NHỮNG CON ĐƯỜNG NHỰA CÓ THÀNH PHẦN TỪ CÂY XANH

9:23 AM |
Những con đường nhựa được làm bằng thực vật là ý tưởng ấp ủ của các nhà khoa học hà Lan, họ cho rằng nhựa đường có thể được tạo ra bằng cách sử dụng một hợp chất có trong mọi cây xanh, giúp bảo vệ môi trường


Những con đường trong tương lai có thể được trải nhựa đường có thành phần từ cây xanh. Ảnh minh họa: Gizmodo

Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao, màu đen. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum, sản phẩm từ quá trình lọc dầu. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, họ có thể tạo ra kết quả tương tự bằng cách sử dụng lignin, một chất được tìm thấy trong mọi loại cây. Lignin có chức năng gắn kết các thành phần trong cây xanh và được coi như sản phẩm loại bỏ từ quá trình sản xuất giấy hiện nay.

Trong nghiên cứu mới công bố, các chuyên gia cho biết họ đã tìm ra phương pháp tạo ra hợp chất lignin-bitumen, có thể giảm một nửa bitumen và sản xuất nhựa đường tùy chỉnh tùy theo khí hậu của khu vực cụ thể. Những nơi có khí hậu ấm hơn có thể sử dụng hỗn hợp cứng và bền, đảm bảo chất lượng đường dù trong thời tiết nóng. Trong khi đó ở những nơi có khí hậu lạnh, hợp chất được tùy chỉnh ở dạng mềm dẻo hơn.

"Về lâu dài, chúng ta phải chuyển sang sử dụng các sản phẩm có thể tái chế. Do đó, việc sử dụng nguyên liệu hữu cơ tự nhiên thay vì dầu thô sẽ hợp với logic", Popsci hôm 24/3 dẫn lời Ted Slaghek, chuyên gia của tổ chức phi lợi nhuận TNO từ Hà Lan, nói.

Cuối năm nay, Slaghek cùng đồng nghiệp sẽ sử dụng hỗn hợp lignin để phủ một đoạn đường dành cho xe đạp dài 100 m. Các nhà nghiên cứu ở tỉnh Zeeland, Hà Lan, sẽ áp dụng để trải đường hoặc bãi đỗ xe.
Theo nguồn: tinmoitruong.vn
Read more…

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ " KẺ " GÂY NHIỀU BỆNH LẠ Ở NGƯỜI

5:02 PM |
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và người ta chia thành 2 nguồn như sau:
  • Nguồn tự nhiên: Do biến đổi khí hậu, núi lửa, cháy rừng, bão, thiên tai, các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
  • Nguồn nhân tạo: Quá trình đốt nhiên liệu,do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải, trong quá trình sản xuất các ngành công nghiệp, giao thông vận tải...
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí đang diễn ra hết sức phức tạp và hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Hai nghiên cứu quy mô lớn cùng xuất hiện trên tạp chí Y khoa Anh mới đây cho thấy tình trạng ô nhiễm bụi không khí có thể làm tăng nguy cơ đột quy - đặc biệt là ở các nước đang phát triển - cũng như làm tăng chứng rối loạn lo âu. 
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, cướp đi khoảng 5 triệu sinh mạng trên thế giới hằng năm. Những yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ như béo phì, hút thuốc lá và cao huyết áp đã được khảo sát nhưng ảnh hưởng từ môi trường như không khí ô nhiễm chưa được ghi nhận rõ do thiếu bằng chứng. 
Lần này, các nhà khoa học Anh tại ĐH Edinburgh xem xét và phân tích lại mối liên quan giữa không khí ô nhiễm với chứng đột quỵ và tử vong được ghi nhận trong 103 khảo sát trước đó ở 28 nước.
Chất ô nhiễm trong không khí được phân tích bao gồm carbon monoxide, sulphur dioxide, nitrogen dioxide và ozone. Kết quả cho thấy nguy cơ đột quỵ gia tăng đáng kể do ô nhiễm carbon monoxide, sulphur dioxide và nitrogen dioxide. 
Cả bụi không khí có kích cỡ PM 2.5 và PM10 đều liên quan đến nguy cơ đột quỵ. Mức độ ô nhiễm không khí nặng hơn tại các nước có thu nhập thấp và trung bình so với các quốc gia có thu nhập cao. 
Những nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ không khí ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến các tế bào ở hệ tuần hoàn và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm dẫn tới hẹp mạch máu, tăng huyết áp, hạn chế nguồn máu cung cấp cho mô và tăng nguy cơ đọng huyết khối.


Các chuyên gia cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí nặng ở các nước đang phát triển Ảnh: MEDICAL XPRESS 

Một khảo sát thứ hai của các nhà khoa học Mỹ tại 2 ĐH Johns Hopkins và Harvard nhằm khẳng định mối liên quan giữa ô nhiễm không khí với chứng rối loạn lo âu. Tổng cộng có 71.271 phụ nữ từ 57 đến 85 tuổi được khảo sát trong 5 giai đoạn - 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và 5 năm - trước khi xác định triệu chứng rối loạn lo âu. 
Nhóm nghiên cứu phát hiện mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và nguy cơ rối loạn lo âu với bụi không khí PM 2.5 trong khi mối liên quan đó chưa được xác định rõ do ô nhiễm bụi không khí có kích cỡ từ PM 2.5 đến PM 10. 
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy triệu chứng rối loạn lo âu xuất hiện phổ biến hơn ở giai đoạn 1 tháng sau khi phơi nhiễm bụi không khí. Rối loạn lo âu là chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất với 16% người trên thế giới từng mắc phải.
Chuyên gia về môi trường Michael Brauer tại ĐH British Columbia ở Canada bình luận rằng 2 nghiên cứu này “khẳng định nhu cầu cấp thiết nhằm quản lý vấn đề ô nhiễm không khí trên toàn cầu và hạn chế ô nhiễm không khí là cách hiệu quả để kéo giảm gánh nặng chi phí bệnh tật do đột quỵ và sức khỏe tâm thần kém”.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

NGẮM THẮNG CẢNH SIỆU ĐẸP TỪ TRÊN CAO

9:35 PM |
Với ý tưởng độc đáo, một nhóm nhiếp ảnh gia đã đem đến cho người xem những hình ảnh thắng cảnh mới mẻ, khác lạ và đẹp đến "nín thở" được chụp từ trên cao trong khuôn hình rộng, điều mà trước đây chúng ta chỉ có thể tận mắt chiêm ngưỡng khi đi trên máy bay.


Sự hùng vĩ của Thác Thiên thần tại Venezuela- thác nước cao nhất thế giới với độ cao từ đỉnh thác xuống chân thác là 979 m.



Thơ mộng với cầu vồng bắc ngang qua thác Victoria ở Zambia.



Thác Iguasu tuyệt đẹp tại Argentina.



Bức ảnh hoàn hảo về đỉnh núi Everest, nóc nhà thế giới. 


Núi lửa Plosky Tolbachik tại Kamchatka, Nga "nổi giận" phun trào nhan thạch.


Rạn san hô ở Australia nổi bật với màu ngọc lam.


Vịnh Hạ Long của Việt Nam, nơi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.


Các tảng băng rải tác tại Iceland.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

MƯA SẮT TẤN CÔNG TRÁI ĐẤT

1:23 PM |
Sắt đã xâm nhập vào lớp manti dày 3.200km ở lõi Trái đất cách đây hơn 4 tỉ năm như thế nào là một câu hỏi hóc búa đối với giới khoa học. Hầu hết các chuyên gia cho rằng, đó là do các va chạm với thiên thạch. Tuy nhiên, một giả thuyết mới lại đưa ra đáp án khác: mưa sắt.
Hình mô phỏng sắt từ thiên thạch đã biến thành dạng hơi khi va chạm với Trái đất. Ảnh: NASA

Bằng cách tái phân tích điểm bốc hơi của sắt, một nghiên cứu đã xác định rằng, các điều kiện trên Trái đất thuở sơ khai có thể đã khiến sắt rơi như mưa xuống bề mặt hành tinh chúng ta.

Nghiên cứu được tiến hành với máy Z ở phòng thí nghiệm quốc gia Sandia tại Albuquerque, bang New Mexico, Mỹ. Máy Z hiện là thiết bị sản sinh xung năng lượng điện mạnh nhất trên thế giới.

Thông qua nghiên cứu áp suất sóng xung cần thiết để làm bay hơi sắt, các chuyên gia phát hiện giá trị nhỏ hơn 40% so với suy nghĩ trước đây.

Các nhà vật lý thiên văn nói, áp suất thấp hơn này - 507 gigapascal (GPa) so với con số phỏng đoán 887 GPa - dễ dàng đạt được trong các giai đoạn sau của quá trình hình thành Trái đất.

"Vì các nhà khoa học hành tinh luôn cho rằng rất khó làm bay hơn sắt, nên họ chưa bao giờ nghĩ đến việc bay hơi như một quá trình quan trọng trong sự hình thành Trái đất và lõi của nó. Dẫu vậy, qua các thí nghiệm, chúng tôi đã cho thấy rất dễ để tác động làm bay hơi sắt", tiến sĩ Rick Kraus, trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.

Mọi việc có thể xảy ra như sau: một thỏi sắt, sau khi va chạm với Trái đất vì là thành phần của thiên thạch, phân rã thành hơi sắt do lực va chạm. Hành tinh của chúng ta được cho là đã liên tục bị các thiên thạch tấn công trong giai đoạn cách đây từ 4,1 - 3,8 tỉ năm.

Các đám mây hơi sắt tiếp đó hình thành phía trên bề mặt Trái đất, rốt cuộc sẽ trút xuống như mưa và trộn lẫn vào lớp manti (lớp giữa vỏ và lõi Trái đất), vốn nóng chảy vào thời điểm đó.

Trong những giả thuyết trước đây, các tác giả từng đề xuất rằng, sắt có nguồn gốc từ các cuộc va chạm giữa Trái đất và các thiên thạch có đường kính từ vài mét đến hàng trăm kilômét. Quá trình này có thể xảy ra vào các giai đoạn hình thành cuối cùng của Trái đất, cách đây hơn 4 tỉ năm, với sắt được bắn như đạn vào lớp manti.

Tuy nhiên, nếu các giả thuyết trên là đúng, khi đó Mặt trăng cũng phải có lượng sắt tương tự ở lớp manti của nó, do thiên thể này cũng trải qua quá trình bị thiên thạch "oanh kích" tương tự. Dẫu vậy, điều đó không xảy ra trong thực tế. Đây là lí do khiến các nhà khoa học Mỹ đi đến các kết luận mới của họ.

Nhóm nghiên cứu mới cũng giải thích thêm rằng, lực hấp dẫn của Mặt trăng đã quá yếu, không thể hút giữ được nhiều hơi sắt trút xuống như mưa giống Trái đất. Và điều này là lí do khiến lớp manti của Mặt trăng ít có sắt nằm rải rác hơn so với lớp manti của hành tinh chúng ta.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH SẼ LÀM CÁC LOÀI CHIM TRÊN TRÁI ĐẤT TUYỆT CHỦNG

10:09 PM |
Tình trạng nóng lên của khí hậu Trái Đất, nếu không được kiểm soát, có thể đẩy 72% số loài chim trên hành tinh tới bờ vực của sự tuyệt chủng, Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) cảnh báo.
Chim di cư rất nhạy cảm với những thay đổi khí hậu. Ngay tại thời điểm hiện nay, tình trạng nóng lên của Trái Đất đang gây nên những tác động xấu đối với cuộc sống của nhiều loài, kể cả chim cánh cụt và chim hút mật. Đây là kết luận của WWF trong hội thảo bàn về thay đổi khí hậu tại Kenya vào ngày 13/11.

“Sự biến mất của nhiều loài chim cho thấy hiệu ứng nhà kính đã gây ra một chuỗi tác động đối với các hệ sinh thái trên phạm vi toàn cầu. Tình trạng thay đổi khí hậu cũng tác động tới hành vi của chim di cư. Bằng chứng là một số loài chim di cư đã không còn bản năng thay đổi nơi sinh sống nữa”, báo cáo viết.

Trong tương lai, WWF khẳng định, nếu hiệu ứng nhà kính vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ như hiện nay thì khoảng 72% số loài chim sẽ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, nguy cơ tuyệt chủng của chim có thể được ngăn chặn nếu con người thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, chẳng hạn như cắt giảm lượng khí thải công nghiệp.

Số lượng nhiều loài chim di cư đang giảm đi ở châu Âu và Mỹ khi nguồn thức ăn cho chúng biến mất bởi tình trạng nóng lên của khí hậu. Tại nhiều nơi, chẳng hạn như phía bắc vịnh Hudson của Canada, muỗi đang sinh sôi nảy nở rất nhanh và đã đạt tới mức kỷ lục về số lượng vào mùa xuân năm nay. Thế nhưng nhiều loài chim biển ở những nơi này không hề thay đổi hành vi để thích nghi với điều kiện mới. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Hà Lan, nơi 90% số lượng cá thể ở một số loài chim đã biến mất trong 2 thập kỷ qua.

Nếu nhiệt độ khí hậu tiếp tục tăng, những vùng đất ẩm ướt ở bờ biển Địa Trung Hải – nơi sinh sống của đa số loài chim di cư trên hành tinh – sẽ trở nên khô hạn vào năm 2080. Ngoài ra, sự tăng lên của nhiệt độ cũng sẽ hủy diệt nhiều điểm đến khác của chim di cư, khiến chúng có ít lựa chọn hơn.

“Những loài chim sống ở đảo và núi sẽ chẳng có chỗ nào để tránh rét. Chẳng hạn, loài đại bàng sống trong các khu bảo tồn ở Tây Ban Nha sẽ không còn nơi sinh sống trong vài năm nữa”, báo cáo viết.
Read more…

CHẶN NHẬP LẬU GIA SÚC ĐỂ NGĂN DỊCH BỆNH

8:52 AM |
Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương đã xuất hiện một số ổ dịch lở mồm long móng gia súc tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguyên nhân phát sinh các ổ dịch chủ yếu là do nhập lậu lợn nái loại thải qua biên giới đã bị mắc bệnh lở mồm long móng hoặc vận chuyển gia súc từ vùng có ổ dịch lở mồm long móng cũ ở trong nước.

                    
Tiêu hủy lợn bị mắc bệnh lở mồm long móng ở Hà Giang. (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã ban hành Công điện khẩn số 2144/CĐ-BNN-TY về việc phòng chống dịch lở mồm long móng và ngăn chặn việc nhập lậu gia súc qua biên giới.

Nội dung Công điện nêu rõ, các địa phương khu vực biên giới tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng tại địa phương (biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường, thanh tra giao thông) phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y trên địa bàn triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa triệt để các hoạt động nhập lậu động vật, sản phẩm động vật.

Cùng với đó, các đơn vị cơ sở cần tổ chức tuyên truyền, vận động cư dân biên giới không mua động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, đặc biệt là không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới.

Mặt khác, các địa phương cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật theo quy định đồng thời có biện pháp xử lý tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật nhập lậu trái phép qua biên giới theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nêu rõ, việc tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng cho đàn gia súc tại một số địa phương chưa được đảm bảo do tập quán nuôi thả rông gia súc của người dân; việc người dân tự mua bán, giết mổ gia súc để tiêu thụ hoặc làm quà tặng trong dịp Tết Ất Mùi và các lễ hội đầu năm là khá phổ biến, tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát tán. Ngoài ra, thời tiết lạnh kết hợp với mưa phùn, độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và lây lan.

“Trước diễn biến phức tạp của dịch lở mồm long móng tại một địa phương trong nước và một số nước, nhiều tồn tại nêu trên chưa được khắc phục triệt để, do vậy nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xâm nhập, phát tán và lây lan là rất cao…” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát kết quả tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng trên địa bàn, đặc biệt là địa bàn đang có ổ dịch lở mồm long móng, nơi có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao; khẩn trương tổ chức tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng đợt 1/2015 và tiêm phòng bổ sung, không để dịch lở mồm long móng phát sinh hoặc lây lan./.
Read more…

BỆNH VIỆN TRÁNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÌ TỐN KÉM

6:01 PM |

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội nhiều bệnh viện tuy đã có hệ thống xử lý nước thải, song vẫn lơ là trong việc vận hành xử lý vì cho rằng chi phí đầu tư vận hành tốn kém nên đã xả nước thải ra môi trường gây ô nhiễm ở các khu vực xung quanh.






Theo thống kê mới nhất của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 1/19 bệnh viện tuyến Trung ương và 4/41 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chưa có hệ thống xử lý nước thải.




Tuy nhiên, theo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hà Nội, ngay cả những bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải thì hầu hết nước thải sau khi qua xử lý lại không đạt tiêu chuẩn cho phép. Tại sao các bệnh viện lại chưa đầu tư đúng mức tới việc xử lý nước thải trong thời gian qua?
Read more…

CẦN BAN HÀNH TIÊU CHUẨN KHÔNG KHÍ TRONG TÒA NHÀ CAO ỐC

4:03 PM |

Tiêu chuẩn không khí trong tòa cao ốc chưa ban hành thì khó có thể nói đã coi trọng bảo vệ sức khỏe người dân.
Nữ nhân viên BigC Garden bị ngất được đưa đi cấp cứu

Không khí là sức khỏe

Suýt chết ngạt do ô nhiễm không khí ở Siêu thị BigC Garden đầu tuần này mới làm lộ ra các lỗ hổng quản lý về thiết kế xây dựng, cấp phép hoạt động và tiêu chuẩn chất lượng không khí trong các tòa nhà còn đắp chiếu dự thảo, chưa ban hành. 

Chỉ số sức khỏe liên quan trực tiếp đến chất lượng không khí. Một người trung bình hít vào mỗi ngày chừng 20.000lần. Như thế khoảng 10.000lít không khí vào phổi của ta mỗi ngày. Nếu biết được lượng không khí này ảnh hưởng đến sức khỏe của mình như thế nào, cũng như khi nào là lúc tốt nhất để hoạt động hít thở sâu, làm tăng thêm lượng không khí thì chắc là sức khỏe ta tốt hơn nhiều.

Chỉ báo sức khoẻ - chất lượng không khí là một công cụ mới để đo lường, lượng định chất lượng không khí về tác động tới sức khoẻ. Có thang bậc từ 1 đến 10. Chỉ số 1 báo không khí ít tác động xấu tới sức khỏe và chỉ số 10 hay cao hơn, lên đến 10+, có nghĩa là cơ nguy rất cao. 

Một số nước qua tivi, đài phát thanh, báo chí, có thể đưa chỉ số trên ở mục thời tiết. Thông tin được cập nhật hàng giờ và cả dự báo cho ngày kế tiếp. Chỉ báo đó không chỉ giúp mỗi người bảo vệ sức khỏe mà cũng nhắc nhở chúng ta về nhu cầu bảo vệ môi trường, cảnh giác với môi trường ô nhiễm. Gián tiếp nhắc nhở mọi người giảm sử dụng năng lượng là có thể giảm được số ngày có chỉ số ô nhiễm không khí cao. 

Theo ông Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường, hiện nay ở nước ta chỉ có tiêu chuẩn về chống tiếng ồn, còn chất lượng không khí chỉ có quy định trong các môi trường sản xuất, xưởng sản xuất. Trong khi đó ô nhiễm không khí tại các tòa nhà hiện đang ở mức báo động. 

Trách nhiệm vòng quanh

Hãy tưởng tượng không khí ô nhiễm tệ hại sẽ ảnh hưởng thế nào lên cuộc đời của trẻ bị bệnh suyễn, người cao tuổi, người có bệnh tim hoặc bệnh hô hấp? Sẽ không chỉ có những sự cố ngạt khí nghiêm trọng cấp cứu hàng loạt người ngất xỉu như ở Siêu thị BigC Garden, mà các bệnh giết người nguy hiểm liên quan đến ô nhiểm không khí là bệnh tim, đột quỵ, bệnh phổi và ung thư phổi, khi nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá ngưỡng cho phép tác động lâu dài lên sức khỏe. 

Muốn kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí, hạn chế các sự cố tương tự vụ nhiều người bị ngất xỉu ở Siêu thị BigC Garden vừa qua, phải triển hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, giám sát hoạt động, báo cáo nguồn thải. 

Từ sự cố nhiều người bị ngất xỉu nhưng nếu không có tiêu chuẩn chất lượng không khí, việc truy cứu trách nhiệm sẽ khó khăn. Khéo lại loanh quanh như chuyện dân gian VN, "Trời sợ mây. Mây sợ gió. Gió sợ bờ tường. Bờ tường sợ chuột cống. Chuột cống sợ mèo già. Mèo già sợ mẹ đĩ nhà hề. Mẹ đĩ nhà hề sợ hề. Hề sợ quan. Quan sợ vua. Vua sợ trời…”, cứ thế cứ thế.

Trong khi chúng ta chưa có được những chỉ báo sức khỏe – chất lượng không khí như nói trên cung cấp cho mọi người dân, ở mọi vùng miền, nhất là những thành phố ô nhiễm do khói bụi công nghiệp và khí thải thường xuyên, cơ quan Bộ Y tế cần sớm ban hành tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà ở Việt Nam. Việc xây dựng, vận hành của hệ thống thông gió các toà nhà phải được các cơ quan chức năng cùng địa phương giám sát chặt chẽ, thường xuyên. Bản thân người sử dụng cũng cần hạn chế gây ra các nguồn ô nhiễm, như đun nấu tùy tiện, thay đổi tầng hầm thành siêu thị…

Không thể để việc ngộ độc khí đã kết luận lý do mà đến nay vẫn chưa cơ quan nào chịu trách nhiệm để xảy ra vụ việc này. Cơ quan nào chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống thông gió trong các tòa cao ốc, cụ thể sẽ công bố kết quả kiểm tra độ an toàn không khí trong tòa nhà The Garden, các điều kiện an toàn tại siêu thị Big C Garden cần sớm làm rõ, thay vì trách nhiệm đùn đẩy vòng quanh.

Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

QUÁ TẢI, BÃI RÁC KHỔNG LỒ GÂY Ô NHIỄM

8:00 AM |
Nằm lộ thiên và tồn tại hàng chục  năm nay, bãi rác Phú Hưng giờ đã quá tải đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những hộ dân sống xung quanh. Dịch bệnh luôn đe dọa đến sức khỏe của người dân hàng ngày.

                     
                                     Bãi rác Phú Hưng, điểm nóng ô nhiễm môi trường

Bãi rác này tồn tại gần 20 năm qua, có diện tích 52.000m2. Đây là nơi tập kết rác thải, chất thải của TP. Bến Tre, một số huyện và 2 khu công nghiệp Giao Long - An Hiệp, tỉnh Bến Tre. Đến nay, bãi rác Phú Hưng đã dự trữ hàng chục nghìn tấn rác thải, chất thải. Những đống rác thải chất lên thành những gò cao vút. Do nằm ngay khu dân cư và chưa xây dựng hệ thống xử lý đạt chuẩn, nên bãi rác gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Theo người dân địa phương, vào mùa mưa nước từ bãi rác tràn ngập mặt đường và chảy xuống kênh Thương Phế Binh gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay, mùi hôi thối từ nơi này bốc ra làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân các xã Phú Hưng, TP. Bến Tre; xã Phước Thạnh, Hữu Định, huyện Châu Thành.

Ông Phan Thành Hiệp, xã Phú Hưng còn cho biết, các thửa ruộng nằm gần bãi rác chỉ làm được 1 vụ mùa khô, còn 2 vụ mùa mưa thì phải bỏ hoang. “Nước từ bãi rác chảy ra ruộng khiến chúng tôi làm không được, lúa bị hư hỏng, chết. Bây giờ, tôi đề nghị khắc phục làm sao cho nước không chảy ra ruộng. Tôi có 2 công ruộng làm để lấy lúa ăn mà nước chảy ra sao làm được?”, ông Hiệp bức xúc nói.

                       
                                   Các hố chôn rác thải tại bãi rác Phú Hưng ô nhiễm nặng

Do công tác quản lý của Công ty cổ phần Công trình Đô thị TP. Bến Tre chưa chặt chẽ, nên có một số doanh nghiệp còn lén lút dùng xe tải đưa nước thải có hóa chất đổ vào bãi rác này. Lượng nước thải chưa qua xử lý chảy ra kênh mương nội đồng làm ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng.

Trước thực trạng nhức nhối từ bãi rác Phú Hưng ngày càng ô nhiễm trầm trọng, chính quyền và nhân dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị lên thành phố và tỉnh Bến Tre, nhưng đến nay vẫn chưa thấy khắc phục.

Ông Phạm Văn Tống, Chủ tịch UBND xã Phú Hưng, TP Bến Tre cho biết, thời gian quan Công ty cổ phần Công trình đô thị TP. Bến Tre đã có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường đối với bãi rác nhưng hiệu quả không cao. Cuộc sống của người dân các xã lân cận vẫn bị ảnh hưởng nặng nề.

“Bãi rác của Phú Hưng đã quá tải nên đề nghị các ngành chức năng cấp tỉnh sớm xây dựng nhà máy xử lý rác để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cộng đồng. Trong khi chờ thời gian xây dựng nhà máy xử lý rác, đề xuất UBND thành phố và Công ty công trình đô thị có hướng mở rộng diện tích để đào hồ xử lý rác, phun chế phẩm hóa chất để không gây mùi hôi thối chung quanh”, ông Phạm Văn Tống nói.

               
                    Kênh mương tại các hộ dân xung quanh bãi rác đều có màu đen

Qua tìm hiểu của chúng tôi, bãi rác Phú Hưng đã được UBND tỉnh Bến Tre lập “Dự án đầu tư xây dựng công trình đóng cửa bãi rác Phú Hưng” với kinh phí trên 23 tỷ đồng. Dự án này đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường duyệt và xin hỗ trợ kinh phí thực hiện. Tuy nhiên, phía Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đồng ý hỗ trợ cho Bến Tre gần 11,7 tỷ đồng để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường một phần của bãi rác Phú Hưng.

UBND tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu lập lại dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với nguồn vốn Trung ương cấp để triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, thời gian cụ thể để triển khai dự án này và khả năng khắc phục ô nhiễm môi trường từ bãi rác Phú Hưng vẫn chưa xác định.

Còn theo người dân địa phương thì giải pháp tối ưu nhất để khắc phục ô nhiễm môi trường này là di dời bãi rác đến nơi khác; đồng thời xử lý lượng rác tồn động hàng chục năm nay. Ngoài việc gây ô nhiễm môi trường thì nguy cơ cháy nổ từ bãi rác Phú Hưng rất cao. Do vậy, một khi xảy ra sự cố này thì vô phương cứu chữa và sức khỏe hàng nghìn hộ dân nơi đây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều./.
Read more…

VIỆC CŨ THƯỜNG GẶP

10:01 AM |
 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Bến Tre cho biết, qua thời gian theo dõi, đơn vị này vừa phát hiện quả tang Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (AQUATEX BENTRE) đóng tại xã Tân Thạch, huyện Châu Thành có hành vi xả thải nước thải chưa xử lý đúng quy định ra môi trường.
Ngành chức năng tiến hành lập biên bản để xử lý doanh nghiệp vi phạm về hành vi không thực hiện đúng các nội dung để cam kết về bảo vệ môi trường.
                                Doanh nghiệp lắp đặt hệ thống cống xả thải nước thải ra sông Tiền 

Cụ thể lượng nước thải sản xuất của công ty không được thu gom, xử lý đúng quy định, thải trực tiếp vào hố thu của hệ thống xử lý rồi thải ra ngoài  sông Tiền theo hệ thống đường cống ngầm.
Lượng nước thải có màu đỏ của máu cá, mỡ cá, có mùi hôi tanh rất khó chịu. Đoàn kiểm tra yêu cầu công ty thực hiện đúng những nội dung như đã cam kết và thu mẫu nước thải, sau khi phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm sẽ có báo cáo đề xuất các cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre chuyên chế biến thủy sản xuất khẩu. Người dân địa phương cho biết, doanh nghiệp này thường xuyên lén lút xả thải nước thải ra môi trường vào ban đêm hay nước lớn để né tránh sự kiểm soát của ngành chức năng và bây giờ hành vi vi phạm của doanh nghiệp này đã được phát hiện. Lực lượng bảo vệ không cho phương tiện neo đậu hay người lạ có mặt tại khu vực đường ống xả ra sông Tiền.
MXD
Read more…

TIỀN GIANG: DOANH NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM 1 NGƯỜI NGẤT XỈU

10:35 AM |
 Sáng 13/1, do mùi hôi thối bốc ra từ Công ty trách nhiệm hữu hạn, thương mại dịch vụ, vận tải Hoàng Việt, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ngày càng trầm trọng dẫn đến bà Phạm Thị Ngọc Thu - người dân ở gần doanh nghiệp này bị nôn ói, ngất xỉu, đe dọa đến sức khỏe nên gia đình phải đưa bà đến cơ sở y tế điều trị. Rất may bệnh nhân này được cứu chữa kịp thời không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

  
Trước đó, người dân đã thông báo đến các ngành chức năng thành phố Mỹ Tho và tỉnh Tiền Giang đã nhiều lần đến kiểm tra nhưng vẫn chưa có biện pháp chế tài nào đủ sức buộc chủ doanh nghiệp này khắc phục ô nhiễm môi trường. Riêng việc ông Nguyễn Trung Hưởng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn, thương mại dịch vụ, vận tải Hoàng Việt trước đây vào đêm tối đã xâm phạm gia cư bất hợp pháp, truy sát dân và đập phá tài sản của công dân đến nay vẫn chưa được xử lý gây bức xúc trong dân. 
 
Người dân ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho cho biết, do ô nhiễm môi trường từ doanh nghiệp này đã làm cuộc sống, sinh hoạt bị xáo trộn, một số người có ý định đi tìm nơi ở khác./.
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
 
Read more…

MUỖI TẤN CÔNG CẢ KHU DÂN CƯ PHẢI KÊU CỨU

2:56 PM |
Cuộc sống của người dân khu dân cư (KDC) ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TPHCM bị đảo lộn vì sự xuất hiện dày đặc của muỗi mà nguyên nhân từ dự án ngăn lũ sông Sài Gòn đang thi công.
Chiều tối 24/1, PV đã có mặt tại khu dân cư này và ghi nhận cuộc sống của người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Mới chập tối, nhà nhà đã đóng kín cửa, trẻ em phải mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt. Nhiều người lớn tay cầm vợt điện, bình xịt…liên tục diệt muỗi nhưng muỗi chết lớp này lại xuất hiện lớp khác.

TP.HCM:[-]Cả[-]khu[-]dân[-]cư[-]kêu[-]cứu[-]vì[-]bị...[-]muỗi[-]tấn[-]công
Nhiều gia đình trong khu dân cư, chung cư xung quanh rạch Môn, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức đã đóng kín cửa từ chập tối để tránh bị muỗi tấn công.

Người bảo vệ trường mầm non Hiệp Bình Chánh 2 mới 18 giờ đã giăng mùng để chui vào tránh muỗi. Ông cho biết, hơn một tháng nay muỗi càng ngày xuất hiện càng nhiều nhất là vào thời điểm chập tối.

TP.HCM:[-]Cả[-]khu[-]dân[-]cư[-]kêu[-]cứu[-]vì[-]bị...[-]muỗi[-]tấn[-]công
Người dân phải giăng mùng từ sớm và dùng mọi cách như xịt thuốc, dùng vợt điện...để bắt muỗi.

Chị L., một phụ huynh có con học tại trường mầm non nói trên vô cùng lo lắng chia sẻ: “Ngày nào đi học về trên người con tôi cũng đầy vết muỗi đốt. Cả trường hơn 200 cháu bé học sát con rạch đầy muỗi nên phụ huynh vô cùng lo lắng con em mình nguy cơ bị sốt xuất huyết”.

TP.HCM:[-]Cả[-]khu[-]dân[-]cư[-]kêu[-]cứu[-]vì[-]bị...[-]muỗi[-]tấn[-]công
Trường mầm non Hiệp Bình Chánh 2, nơi có hơn 200 cháu nhỏ theo học nằm sát con rạch Môn bị ứ đọng lục bình đầy muỗi. Phụ huynh vô cùng lo sợ cho sức khỏe con em mình.

Ông Nguyễn Văn Thành, chủ quán cà phê cạnh cầu Rạch Môn thì than: Nhiều ngày qua ông buôn bán vô cùng ế ẩm khi suốt cả ngày, khách vừa ngồi xuống ghế chưa kịp gọi nước thì phải “bỏ chạy” vì bị muỗi tấn công. Trong khi đó nhiều gia đình đã phải gởi con em đến các nhà bà con ở nơi khác để tránh muỗi.

TP.HCM:[-]Cả[-]khu[-]dân[-]cư[-]kêu[-]cứu[-]vì[-]bị...[-]muỗi[-]tấn[-]công
Dự án ngăn lũ sông Sài Gòn trên đường số 10, KDC Hiệp Bình Chánh thi công từ cuối năm 2013 đến nay.

Theo quan sát của PV, con rạch Môn (dài gần 1km thông với sông Sài Gòn) đầy rẫy lục bình và chỉ cần vứt cục đá là muỗi bay ra dày đặc. Tuy nhiên ngay trên đường số 10, KDC Hiệp Bình Chánh, một công trình đang thi công đã chặn dòng chảy khiến nước tù đọng không thông dòng ra sông lớn.

Ông Trần Minh Tú, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, cho biết công trình này là dự án ngăn lũ sông Sài Gòn và đó cũng là nguyên nhân gây ứ đọng dòng chảy làm phát sinh muỗi ở KDC.

Đây là nguyên nhân làm ứ đọng dòng chảy rạch Môn...

TP.HCM:[-]Cả[-]khu[-]dân[-]cư[-]kêu[-]cứu[-]vì[-]bị...[-]muỗi[-]tấn[-]công
Gây ra tình trạng phát sinh muỗi khiến cuộc sống cả KDC bị đảo lộn.

“Dự án này được khởi công từ cuối năm 2013 và dự kiến sẽ hoàn thành trước Tết Ất Mùi (khoảng giữa tháng 2/2015), tuy nhiên chúng tôi sẽ làm việc với chủ đầu tư, đơn vị thi công để sớm khơi thông dòng nước không để phát sinh muỗi nữa”, ông Tú cho biết.

Được biết Trung tâm y tế dự phòng quận Thủ Đức cũng thường xuyên phun xịt hóa chất để diệt muỗi. Tuy nhiên do tuyến kênh bị tù đọng lâu ngày nên việc phun xịt hóa chất cũng không thấm vào đâu, vì số lượng muỗi quá lớn.
Theo nguồn: tinmoitruong.vn
Read more…

2 Bí quyết mua thang máy gia đình

11:37 PM |
Mua thang máy gia đình ở đâu, nên lựa chọn thang máy nào, giá thang máy gia đình là bao nhiêu, có phù hợp với túi tiền của bạn không, nên lựa chọn thang máy nhập khẩu hay thang máy liên doanh… hàng tá câu hỏi sẽ được đặt ra trong đầu bạn khi bạn lựa chọn cho mình một chiếc thang máy cho gia đình mình.
Trong bối cảnh thị trường thang máy đang có rất nhiều nhà sản xuất và lắp đặt thang máy, thì việc để đưa ra lựa chọn đúng cho bạn là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là có quá nhiều dòng thang máy tốt bên cạnh các thang máy trôi nổi trên thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, không phải quá khó để bạn có thể lựa chọn cho mình sản phẩm thang máy phù hợp với gia đình mình. Nếu bạn cần hiểu và nắm rõ thông tin về thị trường cũng như thương hiệu trong lĩnh vực thang máy. Công ty thang máy Đồng Tâm xin nêu ra những thương hiệu thương máy đang có trên thị trường và ưu,nhược điểm của từng thang, giúp bạn có sự lựa chọn hoàn hảo cho riêng mình
Thị trường thang máy Việt Nam hiện tại có 3 thương hiệu thang máy nổi tiếng là:
Thang máy mitsubishi dành cho gia đình : Là công ty thang máy hàng đầu thế giới, với nhiều mẫu mã đa dạng, nhiều chủng loại, đặc biệt giá thành cũng tương đối vừa phải.

- Thang máy otis : Là một công ty thang máy nổi tiếng hàng đầu của Mỹ, tuy nhiên giá thành sản phẩm của công ty này so với mặt bằng chung là khá cao.
- Thang máy schilder là thương hiệu lâu đời và có tiếng ở châu âu của phần lan sản xuất. Tuy nhiên vì thị trường Việt Nam còn tương đối mới mẽ nên chưa được chú trọng, giá thành cao so với 2 loại thang máy trên.
Các dòng thang máy nổi tiếng ở trên có điểm chung là chất lượng tốt, có nhiều mẫu mã đa dạng, thỏa mãn nhu cầu của người dùng.
Hơn thế này, quy trình kiểm định, kiểm tra luôn nghiêm ngặt và luôn phát triển theo công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Bài toán đặt ra ở đây là chúng ta lựa chọn thương hiệu nào ? Yếu tốt quyết định giúp người tiêu dùng lựa chọn là như thế nào ?
Hai yếu tố quan trọng nhất mà các bạn cần lưu ý khi mua hàng là:
- Việc quan trọng nhất là các bạn phải lưu tâm tới quy trình lắp đặt và bảo trì thang máy (dịch vụ). Các bạn sẽ đặt ra câu hỏi vì sao lại là quan trọng nhất. Đơn giản là có đến 30% yếu tố quyết định thang máy của bạn tốt, độ bền cao, an toàn là do bước này, chính vì vậy khâu lắp ráp và bảo trì thang máy rất quan trọng.
- Yếu tốt thứ 2 và cũng là yếu tố bạn luôn quan tâm đó chính là giá của các loại thang máy như thế nào, có phù hợp với túi tiền của bạn hay không?. Nếu bạn thật sự muốn có một chiếc thang máy đẹp, an toàn, chất lượng và có tiếng thì bạn nên lựa chọn Mitsubishi hay Otis, vì 2 hãng này có mẫu mã đa dạng nhất và có nhiều dòng phù hợp với công trình Việt Nam.
Một điều thú vị là thang máy Mitsubishi gia đình có rất nhiều dòng thang máy và giá phù hợp để bạn quan tâm. Đây là điểm mà thang máy Mitsubishi luôn được thích dù đó là dòng thang máy nguyên chiếc hay thang máy liên doanh.
Tại sao bạn nên lựa chọn Công Ty Thang Máy Đồng Tâm để cung cấp thang máy cho bạn ?
Là một công ty chuyên về tư vấn, thiết kế, lắp đặt thang máy hàng đầu Miền Nam, công ty thang máy Đồng Tâm chúng tôi có thể đáp ứng được 2 yếu tố quan trọng trên, bởi chúng tôi là một trong số ít đối tác chính thức của Mitsubishi tại Việt Nam.
Thang liên doanh gia đình Đồng Tâm :
- Ưu điểm: Với ưu điểm nổi bật của thang máy liên doanh là giá thấp hơn sản phẩm nhập nguyên con, sản phẩm vẫn giữ được độ an toàn và chất lượng, đồng thời các thiết bị dễ dàng thay thế khi hư hỏng, chi phí bảo trì thấp, Ngoài ra cabin được sản xuất trong nước nên công trình có hố thang kích thương không đúng tiêu chuẩn quốc tế vẫn lắp đặt được.
- Nhược điểm: Do sản xuất riêng lẻ, theo kích thước riêng của mỗi công trình nên phần nội thất cabin thang máy không được tinh xảo so với thang nhập. Hiện tại, nếu so sánh về chất lượng thì thang máy liên doanh chưa thể bằng thang máy nhập (bằng khoảng 80%), nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ năng cũng như kinh nghiệm, chất lượng thang máy gia đình nội địa đang ngày một được cải thiện để đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của Quý khách hàng.
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giải đáp được câu hỏi và sự quan tâm của các bạn về việc lựa chọn loại thang máy cho ngôi nhà của bạn.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng
Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Thang máy Đồng Tâm
Địa chỉ : 964/10, Tân Kỳ Tân Quý  P. BÌNH HƯNG HÒA, Q. Bình Tân
Số điện thoại:(08)22228444, (08)62696020
Hotline: Mr Tạo 0904.41.41.41, 091.888.0999

Email :  dahutaco@yahoo.com & dongtamthangmay@gmail.com
Read more…

269000 TÂN NHỰA Ô NHIỄM TRÔI TRÊN ĐẠI DƯƠNG

12:33 PM |
- Một nghiên cứu mới đây cho biết gần 269.000 tấn nhựa ô nhiễm đang trôi nổi trên các đại dương của thế giới, nghiêm trọng hơn 10 lần so với ước tính trước đó.
Gần[-]269.000[-]tấn[-]nhựa[-]ô[-]nhiễm[-]trôi[-]lềnh[-]bềnh[-]trên[-]đại[-]dương
Theo nghiên cứu mới đây, 269.000 tấn nhựa ô nhiễm đang trôi nổi trên các đại dương của thế giới, gây tổn hại cho toàn bộ chuỗi thức ăn - Ảnh: Alamy

Theo nhóm nghiên cứu đến từ Viện Five Gyres của Mỹ, nhựa ô nhiễm có mặt khắp các đại dương, nhưng thế giới thiếu dữ liệu về chúng - nhất là tại khu vực Nam bán cầu và những nơi xa xôi.

Để ước tính chính xác hơn tổng số mẩu nhựa và trọng lượng của chúng trên các đại dương, nhóm này đã sử dụng dữ liệu từ 24 cuộc thám hiểm trong sáu năm qua trên các đại dương, ven biển Úc, Vịnh Bengal và biển Địa Trung Hải.

Họ phát hiện có đến 5,25 nghìn tỉ mẩu nhựa đang trôi nổi trên các đại dương, với gần 75% trong số này có nguồn gốc từ các vật thể lớn bằng nhựa như phao, xô và các ngư cụ khác.

Quy ra khối lượng thì số nhựa này tương đương 269.000 tấn, con số mà các nhà nghiên cứu nói là "ước tính tối thiểu", tức con số thực tế còn cao gấp nhiều lần, và chúng đã và đang gây ra nhiều nguy cơ cho toàn bộ hệ sinh thái biển.

Theo National Geographic, các chất thải hàng ngày từ túi nhựa đến vỏ chai nước suối, đã bị vứt xuống các đại dương trong nhiều thập kỷ qua. Phần lớn chúng sau đó dạt vào bờ biển hoặc "định cư" ở một trong các vòng xoáy cận nhiệt đới đại dương - một hệ thống lớn gồm các dòng chảy được hình thành bởi các mô hình gió toàn cầu.

Các vật thể này sau đó bị phân rã thành những hạt nhỏ li ti, đe dọa đến sự sống của nhiều động vật biển - từ loài không xương sống nhỏ bé đến loài hữu nhũ to lớn, nếu chúng nuốt phải. Con người cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ăn cá bị nhiễm độc nhựa.

Nghiên cứu được công bố hôm qua 10-12 trên tạp chí PLOS One.

Theo tinmoitruong.vn
Read more…

LO MẤT NGUỒN THU BỎ MẶT MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM

10:39 AM |
Theo báo cáo của Bộ TNMT, việc xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm là do nhận thức trách nhiệm của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế... Hầu hết các địa phương chưa sử dụng các biện pháp mạnh để xử lý các cơ sở chậm tiến độ do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường còn nhỏ giọt

Theo Quyết định 58/2008 và Quyết định 38/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng quyết định hỗ trợ 381 dự án xử lý ô nhiễm triệt để trên địa bàn 48 tỉnh và 04 Bộ (Quốc phòng, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải) từ ngân sách trung ương với tổng kinh phí là 2.368.975.110.000 đồng.

Ông Hoàng Văn Thức, Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) cho biết, đến nay đã có 38 dự án xử lý ô nhiễm triệt để thuộc khu vực công ích trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đầu tư 100% kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương với tổng số tiền là 93,8 tỷ đồng. 

Tổng số kinh phí các địa phương đã đối ứng để thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm triệt để được hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách trung ương là  hơn 302 tỷ  đồng. Hiện tại vẫn còn có 138 cơ sở thuộc khu vực công ích chưa có kinh phí để triển khai thực hiện, ước tính số kinh phí để xử lý số cơ sở này khoảng 3.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên,việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng vẫn gặp nhiều  khó khăn. Điển  hình là sau khi tiếp nhận kinh phí từ Trung ương, việc triển khai thực hiện các dự án còn một số bất cập, chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.Tình trạng trên dẫn đến nhiều cơ sở đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng chưa được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.

Mục tiêu trong năm 2014 - 2015, các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để. Đến nay, các địa phương đã rà soát, bổ sung 43 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn 16 tỉnh. Song, đây không phải là các cơ sở mới phát sinh mà là các cơ sở đã tồn tại và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng chưa được kiểm tra, rà soát trong các năm trước.

Địa phương vẫn chây ỳ

Trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, đến nay  có 384 cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; còn lại 55 cơ sở chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Trong số đó, 18 bãi rác, 8 bệnh viện đã được Thủ tướng cho phép lùi thời hạn xử lý ô nhiễm triệt để đến ngày 31/12/2015 tại Quyết định 1788. Ông Thức cũng cho biết  đã có quyết định đóng cửa vĩnh viễn hai nhà máy đường ở Trà Vinh và Tây Nam (Cà Mau) nếu đến giữa tháng 6/2015 không kịp khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Báo cáo của Bộ TNMT cho thấy, việc xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm là do nhận thức trách nhiệm về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế. Một số địa phương thiếu quyết liệt, chậm triển khai thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ sở trên địa bàn, mặc dù Bộ TNMT đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc. Hầu hết các địa phương chưa sử dụng các biện pháp mạnh để xử lý các cơ sở chậm tiến độ theo Quyết định 1788/QĐ-TTg do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến khẳng định: “Năm 2015 sẽ tập trung phân bổ kinh phí từ ngân sách trung ương để thực hiện dự án xử lý ô nhiễm môi trường đối với 05 làng nghề, 01  kho thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường kêu gọi nguồn vốn hợp tác quốc tế và phân bổ vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước nguồn đầu tư phát triển để xử lý dứt điểm dự án xử lý ô nhiễm môi trường khu vực ô nhiễm chất độc dioxin. Tổ chức nghiên cứu về xử lý ô nhiễm môi trường, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý ô nhiễm triệt để…

Bộ sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các trường hợp cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cố tình chây ỳ, không đầu tư thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, sẽ  tăng cường sử dụng các biện pháp mạnh về xử lý triệt để theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 1788/QĐ-TTg".
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

NHỮNG VỤ THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG NHẤT THẾ GIỚI

9:34 AM |
Những vụ tai nạn tràn dầu hay rò rỉ khí độc là những thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử con người, không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tức thời mà còn để lại những di chứng dai dẳng. 


Ngày 3.12.1984, một  nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal, Ấn Độ bị rò rỉ 40 tấn khí độc methyl isocyanate khiến 15.000 người thiệt mạng và 500.000 bị phơi nhiễm. Trong ảnh là lực lượng cứu hỏa đang cố gắng ngắn chặn sự lan lan của khói độc phát tán trong không khí. Ảnh AP.

Cuộc điều tra sau đó đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra thảm họa kinh hoàng trên là do nhà máy này không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn. Trong ảnh là cảnh những người đàn ông đang bế những em bé bị mù vì khí độc từ nhá máy thuốc sâu Union Carbide tới bệnh viện. Ảnh AP.

Năm 1989, Union Carbide phải bỏ ra 470 triệu USD để giải quyết các hậu quả từ thảm họa rò rỉ khí độc nói trên. Trong ảnh là đám tang của một nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa. Ảnh AP.

Ngày 24.3.1989, Exxon Valdez, một tàu chở dầu khổng lồ, trọng tải 214.862 tấn, của Công ty Exxon, Mỹ đang trên đường chở hàng triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang California thì va phải đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska, làm tràn dầu ra ngoài, gây ra một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử. Ảnh AP.

Biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km². Dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince William Sound bị đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính 15 tỉ USD. Ảnh AP.

Dựa theo kết quả của các cuộc điều tra thì yếu tố con người chính là nguyên nhân chính gây ra thảm họa trên. Công ty Exxon sau đó bị phạt 507.5 triệu USD.

Ngày 21.1.2000, một đường ống của nhà máy lọc dầu ở Rio de Janeiro rò rỉ khoảng 1.3 triệu lít dầu ra vịnh Guanabara. Công ty Petrobras bị kết tội và buộc phải bồi thường 25 triệu USD. Trong ảnh là cảnh bờ biển trên vịnh Guanabara chìm trong màu đen kịt vì sự cố tràn dầu. ảnh AP.

Tháng 6.2000, công ty Petrobras tiếp tục dính "phốt" bởi thảm họa tràn dầu kinh hoàng khác khi một đường ống bị vỡ khiến hơn 1 triệu gallons dầu thô bị rò rỉ ra sông Iguacu. Đây được xem là một trong những tai nạn tràn dầu tồi tệ nhất của Brazil. Ảnh AP.

Ngày 17.8.2009, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra tại con đập Sayano-Shushenskaya ở Nga. Một vụ nổ máy biến thế  ở tổ máy số 2 có công suất 600 MW làm khối mô-tơ nặng 920 tấn văng khỏi bệ máy, phá hủy các thiết bị khác và phòng máy. Nước cuốn như lũ tràn vào các buồng tuôcbin, dầu đổ và nổ. 75 người chết và mất tích. Ảnh ITAR-TASS.

9 trong số 10 tổ máy bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Nhà máy tái hoạt động ngày 24.2.2010 nhưng công tác sửa chữa kéo dài đến 5 năm với phí tổn lên đến 1,2 tỉ USD. Môi trường sông Yenisei bị ô nhiễm nặng khi 40 tấn dầu trong máy biến thế của nhà máy chảy lan ra 80 km.

Tháng 4.2010, có koảng 5 triệu thùng dầu bị tràn ra vịnh Horizon sau một vụ nổ tại Giàn khoan dầu Deepwater Horizon thuộc sở hữu của công ty Transocean có trụ sở tại Houston, Mỹ đã khiến 11 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương.
 

Khi thảm họa xảy ra, người ta ước tính mỗi ngày có tới hơn 750.000 lít dầu thô bị rò rỉ từ giàn khoan, mặt biển bị dầu loang rộng tới khoảng 9.000km2. Hắc ín và dầu loang không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn trực tiếp phá hủy các hệ sinh thái cửa sông Mississippi và vùng đầm lầy ngập mặn dọc duyên hải bang Louisiana của Mỹ.
 

Một năm sau thảm họa tràn dầu, Tập đoàn Dầu khí BP tuyên bố đã thu hồi hầu hết (khoảng 90%) lượng dầu loang. Tuy nhiên, theo điều tra của các cơ quan quản lý  thì lượng dầu đã thu hồi chỉ nằm ở bề mặt, còn một lượng lớn dầu bị rò ra đã thấm vào đất đai, cây cỏ hoặc chìm xuống đáy biển, sẽ tiếp tục ảnh hưởng, để lại di chứng trên các hệ sinh thái vùng ven và gây trở ngại cho cuộc sống con người.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

Hot