CHẶN NHẬP LẬU GIA SÚC ĐỂ NGĂN DỊCH BỆNH

8:52 AM |
Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương đã xuất hiện một số ổ dịch lở mồm long móng gia súc tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguyên nhân phát sinh các ổ dịch chủ yếu là do nhập lậu lợn nái loại thải qua biên giới đã bị mắc bệnh lở mồm long móng hoặc vận chuyển gia súc từ vùng có ổ dịch lở mồm long móng cũ ở trong nước.

                    
Tiêu hủy lợn bị mắc bệnh lở mồm long móng ở Hà Giang. (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã ban hành Công điện khẩn số 2144/CĐ-BNN-TY về việc phòng chống dịch lở mồm long móng và ngăn chặn việc nhập lậu gia súc qua biên giới.

Nội dung Công điện nêu rõ, các địa phương khu vực biên giới tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng tại địa phương (biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường, thanh tra giao thông) phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y trên địa bàn triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa triệt để các hoạt động nhập lậu động vật, sản phẩm động vật.

Cùng với đó, các đơn vị cơ sở cần tổ chức tuyên truyền, vận động cư dân biên giới không mua động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, đặc biệt là không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới.

Mặt khác, các địa phương cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật theo quy định đồng thời có biện pháp xử lý tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật nhập lậu trái phép qua biên giới theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nêu rõ, việc tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng cho đàn gia súc tại một số địa phương chưa được đảm bảo do tập quán nuôi thả rông gia súc của người dân; việc người dân tự mua bán, giết mổ gia súc để tiêu thụ hoặc làm quà tặng trong dịp Tết Ất Mùi và các lễ hội đầu năm là khá phổ biến, tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát tán. Ngoài ra, thời tiết lạnh kết hợp với mưa phùn, độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và lây lan.

“Trước diễn biến phức tạp của dịch lở mồm long móng tại một địa phương trong nước và một số nước, nhiều tồn tại nêu trên chưa được khắc phục triệt để, do vậy nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xâm nhập, phát tán và lây lan là rất cao…” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát kết quả tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng trên địa bàn, đặc biệt là địa bàn đang có ổ dịch lở mồm long móng, nơi có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao; khẩn trương tổ chức tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng đợt 1/2015 và tiêm phòng bổ sung, không để dịch lở mồm long móng phát sinh hoặc lây lan./.
Read more…

SỐNG CHUNG VỚI BÒ!

2:40 PM |

200 con, ngày đêm xả thải!

Nhiều năm nay hàng trăm hộ dân xã An Hồng, huyện An Dương (TP Hải Phòng) phải chịu cảnh sống cùng với mùi hôi thối từ trại nuôi bò với số lượng 2000 con, gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và đời sống sản xuất.
B4

Chiều 12/3, đại diện hàng trăm hộ dân thôn Ngô Hùng, xã An Hồng, huyện An Dương (TP Hải Phòng) đã kéo lên nhà văn hóa thôn yêu cầu chính quyền xã, huyện có biện pháp xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường do trang trại nuôi bò ngay cạnh khu dân cư và nhà máy tạo hạt nhựa đổ nước thải làm chết lúa, hoa màu. Đồng thời, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng khiến sinh hoạt của người dân ở đây bị đảo lộn.
B1

Phân bò ngổn ngang 

Với số lượng lớn bò, lượng phân do chúng thải ra cao, có thể thấy nhìn xung quanh các chuồng bó là những đống phân nằm ngỗn ngang, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, vô cùng khó chịu buộc các hộ dân sống gần đây phải đóng cửa cả ngày.
“Những hôm lộng gió, mùi phần bò bốc lên rất gắt, nhiều hộ sát bên trang trại phải đeo khẩu trang ngủ, ăn uống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều cháu nhỏ còn bị bệnh hô hấp”, ông Chanh nói.


Khoảng cách từ chồng nuôi bò đến nhà các hộ dân thôn Ngô Hùng chỉ vài trăm mét. Lượng chất thải của đàn bò này tràn ngập khu trang trại và bốc mùi nồng nặc, trang trại bò rộng khoảng vài ha được thuê lại trong Khu công nghiệp tàu thủy An Hồng. Trại nuôi bò của Công ty này được thiết kế theo một dãi chạy dài với nhiều chuồng bò san sát, mỗi chuồng có hàng hàng trăm con bò. Phân bò, nước thải ngập ngụa ngay dưới nền chuồng trại nhưng không được thu gom, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Ngoài trang trại bò “hành” các hộ dân thôn Ngô Hùng thì phía tây thôn là nhà máy tái chế hạt nhựa cũng ngày đêm xả nước thải và khói bụi vào khu dân cư. Ông Nguyễn Văn Đạm, 71 tuổi cho biết hàng đêm nhà máy đốt phế thải để tái chế hạt nhựa. Nhiều năm nay, nước thải từ nhà mày này đổ tràn ra khu ruộng canh tác của các hộ dân khiến hoa màu và lúa thường xuyên chết hàng loạt.
B5
Lúa và hoa màu chết vì nước thải nhà máy tái chế hạt nhựa
Theo ghi nhận của PV, mương nước xung quang nhà máy này có màu đen xì, khuấy mạnh nổi lên bọt trắng như bọt xà phòng và có cả váng dầu trên bề mặt. Nhiều ruộng lúa xung quanh khu vực nước thải của nhà máy này không thể canh tác được.

Ông Lê Văn Cường, chủ tịch UBND xã An Hồng cho biết nhận được phản ánh của người dân, UBDN xã đã nhiều lần mời đại diện công ty Foodex lên giải quyết, yêu cầu phải có biện pháp xử lý, khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường của trại buôi bò này.
Read more…

Nước thải từ chuồng heo phải uống được?

1:53 PM |
Người chăn nuôi lợn  ở Việt Nam đang đối mặt nhiều quy định lạ lùng. Ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc công ty CP Thanh Bình (hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam), cho biết: Trong ngành thức ăn gia súc, thế giới đăng ký chất lượng chỉ yêu cầu 4 tiêu chuẩn, nhưng ở Việt Nam bắt tới 15 tiêu chuẩn.
Theo ông, thế giới chỉ yêu cầu chất nào không khuyến khích cho tối đa là bao nhiêu; còn chất khuyến khích có quy định tối thiểu. “Chẳng hạn đạm là chất khuyến khích, tôi đăng ký 15%, nhưng khi làm có thể lên 16% (tốt hơn 15%) thì thanh tra cứ máy móc, thấy khác là phạt. Còn những chất như canxi, muối… không khuyến khích, tỷ lệ dưới mức đăng ký chút có thể được, nhưng cũng bị phạt. Tôi kiến nghị nhiều lần, Bộ NN&PTNT nói cân nhắc, mà mãi vẫn chưa sửa”, ông Bình nói.


Nhiều người nuôi lợn cho rằng một số quy định nuôi gia súc bất hợp lý gây khó khăn cho người nuôi.
Nhiều người nuôi lợn cho rằng một số quy định nuôi gia súc bất hợp lý gây khó khăn cho người nuôi.

Ông Bình nói thêm: “Chẳng hạn, tôi chỉ đăng ký một chất là 10%. Nói thật, tính toán công thức vậy, chứ chả đơn vị nào làm đúng 10% được. Bởi vì một sản phẩm được tổ hợp rất nhiều thành phần cộng vào, phải có sai số chứ. Đằng này, cơ quan thanh tra, thấy không giống là đè ra phạt. Rất mệt mỏi, cái này đưa ra để quản lý, sao lại thích phạt”, ông Bình nói.
Từng đầu tư nuôi hàng chục nghìn con heo ở Đông Nam Bộ, ông Bình cho hay, quy định về xử lý môi trường của Bộ TN&MT đang “tiêu diệt ngành chăn nuôi”. Theo ông, nếu quy định nước thải từ trại heo ra phải đạt tiêu chuẩn loại A - tức là uống được, loại B - là tắm được… chắc không ai làm nổi; kể cả DN lớn chứ đừng nói cơ sở chăn nuôi nhỏ.
Nhiều DN chăn nuôi ở Đồng Nai bị phạt “lên bờ xuống ruộng” vì quy định trên. Ông Bình cho rằng, không ai làm được, mà vẫn áp dụng, doanh nghiệp tìm mọi cách để “lách”. “Trước đây, tôi cũng nuôi tới 20.000 con heo, nhưng đã đóng cửa trại cho khỏe, vì những quy định đưa ra nhìn đã bất hợp lý”, ông Bình cho biết.
Trong khi đó, tại HTX Chăn nuôi Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội)- HTX chăn nuôi lớn nhất miền Bắc cũng “khóc dở mếu dở” vì những quy định về môi trường. Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX cho biết: Nông dân bươn chải làm ăn, trình độ a, b, c…, bảo phải đầu tư xử lý công nghệ nước thải theo quy định A, B,C gì đó khó lắm! Điều lạ là, cảnh sát môi trường, cán bộ môi trường cứ xuống kiểm tra phạt lên, phạt xuống, mà cũng không hướng dẫn cho cách nào để xử lý.
Ông Chiến cho biết, bản thân ông là chủ nhiệm HTX, được Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ TN&MT) hỗ trợ xây dựng mô hình nước thải. Thế nhưng, khi công trình vận hành, cán bộ môi trường của thành phố xuống kiểm tra, bảo không đạt chuẩn. Từ đó, cán bộ chức năng “đè” ra phạt không thương tiếc, công trình phải “đắp chiếu”.
TD

Read more…

Hot