Home » môi trường xanh
BIẾN RAU CỦ QUA SỬ DỤNG THÀNH RAU SẠCH AN TOÀN
9:42 AM |Thay vì vứt đầu của hành tỏi, cà rốt, cần tây... vào thùng rác, bạn có thể trồng chúng thành rau sạch cho gia đình.
Read more…
1. Cần tây
Cắm chân cây cần tây vào bát có một ít nước. Sau 5-7 ngày, mang cần tây ra trồng vào đất, để ở nơi có ánh sáng. Sau khoảng 3-4 tuần, chắc chắn cây cần tây sẽ mọc lá xum xuê.
Nếu bạn vẫn giữ lại được gốc của cây rau diếp thì hãy đặt nó vào một bát, đổ khoảng 1 cm nước và đặt bên cửa sổ. Sau 2 tuần cây nẩy lá mới và từ 3 đến 4 tuần trở đi sẽ có rau thu hoạch.
Cũng giống như rau diếp, rau cải thìa có thể mọc bằng cách đặt đầu vào trong nước để nơi có ánh sáng. Trong một hoặc hai tuần, bạn có thể trồng nó vào một chậu đất và nó sẽ mọc lên như cây mới.
Trồng đầu củ hành tây bỏ đi vào một chậu đất, để ở nơi râm mát. Bạn có thể thu hoạch lá tươi hoặc chờ cho đến khi nó phát triển thành củ mới. Một khi áp dụng phương pháp này, bạn sẽ chẳng bao giờ phải mua hành tây hoặc hạt giống.
10. Nấm
Phủ kín chân nấm rơm trong đất có trộn phân hữu cơ hoặc bã cà phê. Giữ cho nó sống trong môi trường ẩm ướt, mát mẻ. Làm đúng kỹ thuật và may mắn có thể vài ngày sau các chân nấm mới sẽ mọc lên.
Giống như húng quế, rau mùi sẽ ra rễ nếu được đặt trong một ly nước. Một khi các rễ đủ dài thì trồng chúng ra một chậu đất to hơn. Sau vài tuần các nhánh mới sẽ mọc và từ đó bạn sẽ có rau ăn liên tục.
Cắm chân cây cần tây vào bát có một ít nước. Sau 5-7 ngày, mang cần tây ra trồng vào đất, để ở nơi có ánh sáng. Sau khoảng 3-4 tuần, chắc chắn cây cần tây sẽ mọc lá xum xuê.
Ảnh: wonderhowto.
2. Tỏi
Khi tỏi đã mọc mầm, chồi xanh đắng và khó có thể nấu nướng được nữa. Thay vì vứt đi, bạn có thể đặt chúng trong một cái ly có ít nước. Lá mọc lên sẽ đỡ mùi hơn so với tép tỏi và thành phần lý tưởng cho các món salad, mì ống, khoai tây nướng, xà lách hoặc trang trí món ăn.
Để thực hiện, bạn hãy lấy một cốc thủy tinh cũ, đặt tép tỏi mọc mầm vào trong và đổ nước. Nên nhớ là mực nước chỉ cần qua phần gốc của tép tỏi. Quá nhiều nước sẽ làm nước đục, có mùi và củ tỏi sẽ bị thối. Thường xuyên thay nước.
Tỏi mọc mầm rất nhanh. Bắt đầu thu hoạch lá khi có 2-3 mầm mọc lên hoặc các mầm cao khoảng 8 cm. Đừng để quá 3 lá trên một củ tỏi.
3. Cà rốt
Khi gọt cà rốt, bạn thường cắt bỏ đầu. Thực tế đầu củ cà rốt phát triển rất nhanh nếu được đặt trong một cái hộp có ít nước và hấp thụ ánh sáng nhẹ nhàng. Bạn không chỉ có một bình trang trí thú vị mà còn có thể lấy các ngọn xanh dùng như rau mùi bỏ vào món súp, cho vào nước ép hoa quả. Sau 3 tháng trồng sẽ cho củ.
Để thực hiện, chọn cà rốt tươi, già (không dùng loại non). Cắt đầu cà rốt khoảng 4 cm, đặt trong một hộp cạn và úp mặt cắt xuống dưới. Đổ nước ngấm nửa củ. Đặt hộp bên cửa sổ, ban công, nơi có nhiều ánh sáng. Thêm nước vào khi hộp khô. Cà rốt sẽ nảy mầm sau khoảng 1-2 tuần.
4. Húng quế
Giâm vài cọng húng quế dài độ 10 cm vào một cốc nước và đặt nó ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khi rễ dài khoảng 5 cm, bạn có thể trồng chúng trong chậu. Thay nước thường xuyên và đặt nơi ánh sáng trực tiếp, ít nhất được 6 tiếng mỗi ngày.
5. Hành lá
Chỉ khoảng 5 ngày bạn có thể có một chậu hành lá từ những củ đã dùng rồi. Thực hiện nó bằng cách dùng những củ hành tươi, cắt khoảng 2,5 cm rồi nhúng vào một cốc nước.
Khi tỏi đã mọc mầm, chồi xanh đắng và khó có thể nấu nướng được nữa. Thay vì vứt đi, bạn có thể đặt chúng trong một cái ly có ít nước. Lá mọc lên sẽ đỡ mùi hơn so với tép tỏi và thành phần lý tưởng cho các món salad, mì ống, khoai tây nướng, xà lách hoặc trang trí món ăn.
Để thực hiện, bạn hãy lấy một cốc thủy tinh cũ, đặt tép tỏi mọc mầm vào trong và đổ nước. Nên nhớ là mực nước chỉ cần qua phần gốc của tép tỏi. Quá nhiều nước sẽ làm nước đục, có mùi và củ tỏi sẽ bị thối. Thường xuyên thay nước.
Tỏi mọc mầm rất nhanh. Bắt đầu thu hoạch lá khi có 2-3 mầm mọc lên hoặc các mầm cao khoảng 8 cm. Đừng để quá 3 lá trên một củ tỏi.
Ảnh: wonderhowto.
3. Cà rốt
Khi gọt cà rốt, bạn thường cắt bỏ đầu. Thực tế đầu củ cà rốt phát triển rất nhanh nếu được đặt trong một cái hộp có ít nước và hấp thụ ánh sáng nhẹ nhàng. Bạn không chỉ có một bình trang trí thú vị mà còn có thể lấy các ngọn xanh dùng như rau mùi bỏ vào món súp, cho vào nước ép hoa quả. Sau 3 tháng trồng sẽ cho củ.
Để thực hiện, chọn cà rốt tươi, già (không dùng loại non). Cắt đầu cà rốt khoảng 4 cm, đặt trong một hộp cạn và úp mặt cắt xuống dưới. Đổ nước ngấm nửa củ. Đặt hộp bên cửa sổ, ban công, nơi có nhiều ánh sáng. Thêm nước vào khi hộp khô. Cà rốt sẽ nảy mầm sau khoảng 1-2 tuần.
Ảnh: wonderhowto.
4. Húng quế
Giâm vài cọng húng quế dài độ 10 cm vào một cốc nước và đặt nó ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khi rễ dài khoảng 5 cm, bạn có thể trồng chúng trong chậu. Thay nước thường xuyên và đặt nơi ánh sáng trực tiếp, ít nhất được 6 tiếng mỗi ngày.
Ảnh: wonderhowto.
5. Hành lá
Chỉ khoảng 5 ngày bạn có thể có một chậu hành lá từ những củ đã dùng rồi. Thực hiện nó bằng cách dùng những củ hành tươi, cắt khoảng 2,5 cm rồi nhúng vào một cốc nước.
Ảnh: wonderhowto.
7. Rau diếpNếu bạn vẫn giữ lại được gốc của cây rau diếp thì hãy đặt nó vào một bát, đổ khoảng 1 cm nước và đặt bên cửa sổ. Sau 2 tuần cây nẩy lá mới và từ 3 đến 4 tuần trở đi sẽ có rau thu hoạch.
Ảnh: wonderhowto.
8. Cải thìaCũng giống như rau diếp, rau cải thìa có thể mọc bằng cách đặt đầu vào trong nước để nơi có ánh sáng. Trong một hoặc hai tuần, bạn có thể trồng nó vào một chậu đất và nó sẽ mọc lên như cây mới.
Ảnh: wonderhowto.
9. Hành tâyTrồng đầu củ hành tây bỏ đi vào một chậu đất, để ở nơi râm mát. Bạn có thể thu hoạch lá tươi hoặc chờ cho đến khi nó phát triển thành củ mới. Một khi áp dụng phương pháp này, bạn sẽ chẳng bao giờ phải mua hành tây hoặc hạt giống.
Ảnh: wonderhowto.
10. Nấm
Phủ kín chân nấm rơm trong đất có trộn phân hữu cơ hoặc bã cà phê. Giữ cho nó sống trong môi trường ẩm ướt, mát mẻ. Làm đúng kỹ thuật và may mắn có thể vài ngày sau các chân nấm mới sẽ mọc lên.
Ảnh: wonderhowto.
11. Rau mùiGiống như húng quế, rau mùi sẽ ra rễ nếu được đặt trong một ly nước. Một khi các rễ đủ dài thì trồng chúng ra một chậu đất to hơn. Sau vài tuần các nhánh mới sẽ mọc và từ đó bạn sẽ có rau ăn liên tục.
Ảnh: wonderhowto.
THIẾT BỊ MỚI - THIẾT BỊ LỌC NƯỚC NGỌT NHỜ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
8:53 PM |
Nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, diện tích xâm nhập mặn ngày càng nhiều kèm theo hạn hán và nhiều vấn đề khác nữa dẫn đến nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm, đặc biệt là nguồn nước ngọt còn khang hiếm hơn nữa. Vì thế mà các thiết bị lọc nước ra đời ngày càng và càng tân tiến hiện đại.
Vừa qua thiết bị biến nguồn nước ô nhiễm, nước mặn thành nước tinh khiết bằng năng lượng mặt trời được một nhóm nghiên cứu người anh chế tạo thành công và đã được bán trên thị trường với giá rẻ bất ngờ.
Cấu tạo của thiết bị bao gồm: một mặt phẳng nghiêng được bao bọc bởi 1 lớp các tế bào quang năng, đặc biệt phần dưới là các bánh xe địa hình giúp dễ dàng di chuyển và cơ động nhiều hơn.
Thiết bị tạo nước ngọt này được đánh giá cao và được thị trường ưa chuộng bởi nó có hiệu quả hơn các cách khử mặn truyền thống mà từ xưa nay giới môi trường thường áp dụng như thẩm thấu ngược qua màng lọc...Không những thế điều đặc biệt đáng nói ở thiết bị này là tự cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động mà không cần tốn hao thêm bất kì nguồn nhiên liệu nào.
Theo Anh William Janssen, người sáng lập công ty Desolenator cho biết, thiết bị lọc này làm việc vô cùng hiệu quả nó có khả năng cung cấp nước sạch cho 1 tỷ người ở những vùng thiếu nước sạch
Và anh cũng cho biết: “Chúng tôi dự đoán rằng sản phẩm công nghệ mới này thích hợp với bất kỳ quốc gia trên thế giới đang khan hiếm nguồn nước sạch như Somali, Peru, Chile, Philppines hay nhiều quốc gia ở Trung Đông”.
CẦN BAN HÀNH TIÊU CHUẨN KHÔNG KHÍ TRONG TÒA NHÀ CAO ỐC
4:03 PM |
Tiêu chuẩn không khí trong tòa cao ốc chưa ban hành thì khó có thể nói đã coi trọng bảo vệ sức khỏe người dân.
Nữ nhân viên BigC Garden bị ngất được đưa đi cấp cứu
Không khí là sức khỏe
Suýt chết ngạt do ô nhiễm không khí ở Siêu thị BigC Garden đầu tuần này mới làm lộ ra các lỗ hổng quản lý về thiết kế xây dựng, cấp phép hoạt động và tiêu chuẩn chất lượng không khí trong các tòa nhà còn đắp chiếu dự thảo, chưa ban hành.
Chỉ số sức khỏe liên quan trực tiếp đến chất lượng không khí. Một người trung bình hít vào mỗi ngày chừng 20.000lần. Như thế khoảng 10.000lít không khí vào phổi của ta mỗi ngày. Nếu biết được lượng không khí này ảnh hưởng đến sức khỏe của mình như thế nào, cũng như khi nào là lúc tốt nhất để hoạt động hít thở sâu, làm tăng thêm lượng không khí thì chắc là sức khỏe ta tốt hơn nhiều.
Chỉ báo sức khoẻ - chất lượng không khí là một công cụ mới để đo lường, lượng định chất lượng không khí về tác động tới sức khoẻ. Có thang bậc từ 1 đến 10. Chỉ số 1 báo không khí ít tác động xấu tới sức khỏe và chỉ số 10 hay cao hơn, lên đến 10+, có nghĩa là cơ nguy rất cao.
Một số nước qua tivi, đài phát thanh, báo chí, có thể đưa chỉ số trên ở mục thời tiết. Thông tin được cập nhật hàng giờ và cả dự báo cho ngày kế tiếp. Chỉ báo đó không chỉ giúp mỗi người bảo vệ sức khỏe mà cũng nhắc nhở chúng ta về nhu cầu bảo vệ môi trường, cảnh giác với môi trường ô nhiễm. Gián tiếp nhắc nhở mọi người giảm sử dụng năng lượng là có thể giảm được số ngày có chỉ số ô nhiễm không khí cao.
Theo ông Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường, hiện nay ở nước ta chỉ có tiêu chuẩn về chống tiếng ồn, còn chất lượng không khí chỉ có quy định trong các môi trường sản xuất, xưởng sản xuất. Trong khi đó ô nhiễm không khí tại các tòa nhà hiện đang ở mức báo động.
Trách nhiệm vòng quanh
Hãy tưởng tượng không khí ô nhiễm tệ hại sẽ ảnh hưởng thế nào lên cuộc đời của trẻ bị bệnh suyễn, người cao tuổi, người có bệnh tim hoặc bệnh hô hấp? Sẽ không chỉ có những sự cố ngạt khí nghiêm trọng cấp cứu hàng loạt người ngất xỉu như ở Siêu thị BigC Garden, mà các bệnh giết người nguy hiểm liên quan đến ô nhiểm không khí là bệnh tim, đột quỵ, bệnh phổi và ung thư phổi, khi nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá ngưỡng cho phép tác động lâu dài lên sức khỏe.
Muốn kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí, hạn chế các sự cố tương tự vụ nhiều người bị ngất xỉu ở Siêu thị BigC Garden vừa qua, phải triển hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, giám sát hoạt động, báo cáo nguồn thải.
Từ sự cố nhiều người bị ngất xỉu nhưng nếu không có tiêu chuẩn chất lượng không khí, việc truy cứu trách nhiệm sẽ khó khăn. Khéo lại loanh quanh như chuyện dân gian VN, "Trời sợ mây. Mây sợ gió. Gió sợ bờ tường. Bờ tường sợ chuột cống. Chuột cống sợ mèo già. Mèo già sợ mẹ đĩ nhà hề. Mẹ đĩ nhà hề sợ hề. Hề sợ quan. Quan sợ vua. Vua sợ trời…”, cứ thế cứ thế.
Trong khi chúng ta chưa có được những chỉ báo sức khỏe – chất lượng không khí như nói trên cung cấp cho mọi người dân, ở mọi vùng miền, nhất là những thành phố ô nhiễm do khói bụi công nghiệp và khí thải thường xuyên, cơ quan Bộ Y tế cần sớm ban hành tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà ở Việt Nam. Việc xây dựng, vận hành của hệ thống thông gió các toà nhà phải được các cơ quan chức năng cùng địa phương giám sát chặt chẽ, thường xuyên. Bản thân người sử dụng cũng cần hạn chế gây ra các nguồn ô nhiễm, như đun nấu tùy tiện, thay đổi tầng hầm thành siêu thị…
Không thể để việc ngộ độc khí đã kết luận lý do mà đến nay vẫn chưa cơ quan nào chịu trách nhiệm để xảy ra vụ việc này. Cơ quan nào chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống thông gió trong các tòa cao ốc, cụ thể sẽ công bố kết quả kiểm tra độ an toàn không khí trong tòa nhà The Garden, các điều kiện an toàn tại siêu thị Big C Garden cần sớm làm rõ, thay vì trách nhiệm đùn đẩy vòng quanh.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Phát động sáng tác tranh biếm họa “Không xả rác bừa bãi”PHÁT ĐỘNG SÁNG
8:55 AM |
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6) cùng với các quốc gia trên thế giới, ngày 15-3, tại TP Hồ Chí Minh, trang tin www.tinmoitruong.vn (thành viên Hiệp hội Bảo vệ môi trường Việt Nam) đã phát động Cuộc vận động sáng tác tranh biếm họa vì môi trường với chủ đề “Không xả rác bừa bãi” dành cho mọi người dân Việt Nam sống trong và ngoài nước, người nước ngoài sống tại Việt Nam.
Poster cổ động sáng tác tranh biếm họa “Không xả rác bừa bãi”.
Ngoài ra mục đích của cuộc thi còn nhằm tuyên truyền đến mọi người dân về ý thức bảo vệ môi trường, tác hại và những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đến cuộc sống và sức khỏe con người.
Tác phẩm dự thi phản ánh những hành vi xả rác, xả thải gây ô nhiễm môi trường, nêu gương những hành động, sáng kiến, điển hình trong bảo vệ môi trường và khát vọng sống của con người trong một môi trường xanh, sạch, đẹp. Những tác phẩm có chất lượng cao sẽ được lựa chọn để in Tuyển tập tranh biếm họa. Hạn cuối nhận tác phẩm dự thi vào ngày 5-5.
" HOÁN ĐỔI " CHAI NƯỚC CÓ RUỒI VỚI 500 TRIỆU ĐỒNG
9:30 AM |
Vụ anh Võ Văn Minh bị khởi tố vì đòi Công ty Tân Hiệp Phát trả 500 triệu đồng cho chai nước ngọt có ruồi tiếp tục có những tranh luận về việc xử lý hình sự với anh.
Mình họa DAD |
Hình minh họa |
Theo trả lời của lãnh đạo Viện KSND tỉnh Tiền Giang thì qua hồ sơ, chứng cứ ban đầu cho thấy đã có đủ căn cứ xác định hành vi của anh Minh cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản nên phải khởi tố để điều tra, truy tố theo pháp luật.
Cũng theo Viện kiểm sát, hiện chai nước ngọt - vật chứng của vụ án - đã được đưa đi giám định để xác định con ruồi có sẵn trong chai hay do cố tình đưa vào nhằm mục đích vòi tiền doanh nghiệp.
Vờ thỏa thuận rồi báo công an, nạn nhân hay "giăng bẫy"?
Tuy nhiên, nhiều người quan tâm đến vụ việc đã đặt câu hỏi: việc Tân Hiệp Phát thỏa thuận và chấp nhận đề nghị đổi 500 triệu đồng lấy chai nước ngọt có ruồi mà anh Minh phát hiện được có phải là bị đe dọa hay đó chỉ là thỏa thuận dân sự nhằm bảo vệ uy tín của công ty?
Nhất là việc đại diện công ty đã vờ đồng ý với đề nghị 500 triệu đồng của anh Minh nhưng rồi âm thầm tố cáo công an bắt quả tang anh Minh nhận tiền có phải là hành vi cố tình "giăng bẫy" để khách hàng rơi vào tình huống vi phạm pháp luật?
Theo luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM), điều 135 Bộ luật hình sự quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
"Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ...".
"Dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác" nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội.
Chẳng hạn như đe dọa hủy hoại tài sản, tố giác hành vi phạm pháp hoặc hành vi vi phạm đạo đức, loan tin về đời tư (mà người bị đe dọa muốn giấu kín)... dẫn đến việc nạn nhân phải đưa tiền.
Về mặt chủ quan, người phạm tội phải là người có lỗi cố ý trực tiếp, tức là biết được hành vi của mình đang uy hiếp người khác dẫn đến việc người đó phải đưa tiền cho mình.
Trong vụ án này, dù anh Minh có nói sẽ đưa vụ chai nước cho cơ quan báo chí nếu công ty không đưa tiền nhưng cũng cần phải làm rõ mức độ nghiêm trọng trong lời "đe dọa" này đến mức nào và phía người đại diện của Công ty Tân Hiệp Phát có thật sự lo sợ đến mức phải chấp nhận đề nghị ấy bằng mọi giá hay không?
Việc công ty đưa ra các đề nghị, chấp nhận một phần đề nghị của anh Minh (500 triệu đồng khi anh Minh đề nghị 1 tỉ đồng) có thể thấy phía công ty đã cố tình làm cho anh Minh hiểu rằng đề nghị bồi thường của khách hàng đã được phía công ty chấp nhận.
Vì thế anh Minh đã yên tâm đến nhận tiền "bồi thường" và bị công an bắt, cho nên trong ý thức chủ quan có thể anh Minh không nghĩ rằng hành vi của mình là sự đe dọa mà cho rằng đó là sự tự nguyện bồi thường của công ty.
Vì vậy, quy kết anh Minh cưỡng đoạt tài sản trong trường hợp này cần phải điều tra thật chặt chẽ.
Nếu ngụy tạo chai nước ngọt có ruồi, khởi tố là đúng
Trao đổi với Tuổi Trẻ, kiểm sát viên cao cấp Trần Đông Chu - Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm khu vực III (tại TP.HCM) - cho biết "cần làm rõ yếu tố cưỡng đoạt tài sản của anh Minh trong vụ án này".
Theo ông Chu, đáng lẽ cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải trưng cầu giám định chai nước ngọt trước khi khởi tố vụ án để xem con ruồi có sẵn trong chai hay do anh Minh cố tình ngụy tạo, bỏ con ruồi vào để hù dọa nhà sản xuất.
Nếu chai nước ngọt có ruồi là do anh Minh cố tình làm ra thì hành vi đe dọa, tống tiền doanh nghiệp của anh Minh đã rõ, cơ quan điều tra khởi tố là đúng.
Tuy nhiên, nếu con ruồi đã có sẵn trong chai nước trước khi anh Minh mua về thì lỗi này hoàn toàn do doanh nghiệp sản xuất đã bất cẩn, cẩu thả, không tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì thế khi mua phải chai nước này, anh Minh là khách hàng - là người bị thiệt hại khi bỏ tiền mua phải sản phẩm mất vệ sinh, có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nếu uống phải.
Theo quy định của pháp luật, anh Minh hoàn toàn có quyền đòi nhà sản xuất phải bồi thường cho mình. Phía công ty có quyền đồng ý hay không, số tiền đồng ý là bao nhiêu.
Việc anh Minh nói sẽ đưa chai nước cho báo chí có phải là thủ đoạn đe dọa để cưỡng đoạt tài sản của Tân Hiệp Phát hay chỉ là cách nói chuyện trong quá trình thương lượng bồi thường cần phải được làm rõ.
Như Tuổi Trẻ đã thông tin, chiều 5-2, Viện KSND tỉnh Tiền Giang đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, tạm giam gần 4 tháng đối với anh Võ Văn Minh (ngụ xã An Cư, H.Cái Bè, Tiền Giang) về tội cưỡng đoạt tài sản.
Anh Minh là chủ quán ăn, khi lấy nước ngọt bán cho khách đã phát hiện trong chai nước ngọt Number One có con ruồi nên đã gọi điện cho Công ty Tân Hiệp Phát (nhà sản xuất loại nước ngọt này) thông báo và đề nghị phải đưa cho anh một số tiền.
Khi anh Minh đến quán cà phê theo lời hẹn của người đại diện của Tân Hiệp Phát để nhận 500 triệu đồng thì bị công an bắt giữ.
Theo nguồn: tuoitre.vn
|
TIỀN GIANG: DOANH NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM 1 NGƯỜI NGẤT XỈU
10:35 AM |
Sáng 13/1, do mùi hôi thối bốc ra từ Công ty trách nhiệm hữu hạn, thương mại dịch vụ, vận tải Hoàng Việt, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ngày càng trầm trọng dẫn đến bà Phạm Thị Ngọc Thu - người dân ở gần doanh nghiệp này bị nôn ói, ngất xỉu, đe dọa đến sức khỏe nên gia đình phải đưa bà đến cơ sở y tế điều trị. Rất may bệnh nhân này được cứu chữa kịp thời không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
|
Trước đó, người dân đã thông báo đến các ngành chức năng thành phố Mỹ Tho và tỉnh Tiền Giang đã nhiều lần đến kiểm tra nhưng vẫn chưa có biện pháp chế tài nào đủ sức buộc chủ doanh nghiệp này khắc phục ô nhiễm môi trường. Riêng việc ông Nguyễn Trung Hưởng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn, thương mại dịch vụ, vận tải Hoàng Việt trước đây vào đêm tối đã xâm phạm gia cư bất hợp pháp, truy sát dân và đập phá tài sản của công dân đến nay vẫn chưa được xử lý gây bức xúc trong dân.
Người dân ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho cho biết, do ô nhiễm môi trường từ doanh nghiệp này đã làm cuộc sống, sinh hoạt bị xáo trộn, một số người có ý định đi tìm nơi ở khác./.
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
|
LẶP LẠI MÓN ĂN MỖI NGÀY ĐE DỌA CHO SỨC KHỎE
2:34 PM |
Chỉ ăn 1 vài loại thực phẩm hằng ngày chưa hẳn đã không tốt cho sức khỏe
“Thực phẩm càng nhiều thì các món ăn càng phong phú", TS. Susan Roberts, giám đốc Phòng thí nghiệm Năng lượng trao đổi chất tại Đại học Tufts cho biết.
Lựa chọn thực phẩm là một cách khá hiệu quả để bạn kiểm soát việc ăn uống. Không có một loại thực phẩm nào có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, vì vậy ăn nhiều loại thức ăn có nghĩa là bạn có nhiều khả năng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể", TS. Roberts giải thích.
Nhưng làm thế nào để biết bao nhiêu là đủ, và bao nhiêu là quá nhiều? Một nghiên cứu từ bệnh việm Brigham và Trường Y Havard cho thấy, những phụ nữ thường xuyên ăn 16 hoặc 17 loại từ một danh sách các loại thực phẩm lành mạnh, trong đó bao gồm các loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cá và sữa ít chất béo, đã giảm 42% nguy cơ tử vong so với những phụ nữ ăn ít hơn 9 loại thực phẩm trong danh sách đó.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng một chế độ ăn đa dạng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể là ảnh hưởng tới microbiome. Microbiome là mạng lưới các vi sinh vật sống trong cơ thể và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, giúp kiểm soát sự thèm ăn và thực hiện nhiều chức năng cần thiết khác.
Thông thường, đa dạng vi khuẩn là một điều tốt khi nói đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Daniel Bolnick, nhà sinh thái học tại Đại học Texas, cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu trên một số loài động vật, và thấy rằng, khi ăn nhiều loại thực phẩm đã làm giảm số lượng và sự đa dạng của các loại vi khuẩn đường ruột.
Kết quả nghiên cứu này không khẳng định ăn nhiều loại thực phẩm là không tốt, mà đúng hơn là nhấn mạnh về sự kết hợp của các loại thực phẩm có thể tạo ra những điều bất ngờ. Nếu bạn biết tác dụng của thực phẩm A và tác dụng của thực phẩm B, bạn không thể dự đoán những gì sẽ xảy ra với các vi khuẩn đường ruột khi bạn ăn cả hai loại này”.
Vì vậy, chưa thể khẳng định ăn lặp lại những loại thực phẩm mỗi ngày là tốt hay không tốt. Nhưng một lời khuyên khá hữu ích cho bạn là ăn những loại rau có nhiều màu sắc vì chúng thường có xu hướng tương quan với các chất dinh dưỡng khác nhau, đồng thời tránh xa các loại rau có nhiều tinh bột như khoai tây.
Một số loại thực phẩm cơ thể luôn cần ngay cả khi bạn bổ sung nó mỗi ngày là sữa chua, trái cây tươi cho bữa ăn sáng, rau cải xoăn, một ly sinh tố trái cây cho bữa trưa, và một số loại rau chiên, xào cho bữa ăn tối.
Tất nhiên, có hàng ngàn cách khác nhau để bạn làm mới các bữa ăn mang lại những giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể chỉ từ vài loại thực phẩm. Hãy cùng những người thân trong gia đình tạo nên một bữa ăn đầm ấm và lành mạnh.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
MUỖI TẤN CÔNG CẢ KHU DÂN CƯ PHẢI KÊU CỨU
2:56 PM |
Cuộc sống của người dân khu dân cư (KDC) ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TPHCM bị đảo lộn vì sự xuất hiện dày đặc của muỗi mà nguyên nhân từ dự án ngăn lũ sông Sài Gòn đang thi công.
Chiều tối 24/1, PV đã có mặt tại khu dân cư này và ghi nhận cuộc sống của người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Mới chập tối, nhà nhà đã đóng kín cửa, trẻ em phải mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt. Nhiều người lớn tay cầm vợt điện, bình xịt…liên tục diệt muỗi nhưng muỗi chết lớp này lại xuất hiện lớp khác.
Nhiều gia đình trong khu dân cư, chung cư xung quanh rạch Môn, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức đã đóng kín cửa từ chập tối để tránh bị muỗi tấn công.
Người bảo vệ trường mầm non Hiệp Bình Chánh 2 mới 18 giờ đã giăng mùng để chui vào tránh muỗi. Ông cho biết, hơn một tháng nay muỗi càng ngày xuất hiện càng nhiều nhất là vào thời điểm chập tối.
Người dân phải giăng mùng từ sớm và dùng mọi cách như xịt thuốc, dùng vợt điện...để bắt muỗi.
Chị L., một phụ huynh có con học tại trường mầm non nói trên vô cùng lo lắng chia sẻ: “Ngày nào đi học về trên người con tôi cũng đầy vết muỗi đốt. Cả trường hơn 200 cháu bé học sát con rạch đầy muỗi nên phụ huynh vô cùng lo lắng con em mình nguy cơ bị sốt xuất huyết”.
Trường mầm non Hiệp Bình Chánh 2, nơi có hơn 200 cháu nhỏ theo học nằm sát con rạch Môn bị ứ đọng lục bình đầy muỗi. Phụ huynh vô cùng lo sợ cho sức khỏe con em mình.
Ông Nguyễn Văn Thành, chủ quán cà phê cạnh cầu Rạch Môn thì than: Nhiều ngày qua ông buôn bán vô cùng ế ẩm khi suốt cả ngày, khách vừa ngồi xuống ghế chưa kịp gọi nước thì phải “bỏ chạy” vì bị muỗi tấn công. Trong khi đó nhiều gia đình đã phải gởi con em đến các nhà bà con ở nơi khác để tránh muỗi.
Dự án ngăn lũ sông Sài Gòn trên đường số 10, KDC Hiệp Bình Chánh thi công từ cuối năm 2013 đến nay.
Theo quan sát của PV, con rạch Môn (dài gần 1km thông với sông Sài Gòn) đầy rẫy lục bình và chỉ cần vứt cục đá là muỗi bay ra dày đặc. Tuy nhiên ngay trên đường số 10, KDC Hiệp Bình Chánh, một công trình đang thi công đã chặn dòng chảy khiến nước tù đọng không thông dòng ra sông lớn.
Ông Trần Minh Tú, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, cho biết công trình này là dự án ngăn lũ sông Sài Gòn và đó cũng là nguyên nhân gây ứ đọng dòng chảy làm phát sinh muỗi ở KDC.
Đây là nguyên nhân làm ứ đọng dòng chảy rạch Môn...
Gây ra tình trạng phát sinh muỗi khiến cuộc sống cả KDC bị đảo lộn.
“Dự án này được khởi công từ cuối năm 2013 và dự kiến sẽ hoàn thành trước Tết Ất Mùi (khoảng giữa tháng 2/2015), tuy nhiên chúng tôi sẽ làm việc với chủ đầu tư, đơn vị thi công để sớm khơi thông dòng nước không để phát sinh muỗi nữa”, ông Tú cho biết.
Được biết Trung tâm y tế dự phòng quận Thủ Đức cũng thường xuyên phun xịt hóa chất để diệt muỗi. Tuy nhiên do tuyến kênh bị tù đọng lâu ngày nên việc phun xịt hóa chất cũng không thấm vào đâu, vì số lượng muỗi quá lớn.
Theo nguồn: tinmoitruong.vn
269000 TÂN NHỰA Ô NHIỄM TRÔI TRÊN ĐẠI DƯƠNG
12:33 PM |
- Một nghiên cứu mới đây cho biết gần 269.000 tấn nhựa ô nhiễm đang trôi nổi trên các đại dương của thế giới, nghiêm trọng hơn 10 lần so với ước tính trước đó.
Theo nghiên cứu mới đây, 269.000 tấn nhựa ô nhiễm đang trôi nổi trên các đại dương của thế giới, gây tổn hại cho toàn bộ chuỗi thức ăn - Ảnh: Alamy
Theo nhóm nghiên cứu đến từ Viện Five Gyres của Mỹ, nhựa ô nhiễm có mặt khắp các đại dương, nhưng thế giới thiếu dữ liệu về chúng - nhất là tại khu vực Nam bán cầu và những nơi xa xôi.
Để ước tính chính xác hơn tổng số mẩu nhựa và trọng lượng của chúng trên các đại dương, nhóm này đã sử dụng dữ liệu từ 24 cuộc thám hiểm trong sáu năm qua trên các đại dương, ven biển Úc, Vịnh Bengal và biển Địa Trung Hải.
Họ phát hiện có đến 5,25 nghìn tỉ mẩu nhựa đang trôi nổi trên các đại dương, với gần 75% trong số này có nguồn gốc từ các vật thể lớn bằng nhựa như phao, xô và các ngư cụ khác.
Quy ra khối lượng thì số nhựa này tương đương 269.000 tấn, con số mà các nhà nghiên cứu nói là "ước tính tối thiểu", tức con số thực tế còn cao gấp nhiều lần, và chúng đã và đang gây ra nhiều nguy cơ cho toàn bộ hệ sinh thái biển.
Theo National Geographic, các chất thải hàng ngày từ túi nhựa đến vỏ chai nước suối, đã bị vứt xuống các đại dương trong nhiều thập kỷ qua. Phần lớn chúng sau đó dạt vào bờ biển hoặc "định cư" ở một trong các vòng xoáy cận nhiệt đới đại dương - một hệ thống lớn gồm các dòng chảy được hình thành bởi các mô hình gió toàn cầu.
Các vật thể này sau đó bị phân rã thành những hạt nhỏ li ti, đe dọa đến sự sống của nhiều động vật biển - từ loài không xương sống nhỏ bé đến loài hữu nhũ to lớn, nếu chúng nuốt phải. Con người cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ăn cá bị nhiễm độc nhựa.
Nghiên cứu được công bố hôm qua 10-12 trên tạp chí PLOS One.
Theo tinmoitruong.vn
NHỒI MÁU CƠ TIM CHẾT SỚM DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
11:28 AM |Những người sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim hít phải không khí ô nhiễm có nguy cơ chết sớm.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học Anh theo dõi hơn 154.000 bệnh nhân nhồi máu cơ tim trong gần bốn năm, theo Daily Mail.
Trong thời gian này có gần 5.000 người tham gia nghiên cứu qua đời.
Sống trong khu vực có không khí ô nhiễm không tốt cho sức khỏe - Ảnh: Reuters |
Các nhà khoa học phát hiện những yếu tố khói, bụi trong không khí làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc hội chứng động mạch vành cấp (ACS) 12%.
Nghiên cứu mới còn cho thấy những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn thường sống trong những khu vực có không khí ô nhiễm nặng và có khuynh hướng không chịu tăng cường điều trị sau khi được chẩn đoán có vấn đề về tim mạch.
Nghiên cứu mới được đăng trên chuyên san European Heart Journal.
Theo nguồn: thanhnien.com.vn
LO MẤT NGUỒN THU BỎ MẶT MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM
10:39 AM |
Kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường còn nhỏ giọt
Theo Quyết định 58/2008 và Quyết định 38/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng quyết định hỗ trợ 381 dự án xử lý ô nhiễm triệt để trên địa bàn 48 tỉnh và 04 Bộ (Quốc phòng, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải) từ ngân sách trung ương với tổng kinh phí là 2.368.975.110.000 đồng.
Ông Hoàng Văn Thức, Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) cho biết, đến nay đã có 38 dự án xử lý ô nhiễm triệt để thuộc khu vực công ích trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đầu tư 100% kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương với tổng số tiền là 93,8 tỷ đồng.
Tổng số kinh phí các địa phương đã đối ứng để thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm triệt để được hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách trung ương là hơn 302 tỷ đồng. Hiện tại vẫn còn có 138 cơ sở thuộc khu vực công ích chưa có kinh phí để triển khai thực hiện, ước tính số kinh phí để xử lý số cơ sở này khoảng 3.200 tỷ đồng.
Tuy nhiên,việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng vẫn gặp nhiều khó khăn. Điển hình là sau khi tiếp nhận kinh phí từ Trung ương, việc triển khai thực hiện các dự án còn một số bất cập, chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.Tình trạng trên dẫn đến nhiều cơ sở đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng chưa được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.
Mục tiêu trong năm 2014 - 2015, các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để. Đến nay, các địa phương đã rà soát, bổ sung 43 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn 16 tỉnh. Song, đây không phải là các cơ sở mới phát sinh mà là các cơ sở đã tồn tại và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng chưa được kiểm tra, rà soát trong các năm trước.
Địa phương vẫn chây ỳ
Trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, đến nay có 384 cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; còn lại 55 cơ sở chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Trong số đó, 18 bãi rác, 8 bệnh viện đã được Thủ tướng cho phép lùi thời hạn xử lý ô nhiễm triệt để đến ngày 31/12/2015 tại Quyết định 1788. Ông Thức cũng cho biết đã có quyết định đóng cửa vĩnh viễn hai nhà máy đường ở Trà Vinh và Tây Nam (Cà Mau) nếu đến giữa tháng 6/2015 không kịp khắc phục tình trạng ô nhiễm.
Báo cáo của Bộ TNMT cho thấy, việc xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm là do nhận thức trách nhiệm về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế. Một số địa phương thiếu quyết liệt, chậm triển khai thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ sở trên địa bàn, mặc dù Bộ TNMT đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc. Hầu hết các địa phương chưa sử dụng các biện pháp mạnh để xử lý các cơ sở chậm tiến độ theo Quyết định 1788/QĐ-TTg do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến khẳng định: “Năm 2015 sẽ tập trung phân bổ kinh phí từ ngân sách trung ương để thực hiện dự án xử lý ô nhiễm môi trường đối với 05 làng nghề, 01 kho thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, sẽ tăng cường kêu gọi nguồn vốn hợp tác quốc tế và phân bổ vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước nguồn đầu tư phát triển để xử lý dứt điểm dự án xử lý ô nhiễm môi trường khu vực ô nhiễm chất độc dioxin. Tổ chức nghiên cứu về xử lý ô nhiễm môi trường, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý ô nhiễm triệt để…
Bộ sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các trường hợp cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cố tình chây ỳ, không đầu tư thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, sẽ tăng cường sử dụng các biện pháp mạnh về xử lý triệt để theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 1788/QĐ-TTg".
Theo Quyết định 58/2008 và Quyết định 38/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng quyết định hỗ trợ 381 dự án xử lý ô nhiễm triệt để trên địa bàn 48 tỉnh và 04 Bộ (Quốc phòng, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải) từ ngân sách trung ương với tổng kinh phí là 2.368.975.110.000 đồng.
Ông Hoàng Văn Thức, Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) cho biết, đến nay đã có 38 dự án xử lý ô nhiễm triệt để thuộc khu vực công ích trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đầu tư 100% kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương với tổng số tiền là 93,8 tỷ đồng.
Tổng số kinh phí các địa phương đã đối ứng để thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm triệt để được hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách trung ương là hơn 302 tỷ đồng. Hiện tại vẫn còn có 138 cơ sở thuộc khu vực công ích chưa có kinh phí để triển khai thực hiện, ước tính số kinh phí để xử lý số cơ sở này khoảng 3.200 tỷ đồng.
Tuy nhiên,việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng vẫn gặp nhiều khó khăn. Điển hình là sau khi tiếp nhận kinh phí từ Trung ương, việc triển khai thực hiện các dự án còn một số bất cập, chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.Tình trạng trên dẫn đến nhiều cơ sở đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng chưa được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.
Mục tiêu trong năm 2014 - 2015, các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để. Đến nay, các địa phương đã rà soát, bổ sung 43 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn 16 tỉnh. Song, đây không phải là các cơ sở mới phát sinh mà là các cơ sở đã tồn tại và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng chưa được kiểm tra, rà soát trong các năm trước.
Địa phương vẫn chây ỳ
Trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, đến nay có 384 cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; còn lại 55 cơ sở chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Trong số đó, 18 bãi rác, 8 bệnh viện đã được Thủ tướng cho phép lùi thời hạn xử lý ô nhiễm triệt để đến ngày 31/12/2015 tại Quyết định 1788. Ông Thức cũng cho biết đã có quyết định đóng cửa vĩnh viễn hai nhà máy đường ở Trà Vinh và Tây Nam (Cà Mau) nếu đến giữa tháng 6/2015 không kịp khắc phục tình trạng ô nhiễm.
Báo cáo của Bộ TNMT cho thấy, việc xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm là do nhận thức trách nhiệm về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế. Một số địa phương thiếu quyết liệt, chậm triển khai thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ sở trên địa bàn, mặc dù Bộ TNMT đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc. Hầu hết các địa phương chưa sử dụng các biện pháp mạnh để xử lý các cơ sở chậm tiến độ theo Quyết định 1788/QĐ-TTg do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến khẳng định: “Năm 2015 sẽ tập trung phân bổ kinh phí từ ngân sách trung ương để thực hiện dự án xử lý ô nhiễm môi trường đối với 05 làng nghề, 01 kho thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, sẽ tăng cường kêu gọi nguồn vốn hợp tác quốc tế và phân bổ vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước nguồn đầu tư phát triển để xử lý dứt điểm dự án xử lý ô nhiễm môi trường khu vực ô nhiễm chất độc dioxin. Tổ chức nghiên cứu về xử lý ô nhiễm môi trường, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý ô nhiễm triệt để…
Bộ sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các trường hợp cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cố tình chây ỳ, không đầu tư thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, sẽ tăng cường sử dụng các biện pháp mạnh về xử lý triệt để theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 1788/QĐ-TTg".
Theo nguồn: moitruong.com.vn
NHỮNG VỤ THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG NHẤT THẾ GIỚI
9:34 AM |Ngày 3.12.1984, một nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal, Ấn Độ bị rò rỉ 40 tấn khí độc methyl isocyanate khiến 15.000 người thiệt mạng và 500.000 bị phơi nhiễm. Trong ảnh là lực lượng cứu hỏa đang cố gắng ngắn chặn sự lan lan của khói độc phát tán trong không khí. Ảnh AP.
Cuộc điều tra sau đó đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra thảm họa kinh hoàng trên là do nhà máy này không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn. Trong ảnh là cảnh những người đàn ông đang bế những em bé bị mù vì khí độc từ nhá máy thuốc sâu Union Carbide tới bệnh viện. Ảnh AP.
Năm 1989, Union Carbide phải bỏ ra 470 triệu USD để giải quyết các hậu quả từ thảm họa rò rỉ khí độc nói trên. Trong ảnh là đám tang của một nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa. Ảnh AP.
Ngày 24.3.1989, Exxon Valdez, một tàu chở dầu khổng lồ, trọng tải 214.862 tấn, của Công ty Exxon, Mỹ đang trên đường chở hàng triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang California thì va phải đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska, làm tràn dầu ra ngoài, gây ra một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử. Ảnh AP.
Biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km². Dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince William Sound bị đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính 15 tỉ USD. Ảnh AP.
Dựa theo kết quả của các cuộc điều tra thì yếu tố con người chính là nguyên nhân chính gây ra thảm họa trên. Công ty Exxon sau đó bị phạt 507.5 triệu USD.
Ngày 21.1.2000, một đường ống của nhà máy lọc dầu ở Rio de Janeiro rò rỉ khoảng 1.3 triệu lít dầu ra vịnh Guanabara. Công ty Petrobras bị kết tội và buộc phải bồi thường 25 triệu USD. Trong ảnh là cảnh bờ biển trên vịnh Guanabara chìm trong màu đen kịt vì sự cố tràn dầu. ảnh AP.
Tháng 6.2000, công ty Petrobras tiếp tục dính "phốt" bởi thảm họa tràn dầu kinh hoàng khác khi một đường ống bị vỡ khiến hơn 1 triệu gallons dầu thô bị rò rỉ ra sông Iguacu. Đây được xem là một trong những tai nạn tràn dầu tồi tệ nhất của Brazil. Ảnh AP.
Ngày 17.8.2009, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra tại con đập Sayano-Shushenskaya ở Nga. Một vụ nổ máy biến thế ở tổ máy số 2 có công suất 600 MW làm khối mô-tơ nặng 920 tấn văng khỏi bệ máy, phá hủy các thiết bị khác và phòng máy. Nước cuốn như lũ tràn vào các buồng tuôcbin, dầu đổ và nổ. 75 người chết và mất tích. Ảnh ITAR-TASS.
9 trong số 10 tổ máy bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Nhà máy tái hoạt động ngày 24.2.2010 nhưng công tác sửa chữa kéo dài đến 5 năm với phí tổn lên đến 1,2 tỉ USD. Môi trường sông Yenisei bị ô nhiễm nặng khi 40 tấn dầu trong máy biến thế của nhà máy chảy lan ra 80 km.
Tháng 4.2010, có koảng 5 triệu thùng dầu bị tràn ra vịnh Horizon sau một vụ nổ tại Giàn khoan dầu Deepwater Horizon thuộc sở hữu của công ty Transocean có trụ sở tại Houston, Mỹ đã khiến 11 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương.
Khi thảm họa xảy ra, người ta ước tính mỗi ngày có tới hơn 750.000 lít dầu thô bị rò rỉ từ giàn khoan, mặt biển bị dầu loang rộng tới khoảng 9.000km2. Hắc ín và dầu loang không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn trực tiếp phá hủy các hệ sinh thái cửa sông Mississippi và vùng đầm lầy ngập mặn dọc duyên hải bang Louisiana của Mỹ.
Một năm sau thảm họa tràn dầu, Tập đoàn Dầu khí BP tuyên bố đã thu hồi hầu hết (khoảng 90%) lượng dầu loang. Tuy nhiên, theo điều tra của các cơ quan quản lý thì lượng dầu đã thu hồi chỉ nằm ở bề mặt, còn một lượng lớn dầu bị rò ra đã thấm vào đất đai, cây cỏ hoặc chìm xuống đáy biển, sẽ tiếp tục ảnh hưởng, để lại di chứng trên các hệ sinh thái vùng ven và gây trở ngại cho cuộc sống con người.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
VÔ VÀN CÁC CỐNG THẢI NƯỚC ĐEN NGÒM RA VỊNH HẠ LONG
10:10 AM |
Một vấn đề không mới nhưng bao nhiêu năm qua vẫn ám ảnh người dân Quảng Ninh và du khách đến Vịnh Hạ Long: những họng cống thải nước đen sì đang ngày đêm chảy thẳng xuống Vịnh.
Một cống dẫn nước thải chảy ra bãi tắm Bãi Cháy
Không dám tắm biển Bãi Cháy
Đến bãi tắm Thanh Niên thuộc khu du lịch Bãi Cháy, đập vào mắt tất cả những du khách là một đoạn cống lộ thiên dẫn nước thải từ khu vực Vườn Đào, qua đường Hạ Long, chảy về Vịnh Hạ Long. Các tấm lưới đã được lắp ở giữa cống để hứng rác nhưng không xuể.
Mang vấn đề này đến hỏi Ban giám đốc Ban quản lý các dịch vụ công ích TP. Hạ Long, chúng tôi nhận được câu trả lời, hệ thống cống khu vực Bãi Cháy xử lý nước mưa và nước thải sinh hoạt chung. Sau những cơn mưa lớn, nước từ trên đồi cao chảy xuống cống này với lưu lượng rất lớn kèm theo rác rưởi các khu dân cư. Đạt đến độ cao nhất định, nước được phép thải tràn.
Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, vào những ngày nắng ráo, bằng mắt thường và mũi ngửi, cũng có thể nhận biết được mùi hôi từ cống nước thải này.
Dọc trên bãi tắm Thanh Niên, nơi hàng ngàn lượt du khách đến tắm vào dịp cao điểm của mùa du lịch, có đến ít nhất 4 rãnh ống dẫn nước thải chôn trong cát, dòng nước đen sì chỉ lộ ra khi thủy triều xuống.
Khi nước triều xuống, những họng cống nước thải như thế này càng lộ rõ trên bờ biển
Hồ nước trung tâm thành phố bị đầu độc
Nước thải đen sì từ chợ Hạ Long 1 đổ ra Vịnh Hạ Long phía trước mặt
Một điểm nóng khác về nước thải ngay trong TP. Hạ Long chính là hồ nước trước Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh. Trong lòng hồ này là 2 họng cống ngày đêm chảy những dòng nước đen sì, hôi thối.
Ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng cho biết, chỉ một phần nước thải sinh hoạt được đấu nối vào đường ống dẫn vào nhà máy nước thải Hà Khánh, còn lại một phần lớn nước thải từ khu dân cư các phường Cao Thắng, phường Trần Hưng Đạo và khu 5 phường Bạch Đằng chảy vào hồ, qua khu dịch vụ nhà hàng Hồ Cô Tiên và chảy thẳng ra Vịnh Hạ Long.
Đang là mùa khô nên đi qua khu vực này có thể dễ dàng nhận thấy hồ cạn trơ đáy, phần nước đọng trong hồ tỏa mùi hôi thối rất khó chịu.
Trả lời vấn đề này, một cán bộ yêu cầu giấu tên của Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Hạ Long một mực cho rằng toàn thành phố không có cống nào xả thải trực tiếp ra Vịnh. Những miệng cống mà mọi người nhìn thấy xả nước thải đều là nơi thoát nước mưa. Nước đục và nước có mùi hôi là do hệ thống cống hoạt động lâu ngày, không được nạo vét thường xuyên nên cũng có thể xảy ra tình trạng trên.
Người dân dọn rác tại cống nước thải trên bãi tắm Thanh Niên không xuể
Nhà máy xử lý nước thải quá tải, nước thải chảy đi đâu?
Theo tài liệu được cung cấp bởi Ban Quản lý các dịch vụ công ích TP. Hạ Long, toàn TP. Hạ Long có 2 nhà máy xử lý nước thải: Nhà máy Ao Cá tại khu vực Bãi Cháy và Nhà máy Hà Khánh tại khu vực Hòn Gai. Ngoài ra, có thêm 11 trạm xử lý nước thải của các khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện...
Tuy nhiên, tất cả các đường ống xử lý nước thải của hai nhà máy trên đều ngầm dưới lòng đất và hoạt động khép kín. Không phải nước thải tại điểm dân cư nào cũng được phép đấu nối vào hệ thống xử lý ngầm này mà đều phải qua kiểm tra.
Công suất của nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh hiện tại là 5.000 mét khối/ngày đêm. Còn tại nhà máy xử lý nước thải Ao Cá, công suất 3.500 mét khối/ngày đêm và đã chạy hết công suất từ lâu.
Mật độ nhà hàng, khách sạn và khu dân cư tại Bãi Cháy ngày càng đông, có ngày nhà máy Ao Cá nhận 5.000 mét khối nước thải hoặc nhiều hơn/ngày đêm, vậy thì phần nước thải được xả đi đâu, hay đổ luôn ra Vịnh Hạ Long?
Ông Nguyễn Công Thái, Phó ban quản lý Vịnh Hạ Long cho biết có mắt thấy, tai nghe chuyện nước thải đen sì chảy thẳng ra Vịnh Hạ Long, nhưng Ban quản lý Vịnh gần như lực bất tòng tâm, riêng việc bố trí đội chèo đò vớt rác trôi nổi khắp mặt Vịnh và quanh các hang động cũng đã rất mệt mỏi. Việc quản lý môi trường tại các khu dân cư ven Vịnh phải giao quyền cho các địa phương, ví dụ tại TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả…
Theo ông Thái, các nhà hàng ven Vịnh, các tàu du lịch, tàu nghỉ đêm trên Vịnh đều bắt buộc phải có bể ngầm xử lý trước nước thải, sau đó mới được phép xả thải ra Vịnh. Tuy nhiên, ý thức của người dân và người làm du lịch chưa phải ai cũng cao nên vẫn có tình trạng xả trộm, xả lén lút, không thể kiểm soát hết.
Ai dám tắm ở Bãi Cháy khi nhìn thấy cống nước thải này chạy ngang bãi tắm
Cần có tầm nhìn xa
Thực tế, trước phản ánh của nhiều người dân về tình trạng nước thải gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại cảnh quan ven Vịnh Hạ Long, ngày 25/7/2014, Hội đồng nhân dân TP. Hạ Long đã ra nghị quyết phê chuẩn danh mục công trình đầu tư xây dựng mới năm 2015.
Trong đó, đầu tư cho hệ thống thu gom xử lý nước thải Bãi Cháy, TP. Hạ Long là 10 tỷ đồng. Riêng việc thu gom xử lý nước thải phường Hồng Hải, TP. Hạ Long sẽ được đầu tư 2 tỷ đồng.
Rõ ràng, số tiền đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải không hề nhỏ, nhưng nếu không nghiên cứu để công nghệ nhà máy không lỗi thời, công suất đảm bảo trong thời gian dài, khoản đầu tư trên khó lòng phát huy hết tác dụng.
Được biết, hai nhà máy xử lý nước thải của thành phố là Nhà máy xử lý nước thải Ao Cá và Nhà máy Hà Khánh đã được bàn giao cho TP. Hạ Long từ 2007 và 2009, nhưng các nhà máy trên phải thiết kế, chạy thử từ trước đó ít nhất 2 năm.
Sau gần 10 năm vận hành, nhà máy nước thải Bãi Cháy quá tải. Còn nhà máy Hà Khánh, sau 5 năm vận hành đã đạt trên 70% công suất thiết kế.
Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, chẳng lẽ cứ thêm mỗi năm, thêm nước thải, lại dỡ đường, phá cống, cơi nới thêm nhà máy xử lý nước thải?
Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải là phục vụ cho sự phát triển bền vững, nhưng chưa có một quy hoạch mang tầm nhìn xa cho hệ thống xử lý nước thải ở thành phố có di sản Vịnh Hạ Long.
Quang cảnh bãi biển Bãi Cháy khi thủy triều xuống.
Nguồn: tổng hợp
Liên kết bạn bè
công ty môi trường sacotec
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Link hay
thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
Hot
-
Ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, sự cố vỡ đê phụ diễn ra tại hồ thải đuôi quặng chứ không phải hồ chứa bùn đỏ. Loại nước thải này không bị ...
-
Hơn một tuần nhập viện, bé trai 9 tuổi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đau đầu dữ dội vì nhiễm ký sinh trùng có trong loại ốc ma ăn trước đó...
-
Người dân ở gần một con sông tại Serbajadi, huyện East Aceh, tỉnh Aceh, gần khu bảo tồn rừng sinh thái Leuser trên đảo Sumatra, Indonesia...
-
http://hocmoitruong.com/giao-trinh-cong-nghe-xu-li-nuoc-thai-bang-bien-phap-sinh-hoc-luong-duc-pham/ Giáo trình Công Nghệ Xử Lí Nước Thải ...
-
Sáng 14/9 đã diễn ra hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hoạt động này do một...
-
Con cá cóc sần được cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phát hiện xử lý nước thải ...
-
Ngày 20/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Công an vừa kết hợp với công an địa phương bắt giam bà Đặng Thị Ngợi - Giám đốc C...
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức gây ra, UBND thành phố Hà Nội đã phê...
-
Khói từ nhà máy của Công ty CP kính nổi Chu Lai (Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) khiến người dân trong khu vực phả...
-
Trong công nghiệp sản xuất nước mắm thì nước thải phát sinh từ khâu vệ sinh và lượng nước mắm còn đọng lại trong thiết bị. Thành phần chủ ...