Những tác hại của gạch đất sét nung đến môi trường và con người
Tại buổi tập huấn vừa qua tại Hải Phòng về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng VLXKN, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, mỗi năm cả nước sản xuất tiêu thụ 22 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn, đến năm 2020 cần 40 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn. Trong khi đó để sản xuất gạch đất sét nung, nguyên liệu chủ yếu từ đất nông nghiệp, đất ruộng. Nếu sản xuất1 tỷ viên gạch đất sét nung phải dùng đến 1,5 triệu m3 đất, tương đương 75 ha đất ( độ sâu khai thác là 2m) nông nghiệp, tương đương với diện tích 1 xã, thải ra môi trường 17 triệu tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực, môi trường. Chưa kể phải sử dụng hàng triệu tấn than, thải ra hàng chục vạn tấn tro xỉ.
Để phổ biến kiến thức về những tác hại của việc sản xuất gạch đất sét nung và những ưu điểm của sản xuất và sử dụng vật liệu không nung, 5 năm gần đây, Chính phủ đã có rất nhiều quy định về sử dụng vật liệu xây không nung, nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tận dụng sử dụng phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhiên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế. Do vậy, đến tháng 6/2014, đầu tư sản xuất VLXKN trong cả nước đạt năng lực khoảng 5,5 tỷ viên quy tiêu chuẩn, đạt khoảng 25% so với tổng vật liệu xây. Nhưng tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như tâm lý, thói quen sử dụng; hình dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, giá còn cao; cơ chế chính sách chưa đủ mạnh tạo điều kiện cho sản phẩm mới vào thị trường; tác động của suy thoái kinh tế. Đặc biệt, có nguyên nhân do nhận thức chưa đầy đủ của chính quyền địa phương.
Tăng cường sử dụng VLKN và hạn chế sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn thành phố
Theo ông Đỗ Trọng Đạt - Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng cho biết: Hiện Hải Phòng có 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VLXKN. Hưởng ứng Chương trình phát triển VLXKN của Chính phủ, một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung, chi phí hàng tỷ đồng. Tuy nhiên các Doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Song được sự hỗ trợ từ công tác quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, UBND thành phố. Hiện một số doanh nghiệp sử dụng VLKN đã có những bước phát triển khả quan. Theo ông Trần Duy Phúc, Giám đốc Công ty CP Cơ khí và VLXD Thanh Phúc tại quận Kiến An cho biết, đơn vị có các loại sản phẩm VLKN phong phú là gạch lát hè và gạch xây dựng… Trong khi một số sản phẩm gạch lát hè, gạch xây 2 lỗ rỗng, gạch xây 3 lỗ rỗng, gạch xây 3 vách làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, thì một số loại gạch để xây dựng nhà ở, công trình dân dụng thì sức tiêu thụ vẫn còn hạn chế. Hàng năm Cty sản xuất ra 1 tỷ viên, nhưng sức tiêu thụ đạt 30% sản lượng. Được sự hỗ trợ lớn từ phía Bộ Xây dựng cũng như UBND Thành phố, Hội VLXD…Công ty Thanh Phúc, sản phẩm GKN của Công ty TNHH MTV Long Thi tại huyện Thủy Nguyên đã có đơn hàng cung cấp cho các công trình trong khu nghiệp VSIP (Thủy Nguyên), Khu TT Thành phố, KCN Cảng Cái Lân (Quảng Ninh), LG Hải Phòng, Cảng Hải Phòng, sau một năm đã có sức tiêu thụ bằng khoảng 50% công suất của dây chuyền.
Đến nay, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo phát triển VLKN để từng bước thay thế gạch đất sét nung, hạn chế tối đa sử dụng đất sét và than - một nguồn tài nguyên không tái tạo, góp phần bảo vệ an ninh lương thực, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải CO2. Ngoài ra việc tận dụng phế thải của các ngành công nghiệp như tro, xỉ, mạt đá… để sản xuất ra VLKN cũng góp phần giảm một lượng đáng kể các chất thải rắn ra môi trường. Dựa trên chương trình phát triển VLKN đã được phổ biến rộng rãi do các cấp, các ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp. Hiện người dân đã bước đầu làm quen với VLXDKN, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất và sử dụng vật liệu xây.
Tuy nhiên để thúc đẩy mạnh việc khai thác thực hiện Chương trình phát triển VLKN, Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chính sách của Chính phủ thuộc phạm vi quản lý của từng Bộ, ngành địa phương nhằm khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng VLXDKN, kể cả các sản phẩm tấm tường thạch cao và tấm 3D. Hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, tiếp tục xây dựng lộ trình phù hợp với từng địa phương để sớm chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí). Trong đó riêng Bộ Xây dựng ban hành cơ chế chính sách đồng bộ nhằm tăng cường sử dụng VLKN tại các công trình sử dụng vốn nhà nước như: Trụ sở làm việc, bệnh viện, trường hoc… bắt buộc phải sử dụng VLXKN. Các công trình cao tầng không phân biệt nguồn vốn, ưu tiên sử dụng VLXKN, đặc biệt là VLXKN loại nhẹ phải đạt 30% trong tổng số vật liệu xây. Đồng thời, để các quy định đi vào cuộc sống, cùng với tuyên truyền cho nhân dân hiểu về tính năng và lợi ích khi sử dụng VLXKN, Nhà nước tiếp tục có những cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất VLXKN, khuyến khích người dân, đơn vị sử dụng loại vật liệu có nhiều ưu điểm này, góp phần thực hiện tốt việc xóa bỏ các lò gạch đất sét nung gây ô nhiễm môi trường.
Comments[ 0 ]
Post a Comment