NÓ MÀ TRÀN XUỐNG CẢNG THÌ VỊNH HẠ LONG CHẾT MẤT

7:43 AM |
 Trước thông tin hơn 7.000 lít dầu biến thế chứa hóa chất siêu độc được lưu giữ ngay cạnh bờ vịnh Hạ Long mà Tiền Phong đăng tải, Ban quản lý vịnh Hạ Long, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đứng ngồi không yên. Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết vẫn đang chờ phương án xử lý của doanh nghiệp gửi lên.
                 Thông tin 7.000 lít dầu chứa hóa chất siêu độc lưu giữ cạnh vịnh Hạ Long khiến dư luận xôn xao lo lắng. Ảnh: Hồng Vĩnh
Thông tin 7.000 lít dầu chứa hóa chất siêu độc lưu giữ cạnh vịnh Hạ Long khiến dư luận xôn xao lo lắng. Ảnh: Hồng Vĩnh
Giật mình 

Ông Nguyễn Công Thái, Phó ban quản lý (BQL) vịnh Hạ Long kể, qua thông tin trên báo Tiền Phong, ông mới biết di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đang đứng trước hiểm họa của loại hóa chất hết sức nguy hiểm. 

“Một người bạn bảo tôi đọc ngay báo Tiền Phong đi. Đọc xong tôi giật mình. Theo thông tin từ báo thì ở Bỉ rò rỉ 25 lít đã mất cả tỉ USD để khắc phục. Hàng nghìn lít bao lâu nay chứa ở ngay cảng Cái Lân nó mà tràn xuống cảng thì vịnh Hạ Long chết mất. Chúng tôi hết sức lo ngại” - ông Thái nói. 
Theo ông Thái, tỉnh đã rất quan tâm chỉ đạo cơ quan chức năng giải quyết vấn đề này. Cần làm rõ vì sao suốt bao năm nay mà số lượng hóa chất độc hại lớn này vẫn nằm ngay sát vịnh Hạ Long. Tại sao không được di dời đi xa, ách tắc ở khâu nào? Ông Thái cho biết thêm, BQL vịnh mong muốn tỉnh và các cơ quan chức năng mau chóng giải quyết được mối nguy lơ lửng này cho di sản thế giới. 
Hiện BQL đã gửi báo cáo về sự hiện diện của lô hàng máy biến thế cũ có chứa dầu nhiễm PCB tại khu cảng Cái Lân lên Cục Di sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bà Phạm Thùy Dương, Trưởng BQL vịnh Hạ Long nêu quan điểm: “BQL vịnh Hạ Long cũng đề nghị Cục Di sản có ý kiến đến các cấp, cơ quan có liên quan có phương án xử lý dứt điểm vấn đề này”.
Quyết liệt bảo vệ di sản
Trước nguy cơ đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTT&DL nói: “Vịnh Hạ Long vừa là biểu tượng Việt Nam, vừa là biểu tượng của du lịch, cần thái độ ứng xử bài bản. Trách nhiệm trước hết là BQL vịnh Hạ Long, sau đó đến UBND tỉnh Quảng Ninh phải chỉ đạo phối hợp giải quyết vấn đề này. Tôi cho rằng phải tăng cường trách nhiệm từng cá nhân. Tại sao để từ năm 2007 đến giờ mới phát hiện. Có phải BQL, UBND tỉnh phát hiện ra không hay phải chờ đến báo chí”.
Ông Tân nói thêm “Mặc dù BQL vịnh Hạ Long đã báo cáo lên, nói rằng có phương án bảo quản an toàn, nhưng về lâu dài phải tính toán. An toàn đó như thế nào cũng cần làm rõ để cho độc giả, những người quan tâm đến vịnh yên tâm. Chúng ta phải làm đến nơi đến chốn”, ông Tân nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ VHTT&DL nói thêm: “Địa phương phải rút kinh nghiệm, sau này không để những chuyện như thế tái diễn. Nếu không, nguy cơ rút vịnh Hạ Long khỏi danh mục Di sản thế giới là rất cao”.
Được biết, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh cũng chỉ đạo Cục Di sản, Tổng cục Du lịch vào cuộc, kiểm tra, giám sát và nhắc nhở. 

Bộ chờ doanh nghiệp

Trong khi 7.000 lít dầu chứa hóa chất siêu độc đang đe dọa vịnh Hạ Long, Bộ TN&MT cho biết, phải chờ phương án vận chuyển và xử lý của doanh nghiệp gửi lên để giải quyết. 
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nói, đã nhận được văn bản kiến nghị của Sở TN&MT Quảng Ninh về việc xem xét, ra văn bản hướng dẫn Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long vận chuyển hai container chứa thân máy biến thế, hơn 7.000 lít dầu nhiễm PCB cùng gạch và mùn cưa nhiễm PCB từ cảng Cái Lân về kho lưu giữ của Công ty tại thành phố Hải Phòng. 

Tuy nhiên, Bộ chưa phúc đáp kiến nghị của Sở TN&MT Quảng Ninh vì đang chờ phương án xử lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long, và khi có, Bộ sẽ cùng các chuyên gia trong lĩnh vực này xem xét đề xuất hướng giải quyết. Về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật bao gói, lưu trữ, vận chuyển, tiêu hủy PCB, ông Tùng cho hay, có thể sẽ được Bộ TN&MT ban hành vào cuối năm nay. 
Liên quan đến việc vận chuyển khối lượng hóa chất độc hại khổng lồ về Hải Phòng, theo ông Tùng, nhất định phải có sự đồng ý của Sở TN&MT Hải Phòng. Thời gian tới, Bộ sẽ làm việc với Sở TN&MT Hải Phòng về nội dung này. 
Tuy nhiên, theo ông Bùi Quang Sản, Giám đốc Sở TN&MT Hải Phòng, đơn vị này chưa nhận được bất cứ văn bản chính thức nào từ Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long, Sở TN&MT Quảng Ninh hay Bộ TN&MT về nội dung này. Sở TN&MT Hải Phòng cũng không muốn cho phép đưa lô hàng độc hại nói trên về địa bàn thành phố.


Read more…

RÙA BIỂN ĐOÀN TỤ VỚI THIÊN NHIÊN

8:00 PM |

 Lần thứ hai, hoạt động phóng sinh rùa biển được tổ chức tại vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) nhằm gởi đi thông điệp bảo tồn các loài quý hiếm trong tự nhiên.

              Thả rùa biển về môi trường tự nhiên sáng 11.8 tại Cù Lao Chàm
Thả rùa biển về môi trường tự nhiên sáng 11.8 tại Cù Lao Chàm

Hôm nay 11.8, tại đảo Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An, Quảng Nam), Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm phối hợp với Giáo hội Phật giáo TP.Hội An, UBND xã đảo Tân Hiệp, lực lượng biên phòng Cù Lao Chàm đã tổ chức thả 9 cá thể rùa biển về môi trường tự nhiên. 

Những cá thể rùa biển này do ông Lương Hoàng Long - Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp xanh Việt Nam - trao tặng, nhân ngày hội phóng sinh rằm tháng bảy âm lịch.

Đây là lần thứ 2 TP.Hội An tổ chức thả rùa biển về môi trường tự nhiên tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (lần trước thực hiện hồi năm 2013, cũng thả 9 cá thể) để gửi thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh vật quý hiếm đến cộng đồng.

Rùa biển là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, hiện chỉ được tìm thấy với số lượng rất ít, trong đó có vùng biển Quảng Nam.
Read more…

ĐE DỌA MÔI TRƯỜNG KHI NUÔI TÔM TRÊN SÔNG

7:36 PM |
Khi phong trào nuôi tôm phủ bạt phát triển mạnh, tại Quảng Ngãi, người dân đã không ngần ngại chuyển đổi bất cứ diện tích đất nào có khả năng nuôi thả. Tại những vùng không có đất chuyển đổi, người dân sẵn sàng lấn chiếm lòng sông để biến nó thành hồ nuôi tôm. 
 
                
                   Biến lòng sông thành hồ nuôi tôm - Nguy cơ hủy hoại môi trường

Nhiều hộ dân lấn sông để nuôi tôm
Trên dòng sông Kinh, đoạn qua thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, rất dễ nhận ra lòng sông có nơi chỉ còn vài mét là giáp bờ bên kia. 

Đây cũng là nơi một thời tàu thuyền tìm về neo trú tránh bão, nhưng lòng sông giờ chỉ như con lạch. Hiện trạng này kéo dài khá lâu thế nhưng diện tích hồ nuôi lấn sông vẫn không hề giảm xuống mà ngược lại có xu hướng ngày càng mở rộng.

Có lẽ sự làm ngơ của các cơ quan quản lý là cái cớ để diện tích nuôi tôm trái phép ngày càng được mở rộng  trên dòng sông Kinh. Những chỗ lồi, chỗ lõm khiến dòng nước phải oằn mình uốn lượn theo từng bờ tôm. Đây cũng là nguyên nhân gây nên sạt lở nhiều đoạn sông. Việc lấn chiếm lòng sông làm hồ nuôi tôm đã làm thay đổi lớn đến môi trường sinh thái nơi đây.

Read more…

NHIỀU KHÓ KHĂN ĐỂ GIẢM TÚI NI LÔNG

3:30 PM |
 Mặc dù đã bị đánh thuế cao từ năm 2012, tuy nhiên, cho đến nay lượng tiêu thụ túi ni lông khó phân hủy vẫn không có dấu hiệu giảm. Theo phân tích của các chuyên gia và doanh nghiệp (DN), nguyên nhân là do còn nhiều bất cập trong việc thực thi Luật thuế Bảo vệ môi trường.
          
Theo kế hoạch đến năm 2015 sẽ giảm khoảng 40% lượng túi ni lông sử dụng trong các siêu thị, trung tâm thương mại. Ảnh: N.H
Theo nghiên cứu mới nhất của Qũy Bảo vệ môi trường TP.HCM, mỗi ngày TP.HCM sử dụng đến 9 triệu túi ni lông khó phân hủy, tương đương từ 50 đến 70 tấn từ các hệ thống chợ, siêu thị. Đáng chú ý là lượng túi ni lông này  tăng theo từng năm mặc dù Luật thuế Bảo vệ môi trường đã có hiệu lực từ 1-1-2012.

Bà Ngô Nguyễn Ngọc Anh, Phó Giám đốc Qũy Bảo vệ môi trường TP.HCM cho biết, theo Luật thuế Bảo vệ môi trường, mỗi kg túi ni lông khó phân hủy sẽ chịu 40.000 đồng tiền thuế. Thông thường, loại túi ni lông khó phân hủy được bán với giá 30.000 đồng/kg, nếu tính cả tiền thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng thì giá túi ni lông hiện nay phải trên 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá túi ni lông này được bán ở các chợ vẫn phổ biến trên dưới 30.000 đồng/kg vì nhiều DN sản xuất loại hàng này không đóng thuế bảo vệ môi trường.

Theo ý kiến của các DN, chủ trương của Nhà nước khuyến khích chuyển đổi sử dụng túi thân thiện với môi trường thông qua việc đánh thuế 44.000đồng/kg (đã bao gồm VAT) đối với các sản phẩm sản phẩm túi ni lông không có khả năng tự phân hủy từ ngày 1-1-2012, được xem là một động thái tích cực khuyến khích DN tham gia vào lĩnh vực này.

Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này vẫn chưa có nhiều DN tham gia sản xuất túi thân thiện với môi trường vì các DN cho rằng, luật có chế tài không mạnh, không đủ tạo động lực cho các DN chân chính. Hiện nay, trong cả nước mới chỉ 17 đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận giấy sản phẩm thân thiện với môi trường (có khả năng phân hủy sinh học, đảm bảo tối đa hàm lượng kim loại không vượt quá mức quy định), trong đó có 11 DN đóng trên địa bàn TP.HCM.

Cụ thể, ông Lê Sanh Mỹ, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổ chức, Công ty CP bao bì Vafaco, đơn vị đầu tiên được chứng nhận về sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường, cho biết, hiện nay, DN mới chỉ cung cấp túi cho các hệ thống siêu thị lớn như Co.op mart, Focosa, còn ở phân khúc chợ truyền thống thì vẫn chưa vào được  vì không thể cạnh tranh về giá với các DN sản xuất túi ni lông khó phân hủy. Tại các chợ, các cơ sở sản xuất túi vẫn bán cho các tiểu thương với giá trên 30.000đồng/kg hoặc thấp hơn mà không bị đánh thuế.

Cùng chung quan điểm như trên, ông Chế Văn Khánh, Phó trưởng Phòng Hành chính nhân sự, Công ty Nam Thái Sơn cho biết, để được cấp giấy chứng nhận túi thân thiện với môi trường, DN phải gửi mẫu qua Indonesia để kiểm tra với chi phí hơn 2.000USD/mẫu do vậy không thể giảm giá. Hiện nay, các đơn vị có giấy chứng nhận túi thân thiện với môi trường chỉ bán được vào hệ thống siêu thị còn tại các chợ không thể cạnh tranh tranh được.

Theo bà Phạm Hoàng Thụy Nguyên, Phòng Tài nguyên môi trường quận Bình Thạnh, chợ Bà Chiểu là đơn vị thí điểm về việc sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, so với túi khó phân hủy, túi thân thiện với môi trường còn hạn chế về chủng loại, kích thước, mẫu mã chưa đáp ứng đối với nhu cầu của các tiểu thương bán lẻ.

Bên cạnh đó thông tin tuyên truyền về túi ni lông thân thiện với môi trường chưa được phổ biến rộng rãi ở nhiều khu vực dân cư, đặc biệt là cách phân biệt thế nào là túi ni lông thân thiện và không thân thiện với môi trường. Ngoài ra, đến nay các tiểu thương cũng chưa tham gia sử dụng túi thân thiện đại trà dù ban quản lý chợ đã rất tích cực trong việc kết nối tiểu thương với DN. Ngay cả khi  ban quản lí chợ tạo điều kiện cho DN đặt gian hàng túi thân thiện ở chợ để vừa tiện cho người mua lẫn người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng nhưng đến nay vẫn chưa có DN nào tham gia.

Lý giải nguyên nhân của vấn đề này bà Nguyên cho rằng, sở dĩ DN chưa tham gia chương trình là do chi phí,  DN và tiểu thương chưa gặp nhau đơn giản cũng vì sự chênh lệch giá giữa túi thân thiện với môi trường và túi ni lông khó phân hủy. Tính về lợi nhuận kinh doanh, tiểu thương chấp nhận mức giá rẻ là điều dễ hiểu, dù đôi khi sản phẩm đó có mùi hôi, không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn dùng vì cũng không thấy bị đánh thuế bảo vệ môi trường. Do vậy, Nhà nước cần có chế tài chặt chẽ hơn đối với các DN sản xuất túi ni lông khó phân hủy để mang lại sự công bằng hơn cho các DN làm ăn chân chính .  
Read more…

NGUY HIỂM VIỆT NAM ĐANG NHẬP SÁT THỦ THẦM LẶNG

2:30 PM |
Amiăng đang là một cơn ác mộng thực sự khi nó là tác nhân gây ra hàng loạt các bệnh ung thư, giết chết hàng trăm nghìn người mỗi năm, trong khi Việt Nam lại đứng thứ 6 trên thế giới về nhập khẩu amiăng. Báo Giao thông đã có cuộc trò chuyện với TS. Lương Mai Anh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế về vấn đề này.
TS. Lương Mai Anh
TS. Lương Mai Anh

Chất gây ung thư nghề nghiệp quan trọng nhất

Amiăng hiện diện ở những đâu trong đời sống, thưa bà?

Ước tính, amiăng trắng có mặt trong hơn 3.000 sản phẩm ứng dụng thuộc các lĩnh vực: Vật liệu xây dựng (fibro xi măng, đường ống xây dựng, bể chứa nước, thiết bị điện, viễn thông…), sản phẩm chịu ma sát như má phanh, miếng đệm, các loại vải sợi, quần áo chịu nhiệt, công nghiệp hàng không, công nghiệp dược phẩm, đóng tàu… Ở Việt Nam, amiăng trắng được sử dụng chủ yếu để sản xuất tấm lợp A-C và hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài. Trung bình hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 65.000 tấn amiăng nguyên liệu. Năm 2012 nhập gần 79.000 tấn, đứng thứ 6 trên thế giới. 
Amiăng ảnh hưởng ra sao đối với sức khỏe con người?

Amiăng xâm nhập vào cơ thể và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp, khi người lao động và người sử dụng hít phải bụi có chứa amiăng phát tán trong môi trường. Các công việc phát sinh bụi chủ yếu trong quy trình sản xuất (xé bao, nghiền, trộn, …) khoan, cắt, phá dỡ đập các tấm lợp, vật liệu có chứa amiăng, sử dụng các vật liệu amiăng để làm đường, đổ làm móng nhà…

Amiăng là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bụi phổi-amiăng, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), mảng màng phổi, tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng... Amiăng là chất gây ung thư nghề nghiệp quan trọng nhất ước tính khoảng hơn 100.000 người chết mỗi năm. Trong đó có khoảng 41.000  người chết do ung thư phổi, 59.000 người chết do ung thư trung biểu mô ác tính.
Các chuyên gia, nhà khoa học đều khẳng định không có ngưỡng an toàn nào cho việc sử dụng amiăng, kể cả amiăng trắng
Các chuyên gia, nhà khoa học đều khẳng định không có ngưỡng an toàn nào cho việc sử dụng amiăng, kể cả amiăng trắng.

Không có ngưỡng an toàn cho cả Amiăng trắng
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ rõ amiăng được xếp vào nhóm các chất gây ung thư ở người. Ở Việt Nam đã có nghiên cứu, khảo sát nào về vấn đề này chưa, thưa bà?

Từ năm 1973, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại amiăng bao gồm cả amiăng trắng vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người. 

Ở Việt Nam, trong khuôn khổ nghiên cứu tại 6 bệnh viện thuộc Dự án Bảo vệ sức khỏe người lao động giai đoạn 2009-2011 đã ghi nhận có các trường hợp ung thư trung biểu mô. Theo số liệu thống kê sơ bộ tại 9 trung tâm ghi nhận ung thư của Việt Nam cũng cho thấy, số lượng các trường hợp ung thư trung biểu mô đã liên tục tăng từ năm 1988 đến nay. Việc chẩn đoán các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư trung biểu mô yêu cầu kỹ thuật cao về thiết bị, hiện nay Việt Nam mới chỉ đáp ứng một phần. 
Việt Nam là một trong 10 nước sử dụng amiăng nhiều nhất thế giới.Công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp liên quan đến amiăng được ngành Y tế triển khai ra sao, thưa bà?

Giai đoạn vừa qua, ngành Y tế, lao động đã phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu triển khai những hoạt động tập trung phòng chống các bệnh liên quan đến amiăng như: Xây dựng Hồ sơ quốc gia về amiăng; Chỉ đạo thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất và sử dụng amiăng; Nâng cao năng lực giám sát môi trường lao động và chẩn đoán các bệnh liên quan đến amiăng; Giám sát các trường hợp ung thư trung biểu mô tại cộng đồng; Tuyên truyền về tác hại của amiăng và các biện pháp phòng chống... Tuy nhiên, phạm vi triển khai của các hoạt động còn hạn chế do thiếu nguồn lực.
Bên cạnh đó, amiăng không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng do việc xử lý vật liệu phế thải amiăng còn hạn chế. Do vậy, cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền, giáo dục đặc biệt với người sản xuất vật liệu có chứa amiăng, người lao động và người dân đang sử dụng sản phẩm chứa amiăng.
Năm 2013, tại hội nghị lần thứ 6 Công ước Rotterdam, rất nhiều quốc gia đề nghị cấm hoàn toàn amiăng trắng. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong 6 quốc gia phản đối điều này. Bộ Y tế có những khuyến cáo gì về vấn đề này nhằm bảo vệ sức khỏe con người?

Công ước Rotterdam là Công ước về thủ tục thỏa thuận được thông báo trước đối với hóa chất độc hại và thuốc bảo vệ thực vật trong thương mại quốc tế. Trước các tác hại rõ ràng của amiăng như đã nêu trên, nên đưa amiăng vào trong danh mục Phụ lục hóa chất độc hại của Công ước Rotterdam. WHO và ILO đều kêu gọi các quốc gia thành viên cấm sử dụng amiăng trắng. Là nước thành viên, Việt Nam cần có những quyết định phù hợp nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, đặc biệt sức khỏe cho người tiêu dùng và cộng đồng.
Read more…

BIẾT THÊM VỀ RAU MẦM

1:58 PM |
Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được nghiên cứu chứng minh là ăn được như rau mầm củ cải trắng, mầm lạc, đậu tương, súp lơ, rau muống...
                    Ảnh minh họa: Internet
                                                       Ảnh minh họa: Internet
Rau mầm có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm.
Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E…), amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Nhờ giàu vitamin, rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn.
Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp người ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ, chuyển hoá các chất phức tạp. Theo nghiên cứu của một số nhà dinh dưỡng học Mỹ, rau mầm thích hợp cho các chế độ ăn kiêng và còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ ung thư.
Có thể gây ngộ độc
Hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau cũng sẽ bị nhiễm khuẩn.
Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch.
Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các loại rau mầm họ đậu giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này.
Những cây măng mọc ở môi trường không có ánh sáng cũng có thể gây ngộ độc vì trong môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều.
Rau mầm nên ăn và không nên ăn
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này.
Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được nghiên cứu chứng minh là ăn được như rau mầm củ cải trắng, mầm lạc, đậu tương, súp lơ, rau muống...
Hơn nữa, không nên ăn những cây măng mọc ở môi trường không có ánh sáng vì môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều. Khi chúng ta sản xuất tự túc rau mầm thì chỉ nên mua những hạt giống biết chắc chắn là ăn được rau mầm, không nên thử nghiệm để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Cách chọn và chế biến
Do thời gian nuôi trồng rất ngắn 5 - 7 ngày nên các hoạt chất bảo quản hạt chưa đủ thời gian tiêu hủy hoặc chính từ đặc tính sinh học của hạt giống.
Một số cơ sở sản xuất rau mầm thường dùng chất kích thích tăng trưởng để ngâm cho hạt nảy mầm nhanh, cho cây mập hoặc hòa chất này vào nước tưới mỗi ngày. Trong trường hợp này rau không có đủ thời gian để giải phóng được các hoá chất tồn dư nên độc hại.
Khi chọn mua rau mầm nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không mua những hộp rau có màu sắc lạ hay lá đã ngả vàng, thân, lá rau to xanh bất thường và quá bóng mượt hoặc gốc mọc ra rễ mới (điều này chứng tỏ rau có độc tố bảo quản). Rau mua về nên sử dụng ngay nếu cần bảo quản phải để trong hộp nhựa hoặc nilon khô ráo, thoáng khí ở nhiệt độ 4 - 5oC, tối đa 3 - 4 ngày.
Trước khi sử dụng nên rửa thật kỹ nhiều lần dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ các nguy cơ, sau đó ngâm thêm trong nước muối loãng 10 - 15 phút để loại bỏ hóa chất. Rau mầm tốt nhất là được nấu chín, hạn chế ăn sống, nhất là đối với người già, trẻ em và người miễn dịch yếu càng không nên ăn sống loại rau này.

Read more…

THỦY ĐIỆN NỢ 18 TỈ ĐỒNG TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

1:00 PM |
Bốn nhà máy thủy điện đang hoạt động tại Bình Phước còn nợ hơn 18 tỉ đồng tiền dịch vụ môi trường, trong đó Thủy điện Thác Mơ nợ nhiều nhất (11,9 tỉ đồng).
                       
Ông Bùi Việt Hà - phó giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước - cho hay qua kiểm tra, đoàn kiểm tra 736 trực thuộc UBND tỉnh Bình Phước xác định bốn nhà máy thủy điện đang hoạt động trên địa bàn còn nợ đọng hơn 18,7 tỉ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Trong đó, Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ nợ trên 11,9 tỉ đồng, Công ty cổ phần thủy điện Srok Phu Miêng IDICO nợ trên 5,5 tỉ đồng, Nhà máy sản xuất thủy điện Bù Cà Mau nợ trên 729,5 triệu đồng và Nhà máy thủy điện Đắk U nợ trên 451,3 triệu đồng
Ông Hà cho biết thêm vì chưa có chế tài xử lý vi phạm đối với các nhà máy thủy điện không nộp hoặc chậm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định nên các đơn vị cứ chây ỳ, phớt lờ trách nhiệm và nợ đọng cứ tồn từ năm này sang năm khác.
THEO BÁO TUỔI TRẺ
Read more…

Hot