyên trồng hành, tỏi của người dân. Việc này đã kéo dài gần 2 năm nhưng đến giờ vẫn chưa thấy các doanh nghiệp nuôi trồng xây dựng hệ thống xử lý, khắc phục thiệt hại cho người dân. Với chức năng của mình, chính quyền xã đã kiến nghị với UBND huyện cần sớm có biện pháp xử lý. UBND huyện cũng thành lập đoàn khảo sát, đánh giá mức độ nhiễm mặn để có hướng xử lý, đồng thời giải quyết thoả đáng những kiến nghị của người dân trồng hành, tỏi.

Xã Nhơn Hải có 80% người dân sống bằng nghề nông. Được đánh giá là vùng nuôi trồng giống thủy sản có chất lượng tốt, lợi nhuận thu được từ việc nuôi trồng thủy sản khá cao nhưng không thể vì thế mà quên đi hệ lụy kèm theo do sản xuất tự phát, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân
Read more…

QUẬN 8 - VỰA CÁT HOẠT ĐỘNG CẢ NGÀY LẪN ĐÊM

9:03 AM |
Nhiều hộ ở đường Tạ Quang Bửu (khu phố 2, phường 5, quận 8, TP HCM) rất bức xúc trước tình trạng vựa cát nơi đây hoạt động suốt ngày đêm, gây ồn ào và bụi bặm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

[-]Vựa[-]cát[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]ở[-]quận[-]8,[-]TP[-]HCM

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND phường 5, cho biết: Vựa cát  này hoạt động từ năm 2008, đến nay đã thay chủ mới. Cơ sở nằm trên đất tư nhân nhưng thuộc dự án của Công ty CP Địa ốc 8. Từ năm 2011 đến nay, phường đã làm việc với chủ cơ sở nhiều lần và yêu cầu phải hoạt động đúng giờ, không được gây ồn ào.

Về vấn đề bụi bặm, cơ sở này đã có cam kết bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 8. “Trước mắt, UBND phường sẽ tăng cường kiểm tra và nhắc nhở chủ cơ sở thực hiện đúng cam kết về bảo vệ môi trường” - ông Cường nói.

Read more…

MẶT ĐƯỜNG THÀNH MƯƠNG NƯỚC THẢI

2:47 PM |
Nước thải từ các hộ gia đình đọng tại ổ gà của ngã ba đường Nơ Trang Long - 30-4.


Nhiều người dân trên địa bàn phường Rạch Dừa (TP.Vũng Tàu) phản ánh: Một số quán ăn và hộ dân sống trên đường 30-4 (đoạn ngã ba Nơ Trang Long – 30-4) thường xuyên xả nước ra đường, hôi thối, làm ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị và gây khó khăn cho các phương tiện qua lại.


Có mặt tại ngã ba đường Nơ Trang Long – 30-4 vào lúc 7 giờ 30 sáng 29-11, chúng tôi nhận thấy, nước đọng lại khá nhiều ở 2 bên đường và cả mặt đường tạo thành các mương nước thải. Mỗi lần xe từ đường 30-4 rẽ phải vào đường Nơ Trang Long đều không thể đi sát vào lề mà phải ra gần giữa đường để tránh các vũng nước, rất dễ va chạm với phương tiện đi chiều ngược lại.

Một số người dân đã phản ánh lên cơ quan chức năng nhưng tình trạng này vẫn chưa được giải  quyết. “Tầm từ khoảng 6 giờ 30 đến 7 giờ 30 và 16 giờ 30 đến 17 giờ 30, mật độ giao thông ở đây rất cao. Tuy chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra, nhưng việc kẹt xe hay những va chạm nhỏ thì diễn ra khá thường xuyên” - theo một vài người dân cống quanh đây.

Để khắc phục tình trạng trên, ông Ngôn cho biết, UBND phường Rạch Dừa sẽ kiên quyết yêu cầu những hộ thường xuyên xả nước ra đường 30-4 phải làm lại hố ga lớn. Nếu hộ nào cố tình không chấp hành, UBND phường sẽ gửi công văn lên Công ty Cấp nước đề nghị ngừng cấp nước cho các hộ này. Đồng thời, UBND phường cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm nâng cấp, cải tạo đường 30-4, nhất là hệ thống thoát nước để hạn chế tình trạng nêu trên cũng như giúp việc đi lại của bà con được thuận lợi hơn.
MXD
Read more…

Hot