CÔNG NGHỆ SIDE STREAM CHO MÀNG LỌC RO.

9:23 AM |
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như cải tiến công nghệ kỹ thuật, thiết bị trong xử lý nước. Tập đoàn A.O.Smith vừa đưa vào Việt Nam công nghệ lọc thẩm thấu ngược (RO) cho màng lọc RO công nghệ Side Stream.
Add caption


Máy lọc nước A.O.Smith sử dụng công nghệ Side Stream đã có mặt tại thị trường Việt. 

Màng lọc nước theo công nghệ này có thể loại bỏ hơn 90% kim loại nặng (asen, chì thủy ngân) và các vi khuẩn có hại tại các nguồn nước bị ô nhiễm, không đủ tiêu chuẩn cho nước sinh hoạt.

Đồng thời công nghệ này cũng giúp nâng cao lượng nước tinh khiết sau khi lọc tới 66%, giảm thiểu 56% lượng nước thải nên kéo dài tuổi thọ cho lõi lọc nước RO tới 1,5 lần so với các loại lõi lọc RO thông thường.

Với hiệu quả xử lý cao, ước đoán máy lọc nước A.O.Smith sẽ được đón nhận và sử dụng rộng rãi trong thị trường Việt Nam.


Read more…

NGHIÊN CỨU THÀNH CÔNG CÔNG NGHỆ LỌC SINH HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

9:54 PM |
Một nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến để xử lý nước thải tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng”.
Qua nhiều năm nghiên cứu và thực hiện công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt trong xử lý nước thải y tế, Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc cải thiện môi trường sống cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho nhiều bệnh viện trong cả nước: bệnh viện C (Hà Nội), bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, bệnh viện Tâm thần Hưng Yên, bệnh viện Đa khoa Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình…

Để đáp ứng được những thành quả trên, được sự hỗ trợ từ phía Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng, với vai trò là chủ nhiệm đề tài TS. Đỗ Văn Mạnh (Trung tâm Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng– Viện Công nghệ môi trường) cũng nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến để xử lý nước thải tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng”. 

Trong hai năm qua (2013-2014), nhóm nghiên cứu đề tài đã thu nhận được nhiều kết quả khả quan và đạt được các chỉ tiêu như đề ra ban đầu: thi công và lắp đặt 01 hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng; hệ thống hoạt động hiệu quả và ổn định, chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT, cột A; chi phí cho một đơn vị xử lý thấp (2.140 đồng/m3), vận hành đơn giản và ít phải bảo trì.

Hình 1. Hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện Điều dưỡng thành phố Đà Nẵng

Sự tiến bộ của hệ thống xử lý nước thải này nằm ở chỗ, bên trong tháp lọc sinh học nhỏ giọt được bố trí hệ thống ejector giúp cho khả năng khuếch tán ôxy trong không khí ngoài tự nhiên và làm tăng áp lực cho giàn phun tán đều bên trong tháp. 

Ngoài ra, loại vật liệu đệm dạng cầu sử dụng làm giá thể cho quá trình lọc sinh học cũng lần đầu được bố trí đưa vào. Đây chính là những điểm mới của đề tài, giúp nâng cao hiệu quả xử lý của toàn hệ thống.

Trao đổi trong buổi tham quan hệ thống xử lý tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Y tế GS. TS. Nguyễn Thanh Long đánh giá cao hệ thống xử lý nước thải sử dụng Công nghệ lọc sinh học cải tiến trong việc cải thiện môi trường xung quanh, bảo vệ sức khỏe của các y bác sỹ cũng như các bệnh nhân lưu trú tại Bệnh viện. 

Việc cải tiến không sử dụng máy thổi khí không những không gây tiếng ồn cho bệnh viện mà còn tiết giảm được khoản chi phí đầu tư cũng như vận hành lớn trong quá trình xử lý.

Hình 2. Thứ trưởng Bộ Y tế GS. TS. Nguyễn Thanh Long và Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng kiểm tra và đánh giá chất lượng công nghệ trong giai đoạn vận hành hệ thống XLNT của bệnh viện

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài cũng tạo cơ hội để đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như những hiểu biết thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ môi trường nói chung và xử lý nước thải y tế nói riêng. Do vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất với phía Bộ Y tế sẽ sớm triển khai công nghệ này vào áp dụng xử lý nước thải cho ngành.
Read more…

BẮC NINH XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM

3:30 PM |
Để xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường sống nhiều năm nay tại làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), UBND tỉnh Bắc Ninh vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, với tổng vốn đầu tư hơn 44 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp tài nguyên môi trường được giao hàng năm và các nguồn vốn khác.

Bắc[-]Ninh[-]xử[-]lý[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường[-]làng[-]nghề[-]tái[-]chế[-]nhôm

Ông Trương Tiến Yên - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Bắc Ninh cho biết: Quy mô đầu tư dự án bao gồm các hạng mục chính như xây dựng hệ thống xử lý nước thải (sản xuất và sinh hoạt) với công suất khoảng 1.800 - 2.000 m 3 /ngày đêm, bảo đảm nước thải trước khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn (cột A) theo quy chuẩn, quy định; xây dựng bãi tập kết và trung chuyển rác thải sản xuất, sinh hoạt thôn Mẫn Xá với công suất khoảng 30- 40 tấn/ngày đêm; lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, bùn thải; lắp đặt thử nghiệm hệ thống xử lý khí thải tại một số hộ làm nghề sản xuất tái chế nhôm trên địa bàn… Tổng mức đầu tư hơn 44 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp tài nguyên môi trường được giao hàng năm và các nguồn vốn khác do UBND huyện Yên Phong làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2014 đến 2016. 

Mục tiêu dự án nhằm xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường (nước thải, rác thải, khí thải) làng nghề, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã Văn Môn, huyện Yên Phong. 

Xã Văn Môn có 11.600 nhân khẩu, với 2.600 hộ dân chia làm 5 thôn với 3 làng nghề chính. Riêng thôn Mẫn Xá có 700 hộ dân thì có đến 350 hộ làm nghề đúc, nung, sản xuất sản phẩm nhôm tái chế, với thu nhập từ 500 - 600.000 nghìn đồng 1 lò/ngày. Các chất thải từ các lò tái chế nhôm thôn Mẫn Xá thải ra khí ô nhiễm như SO 2 , NH 3 , NH 4 , CO 2 … và xỉ nhôm gây ô nhiễm môi trường sống nhiều năm nay.
Nguồn: tinmoitruong.vn
Read more…

ĐẶC SẢN HÀNH TỎI TRƯỚC NGUY CƠ BỊ ĐE DOẠ

9:19 AM |
Nuôi trồng thủy sản tự phát không theo quy hoạch, xây dựng các trại nuôi nhưng không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tự ý xả nước thải ra môi trường trong thời gian dài… nên nhiều diện tích đất màu mỡ sản xuất nông nghiệp của xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đứng trước nguy cơ thành đồng muối. Hàng chục ha hành, tỏi đặc sản của địa phương được người tiêu dùng trong nước biết đến đang đứng trước nguy cơ xoá sổ do nhiễm mặn từ nước thải của các trại nuôi trồng thủy sản này.

[-]Đặc[-]sản[-]hành,[-]tỏi[-]Ninh[-]Thuận[-]trước[-]tác[-]động[-]từ[-]các[-]trại[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]tự[-]phát

Ảnh minh hoạ 

Tại hai thôn Mỹ Tường 1 và Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, các trại nuôi tôm và ốc hương mọc lên san sát. Các trại nuôi này chủ yếu là dân ở các nơi khác đến thuê, mua đất để đầu tư nuôi trồng. Dù nuôi trồng thủy sản đã vài ba năm nay nhưng các trại lại không xây dựng hệ thống chứa, xử lý nước thải. Cứ thế, mỗi ngày nước thải ào ào chảy tràn lan ra bãi đất canh tác của người dân. Một số trại nuôi tuy có xây dựng ao chứa nhưng không mang tính chất xử lý nước thải, đáy ao không tráng bê tông, nước thải cứ theo thời gian thẩm thấu, gây nhiễm mặn nghiêm trọng đất sản xuất của người dân.

Ông Phạm Văn Mỹ ở thôn Mỹ Tường 2 bức xúc: Mấy năm trước, đất canh tác nơi đây rất tốt, cuộc sống của người dân dựa vào đất để trồng hành, tỏi. Hành, tỏi ở đây thơm ngon được nhiều người ngoài tỉnh biết đến, chẳng thua kém gì hành, tỏi ở Quảng Ngãi. Tuy nhiên, hiện nay người dân địa phương không còn đất để trồng nữa bởi nhiều diện tích đất đang bị phủ một lớp muối trắng, phải bỏ hoang. Đã đến mùa trồng trọt nhưng nước ngọt trong các giếng dùng tưới tiêu cho hoa màu nay đã trở thành nước mặn, chẳng khác gì nước biển, người dân đành bất lực nhìn mặn nhiễm tràn lan. Theo ông Mỹ, cách đây mấy tháng, chính quyền xã Nhơn Hải và huyện Ninh Hải có xuống làm việc với các trại nuôi tôm, ốc hương nhưng đến nay chẳng thấy động tĩnh gì.

Theo người dân xã Nhơn Hải, thời gian này là vụ chính trồng hành, tỏi. Lẽ ra mùa này diện tích đất nông nghiệp nơi đây đã phủ một màu xanh của hoa màu nhưng hiện tại diện tích đất canh tác lớn đành phải bỏ hoang. Ước tính có khoảng 50 ha bị nhiễm mặn, trong đó 25 ha bị nhiễm mặn rất nặng. Những diện tích còn lại đã được đánh hàng, đánh dòng để trồng nhưng phải chờ trời mưa mới dám xuống giống, bởi các giếng nước giờ đã mặn chát. Một số hộ chạy nước máy để rửa mặn, số khác lỡ xuống giống cũng phải gắng trả tiền nước, dùng nước sinh hoạt để phun xịt nhưng xem ra vẫn không hiệu quả, bởi hành, tỏi mới bắt đầu xanh giờ đã lại héo đi.

Ông Phạm Khắc Hào, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết: Nhơn Hải có quy hoạch vùng nuôi tôm với diện tích khoảng 100 ha. Tuy nhiên do thấy có giá trị kinh tế, nhiều hộ dân đã thuê đất, tự ý mở rộng diện tích nuôi ốc hương. Việc nuôi ốc hương của người dân là tự phát, với diện tích khoảng 50 ha. Không như nuôi tôm, nuôi ốc hương phải đưa nước ra vào ao thường xuyên. Chính nguồn nước nuôi thải ra đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây nhiễm mặn 50 ha diện tích đất chuyên trồng hành, tỏi của người dân. Việc này đã kéo dài gần 2 năm nhưng đến giờ vẫn chưa thấy các doanh nghiệp nuôi trồng xây dựng hệ thống xử lý, khắc phục thiệt hại cho người dân. Với chức năng của mình, chính quyền xã đã kiến nghị với UBND huyện cần sớm có biện pháp xử lý. UBND huyện cũng thành lập đoàn khảo sát, đánh giá mức độ nhiễm mặn để có hướng xử lý, đồng thời giải quyết thoả đáng những kiến nghị của người dân trồng hành, tỏi.

Xã Nhơn Hải có 80% người dân sống bằng nghề nông. Được đánh giá là vùng nuôi trồng giống thủy sản có chất lượng tốt, lợi nhuận thu được từ việc nuôi trồng thủy sản khá cao nhưng không thể vì thế mà quên đi hệ lụy kèm theo do sản xuất tự phát, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân
Read more…

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHÁCH SẠN

11:49 AM |

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính: hoạt động dịch vụ ăn uống và quá trình sinh hoạt của khách hàng và công nhân viên.

  • Nước thải trong hoạt động dịch vụ có đặc điểm là chứa nhiều dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, các chất lơ lửng, đặc biệt có chứa nhiều cặn rác thực phẩm từ quá trình chế biến thức ăn và quá trình vệ sinh vật dụng.
  • Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của khách hàng và công nhân viên chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, nước thải và chất thải của các nhà vệ sinh, nhà tắm chứa hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều Nitơ và Phốtpho. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
he thong xu ly nuoc thai sinh hoat khu resort Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn
THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ:
Như đã khảo sát và phân tích ban đầu, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính:
  • Nước thải từ hoạt động ăn uống, chế biến thức ăn và vệ sinh của Khách sạn.
  • Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các văn phòng làm việc của công nhân viên.
Cả hai nguồn thải đều được dẫn về cụm bể gom- tách mỡ trước khi được bơm vào bể điều hòa. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải, các thành phần rắn có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy thiết bị, các chất dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt do trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, dưới tác dụng của trọng lực và cơ cấu hướng dòng sẽ nổi lên trên bề mặt, phần nước trong sẽ từ bên dưới chảy sang ngăn trung gian, phần dầu mỡ định kỳ được công nhân vận hành vớt và thải bỏ đúng quy định. Sau đó nước thải bơm chìm bơm sang bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, hệ thống phân phối khí sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm lên cụm Bể sinh học thiếu khí ( Anoxic)- bể Arotank
Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3-  thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3. Trong bể Arotank, bố trí một ngăn chứa hệ màng MBR, mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý nước thải được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua giúp. Điều này giúp loại bỏ các loại vi sinh trong nước thải mà không cần quá trình khử trùng thông thường. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, giúp duy trì mật độ vi sinh cao làm hiệu suất xử lý tăng và tiết kiệm diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải lên đến 50%. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa trung gian và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc.
Nước sau khi được hút từ bơm hút ra ngoài, trên đường ống dẫn ra ngăn trung gian bơm định lượng bơm hóa chất khử trùng vào.Hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục, sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi  khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận .
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu resort cho giá trị nước sau xử lý đảm bảo đạt giá trị C cột A – QCVN 14 : 2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI
Read more…

TẬP THỂ DỤC GÓP PHẦN LÀM GIẢM Ô NHIỄM

10:26 AM |
Vừa tập thể dục vừa làm sạch nước hồ - mô hình độc đáo và mới lạ này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng các đơn vị lần đầu tiên thực hiện không những rèn luyện được sức khỏe mà còn cải thiện môi trường được người dân xung quanh hưởng ứng cao

Thiết bị gồm hai bộ phận, máy tập thể dục và bộ phận bể lọc nước bao gồm các cấp lọc thô thông thường kết hợp sử dụng các loại cây có khả năng hấp thu chất ô nhiễm trong nước. Các máy tập này tích hợp bơm cơ học giúp bơm nước hồ lên bể lọc, khi người tập thể dục sử dụng máy sẽ khiến bơm hoạt động. 

Theo Ngọc Anh chủ nhân của sáng kiến, cho biết: "Thiết bị đã đoạt giải Eidea do Hội đồng Anh tổ chức năm 2011 dành cho nhóm bạn trẻ tại Viện nước, tưới tiêu và môi trường. Chúng ta có thể thấy hồ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện bộ mặt đô thị, tuy nhiên hiện nay hầu hết các hồ đều bị ô nhiễm nặng do nhiều nguồn thải khác nhau khiến người đi tập thể dục sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi vận động trong môi trường thiếu trong lành."

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cũng khá đơn giản, dựa vào năng lượng được giải phóng trong quá trình vận động của con người, năng lượng này sẽ làm hoạt động thiết bị bơm nước từ hồ vào hệ thống lọc.

Hệ thống lọc với thành phần chính là những thực vật bản địa có khả năng xử lý nước ô nhiễm, cùng với cát, sỏi, sẽ xử lý các chất ô nhiễm trước khi đưa nước đã qua xử lý vào hồ.

Với hệ thống lọc này, một người tập thể dục trong vòng 1 tiếng đồng hồ có thể làm sạch được 4 -7m3 nước tùy theo khả năng vận động của từng người tham gia tập.


Ý tưởng về thiết bị “Sức khỏe xanh” của Ngọc Anh là một trong sáu ý tưởng đoạt giải E-idea 2011 do Hội đồng Anh và Tổ chức Bảo đảm Chất lượng Lloyd’s Register Quality Assuarance (LRQA) phối hợp tổ chức


Nước trong hồ được hút lên trực tiếp vào bể chứa thiết bị lọc như than hoạt tính, màng lọc, cát sỏi và kết hợp một loại cây lọc nước đã được khoa học chứng minh có tác dụng lọc các chất thải hữu cơ trong nước


Máy tập hoạt động nhờ lực đạp của người tập, nước hồ sẽ được hút lên và đổ vào một bể lọc trồng thủy trúc, đáy bể lọc là cát và các vật liệu có khả năng hấp thu các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Chân đạp theo chiều kim đồng hồ kết hợp giữa các động tác của chân và tay



Không những hệ thống lọc nước này rất gọn nhẹ, có thể bố trí một cách hợp lý, phù hợp với diện tích mặt hồ, bờ hồ mà cách sử dụng lại rất dễ dàng, bất kể mọi lứa tuổi đều có thể tham gia" làm sạch nước" bằng chính phần sức lực của mình


Lượng nước sau khi được lọc sạch sẽ thông qua đường ống dẫn trực tiếp chảy xuống hồ
Nguồn: moitruong.com
Tổng hợp: TD
Read more…

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY IN

8:58 AM |
Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng  công nghệ xử lý nước thải hiện đại,  hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí “Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Nước thải nhà máy in chứa nhiều hợp chất hữu cơ ở dạng phân tán và dung môi. Trong nước thải có hàm lượng COD cao. Đặc biệt là độ màu vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần nên cần thiết phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.


SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Vì đặc trưng của nguồn nước thải này có lưu lượng ngày.đêm không lớn, như vậy hệ thống xử lý nước thải nhà máy in này sẽ thiết kế hoạt động gián đoạn.
Nước thải sản xuất từ trong nhà máy sẽ theo hệ thống mương dẫn đi vào bể gom. Trên mương dẫn có bố trí các song chắn rác để ngăn các loại rác như bao bì, vỏ hộp, cành lá cây… nhằm tránh gây hư hỏng cho máy bơm và các thiết bị phía sau.
Tiếp theo nước thải được bơm vào thiết bị keo tụ – lắng. Dưới tác dụng của PAC trong điều kiện pH trung tính cùng với tốc độ khuấy thích hợp của Motor, các bông cặn sẽ hình thành. Thành phần lơ lửng và hòa tan trong nước thải sẽ hấp phụ lên bề mặt hạt keo. Để quá trình tạo bông xảy ra thuận lợi, polimer sẽ được cấp vào bể. Khi các bông cặn lớn hình thành lúc này Motor sẽ dừng lại, các bông cặn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong sẽ được tháo ra bồn trung gian bởi các van bố trí trên thiết bị keo tụ. Và trong bồn trung gian sẽ được thêm clonrine kể khử trùng nước thải.
Cuối cùng từ bồn chứa trung gian nước thải được bơm qua thiết bị lọc áp lực để tách loại hoàn toàn các chất lơ lửng trước khi thải ra môi trường.
Nước sau xử lý sẽ đạt mức B theo TCVN 5945 – 2005. Bùn thải tách ra từ bể lắng cũng được tập trung về bể chứa bùn và được định kỳ hút bỏ theo qui định. Nước được tách ra và tuần hoàn trở lại bể gom lắng cặn để xử lý.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI

Read more…

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIỄM DẦU

3:28 PM |
Công ty môi trường Minh Việt là công ty xử lý nước thải hàng đầu Việt Nam, chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng  công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí “Uy tín, chất lượng để giữ vững NIỀM TIN với khách hàng”.

Hiện nay vấn đề môi trường luôn luôn gắn liền với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp tại Việt nam. Trong đó nước thải sinh ra từ các Công ty dầu nhớt và hóa chất cũng là vấn đề đáng lo ngại. Do đó việc thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các công ty thải ra cần phải khảo sát và phân tích để đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Các nguồn thải gây ô nhiễm chủ yếu từ các khu vực kho chứa: phát sinh do các nguyên nhân sau:
  • Súc rửa và làm mát bồn chứa
  • Vệ sinh máy móc, thiết bị
  • Rơi vãi xăng dầu xuống nguồn nước
  • Xảy ra sự cố
  • Nước mưa chảy tràn qua khu vực kho.
Trong đó nước xả cặn từ quá trình súc rửa bồn chứa với chu kỳ 2 năm súc rửa 1 lần là nguồn thải có mức độ ô nhiễm dầu cao nhất, nồng độ ô nhiễm có thể lên đến hàng chục ngàn ppm.
Nước thải từ quá trình sử dụng xăng dầu không thể tránh khỏi việc thất thoát xăng dầu ra ngoài môi trường vì thế sẽ phát sinh ra nước thải nhiễm dầu.
Khi lượng nước thải nhiễm dầu này thất thoát ra môi trường làm thay đổi tính chất tính hóa lý môi trường nước nơi tiếp nhận. Tăng độ nhớt, giảm nồng độ oxy hấp thụ vào nước,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ động thực vật tại nguồn tiếp nhận. Ngoài ra do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sang giảm khi xuyên vào nước, hạn chế sự quang hợp của thực vật thủy sinh và phù du. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động thực vật gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Screen Shot 2014 08 08 at 08.36.46 Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Nước thải nhiễm dầu tại công ty được tập trung theo tuyến thu gom vào hố gom, nước thải từ hố gom và nước thải sinh hoạt của công ty (nước thải sinh hoạt đã qua hệ thông xử lý hiện tại của công ty và mức độ xử lý đạt mức B QCVN 14 : 2008/BTNMT) được đưa vào bể điều hòa, bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và điều hòa nồng độ.
Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ được hai bơm chìm bơm vào thiết bị keo tụ. Tại đây sẽ được bổ sung thêm hệ hóa chất keo tụ PAC, Polymer và NaOH để điều chỉnh pH. PAC là tác nhân có khả năng làm gắn kết các chất bẩn ở dạng hòa tan thành bông cặn có khả năng lắng, dưới tác dụng của polymer các bông cặn li ti sẽ kết lại thành các bông có kích thước lớn hơn.
Sau khi qua thiết bị keo tụ nước thải tiếp tục chảy vào thiết bị tuyển nổi, tại đây không khí sẽ được bơm trực tiếp và hòa tan vào trong nước. Các bong bóng li ti này sẽ bám dính vào các phần tử chất rắn lơ lửng trong nước và đưa các thành phần chất rắn lơ lửng nổi lên bề mặt tạo thành một lớp bùn nổi và được loại bỏ bằng thiết bị cào bề mặt. Các chất rắn nặng lắng tại thiết bị tuyển nổi sẽ được đưa vào bể chứa bùn.
Ở công đoạn tiếp theo nước được đưa qua ngăn trung gian. Tại đây nước được khử trùng bằng dung dịch Chlorine. Để đưa vào môi trường tiếp nhận, nước tại ngăn trung gian được bơm ly tâm đẩy qua cột lọc áp lực, có tác dụng lọc sạch cặn lơ lửng trong nước.
Nước sau quá trình xử lý đạt mức A QCVN 40 : 2011/BTNMT sẽ được thải vào môi trường tiếp nhận.
Bùn lắng từ thiết bị tuyển nổi và thiết bị keo tụ định kỳ sẽ được dẫn về bể phân tách bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và được bơm lên sân phơi bùn, bùn sẽ được phơi khô và định kỳ đơn vị có chứa năng thu gom chất thải nguy hại mang đi xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Mở rộng hệ thống:
Do nhu cầu phát triển của Công ty trong tương lai, nên hệ thống xử lý nước thải sẽ được mở rộng thêm. Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu hiện tại dự tính sẽ được xây dựng sẽ bổ sung thêm bể tách dầu, bể có khả năng tiếp nhận lượng nước mưa chảy tràn cuốn theo dầu trên diện tích mặt bằng của Công ty. Các cấu tử dầu từ bể tách dầu sẽ được thu gom vào bồn chứa và được các Công ty có chức năng ký hợp đồng thu gom và xử lý theo quy định hiện hành.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI

Read more…

MỘT KỸ SƯ SÁNG TẠO XE QUÉT RÁC AN SINH - GIẢI PHÁP CHO MÔI TRƯỜNG ĐÔ TH

9:58 AM |
Với mong muốn giải phóng sức lao động cho những người lao công bằng các giải pháp khoa học kỹ thuật, kỹ sư Phan Đình Phương (TP. Đà Nẵng) và các cộng sự đã sáng chế chiếc xe quét rác An sinh. Tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao, xe quét rác An Sinh được xem là giải pháp cho môi trường đô thị.
Từ ý tưởng nhân văn
 
Gặp kỹ sư Phan Đình Phương trong căn xưởng nhỏ ngổn ngang các thiết bị máy móc mới hiểu được vì sao ông bị nhiều người gọi là lão kỹ sư “gàn” 
enviroment science . Tôn sùng nhà bác học Eintein, sẵn sàng cầm cố nhà cửa để có tiền sáng chế, thậm chí chui vào trong một chiếc máy suốt hai năm rưỡi chỉ với mục đích nghiên cứu. 
>> Xem thêm: công nghệ xử lý nước thải

Những thiết bị được ông sáng chế nhìn qua có vẻ kỳ lạ nhưng lại có tác dụng thiết thực như máy đổ rác vào thùng thu gom, thiết bị chữa cháy; công nghệ “bắt” hơi xăng; “tóm” khí gas đang bốc hơi gây lãng phí và tăng nguy cơ cháy, nổ...
 



Kỹ sư Phương và xe quét rác An sinh
 
Trong số những sáng chế của mình, xe quét rác An Sinh là một sản phẩm được kỹ sư Phương “cưng” nhất. Kỹ sư Phương tâm sự: “Thuở đi học, hình ảnh “chị lao công đêm đông quét rác” trong bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu cứ mãi theo tôi. Đêm giao thừa Tết, trong khi nhiều phụ nữ khác đang sum họp với gia đình thì tại tuyến đường trước nhà, tôi thấy hai chị lao công vẫn âm thầm, lặng lẽ với tiếng chổi tre quét rác, bất chấp cái lạnh như cắt da cắt thịt. Lúc đó trong đầu tôi bỗng lóe lên suy nghĩ làm thế nào để chị lao công không còn phải thức khuya, dậy sớm mà vẫn bảo đảm công việc cứ thao thức trong tôi.”
 
Hành trình sáng tạo của kỹ sư Phan Đình Phương bắt đầu từ sự cảm thông và sự sẻ chia sâu sắc ấy. Miệt mài nghiên cứu và chế tạo trong thời gian 5 năm, thậm chí ông đã phải “xẻ thịt” chiếc xe máy Trung Quốc – phương tiện đi lại duy nhất của ông lúc bấy giờ để lấy động cơ gắn vào chiếc máy quét rác. Và cuối cùng, ý tưởng nhân văn của kỹ sư Phương đã thành hiện thực - chiếc máy hút rác động lực cao tốc ra đời với nhiều tính năng ưu việt cải thiện điều kiện lao động cho những người lao công.
 
Hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí
 
Kỹ sư Phương cho biết: Máy quét rác An Sinh được xem là máy hút rác đầu tiên trên thế giới được sáng chế theo nguyên lý khí động lực hàng không, chạy cực nhanh trên mọi địa hình mà hút được cả rác lẫn bụi khi nắng và bùn đất khi mưa.
 
Chiếc máy được mô phỏng theo đúng động tác của người phụ nữ quét rác, máy có kết cấu gọn nhẹ, gồm 6 bánh, cabin chống mưa nắng cho người sử dụng. Thể tích thùng rác trong máy 200 lít, khả năng kéo moóc 1.000kg, năng suất quét 3.000 - 36.000m2/giờ (tùy thuộc vào việc không hay có sử dụng chổi hông).  

Điểm ưu việt của máy hút rác động lực cao tốc là cùng tốc độ với xe gắn máy (15 -30km/h), sử dụng hệ thống chổi bên hông quay chậm theo phương ngang nên giảm thiểu gây bụi khi quét. Máy có 3 khả năng đổ rác rất thuận lợi là đổ vào thùng bên đường, đổ cho xe trung chuyển, đổ rác vào moóc kéo theo sau máy.

Mỗi lần đổ rác vào thùng hay xe trung chuyển chỉ mất khoảng 40 - 60 giây. Xe còn có hệ thống thiết bị tạo hơi nước tự động từ thùng nước của xe nên hạn chế được bụi bẩn và ô nhiễm. Chi phí sử dụng máy để quét rác giảm 5 - 7 lần so với quét bằng tay và rẻ hơn nhiều lần so với máy nước ngoài. 


Hệ thống chổi bên hông của xe quay chậm theo phương ngang nên giảm thiểu gây bụi khi quét
 
Kỹ sư Phương tính toán: Với 2 tỷ đồng có thể nhập khẩu 1 xe quét đường cỡ lớn 10 tấn, chỉ tạo việc làm cho 4 người lái 2 ca, mỗi tháng tiêu thụ hàng ngàn lít diesel. Nhưng 2 tỷ đồng sẽ mua được 3 máy hút rác An Sinh và 25 máy hút rác đẩy tay, tạo việc làm cho hơn 100 công nhân, diện tích quét tăng lên gấp 10 - 15 lần, cả đường phố và vỉa hè đều sạch. 

Hiệu quả xử lý môi trường cao hơn nhờ máy hút hết rác bụi, bùn đất, cả khi mưa lẫn nắng. Thời gian quét rút gọn trong vài chục phút/ha, đổ rác nhanh, khỏi ảnh hưởng đến giao thông trên đường. Số lao động dôi dư sẽ trang bị 25 máy hút rác đẩy tay An Sinh để thu gom rác bụi trên vỉa hè. 

Đây là khu vực có diện tích lớn, mật độ rác cao, nhiều chướng ngại vật nên khó quét bằng máy lớn nhưng ít nắng gió, rất phù hợp với sức khỏe chị em lao động phổ thông. Không chỉ có vậy, máy hút rác An Sinh giúp công nhân rút ngắn thời gian làm việc, tránh tiếp xúc với chất bẩn độc hại và mưa nắng.
 
Chiếc xe được đánh giá là kỳ diệu này được giới khoa học trong và ngoài nước cho là giải pháp rất hữu ích cho công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, đã được trao cúp vàng Hội chợ triển lãm Techmart Việt Nam và cấp bằng độc quyền Sáng chế năm 2009 và được nhà nước tuyển chọn thực hiện đề án Phát triển Công nghiệp Môi trường Việt Nam đến năm 2025.
 
Điều ông Phương trăn trở là chiếc máy quét rác này chưa được ứng dụng nhiều vào cuộc sống để giải phóng bớt một phần nhọc nhằn cho những công nhân vệ sinh trong việc làm sạch môi trường hàng ngày, nhất là trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hy vọng, sẽ có nhiều cơ quan đầu tư, hỗ trợ để trong tương lai không xa, chiếc máy quét rác đa năng của ông Phương sẽ không chỉ được ứng dụng ở Việt Nam, mà còn có khả năng vươn xa ra thị trường thế giới.

Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tốt nhất

2:08 PM |

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tốt nhất - Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Nghành dệt là nghành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nguyên liệu, hóa chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã, màu sắc, chủng loại khác nhau.
Nguyên liệu chủ yếu là xơ bông, xơ nhân tạo để sản xuất các loại vải cotton và vải pha. Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay gai, tơ tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng.
Thông thường công nghệ dệt nhuộm gồm 3 quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải và xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hoàn thiện vải. Trong đó được chia thành các công đoạn sau:
  • Làm sạch nguyên liệu.
  • Chải.
  • Kéo sợi, đánh ống, mắc sợi.
  • Hồ sơi dọc.
  • Dệt vải.
  • Giã hồ.
  • Nấu vải.
  • Làm bóng vải.
  • Tẩy tắng.
  • Nhuộm vải và hoàn thiện.
PHẠM VI SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM TRONG CÔNG NGHIỆP DỆT
 Sợi bôngSợi từ xenlulo thực vâtLenTơ lụaPolyamitPolyesterpolyacylonillril
Trực tiếpXx     
Hoàn nguyênXx     
Hoàn nguyên ( indigozol)X      
Lưu huỳnhXx     
Hoạt tínhXxx    
NaphtholX      
Phân tán    xx 
Pigmentx      
Axit  xxx  
Phức kim loại  x x  
Cation ( kiềm)      x
crom  x    
Độ gắn màu của các loại thuốc nhuộm vào sợi rất khác nhau. Tỷ lệ màu gắn vào sợi nằm trong khoảng 50 – 98 %. Phần còn lại sẽ đi vào nước thải.
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý công nghệ dệt nhuộm hàng sợi bông và các nguồn nước thải
  1. Sản xuất hơi:                                                                                          53%
  2. Nước làm lạnh thiết bị:                                                                           6.4%
  3. Nước làm mát và xử lý bụi trong xí nghiệp sợi, dệt:                              7.8%
  4. Nước cho các quá trình chính trong xí nghiệp dệt -  nhuộm:                 72.3%
  5. Nước vệ sinh:                                                                                          7.6%
  6. Nước cho việc phòng cháy và các vấn đề khác:                                      0.6%
     Tổng:                                                                                                          100%

Các nguồn gây ô nhiễm, đặc tính nước thải nghành dệt – nhuộm và các tác động môi trường. Các chất gây ô nhiễm môi trường chính trong nước thải của công nghiệp dệt nhuộm bao gồm:
-          Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nito, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi ( trung bình chiếm 6% khối lượng tơ sợi).
-          Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tình bột. H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO4,…các loại thuốc nhuộm, các chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng với từng loại vải, từng loại màu thường khác nhau và chủ yếu đi vào nước thải của từng công đoạn tương ứng.
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải của nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm là sự dao động lớn cả về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt hàng xuất và chất lượng sản phẩm. Nhìn chung nước thải từ các cơ sở dệt -  nhuộm có độ kị nước khá cao, có độ màu, nhiệt độ và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao.
 CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI NGHÀNH DỆT NHUỘM.
Công đoạnChất ô nhiễm trong nước thảiĐặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồTinh bột, glucose, carboxy metyl xenlulo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp.BOD cao (34 – 50 % tổng BOD)
Nấu tẩyNaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri và xơ sợi vụn.Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao( tổng 30% BOD)
Tẩy trắngHypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit…Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD
Làm bóngNaOH, tạp chất….Độ kiềm cao, BOD thấp ( dưới 1% tổng BOD)
NhuộmCác loại thuốc nhuộm, axit axetic và các muối kim loại.Độ màu cao, BOD khá cao ( 6% tổng BOD), TS cao.
InChất màu, tinh bột màu, đât sét, muối kim loại, axit…Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thiệnViết tinh bột, mỡ động vật, muối.Kiềm nhẹ, BOD thấp.
ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP DỆT -  NHUỘM HÀNG BÔNG DỆT KIM.
Các thông sốĐơn vịGiá trị nhỏ nhấtGiá trị trung bìnhGiá trị cực đại
pH-8.5-10.3
Nhiệt độ0C252738
CODmg O2/l4206501400
BOD5mg O2/l80180500
TOCmg/l100202350
Tổng photphomg/l265080
SO4-mg/l7508101050
S2-mg/l<0.1<0.10.18
Cl-mg/l4008001650
AOXmg/l0.50.81.2
Crommg/l<0.010.0150.034
Nikelmg/l<0.1<0.10.4
Thành phần nước thải công nghiệp dệt rất đa dạng, bao gồm các chất ô nhiễm dạng hữu cơ thuốc nhuộm, tinh bột, tạp chất) và dạng vô cơ( các muối trung tính, các chất trợ nhuộm)…..
Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận có thể tóm tắt như sau:
-          Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước. Nếu pH>9 sẽ gây độc hại với các loại thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thông xử lý nước thải.
-          Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS. Lượng thải lớn gây tác hại đối với các loại thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu.
-          Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đồi sống thủy sinh do làm giảm ô xy hòa tan trong nước.
-          Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, xấu cảnh quan.
-          Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật.
Read more…

Doanh nghiệp phải chịu chi phí xử lý nước thải

11:31 AM |
Quản lý nước thải là một trong những nội dung quan trọng được đề cập tại dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến. Theo dự thảo, nước thải phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả thải ra môi trường. Đồng thời, phải được quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom và xử lý; khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu phát sinh nước thải, tái sử dụng theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: công ty xử lý nước thải 
Nước thải phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi được xả thải ra môi trường bên ngoài
Quy định và trách nhiệm thuộc về ai?
Theo các chuyên gia, hộ gia đình, tổ chức có phát sinh nước thải phải đóng phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.  Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nước thải phải chịu trách nhiệm trả toàn bộ chi phí xử lý… Cũng theo các chuyên gia phân tích tại dự thảo Nghị định đã quy định rõ trách nhiệm của bộ, ngành trong quản lý nước thải. Cụ thể, Bộ Tài nguyên môi trường có trách nhiệm quy định chi tiết các yêu cầu kỹ thuật và quản lý trong việc giảm thiểu, tái sử dụng nước thải; Quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Bộ Xây dựng có trách nhiệm quy hoạch về thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị, dân cư tập trung; UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trong địa bàn, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải, nước thải, quan trắc kiểm soát chất lượng nước tại nguồn tiếp nhận…
Với những quy định cụ thể về quản lý nước thải cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương và các bộ ngành tại dự thảo Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu. Nhận định cho biết, khi thực thi các quy định về quản lý nước thải sẽ phù hợp với các văn bản pháp luật liên quan, khắc phục được các bất cập và đáp ứng các yêu cầu thực tế về quản lý nước thải.
Quản lý sơ khai 
Tuy nhiên một số chuyên gia phân tích thêm, trong việc quản lý môi trường nói chung và quản lý môi trường nước nói riêng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành; còn thiếu những văn bản quy định chi tiết trong việc quản lý chất lượng môi trường nước… Theo ông Trương Mạnh Tiến – Liên minh nước sạch, vẫn còn chồng chéo về quản lý nước thải và phân định trách nhiệm thực thi. Hệ thống cơ sở hạ tầng không đồng bộ, quy định BVMT chưa có vai trò trong quy hoạch phát triển ngành, địa phương; Các khó khăn trong đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, đặc biệt ở làng nghề và đô thị…
Theo ông Tiến, nước thải phải được thu gom để tái sử dụng hoặc xử lý trong hệ thống xử lý nước thải hoặc được phép của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cho phép chuyển giao cho tổ chức, cá nhân có chức năng phù hợp để tái sử dụng hoặc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường… Bà Nguyễn Ngọc Lý - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Môi trường và cộng đồng cho rằng, cần phải xây dựng chính sách chuyên biệt cho kiểm soát ô nhiễm môi trường nước trong tương lai.

Read more…

Hot