xử lý nước thải Do thỉnh thoảng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí thuộc Tổng công ty Phát điện I (EVN GENCO I) lại nhả khói đen, nên người dân thành phố Uông Bí- Quảng Ninh đã lên tiếng. Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã phỏng vấn ông Phùng Văn Sinh- Phó Tổng giám đốc EVN GENCO I.
Theo phản ánh, mỗi lần Nhà máy nhiệt điện Uông Bí nhả khói đen ra môi trường, người dân sinh sống tại thành phố Uông Bí lại lo sợ ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe, xin ông cho biết nguyên nhân vì sao lại có khói đen vậy?Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Trụ sở điện lực
- Nguyên nhân thỉnh thoảng nhà máy nhả ra khói đen là do sau mỗi lần sửa chữa thì phải khởi động máy móc hoạt động trở lại. Mà trong giai đoạn đầu của quá trình khởi động nhà máy phải đốt dầu mazut (F0). Tuy nhiên, do chưa đưa lọc bụi tĩnh điện vào ứng dụng nên không tránh khỏi thải khói đen ra môi trường.
Vậy tại sao nhà máy chưa đưa lọc bụi tĩnh điện vào, phải chăng để tránh tốn kém về tài chính, thưa ông?
- Theo quy trình an toàn vận hành của nhà chế tạo, trong thời gian khởi động tổ máy phải đốt dầu F0 chưa được phép đưa các bộ lọc bụi tĩnh điện vào làm việc. Nếu nhà máy cố tình đưa lọc bụi tĩnh điện vào áp dụng trong giai đoạn đốt dầu dễ dẫn tới nguy cơ xảy ra cháy nổ, chập cháy trong quá trình lọc bụi. Thông thường đối với các nhà máy nhiệt điện đốt than, khicác thông số ổn định mới được đóng lò bụi. Vì thế, giai đoạn đầu khởi động lại nhà máy mà đốt dầu bao giờ cũng có khói đen xảy ra, tùy theo từng tổ máy.
Ví dụ, với Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 1 (110 MW), do nhà máy có công suất nhỏ, thiết bị cũ, lạc hậu vì đã chạy tới 38 năm nên sẽ không tránh khỏi mỗi lần xảy ra sự cố nhà máy phải ngừng sản xuất để sửa chữa. Mà tổ máy này trong một năm mất khoảng 8 lần khởi động lại, trong đó có 4 lần khởi động lạnh, 2 lần ấm và 2 lần nóng.Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại tphcm Do đó, mỗi khi khởi động lạnh mấy khoảng 4 đến 5 giờ, khởi động ấm mất khoảng 2 giờ và khởi động nóng mất khoảng 1 giờ.
Bên cạnh đó, đối với Nhà máy điện Uông Bí mở rộng (300 và 330 MW), trong một năm mất khoảng 14 lần khởi động, trong đó có 6 lần khởi động lạnh, 4 là khởi động ấm và 4 lần khởi động nóng. Thời gian khởi động lạnh mất khoảng 10 đến 12 giờ, khởi động ấm khoảng 6 đến 8 giờ, khởi động nóng khoảng 3 đến 4 giờ. Vì do nhà máy có công suất lớn nên thời gian khởi động dài hơn. Trong thời gian khởi động sẽ nhả nhiều khói đen. Do đây là quy trình của nhà máy nhiệt điện nên khó tránh khỏi.
Vì thế theo tôi, nhiệm vụ của nhà máy nhiệt điện đốt than là cần phải có giải pháp sửa chữa thật tốt thiết bị, tuân thủ đúng các quy trình vận hành, đảm bảo an toàn, kéo dài thời gian vận hành, hạn chế các lần khởi động trong năm xuống thấp nhất. Đồng thời, chuẩn bị chu đáo các điều kiện để rút ngắn thời gian mỗi lần khởi động xuống tối thiểu, nhằm hạn chế ảnh hưởng tới môi trường.
Để khắc phục được khói đen nhả ra môi trường, nhà máy đã chuẩn bị cho mình những biện pháp gì, thưa ông?
- Như nhà máy nhiệt điện Ninh Bình đã có phương án thay dầu mazut (F0) bằng dầu diezen (D0), với mục đích khi nhà máy khởi động sẽ bớtkhói đen. EVN GENCO I đang nghiên cứu, có thể đưa phương án đó vào áp dụng.
Tuy nhiên, với nhà máy 110MW của Uông Bí đưa vào vận hành từ năm 1975, đến nay thiết bị lạc hậu, xuống cấp nên hiệu suất đạt thấp. Đặc biệt, hệ thống khử bụi trước đây là khử động ướt, nhưng do môi trường đòi hỏi nên Uông Bí đã thay khử bụi bằng hệ thống lọc bụi tĩnh điện đưa vào vận hành đã đem lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, QCVN 22: 2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, theo đó các nhà máy điện phải áp dụng xử lý môi trường có lưu huỳnh và giám sát khói thải… Đây là việc làm không hề đơn giản, khi nhà máy 110MW của Uông Bí chật hẹp, không còn vị trí để lắp hệ thống khử lưu huỳnh, mà đầu tư vào hệ thống khử lưu huỳnh rất tốn kém, trong khi, thời gian vận hành tổ máy 110MW theo Chính phủ đã phê duyệt trong tổng sơ đồ điện VII chỉ được vận hành đến năm 2020, thời gian khai thác không còn bao lâu.
Nếu áp theo tiêu chí môi trường mới nói trên, thì việc đầu tư cho tổ máy 110MW, EVN GENCO I sẽ không đầu tư tiếp vì do vi phạm về môi trường và EVN GENCO I phải tìm cho mình phương án khác phù hợp, bằng việc cải tạo nâng cấp nhà máy 110MW để đáp ứng được tiêu chí môi trường mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh.Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
Tổng công ty đang trình lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét phương án cải tạo, nâng cấp. Nếu được tỉnh cho phép, đối với nhà máy 110MW sẽ được EVN GENCO I thay thế máy mới, như: máy phát, tua bin và lò hơi và toàn bộ hệ thống phụ trợ của nhà máy cũ sẽ được giữ nguyên trạng để sử dụng, tránh lãng phí. Đồng thời, công suất của tổ máy 110MW sẽ được nâng lên 200MW và áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó tránh ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả cho EVN GENCO I.
Comments[ 0 ]
Post a Comment