VIỆC CŨ THƯỜNG GẶP

10:01 AM |
 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Bến Tre cho biết, qua thời gian theo dõi, đơn vị này vừa phát hiện quả tang Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (AQUATEX BENTRE) đóng tại xã Tân Thạch, huyện Châu Thành có hành vi xả thải nước thải chưa xử lý đúng quy định ra môi trường.
Ngành chức năng tiến hành lập biên bản để xử lý doanh nghiệp vi phạm về hành vi không thực hiện đúng các nội dung để cam kết về bảo vệ môi trường.
                                Doanh nghiệp lắp đặt hệ thống cống xả thải nước thải ra sông Tiền 

Cụ thể lượng nước thải sản xuất của công ty không được thu gom, xử lý đúng quy định, thải trực tiếp vào hố thu của hệ thống xử lý rồi thải ra ngoài  sông Tiền theo hệ thống đường cống ngầm.
Lượng nước thải có màu đỏ của máu cá, mỡ cá, có mùi hôi tanh rất khó chịu. Đoàn kiểm tra yêu cầu công ty thực hiện đúng những nội dung như đã cam kết và thu mẫu nước thải, sau khi phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm sẽ có báo cáo đề xuất các cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre chuyên chế biến thủy sản xuất khẩu. Người dân địa phương cho biết, doanh nghiệp này thường xuyên lén lút xả thải nước thải ra môi trường vào ban đêm hay nước lớn để né tránh sự kiểm soát của ngành chức năng và bây giờ hành vi vi phạm của doanh nghiệp này đã được phát hiện. Lực lượng bảo vệ không cho phương tiện neo đậu hay người lạ có mặt tại khu vực đường ống xả ra sông Tiền.
MXD
Read more…

TIỀN GIANG: DOANH NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM 1 NGƯỜI NGẤT XỈU

10:35 AM |
 Sáng 13/1, do mùi hôi thối bốc ra từ Công ty trách nhiệm hữu hạn, thương mại dịch vụ, vận tải Hoàng Việt, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ngày càng trầm trọng dẫn đến bà Phạm Thị Ngọc Thu - người dân ở gần doanh nghiệp này bị nôn ói, ngất xỉu, đe dọa đến sức khỏe nên gia đình phải đưa bà đến cơ sở y tế điều trị. Rất may bệnh nhân này được cứu chữa kịp thời không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

  
Trước đó, người dân đã thông báo đến các ngành chức năng thành phố Mỹ Tho và tỉnh Tiền Giang đã nhiều lần đến kiểm tra nhưng vẫn chưa có biện pháp chế tài nào đủ sức buộc chủ doanh nghiệp này khắc phục ô nhiễm môi trường. Riêng việc ông Nguyễn Trung Hưởng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn, thương mại dịch vụ, vận tải Hoàng Việt trước đây vào đêm tối đã xâm phạm gia cư bất hợp pháp, truy sát dân và đập phá tài sản của công dân đến nay vẫn chưa được xử lý gây bức xúc trong dân. 
 
Người dân ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho cho biết, do ô nhiễm môi trường từ doanh nghiệp này đã làm cuộc sống, sinh hoạt bị xáo trộn, một số người có ý định đi tìm nơi ở khác./.
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
 
Read more…

LO MẤT NGUỒN THU BỎ MẶT MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM

10:39 AM |
Theo báo cáo của Bộ TNMT, việc xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm là do nhận thức trách nhiệm của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế... Hầu hết các địa phương chưa sử dụng các biện pháp mạnh để xử lý các cơ sở chậm tiến độ do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường còn nhỏ giọt

Theo Quyết định 58/2008 và Quyết định 38/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng quyết định hỗ trợ 381 dự án xử lý ô nhiễm triệt để trên địa bàn 48 tỉnh và 04 Bộ (Quốc phòng, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải) từ ngân sách trung ương với tổng kinh phí là 2.368.975.110.000 đồng.

Ông Hoàng Văn Thức, Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) cho biết, đến nay đã có 38 dự án xử lý ô nhiễm triệt để thuộc khu vực công ích trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đầu tư 100% kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương với tổng số tiền là 93,8 tỷ đồng. 

Tổng số kinh phí các địa phương đã đối ứng để thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm triệt để được hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách trung ương là  hơn 302 tỷ  đồng. Hiện tại vẫn còn có 138 cơ sở thuộc khu vực công ích chưa có kinh phí để triển khai thực hiện, ước tính số kinh phí để xử lý số cơ sở này khoảng 3.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên,việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng vẫn gặp nhiều  khó khăn. Điển  hình là sau khi tiếp nhận kinh phí từ Trung ương, việc triển khai thực hiện các dự án còn một số bất cập, chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.Tình trạng trên dẫn đến nhiều cơ sở đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng chưa được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.

Mục tiêu trong năm 2014 - 2015, các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để. Đến nay, các địa phương đã rà soát, bổ sung 43 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn 16 tỉnh. Song, đây không phải là các cơ sở mới phát sinh mà là các cơ sở đã tồn tại và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng chưa được kiểm tra, rà soát trong các năm trước.

Địa phương vẫn chây ỳ

Trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, đến nay  có 384 cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; còn lại 55 cơ sở chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Trong số đó, 18 bãi rác, 8 bệnh viện đã được Thủ tướng cho phép lùi thời hạn xử lý ô nhiễm triệt để đến ngày 31/12/2015 tại Quyết định 1788. Ông Thức cũng cho biết  đã có quyết định đóng cửa vĩnh viễn hai nhà máy đường ở Trà Vinh và Tây Nam (Cà Mau) nếu đến giữa tháng 6/2015 không kịp khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Báo cáo của Bộ TNMT cho thấy, việc xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm là do nhận thức trách nhiệm về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế. Một số địa phương thiếu quyết liệt, chậm triển khai thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ sở trên địa bàn, mặc dù Bộ TNMT đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc. Hầu hết các địa phương chưa sử dụng các biện pháp mạnh để xử lý các cơ sở chậm tiến độ theo Quyết định 1788/QĐ-TTg do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến khẳng định: “Năm 2015 sẽ tập trung phân bổ kinh phí từ ngân sách trung ương để thực hiện dự án xử lý ô nhiễm môi trường đối với 05 làng nghề, 01  kho thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường kêu gọi nguồn vốn hợp tác quốc tế và phân bổ vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước nguồn đầu tư phát triển để xử lý dứt điểm dự án xử lý ô nhiễm môi trường khu vực ô nhiễm chất độc dioxin. Tổ chức nghiên cứu về xử lý ô nhiễm môi trường, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý ô nhiễm triệt để…

Bộ sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các trường hợp cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cố tình chây ỳ, không đầu tư thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, sẽ  tăng cường sử dụng các biện pháp mạnh về xử lý triệt để theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 1788/QĐ-TTg".
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

VÔ VÀN CÁC CỐNG THẢI NƯỚC ĐEN NGÒM RA VỊNH HẠ LONG

10:10 AM |
Một vấn đề không mới nhưng bao nhiêu năm qua vẫn ám ảnh người dân Quảng Ninh và du khách đến Vịnh Hạ Long: những họng cống thải nước đen sì đang ngày đêm chảy thẳng xuống Vịnh.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Một cống dẫn nước thải chảy ra bãi tắm Bãi Cháy

Không dám tắm biển Bãi Cháy

Đến bãi tắm Thanh Niên thuộc khu du lịch Bãi Cháy, đập vào mắt tất cả những du khách là một đoạn cống lộ thiên dẫn nước thải từ khu vực Vườn Đào, qua đường Hạ Long, chảy về Vịnh Hạ Long. Các tấm lưới đã được lắp ở giữa cống để hứng rác nhưng không xuể.

Mang vấn đề này đến hỏi Ban giám đốc Ban quản lý các dịch vụ công ích TP. Hạ Long, chúng tôi nhận được câu trả lời, hệ thống cống khu vực Bãi Cháy xử lý nước mưa và nước thải sinh hoạt chung. Sau những cơn mưa lớn, nước từ trên đồi cao chảy xuống cống này với lưu lượng rất lớn kèm theo rác rưởi các khu dân cư. Đạt đến độ cao nhất định, nước được phép thải tràn.

Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, vào những ngày nắng ráo, bằng mắt thường và mũi ngửi, cũng có thể nhận biết được mùi hôi từ cống nước thải này.

Dọc trên bãi tắm Thanh Niên, nơi hàng ngàn lượt du khách đến tắm vào dịp cao điểm của mùa du lịch, có đến ít nhất 4 rãnh ống dẫn nước thải chôn trong cát, dòng nước đen sì chỉ lộ ra khi thủy triều xuống.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Khi nước triều xuống, những họng cống nước thải như thế này càng lộ rõ trên bờ biển

Hồ nước trung tâm thành phố bị đầu độc

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Nước thải đen sì từ chợ Hạ Long 1 đổ ra Vịnh Hạ Long phía trước mặt

Một điểm nóng khác về nước thải ngay trong TP. Hạ Long chính là hồ nước trước Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh. Trong lòng hồ này là 2 họng cống ngày đêm chảy những dòng nước đen sì, hôi thối.

Ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng cho biết, chỉ một phần nước thải sinh hoạt được đấu nối vào đường ống dẫn vào nhà máy nước thải Hà Khánh, còn lại một phần lớn nước thải từ khu dân cư các phường Cao Thắng, phường Trần Hưng Đạo và khu 5 phường Bạch Đằng chảy vào hồ, qua khu dịch vụ nhà hàng Hồ Cô Tiên và chảy thẳng ra Vịnh Hạ Long.

Đang là mùa khô nên đi qua khu vực này có thể dễ dàng nhận thấy hồ cạn trơ đáy, phần nước đọng trong hồ tỏa mùi hôi thối rất khó chịu.

Trả lời vấn đề này, một cán bộ yêu cầu giấu tên của Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Hạ Long một mực cho rằng toàn thành phố không có cống nào xả thải trực tiếp ra Vịnh. Những miệng cống mà mọi người nhìn thấy xả nước thải đều là nơi thoát nước mưa. Nước đục và nước có mùi hôi là do hệ thống cống hoạt động lâu ngày, không được nạo vét thường xuyên nên cũng có thể xảy ra tình trạng trên.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Người dân dọn rác tại cống nước thải trên bãi tắm Thanh Niên không xuể

Nhà máy xử lý nước thải quá tải, nước thải chảy đi đâu?

Theo tài liệu được cung cấp bởi Ban Quản lý các dịch vụ công ích TP. Hạ Long, toàn TP. Hạ Long có 2 nhà máy xử lý nước thải: Nhà máy Ao Cá tại khu vực Bãi Cháy và Nhà máy Hà Khánh tại khu vực Hòn Gai. Ngoài ra, có thêm 11 trạm xử lý nước thải của các khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện...

Tuy nhiên, tất cả các đường ống xử lý nước thải của hai nhà máy trên đều ngầm dưới lòng đất và hoạt động khép kín. Không phải nước thải tại điểm dân cư nào cũng được phép đấu nối vào hệ thống xử lý ngầm này mà đều phải qua kiểm tra.

Công suất của nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh hiện tại là 5.000 mét khối/ngày đêm. Còn tại nhà máy xử lý nước thải Ao Cá, công suất 3.500 mét khối/ngày đêm và đã chạy hết công suất từ lâu.

Mật độ nhà hàng, khách sạn và khu dân cư tại Bãi Cháy ngày càng đông, có ngày nhà máy Ao Cá nhận 5.000 mét khối nước thải hoặc nhiều hơn/ngày đêm, vậy thì phần nước thải được xả đi đâu, hay đổ luôn ra Vịnh Hạ Long?

Ông Nguyễn Công Thái, Phó ban quản lý Vịnh Hạ Long cho biết có mắt thấy, tai nghe chuyện nước thải đen sì chảy thẳng ra Vịnh Hạ Long, nhưng Ban quản lý Vịnh gần như lực bất tòng tâm, riêng việc bố trí đội chèo đò vớt rác trôi nổi khắp mặt Vịnh và quanh các hang động cũng đã rất mệt mỏi. Việc quản lý môi trường tại các khu dân cư ven Vịnh phải giao quyền cho các địa phương, ví dụ tại TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả…

Theo ông Thái, các nhà hàng ven Vịnh, các tàu du lịch, tàu nghỉ đêm trên Vịnh đều bắt buộc phải có bể ngầm xử lý trước nước thải, sau đó mới được phép xả thải ra Vịnh. Tuy nhiên, ý thức của người dân và người làm du lịch chưa phải ai cũng cao nên vẫn có tình trạng xả trộm, xả lén lút, không thể kiểm soát hết.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Ai dám tắm ở Bãi Cháy khi nhìn thấy cống nước thải này chạy ngang bãi tắm

Cần có tầm nhìn xa 

Thực tế, trước phản ánh của nhiều người dân về tình trạng nước thải gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại cảnh quan ven Vịnh Hạ Long, ngày 25/7/2014, Hội đồng nhân dân TP. Hạ Long đã ra nghị quyết phê chuẩn danh mục công trình đầu tư xây dựng mới năm 2015.

Trong đó, đầu tư cho hệ thống thu gom xử lý nước thải Bãi Cháy, TP. Hạ Long là 10 tỷ đồng. Riêng việc thu gom xử lý nước thải phường Hồng Hải, TP. Hạ Long sẽ được đầu tư 2 tỷ đồng.

Rõ ràng, số tiền đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải không hề nhỏ, nhưng nếu không nghiên cứu để công nghệ nhà máy không lỗi thời, công suất đảm bảo trong thời gian dài, khoản đầu tư trên khó lòng phát huy hết tác dụng.

Được biết, hai nhà máy xử lý nước thải của thành phố là Nhà máy xử lý nước thải Ao Cá và Nhà máy Hà Khánh đã được bàn giao cho TP. Hạ Long từ 2007 và 2009, nhưng các nhà máy trên phải thiết kế, chạy thử từ trước đó ít nhất 2 năm.

Sau gần 10 năm vận hành, nhà máy nước thải Bãi Cháy quá tải. Còn nhà máy Hà Khánh, sau 5 năm vận hành đã đạt trên 70% công suất thiết kế.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, chẳng lẽ cứ thêm mỗi năm, thêm nước thải, lại dỡ đường, phá cống, cơi nới thêm nhà máy xử lý nước thải?

Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải là phục vụ cho sự phát triển bền vững, nhưng chưa có một quy hoạch mang tầm nhìn xa cho hệ thống xử lý nước thải ở thành phố có di sản Vịnh Hạ Long.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Quang cảnh bãi biển Bãi Cháy khi thủy triều xuống.
Nguồn: tổng hợp


Read more…

ĐẶC SẢN HÀNH TỎI TRƯỚC NGUY CƠ BỊ ĐE DOẠ

9:19 AM |
Nuôi trồng thủy sản tự phát không theo quy hoạch, xây dựng các trại nuôi nhưng không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tự ý xả nước thải ra môi trường trong thời gian dài… nên nhiều diện tích đất màu mỡ sản xuất nông nghiệp của xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đứng trước nguy cơ thành đồng muối. Hàng chục ha hành, tỏi đặc sản của địa phương được người tiêu dùng trong nước biết đến đang đứng trước nguy cơ xoá sổ do nhiễm mặn từ nước thải của các trại nuôi trồng thủy sản này.

[-]Đặc[-]sản[-]hành,[-]tỏi[-]Ninh[-]Thuận[-]trước[-]tác[-]động[-]từ[-]các[-]trại[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]tự[-]phát

Ảnh minh hoạ 

Tại hai thôn Mỹ Tường 1 và Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, các trại nuôi tôm và ốc hương mọc lên san sát. Các trại nuôi này chủ yếu là dân ở các nơi khác đến thuê, mua đất để đầu tư nuôi trồng. Dù nuôi trồng thủy sản đã vài ba năm nay nhưng các trại lại không xây dựng hệ thống chứa, xử lý nước thải. Cứ thế, mỗi ngày nước thải ào ào chảy tràn lan ra bãi đất canh tác của người dân. Một số trại nuôi tuy có xây dựng ao chứa nhưng không mang tính chất xử lý nước thải, đáy ao không tráng bê tông, nước thải cứ theo thời gian thẩm thấu, gây nhiễm mặn nghiêm trọng đất sản xuất của người dân.

Ông Phạm Văn Mỹ ở thôn Mỹ Tường 2 bức xúc: Mấy năm trước, đất canh tác nơi đây rất tốt, cuộc sống của người dân dựa vào đất để trồng hành, tỏi. Hành, tỏi ở đây thơm ngon được nhiều người ngoài tỉnh biết đến, chẳng thua kém gì hành, tỏi ở Quảng Ngãi. Tuy nhiên, hiện nay người dân địa phương không còn đất để trồng nữa bởi nhiều diện tích đất đang bị phủ một lớp muối trắng, phải bỏ hoang. Đã đến mùa trồng trọt nhưng nước ngọt trong các giếng dùng tưới tiêu cho hoa màu nay đã trở thành nước mặn, chẳng khác gì nước biển, người dân đành bất lực nhìn mặn nhiễm tràn lan. Theo ông Mỹ, cách đây mấy tháng, chính quyền xã Nhơn Hải và huyện Ninh Hải có xuống làm việc với các trại nuôi tôm, ốc hương nhưng đến nay chẳng thấy động tĩnh gì.

Theo người dân xã Nhơn Hải, thời gian này là vụ chính trồng hành, tỏi. Lẽ ra mùa này diện tích đất nông nghiệp nơi đây đã phủ một màu xanh của hoa màu nhưng hiện tại diện tích đất canh tác lớn đành phải bỏ hoang. Ước tính có khoảng 50 ha bị nhiễm mặn, trong đó 25 ha bị nhiễm mặn rất nặng. Những diện tích còn lại đã được đánh hàng, đánh dòng để trồng nhưng phải chờ trời mưa mới dám xuống giống, bởi các giếng nước giờ đã mặn chát. Một số hộ chạy nước máy để rửa mặn, số khác lỡ xuống giống cũng phải gắng trả tiền nước, dùng nước sinh hoạt để phun xịt nhưng xem ra vẫn không hiệu quả, bởi hành, tỏi mới bắt đầu xanh giờ đã lại héo đi.

Ông Phạm Khắc Hào, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết: Nhơn Hải có quy hoạch vùng nuôi tôm với diện tích khoảng 100 ha. Tuy nhiên do thấy có giá trị kinh tế, nhiều hộ dân đã thuê đất, tự ý mở rộng diện tích nuôi ốc hương. Việc nuôi ốc hương của người dân là tự phát, với diện tích khoảng 50 ha. Không như nuôi tôm, nuôi ốc hương phải đưa nước ra vào ao thường xuyên. Chính nguồn nước nuôi thải ra đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây nhiễm mặn 50 ha diện tích đất chuyên trồng hành, tỏi của người dân. Việc này đã kéo dài gần 2 năm nhưng đến giờ vẫn chưa thấy các doanh nghiệp nuôi trồng xây dựng hệ thống xử lý, khắc phục thiệt hại cho người dân. Với chức năng của mình, chính quyền xã đã kiến nghị với UBND huyện cần sớm có biện pháp xử lý. UBND huyện cũng thành lập đoàn khảo sát, đánh giá mức độ nhiễm mặn để có hướng xử lý, đồng thời giải quyết thoả đáng những kiến nghị của người dân trồng hành, tỏi.

Xã Nhơn Hải có 80% người dân sống bằng nghề nông. Được đánh giá là vùng nuôi trồng giống thủy sản có chất lượng tốt, lợi nhuận thu được từ việc nuôi trồng thủy sản khá cao nhưng không thể vì thế mà quên đi hệ lụy kèm theo do sản xuất tự phát, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân
Read more…

QUẬN 8 - VỰA CÁT HOẠT ĐỘNG CẢ NGÀY LẪN ĐÊM

9:03 AM |
Nhiều hộ ở đường Tạ Quang Bửu (khu phố 2, phường 5, quận 8, TP HCM) rất bức xúc trước tình trạng vựa cát nơi đây hoạt động suốt ngày đêm, gây ồn ào và bụi bặm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

[-]Vựa[-]cát[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]ở[-]quận[-]8,[-]TP[-]HCM

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND phường 5, cho biết: Vựa cát  này hoạt động từ năm 2008, đến nay đã thay chủ mới. Cơ sở nằm trên đất tư nhân nhưng thuộc dự án của Công ty CP Địa ốc 8. Từ năm 2011 đến nay, phường đã làm việc với chủ cơ sở nhiều lần và yêu cầu phải hoạt động đúng giờ, không được gây ồn ào.

Về vấn đề bụi bặm, cơ sở này đã có cam kết bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 8. “Trước mắt, UBND phường sẽ tăng cường kiểm tra và nhắc nhở chủ cơ sở thực hiện đúng cam kết về bảo vệ môi trường” - ông Cường nói.

Read more…

DOANH NGHIỆP PHỚT LỜ QUY ĐỊNH, "LÁCH LUẬT" BẰNG MỌI CÁCH

1:30 PM |
Theo Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xử lý nước thải của các doanh nghiệp hết sức tinh vi. Tình trạng doanh nghiệp không chịu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường diễn ra rất phức tạp, điều này cho thấy ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp là chưa cao. 


Mục đích của việc thu phí nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 

Phớt lờ quy định  

Hiện, cả nước có gần 300 khu công nghiệp với diện tích trên 80.000ha và gần 880 cụm công nghiệp do địa phương thành lập, quản lý. Tuy nhiên, tỷ lệ các khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều khu công nghiệp đi vào hoạt động đã lâu nhưng phớt lờ quy định xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Theo thống kê, tỷ lệ thu phí nước thải của cả nước còn rất thấp, như 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM chỉ thu được chừng 20 - 30% so với dự kiến. Trên địa bàn cả nước mới có 45/64 tỉnh, thành phố thực hiện việc thu phí, hiện vẫn còn 19 tỉnh, thành phố chưa thực hiện việc này. Với gần 1/3 số địa phương trên cả nước chưa thực hiện việc thu phí, đây thực sự là một tồn tại lớn cần sớm khắc phục.

Thời gian vừa qua, nhiều vụ vi phạm gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp đã được người dân và cơ quan chức năng phát hiện. Với lý do chi phí xử lý nước thải cao, các doanh nghiệp đã trốn tránh bằng cách xây dựng hệ thống ống thoát ngầm, lắp đặt máy bơm để xả thải ra môi trường. Lợi dụng thời điểm như những ngày mưa to, ngày nghỉ hay ban đêm để xả thải... Thậm chí có doanh nghiệp còn trắng trợn xả thải ngay ra môi trường xung quanh như ao hồ, đồng ruộng.  Không ít doanh nghiệp còn thản nhiên cho rằng do chưa hiểu rõ thủ tục kê khai hoặc cho rằng đã nộp phí duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, khu chế xuất nên không phải nộp phí môi trường.  

Ràng buộc trách nhiệm

Hiện Việt Nam có nhiều chính sách pháp luật cụ thể nhằm bảo vệ nguồn nước nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng, trong đó có các chính sách thu phí, lệ phí đối với các đơn vị thải nước thải, chất thải ra môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã bộc lộ một số vướng mắc. Để hoàn thiện chính sách về thu phí, lệ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2013/NĐ-CP. 

Các chuyên gia về môi trường chỉ ra rằng, một trong những nguyên tắc của Nghị định 25 là bảo đảm tính công bằng giữa các đối tượng nộp phí, chú trọng tới các nguồn thải lớn để thu phí và quản lý nguồn thải, hạn chế sự chồng chéo giữa các đối tượng chịu phí. Một điểm đáng chú ý tại Nghị định này là mức phí thu ước tính cao hơn khoảng 6-10 lần mức phí cũ. Ngoài mức phí cố định nêu trên, các doanh nghiệp xả nước thải với khối lượng từ 30m3/ngày đêm trở lên thì nộp phí biến đổi đối với 2 chất gây ô nhiễm theo khung mới. Riêng các doanh nghiệp có nước thải chứa kim loại nặng thì mức phí cố định được nhân thêm với hệ số tùy vào lượng nước xả thải của đơn vị tính theo m3/ngày đêm.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Nghị định số 25 có nhiều bước thay đổi lớn, các quy định và cách tính phí đơn giản và thuận tiện. Mục đích của việc thu phí bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường, ràng buộc đối tượng xả thải nước thải gây ô nhiễm trong việc đóng góp kinh phí phục vụ cho việc cải tạo ô nhiễm môi trường đối với nước thải. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ xử lý chất lượng nước thải, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải trước khi xả thải ra môi trường. Từ đó góp phần sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nguồn: tổng hợp
Read more…

RỬA XE ĐE DOẠ MÔI TRƯỜNG

1:20 PM |
Vốn đầu tư ít, dễ triển khai và tạo thu nhập ổn định, đó là những lý do khiến các điểm rửa xe mọc lên ngày càng nhiều trên các tuyến đường, từ nội đô đến ngoại thành. Sự phát triển và hoạt động không kiểm soát của loại hình dịch vụ này không chỉ khiến môi trường bị ảnh hưởng xấu mà còn làm cho nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt…


Thu nhập cao, chi phí đầu tư thấp

Đi dọc một số tuyến phố tại địa bàn Hà Nội như đường Hoàng Hoa Thám, Đội Cấn, Lê Văn Lương… chúng tôi có thể đếm được hàng chục điểm rửa xe nằm ở ngay mặt phố. Hầu hết diện tích vỉa hè, lòng đường trước các điểm rửa xe này đều bị chiếm dụng làm nơi dựng xe và luôn trong tình trạng lênh láng nước thải. 

Bà Nguyễn Thị Lan ở ngõ 154 phố Đội Cấn cho biết, ở gần nhà bà có 1 điểm rửa xe nằm ngay mặt đường. Mỗi khi đi qua khu vực này bà phải đi xuống lòng đường và dù đã cẩn thận nhưng vẫn có vài lần bị trượt ngã. Do tuyến đường này có mật độ phương tiện giao thông đông, đặc biệt là vào giờ cao điểm nên sự tồn tại của điểm rửa xe này không những gây mất an toàn cho người đi đường mà còn khiến đường phố trở nên nhếch nhác. 

“Tại đây, nước rửa xe thường xuyên bắn ra đường, kéo theo đó là bùn đất, gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước sạch một cách bừa bãi để rửa xe còn gây lãng phí tài nguyên nước, khiến nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt. Trong khi đó, tại nhiều khu vực, người dân vẫn chưa có nước sạch sử dụng”, bà Lan bức xúc.

Do chi phí đầu tư thấp, thu nhập ổn định nên dịch vụ rửa xe ngày càng nở rộ. Ông Lê Ngọc Thanh, chủ một cửa hàng sửa chữa xe máy kiêm rửa xe trên đường Hoàng Hoa Thám tiết lộ: “Do nhà ở mặt ngõ, mặt bằng có sẵn nên ngoài nhận sửa xe máy tôi còn đầu tư thêm dịch vụ rửa xe. Trung bình mỗi ngày tôi rửa hơn 20 chiếc xe máy, tính sơ sơ đã có thu nhập khoảng 400.000 đồng”. Hiện giá rửa 1 chiếc xe máy từ 15-20 nghìn đồng, ô-tô từ 50-60 nghìn đồng/xe. 

Cũng theo ông An, nghề rửa xe không kén người làm nên việc thuê nhân công khá đơn giản, chỉ cần lao động phổ thông có sức khỏe tốt. Được biết, lượng nước sạch để rửa một chiếc xe máy xấp xỉ 100 lít, với ô tô thì gấp khoảng 2-3 lần. Do các khoản phí phải đóng của các điểm cung cấp dịch vụ rửa xe hầu như chỉ là thuế môn bài, phí vệ sinh nên lợi nhuận thu được khá lớn. 

Phải xử lý triệt để

Việc các điểm rửa xe tự phát mọc lên ngày càng nhiều không những khiến môi trường ô nhiễm mà còn làm cho nhiều đoạn vỉa hè, tuyến đường xuống cấp nhanh chóng.

Về tình trạng trên, Điều 12 - Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã nêu rõ: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4-6 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe... trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông. 

Ngoài ra, điều 15 khoản 4 cũng quy định: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với cá nhân, từ 6-10 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: “Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường bộ”… Mặc dù quy định đã được ban hành, việc phát hiện sai phạm cũng không mất nhiều thời gian, song vấn đề xử lý hầu như mới chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, đình chỉ hoạt động. 

Điều đáng nói, mặc dù dịch vụ rửa xe gây ô nhiễm môi trường không nhỏ song hiện vẫn chưa có cơ quan nào thống kê và đánh giá cụ thể về mức độ gây ô nhiễm của loại hình dịch vụ này. Để hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra đối với môi trường, ngay từ bây giờ, các đơn vị chức năng cần siết chặt hoạt động của dịch vụ rửa xe, quy định rõ điều kiện kinh doanh (về mặt bằng, vệ sinh môi trường, nước thải) đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ. Đồng thời, cần hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng nước sạch bừa bãi để rửa xe như hiện nay và xử lý nghiêm cá nhân có hành vi vi phạm.
Read more…

CÔNG TY TNHH MIWON VIỆT NAM VỪA BỊ PHẠT HƠN 500 TRIỆU ĐỒNG

11:11 AM |
Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ công an) vừa ra quyết định xử phạt công ty TNHH Miwon Việt Nam đóng tại TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) số tiền 515 triệu đồng, vì hành vi xả nước thải ra môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật 10 lần trở lên. 

Ngoài số tiền bị phạt trên, Công ty TNHH Miwon Việt Nam còn chịu hình phạt bổ sung và phải đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường do hành vi xả nước thải trong thời gian 3 tháng liên tiếp. Đồng thời, trong thời gian 6 tháng, Công ty này buộc phải khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường do hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn gây ra.
Nguồn: anninhthudo.vn
Read more…

ĐỀ NGHỊ XỬ PHẠT VÀ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY TNHH THÉP ĐỒNG TIẾN

9:20 AM |
Đoàn thanh tra Tổng Cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường do ông Lương Duy Thanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty TNHH thép Đồng Tiến, ở Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về tình hình hoạt động và công tác bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp.



Tại buổi làm việc, Đoàn thanh tra đã lập biên bản và đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về công tác bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH thép Đồng Tiến với số tiền gần 1 tỷ đồng; đình chỉ hoạt động từ 3 đến 6 tháng để Công ty khắc phục những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường. Qua khảo sát, Đoàn phát hiện nhiều vấn đề sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường của phía doanh nghiệp như: Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định; không đăng ký cấp lại chủ nguồn thải, chất thải nguy hại theo quy định; thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.

Ngoài ra, Công ty còn chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức không có giấy phép quản lý chất thải nguy hại theo quy định; không thu gom triệt để chất thải nguy hại vào khu vực lưu giữ tạm thời theo quy định, để chất thải nguy hại ngoài trời mà chất thải nguy hại đó có thể tràn, đổ, phát tán ra ngoài môi trường; xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần trong trường hợp thải lượng nước từ 5m3/ngày đến dưới 10m3/ngày; không xây lắp, không vận hành công trình xử lý môi trường đã cam kêt trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép quản lý chất thải nguy hại…

Công ty TNHH thép Đồng Tiến hoạt động từ năm 2006, với các sản phẩm thép cán nguội như: tole tráng kẽm, tole mạ màu. Từ năm 2010, Công ty mở rộng thêm chức năng luyện phôi thép, công suất 250.000 tấn/năm. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã nhiều lần xả khói, bụi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như học sinh các trường: Tiểu học Nguyễn Công Trứ - xã Mỹ Xuân và Mầm non Hắc Dịch. Các ngành chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã nhiều lần kiểm tra, lấy mẫu và phát hiện nhiều sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp này.

Gần đây nhất, vào ngày 4/11/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) tiến hành kiểm tra tình trạng xả khói bụi, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường tại nhà máy Thép Đồng Tiến thuộc Công ty TNHH thép Đồng Tiến. Qua kiểm tra thực tế tại kho lưu giữ phế liệu, Đoàn kiểm tra phát hiện có khoảng 500 vỏ thùng phi sắt chứa hóa chất, dung môi, sơn, keo… đã qua sử dụng nhưng chưa được xử lý, làm sạch đã được Công ty ép, dập để chuẩn bị đưa vào lò luyện.
Nguồn: tinmoitruong.com
Read more…

Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Ngọc Sinh có hành vi lừa đảo

2:10 PM |
Ngày 20/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Công an vừa kết hợp với công an địa phương bắt giam bà Đặng Thị Ngợi - Giám đốc Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Ngọc Sinh (huyện U Minh, Cà Mau) về hành vi lừa đảo.

Trụ sở Công ty Ngọc Sinh tại huyện U Minh, Cà Mau.

Theo cơ quan chức năng, để vay được số tiền trên 300 tỷ đồng từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), bà Đặng Thị Ngợi- Giám đốc Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Ngọc Sinh (gọi tắt là Cty Ngọc Sinh) đã kê khai khống tài sản của mình.

Ngoài ra, Cty Ngọc Sinh đã hoạt động không hiệu quả nhưng bà Ngợi lại kê khai khống tài chính của Cty để vay thêm tiền. Đến nay, những hành vi của bà Ngợi đã làm thiệt hại cho Nhà nước gần 500 tỷ đồng.

Trước đó, ông Phan Minh Nhựt - Phó Giám đốc Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Minh Châu (gọi tắt là Công ty Minh Châu, huyện Cái Nước, Cà Mau) cũng đã bị bắt giam vì làm thiệt hại cho Nhà nước khoảng 170 tỷ đồng. Hiện, ông Phan Xuân Minh (Giám đốc Công ty Minh Châu) đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Được biết, liên quan đến vụ việc này, nhiều cán bộ ngân hàng VDB cũng đã bị cấm đi khỏi nơi cư trú vì đã vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Hiện vụ việc đang được Cơ quan chức năng đang tiếp tục mở rộng điều tra
TD
Read more…

Sẽ cưỡng chế nếu Hào Dương không nộp phạt 6,4 tỉ đồng!

9:24 AM |
UBND TP HCM vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương với tổng số tiền gần 6,4 tỉ đồng.
[-]TP[-]HCM:[-]Sẽ[-]cưỡng[-]chế[-]nếu[-]Hào[-]Dương[-]không[-]nộp[-]phạt[-]6,4[-]tỉ[-]đồng!
Số tiền phạt Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương lên đến mức kỷ lục

Cụ thể, Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương bị phạt 250 triệu đồng vì vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; bị phạt thêm 90 triệu đồng vì không thu gom triệt để chất thải nguy hại vào khu vực lưu chứa tạm thời theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời mà chất thải đó có thể tràn, đổ, phát tán ra ngoài môi trường. Công ty này còn bị phạt 1,654 tỉ đồng vì tội xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600m3/ngày đến dưới 800m3/ngày. Tổng số tiền phạt là gần 2 tỉ đồng.

Bên cạnh tiền phạt, Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là gần 4,4 tỉ đồng. Đơn vị này phải nộp phạt trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Nếu không thực hiện, UBND TP HCM sẽ tổ chức cưỡng chế thi hành.

Song song với việc nộp phạt, Công ty Cổ phần Thuộc da Hào Dương phải tổ chức thu gom toàn bộ nước thải, đưa về hệ thống xử lý nước thải cục bộ, xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của Khu công nghiệp Hiệp Phước.

Từ 2007 đến nay, năm nào cơ quan chức năng cũng phát hiện Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương xả thải vượt chuẩn hay xả lén nước thải, chất thải ra môi trường. Đáng nói, trong thời gian khắc phục hậu quả và chờ kết quả xử lý từ cơ quan chức năng, doanh nghiệp này vẫn vi phạm, thách thức pháp luật khi liên tục dẫn nước thải chưa qua xử lý và hóa chất nhuộm da vào hệ thống thu gom nước mưa để xả ra sông Đồng Điền.

[-]TP[-]HCM:[-]Sẽ[-]cưỡng[-]chế[-]nếu[-]Hào[-]Dương[-]không[-]nộp[-]phạt[-]6,4[-]tỉ[-]đồng!
Doanh nghiệp này liên tục xả thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền
Read more…

Phải thử phân bón giả bằng miệng, vậy thuốc trừ sâu giả thử bằng gì?

9:39 AM |
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời trước câu hỏi “truy vấn” của các ĐBQH về tình trạng hàng giả, hàng lậu kém chất lượng tràn lan trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 17/11.

[-]Bộ[-]trưởng[-]Công[-]Thương:[-]Cán[-]bộ[-]phải[-]thử[-]phân[-]bón[-]giả[-]bằng..miệng!
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Để xác định chất lượng phân bón trên thị trường, ở khá nhiều nơi anh em quản lý thị trường đã phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón


Dùng miệng kiểm nghiệm hàng giả

Đặt câu hỏi xoay quanh tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng lậu đang tràn lan với trưởng ngành công thương, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nêu vấn đề: “Hiện nhiều mặt hàng trong nước sản xuất được, xài không hết nhưng hàng nhái, hàng giả, hàng lậu lại tràn ngập thị trường, nhất là trong lĩnh vực phân bón khiến người dân vô cùng hoang mang. Từ nay tới cuối năm 2015 bộ trưởng có dám cam kết với Đại biểu (ĐB), cử tri sẽ truy quét các loại hàng giả, hàng nhái? Liệu tỷ lệ sẽ giảm được bao nhiêu phần trăm?”.

Thừa nhận tình trạng hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề “nhức nhối” từ nhiều năm nay, lực lượng chức năng đã hết sức cố gắng nhưng kết quả còn hạn chế trong đó có lực lượng quản lý thị trường (QLTT). 

Bộ trưởng Hoàng cũng cho biết, trong báo cáo kiểm điểm cá nhân để phục vụ lấy phiếu tín nhiệm ông cũng đã nhận trách nhiệm về hạn chế này.

“Dù ngành công thương, quản lý thị trường đã có nhiều cố gắng, các ngành khác như biên phòng, công an nỗ lực nhưng hiệu quả không cao. 10 tháng đầu năm 2014 số vụ kiểm tra và xử phạt đều cao hơn từ 12 – 14%, nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp”- Bộ trưởng Hoàng nói.

“Tư lệnh” ngành công thương lý giải nguyên nhân là do dung lượng thị trường ngày càng phát triển mạnh, độ mở của nền kinh tế lớn nên việc giao thương hàng hóa có tỷ trọng ngày càng tăng. Cùng với đó một số phần tử làm ăn không chính đáng cũng lợi dụng kẽ hở để đưa hàng chất lượng kém, hàng giả vào tiêu thụ trong thị trường nội địa, thách thức với cơ quan quản lý. 

Phân tích nguyên nhân cụ thể hơn, theo ông Hoàng là dù lực lượng QLTT đã rất cố gắng, nhưng phương tiện, công cụ để tác nghiệp, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa còn quá thiếu, yếu.

“Thậm chí, để xác định chất lượng phân bón trên thị trường, ở khá nhiều nơi anh em QLTT đã phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón. Đây là hiện tượng có thật”

Ngoài ra, không loại trừ trong lực lượng QLTT, dù thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra nhưng vẫn còn tình trạng tiêu cực, làm việc chưa hết trách nhiệm, thậm chí có thể bao che cho hành vi sai phạm.

Và cuối cùng là sự phối hợp lỏng lẻo trong công tác quản lý giữa bộ, ngành và chính quyền địa phương.

Tình trạng thực tế là vậy, song Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng không đưa ra cam kết tới năm 2015 sẽ giảm được bao nhiêu phần trăm hàng giả, hàng lậu kém chất lượng trên thị trường, mà chỉ bày tỏ “chắc chắn không thể không cải thiện, ngành sẽ hết sức nỗ lực cố gắng”. 

Ông cũng tin tưởng, với sự ra đời của Ban chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại (Ban chỉ đạo 389) do trực tiếp Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành thì công tác chống hàng giả sẽ cải thiện hơn.

“Không có lý do gì để không tin rằng hoạt động này sẽ có chuyển biến trong 2015 và những năm tiếp theo”- ông nói

“Tôi buồn vì câu trả lời của Bộ trưởng Hoàng”

[-]Bộ[-]trưởng[-]Công[-]Thương:[-]Cán[-]bộ[-]phải[-]thử[-]phân[-]bón[-]giả[-]bằng..miệng!
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh): Tôi buồn vì câu trả lời của Bộ trưởng

Ngay sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, ĐB Nguyễn Thị Khá xin bấm nút lần thứ 2 để “truy” trách nhiệm cho rõ: “Tôi buồn vì Bộ trưởng nói thiếu phương tiện kiểm định, tới phân bón phải kiểm nghiệm bằng miệng, thì nếu là thuốc trừ sâu sẽ kiểm nghiệm bằng gì?”.

Ngay sau đó, chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội về phần trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, ĐB Khá tỏ ra khá bức xúc. Theo bà, dư luận xã hội đang rất trông chờ một câu trả lời có trách nhiệm từ Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Bộ trưởng phải trả lời sao để người dân họ tin tưởng, chứ với câu trả lời về cách chống hàng gian, hàng giả như bộ trưởng nói thì dân không phục, tôi cũng không đồng tình và cảm thấy rất buồn.

“Chống  hàng gian, hàng giả mà đi chống bằng cách “nếm bằng miệng” thì biết chừng nào chống được. Biết chừng nào làm rõ để người dân họ yên tâm sản xuất đúng theo pháp luật? Trong khi những kẻ gian dối thì làm như vậy, Bộ trưởng lại nói cán bộ dùng phương tiện thô sơ như thời cổ đại để kiệm nghiệm hàng như vậy thì khó có thể chấp nhận được”- ĐB Nguyễn Thị Khá khảng khái.

Theo bà, công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái không chỉ có riêng trách nhiệm của ngành công thương mà gồm nhiều cơ quan khác. Nhưng Bộ Công thương là cơ quan tham mưu cho Đảng, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công thương còn là phó ban Ban chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại (Ban chỉ đạo 389) thì với những công việc liên quan tới ngành mình thì mình phải “sắm vai chính”. Phải có đề xuất, mua sắm trang thiết bị ra sao, phương tiện gì cần thiết cho mặt hàng nào để cán bộ có thể tác nghiệp.

“Nếu thực sự thiếu phương tiện đến mức này , trách nhiệm chính ở cơ quan quản lý Nhà nước. Lĩnh vực mua bán của ngành thương mại, thì trách nhiệm rõ ràng ngành công thương. Chứ bộ trưởng không thể trả lời như vậy được. Tôi không đồng ý”- ĐB Khá nhắc lại

Nguồn tổng hợp
TD
Read more…

Nhập khẩu rác thải công nghiệp, Việt Nam trở thành bãi rác

2:34 PM |
Nguy cơ nhập khẩu phế liệu lẫn rác thải công nghiệp có thể biến Việt Nam thành bãi rác của thế giới là vấn đề được đông đảo người dân quan tâm.

Nhiều ý kiến đề nghị tại Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII sắp tới, cần xây dựng những "hàng rào" quy định chi tiết nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý hiệu quả để bảo vệ môi trường...
 
Một container rác thải bị cơ quan chức năng bắt giữ tại Cảng Hải Phòng.
Một container rác thải bị cơ quan chức năng bắt giữ tại Cảng Hải Phòng.
Nhập khẩu phế liệu và rác thải công nghiệp không phải là câu chuyện mới tại Việt Nam. Gần đây nhất, cuối năm 2013, hình ảnh hơn 3.000 container quá thời hạn làm thủ tục, trong đó có nhiều container chứa rác thải công nghiệp nguy hại gồm: ắc quy chì, cao su, nhựa phế thải, thiết bị điện tử hay nội tạng động vật khiến không ít người rùng mình ghê sợ.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 34 tỉnh với khoảng 160 doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất, tái chế trực tiếp nhập khẩu phế liệu chiếm khoảng 75%; nhập khẩu để phân phối chiếm khoảng 18%, còn lại là doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác. Do lợi nhuận cao, nên không ít doanh nghiệp đã dùng mọi thủ đoạn để vận chuyển, nhập khẩu phế liệu lẫn chất thải nguy hại trái phép núp dưới hình thức ký hợp đồng xuất - nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất sang nước thứ ba. Thông qua con đường này, nhiều mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (như máy móc, thiết bị lạc hậu cũ, hỏng, hết niên hạn sử dụng; linh kiện điện tử có chứa chất nguy hại) đã bị nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đề nghị cần sớm có các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả những trường hợp vi phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh môi trường quốc gia. Lường trước những tác động xấu của việc nhập khẩu phế liệu đối với môi trường, tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII diễn ra cuối năm ngoái, khi cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường, nhiều đại biểu kiến nghị quy định rõ nhóm phế liệu được phép nhập khẩu, công bố danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài và từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan vào nội địa; nghiêm cấm việc mua bán phế liệu đã nhập khẩu vào trong nước.

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của đại biểu và cử tri, tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XIII) mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã có nhiều chỉnh sửa, thay đổi quan trọng. Dự thảo đã chỉnh sửa lại quy định về nhập khẩu phế liệu, quy định cụ thể "phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm: Kim loại và hợp kim, giấy, thủy tinh và nhựa"; yêu cầu phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có quy định chặt chẽ về danh mục phế liệu được nhập khẩu và điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu như tại Điều 78: "Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu."

Tuy nhiên, theo ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những chỉnh sửa trên vẫn thiếu những quy định chi tiết, giám sát chặt chẽ trong việc thực hiện nhập phế liệu. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đề nghị, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khái niệm "phế liệu" để tránh lạm dụng nhập khẩu chất thải và quy định cụ thể danh mục phế liệu được nhập khẩu. Cho rằng không nên cấm nhập khẩu phế liệu, song theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, đây là việc làm không được khuyến khích nên cần lập ra hàng rào kỹ thuật tốt hơn để hạn chế và kiểm soát. Có thái độ kiên quyết đối với việc nhập khẩu phế liệu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi: "Người ta bỏ đi rồi chúng ta nhập về làm gì? Nếu không thực sự cân nhắc kỹ về quy định này thì chúng ta thành bãi rác thải của thế giới".

Với những quy định lỏng lẻo trong nhập khẩu phế liệu trước đây, Việt Nam đã từng là nơi tập kết phế liệu, rác thải công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và tốn thời gian, tiền bạc để xử lý hậu quả. Thiết nghĩ, để tránh việc lạm dụng trong nhập khẩu phế liệu, rác thải, bên cạnh những hàng rào kỹ thuật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu ủy thác, cũng cần xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm liên quan công tác quản lý lĩnh vực này.
TD
Read more…

Nước thải từ chuồng heo phải uống được?

1:53 PM |
Người chăn nuôi lợn  ở Việt Nam đang đối mặt nhiều quy định lạ lùng. Ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc công ty CP Thanh Bình (hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam), cho biết: Trong ngành thức ăn gia súc, thế giới đăng ký chất lượng chỉ yêu cầu 4 tiêu chuẩn, nhưng ở Việt Nam bắt tới 15 tiêu chuẩn.
Theo ông, thế giới chỉ yêu cầu chất nào không khuyến khích cho tối đa là bao nhiêu; còn chất khuyến khích có quy định tối thiểu. “Chẳng hạn đạm là chất khuyến khích, tôi đăng ký 15%, nhưng khi làm có thể lên 16% (tốt hơn 15%) thì thanh tra cứ máy móc, thấy khác là phạt. Còn những chất như canxi, muối… không khuyến khích, tỷ lệ dưới mức đăng ký chút có thể được, nhưng cũng bị phạt. Tôi kiến nghị nhiều lần, Bộ NN&PTNT nói cân nhắc, mà mãi vẫn chưa sửa”, ông Bình nói.


Nhiều người nuôi lợn cho rằng một số quy định nuôi gia súc bất hợp lý gây khó khăn cho người nuôi.
Nhiều người nuôi lợn cho rằng một số quy định nuôi gia súc bất hợp lý gây khó khăn cho người nuôi.

Ông Bình nói thêm: “Chẳng hạn, tôi chỉ đăng ký một chất là 10%. Nói thật, tính toán công thức vậy, chứ chả đơn vị nào làm đúng 10% được. Bởi vì một sản phẩm được tổ hợp rất nhiều thành phần cộng vào, phải có sai số chứ. Đằng này, cơ quan thanh tra, thấy không giống là đè ra phạt. Rất mệt mỏi, cái này đưa ra để quản lý, sao lại thích phạt”, ông Bình nói.
Từng đầu tư nuôi hàng chục nghìn con heo ở Đông Nam Bộ, ông Bình cho hay, quy định về xử lý môi trường của Bộ TN&MT đang “tiêu diệt ngành chăn nuôi”. Theo ông, nếu quy định nước thải từ trại heo ra phải đạt tiêu chuẩn loại A - tức là uống được, loại B - là tắm được… chắc không ai làm nổi; kể cả DN lớn chứ đừng nói cơ sở chăn nuôi nhỏ.
Nhiều DN chăn nuôi ở Đồng Nai bị phạt “lên bờ xuống ruộng” vì quy định trên. Ông Bình cho rằng, không ai làm được, mà vẫn áp dụng, doanh nghiệp tìm mọi cách để “lách”. “Trước đây, tôi cũng nuôi tới 20.000 con heo, nhưng đã đóng cửa trại cho khỏe, vì những quy định đưa ra nhìn đã bất hợp lý”, ông Bình cho biết.
Trong khi đó, tại HTX Chăn nuôi Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội)- HTX chăn nuôi lớn nhất miền Bắc cũng “khóc dở mếu dở” vì những quy định về môi trường. Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX cho biết: Nông dân bươn chải làm ăn, trình độ a, b, c…, bảo phải đầu tư xử lý công nghệ nước thải theo quy định A, B,C gì đó khó lắm! Điều lạ là, cảnh sát môi trường, cán bộ môi trường cứ xuống kiểm tra phạt lên, phạt xuống, mà cũng không hướng dẫn cho cách nào để xử lý.
Ông Chiến cho biết, bản thân ông là chủ nhiệm HTX, được Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ TN&MT) hỗ trợ xây dựng mô hình nước thải. Thế nhưng, khi công trình vận hành, cán bộ môi trường của thành phố xuống kiểm tra, bảo không đạt chuẩn. Từ đó, cán bộ chức năng “đè” ra phạt không thương tiếc, công trình phải “đắp chiếu”.
TD

Read more…

Hot