Tưới cây và chữa cháy bằng nước thải y tế

4:36 PM |
UBND Tỉnh thành phố vừa có kế hoạch tận dụng nước thải , cụ thể là lượng nước thải y tế đã đạt chuẩn y tế cho phép để làm nguồn nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy và chăm sóc cây xanh trên toàn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là 1 giải pháp vừa tiết kiệm ngân sách đồng thời cũng tận dụng được nguồn nước có chất lượng .
Những năm qua, thành phố đã siết chặt công tác bảo vệ môi trường, kiên quyết di dời những cơ sở gây ô nhiễm ra vùng ngoại thành để đầu tư xây dựng lại nhà xưởng và hệ thống xử lý chất thải đảm bảo hơn. Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng chỉ đạo Sở Y tế và các sở ngành liên quan tập trung đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế, ngăn chặn mầm bệnh từ các bệnh viện xâm nhập vào môi trường.




Nước thải qua xử lý có màu trong suốt được cô tiếp viên bê trên tay



Trao đổi với Dân trí, ông Đặng Quang Mỹ, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Hỗ trợ, quản lý chất thải y tế, cho biết: “Đến nay, các bệnh viện công trên địa bàn thành phố đã cơ bản hoàn tất việc trang bị và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải y tế đạt tiêu chuẩn đề ra. Hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn đang dần hoàn thiện đến tuyến y tế phường xã; các bệnh viện, phòng khám tư đã tuân thủ khá tốt chỉ đạo. Có thể thấy TPHCM đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc đồng bộ hóa hế thống xử lý nước thải y tế”.

Tại buổi lễ Khánh thành hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải y tế bệnh viện Nhi Đồng 2, ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng ban Văn hóa Xã hội, Hội đồng Nhân dân thành phố cho biết: Hiện nay, các công ty công ích đang phải sử dụng nước sạch mua từ nguồn nước máy để phục vụ cho việc chăm sóc cây xanh trên toàn thành phố. Bên cạnh đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy cũng lấy nước từ nguồn nước máy phục vụ sinh hoạt.



Hệ thống xử lý nước thải y tế trị giá 64 tỷ đồng tại bệnh viện Nhi Đồng 2



Với hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn, mỗi ngày các bệnh viện trên toàn thành phố có thể cung cấp hàng nghìn mét khối nước đảm bảo chất lượng. Các công ty công ích và lực lượng phòng cháy chữa cháy nên kết hợp với các bệnh viện để thu gom nguồn nước đã qua xử lý phục vụ cho việc chăm sóc cây xanh, phòng cháy chữa cháy. Giải pháp trên vừa tiết kiệm cho ngân sách, vừa tận dụng được ngồn nước có chất lượng tốt.
Read more…

Đồng băng sông Cửu Long rác ngập nóc nhà

11:04 AM |
Bạn có biết nơi nào được mệnh danh là "Đà Lạt V2" không ? Vâng đó chính là núi Cấm (An Hảo, Tịnh Biên, An Giang)  với độ cao trên 700 m so với mực nước biển được coi là "nóc nhà" của đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cây cổ thụ, cộng với những mạch suối quanh năm cần mẫn dẫn nước từ rừng sâu về, ngọn núi này còn có nhiều danh lanh, thắng cảnh nên thu hút lượng khách rất lớn đến thăm viếng…  Nhưng cũng như bao nơi khác du khách chưa ý thức được hết việc giữ gìn vệ sinh nên môi trường luôn trong tình trạng đầy rác thải, khiến cho đồng bằng sông Cửu Long rác ngập nóc nhà là như vậy



"Đà Lạt v2" nhìn từ trên cao




Ngập tràn rác thải gây mất mỹ quan du lịch 




Không ai dọn dẹp, ý thức ngay cả trên lối đi




Rác còn dính trên dây chứ không chỉ ở dưới mặt đất




Chân điện thờ linh thiêng nằm trên đỉnh Bồ Hong (cao 705m) cũng ngập rác



 Thú mê tín mù quáng của du khách Việt Nam gây mất mỹ quan nghiêm trọng với mục đích không để vận xấu theo mình về nhà




Những thân cây cũng bị du khách xả rác.




Bất chấp lời khuyên can của cơ quan nhà nước




Hậu quả là rác vẫn cứ treo và nằm la liệt trước cơ quan này.




Ý thức vô cùng kém được biểu thị rõ ràng 
Read more…

KHỔ SỞ VÌ BỤI TẤN CÔNG Ở SÀI GÒN

10:47 AM |
Đoạn đường Kha Vạn Cân nối Phạm Văn Đồng (phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. HCM) đang thi công chừng 20m nhưng bụi tràn ngập. Người đi đường cũng như các hộ dân sống ở đây đang rất khổ sở vì bụi tấn công cả ngày.

Hơn một tháng nay, bụi đường dày đặc như sương mù trên tuyến đường này khiến người dân đi qua phải nín thở, bịt mũi, nhắm mắt... để tránh bị bụi "tấn công". Có hôm vào khoảng 8h sáng, người của đơn vị thi công sẽ đến tưới nước để bớt bụi, nhưng cũng nhiều hôm công trình vẫn ngổn ngang, bụi bay mù mịt vì không được tưới nước.

Công trình này thuộc dự án xây dựng tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Phạm Văn Đồng. Hiện nhà thầu đang thi công lớp đá dăm để hoàn thiện mặt đường dẫn vào cầu Gò Dưa. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, bụi đã bốc lên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Cô Đặng Thị Tuyết Dung, nhà gần chùa Vô Ưu cho biết: “Mấy ngày trước, tôi thấy công nhân xịt nước đầy đường cho đỡ khói bụi nhưng lại khiến nhiều người đi đường bị trượt té do mặt đường không có độ bám. Bây giờ họ không xịt nữa, bụi lại bay mù mịt như sương mù vậy. Mong sao cho con đường làm xong sớm để người dân bớt khổ”.


Công trình thi công hơn một tháng nay, nhiều vật liệu ngổn ngang, bụi bay khắp nơi khiến người dân sống hai bên đường rất khổ sở. 



Người đi đường phải bịt kín mắt mũi khi đi qua "con đường đau khổ" này.


Vào buổi trưa thời tiết nắng nóng cộng với nhiệt độ cao khiến bụi bay khủng khiếp hơn.


Cơ sở bán đồ gỗ, nội thất của chị Dung nằm trên đường Kha Vạn Cân phải đóng thêm nhiều tấm cửa kính trước nhà để giảm bụi.


Một người đàn ông bịt kín khẩu trang khi mua sắm bàn ghế tại cơ sở bán đồ gỗ, nội thất.


Lớp bụi bám rất dày.


Một người phụ nữ vừa bịt khẩu trang, vừa quét nhà cho sạch bụi nhưng vẫn không ăn thua.


Cơ sở bán đồ gỗ nội thất cũng phải đóng cửa nhiều ngày hoặc bán cầm chừng vì bụi bay khắp nhà. Mỗi ngày, các hộ kinh doanh phải xối nước nhiều lần trước cửa để tránh khói bụi.

Read more…

Hot