NGUY HIỂM RÌNH RẬP KHI UỐNG TRÀ KHÔNG ĐÚNG CÁCH

3:03 PM |
Sai lầm phổ biến khi uống trà xanh gây hại khôn lường như gây hại đường tiêu hóa, tổn hại gan, loét dạ dày...
Trà xanh mặc dù được coi là thần dược với sức khỏe và có khả năng phòng chống ung thư nhưng nó cũng gây ra nhiều bệnh nếu bạn uống quá nhiều hoặc không đúng cách.


Uống ngay sau bữa ăn

Trong chè xanh có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Được biết, chất tanin có tác dụng “khử” chất sắt, vì thế cơ thể sẽ hạn chế hấp thu chất sắt. Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15 - 20 phút sau khi ăn rồi mới uống.

Uống chè xanh quá nóng

Khi uống chè xanh quá nóng trên 600C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.

Mặc dù một ấm chè xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 - 500C là vừa.

Dùng nước trà xanh uống thuốc

Tất cả các loại nước ngoại trừ nước lọc đều không được khuyến cáo dùng để uống thuốc, trà xanh cũng vậy. Nếu bạn uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.

Uống chè xanh vào lúc đói

Chè xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.

Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”.

Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ

Nước chè xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống chè xanh trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.
Uống nước chè xanh để qua đêm

Lý do, khi để lâu như vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy. Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.

Uống quá nhiều

Tannin trong trà xanh có thể nguyên nhân rối loạn tiêu hóa vì nó kích thích dạ dày tiết ra nhiều a-xít hơn. Tác dụng phụ này có thể không quá nghiêm trọng với những người khỏe mạnh nhưng với những người có vấn đề về dạ dày bao gồm loét và trào ngược dạ dày thực quản thì tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây ra rất nhiều khó chịu.

Mặc dù được coi là thần dược của sức khỏe nhưng nếu uống trà xanh quá nhiều hoặc không đúng cách, bạn có thể sẽ mắc nhiều bệnh.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN NGOẠI HÌNH

2:56 PM |
Những nhân tố như độ ẩm của không khí, chất lượng nước, mức độ ô nhiễm môi trường... đều ảnh hưởng tới ngoại hình, đặc biệt là tóc và da.
Chẳng hạn, những người sống ở khu vực mà nguồn nước có nồng độ khoáng chất canxi, magie, đồng... cao thường có mái tóc không bóng mượt.


Người sống ở khu vực có nguồn nước chứa muối khoáng thường có làn da thiếu độ ẩm, dễ bị bệnh eczema và vảy nến.

Trong khi đó, người sống ở các thành phố lớn của Anh như London, Birmingham, dễ bạc tóc sớm, da nhợt nhạt, thiếu căng mịn và dễ bị dị ứng, nguyên nhân chính là do môi trường đô thị bị ô nhiễm.

Những người sống ở bờ biển phía Nam nước Anh, do tiếp xúc với ánh mặt trời quá nhiều nên thường bị nám da, tàn nhang.  

Tuổi thọ giảm

Ô nhiễm không khí khiến uổi thọ trung bình của người dân ở phía bắc Trung Quốc ngày nay thấp hơn 5,5 năm so với tuổi thọ của người dân ở phía nam.

Michael Greenstone, một giáo sư của Viện Công nghệ Massachusetts tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp thu thập dữ liệu về mức độ ô nhiễm không khí và tuổi thọ trung bình của người dân tại 90 thành phố ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 1981 tới 2000. Họ nhận thấy mật độ hạt siêu nhỏ PM2,5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) trong không khí ở miền bắc cao hơn 55% so với miền nam, trong khi tuổi thọ trung bình của người dân ở miền bắc Trung Quốc thấp hơn 5,5 năm so với người dân ở miền nam, AP đưa tin.

Nhóm nghiên cứu cho rằng tuổi thọ trung bình ở miền bắc thấp hơn do hoạt động đốt than đá ở đây diễn ra mạnh mẽ trong nhiều thập niên qua, khiến nồng độ bụi PM2,5 tăng vọt.

Bụi PM2,5 là một mối lo đối với giới chuyên gia y tế, bởi chúng có thể chui sâu vào phổi và gây nên các bệnh về hô hấp.

Trong suốt 30 năm - từ 1950 tới 1980 - chính phủ Trung Quốc cung cấp than đá miễn phí cho các hộ gia đình và nhà máy ở phía bắc sông Hoài (sông lớn thứ ba tại Trung Quốc) và dãy núi Tần Lĩnh để người dân sưởi ấm. Bắc Kinh thực hiện chính sách này vì nhiệt độ ở khu vực phía bắc sông Hoài rơi xuống mức rất thấp trong mùa đông.

Chủ trương phát than đã miễn phí để lại tác động rất lâu dài, bởi ngày nay người ta vẫn thấy nhiều hệ thống lò sưởi bằng than đá ở miền bắc Trung Quốc. Than đá không còn là mặt hàng miễn phí, song chính phủ vẫn trợ giá. Vì thế tỷ lệ người dân dùng than đá để sưởi vẫn khá lớn.

Francesca Dominici, giáo sư bộ môn thống kê sinh học của trường Y tế công cộng Harvard tại Mỹ, cho rằng chính sách phát than đá miễn phí của Trung Quốc đã tạo ra một môi trường lý tưởng để các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về tình trạng ô nhiễm không khí.

"Chúng tôi không thể tạo một môi trường như thế trong phòng thí nghiệm", bà nói.    
Theo nguồn: moitruong.com.vn

Read more…

CÔNG NGHỆ MỚI: NĂNG LƯỢNG XANH ĐƯỢC TẠO RA TỪ VI KHUẨN

2:39 PM |
Nhưng các nhà khoa học Anh và Phần Lan mới đây đã tìm ra cách dùng vi khuẩn này để tạo ra năng lượng xanh thay thế năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm.
 

Các nhà khoa học vừa tìm ra cách tạo ra khí propan bằng cách sử dụng vi khuẩn E.coli - Ảnh: Ben Britten/Flickr

Theo Tech Times ngày 3-9, nhà khoa học Patrik Jones (trường Imperial College London) và các đồng nghiệp đã dùng vi khuẩn E.coli để làm gián đoạn tổng hợp axit béo, một quá trình có thể chuyển đổi các axit béo vào màng tế bào.

Bằng cách sử dụng các enzyme đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã chuyển hướng các axit béo để thay vì sản xuất màng tế bào, vi khuẩn E.coli sản xuất khí propan có thể tái tạo (propan là khí không màu có trong tự nhiên và dầu lửa, dùng làm nhiên liệu).

Jones cho biết chỉ có 5 chủng của vi khuẩn E. coli được dùng trong quá trình này. Về lý do tại sao họ chọn cách tạo ra khí propane, Jones nói khí này có thể được tách ra từ quá trình tự nhiên mà không đòi hỏi nhiều năng lượng. Khí này cũng có thể dễ dàng sử dụng với cơ sở hạ tầng hiện có.

Nhóm của Jones cho rằng phát hiện của họ có thể mở đường cho việc sản xuất thương mại một loại nhiên liệu tái tạo có tiềm năng thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch vốn đang ngày càng cạn kiệt.

"Nhiên liệu hóa thạch là một nguồn tài nguyên hữu hạn còn dân số thế giới cứ tiếp tục tăng, đòi hỏi chúng ta phải có những cách mới để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng", Jones nói.

Ông cũng cho biết nhóm của họ đang tiếp tục nghiên cứu để cải tiến quy trình sản xuất khí propan từ E.coli với chi phí thấp và bền vững về mặt kinh tế.
Theo nguồn: thiennhien.net
 
Read more…

NGUY CƠ VIỆT NAM SẼ TRỞ THÀNH BÃI RÁC CỦA THẾ GIỚI

2:23 PM |
Việc thu mua tàu cũ về để phá dỡ gây ô nhiễm môi trường và có thể biến Việt Nam thành bãi rác của thế giới.
Trong khi đó vẫn có những Đại biểu tán thành việc giao Chính phủ cho phép nhập khẩu 1 số loại tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ vì mục đích kinh tế và giải quyết việc làm.
Trên đây là những ý kiến của các Đại biểu Quốc hội khi bàn về Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) cụ thể là là việc nhập khẩu phế liệu tàu biển đã qua sử dụng.
Bỏ quy định ra khỏi luật
Dẫn chứng hiện nay còn hàng ngàn container nhập khẩu phế liệu không có chủ đang nằm ở bến cảng gây ô nhiễm, ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) cho rằng, nhập khẩu phế liệu lợi ít, hại nhiều.
Việc phá dỡ tàu cũ từ các nước phát triển đến nay đã dịch chuyển sang các nước đang phát triển. “Phế thải từ việc phá dỡ có nhiều chất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư.
Vì vậy cần bỏ quy định này ra khỏi Luật” - ĐB Hoàng kiến nghị.
ĐB Nguyễn Thanh Thủy (Bình Định) đề nghị cần phải có chế tài mạnh mẽ đối với những hành vi vi phạm để răn đe.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ - Môi trường Phan Xuân Dũng, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định,
Đồng thời, cần đề cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý phế liệu nhập khẩu trên địa bàn.
Bãi rác nghìn tỷ trên biển đông
Không chỉ vậy, việc nhập những con tàu cũ, có "tuổi cao" từng diễn ra, tình trạng kỹ thuật kém không thể nhổ neo đã được đại diện ngành vận tải hàng hải Việt Nam thừa nhận.
Cụ thể từ năm 2006, Vinashin đã để Tổng Cty CNTT Nam Triệu nhận bàn giao tàu Bạch Đằng Giang từ Cty TNHH 1 thành viên Vận tải Viễn Dương với giá trị khoảng 155 tỷ đồng nhưng tàu vẫn không thể nhổ neo do đã hư hỏng.

                      Hình ảnh Việt Nam có thể trở thành bãi rác của thế giới số 1
Việc phá dỡ tàu cũ có thể gây ô nhiễm môi trường không nhỏ, biến Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới.
Trong năm 2006 và 2007, Cty TNHH một thành viên Vận tải Viễn Dương thuộc Vinashin mua 10 tàu vận tải biển số tiền 3.136 tỷ đồng (gần 200 triệu đô la). Số tàu này đều có tuổi đời trên 15 năm.
Chính vì lô tàu hàng trăm triệu đô la này “quá tuổi” nên chúng không được đăng kiểm tại Việt Nam. Hiện chúng đang được treo cờ nước ngoài (Panama, Tuvalu, Liberia) để tham gia hoạt động vận tải.
Với Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Vinalines, giai đoạn 2005-2010, Vinalines đầu tư mua 73 tàu, đa số các tàu mua là của nước ngoài, đã qua sử dụng, với năng lực vận tải 2.005 DWT với tổng số vốn đầu tư là 22.853 tỷ đồng.
Số tàu mua của Vinalines có tuổi tàu cao, thậm chí có tàu 33 tuổi, 17/73 tàu (chiếm 23,3%) quá tuổi quy định, không được phép đăng ký tại Việt Nam. Thậm chí tàu Lively Falcon 30 tuổi vẫn mua, được Bộ Giao thông vận tải cho phép đăng ký và treo cờ nước ngoài.
Đầu năm 2013, Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất với Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng cho phép phá dỡ những con tàu thuộc sở hữu Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài nhưng không còn khả năng khai thác, xuống cấp và nằm ụ quá lâu tại các cảng.
Trước đó khi bàn về câu chuyện này, Đại biểu QH Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) đã chia sẻ với Đất Việt: rằng chúng ta có thể trở thành một bãi rác công nghệ lạc hậu của thế giới.
Điều đáng nói hơn “bãi rác” này được bỏ tiền ra mua bằng chính tiền thuế của dân. Trong khi nguồn lực ngày càng hạn hẹp thì “bãi rác” nghìn tỉ đã không phát huy được tác dụng đồng vốn lại còn có nguy cơ tốn thêm tiền để xử lý nó.
Máy móc cho nhiệt điện - hàng phế thải từ Trung Quốc
Thậm chí, công nghệ, máy móc cho nhiệt điện cũng là hàng phế thải khi ở Việt Nam có đến khoảng 90% dự án nhiệt điện đang do nhà thầu Trung Quốc thi công.
Cụ thể, theo số liệu của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) vừa công bố, Việt Nam hiện có 20 dự án năng lượng thì có 15 công trình do tổng thầu Trung Quốc thực hiện với tỉ lệ nội địa hóa bằng 0%.
Các dự án có thể kể tên như nhà máy Thủy điện sông Ba Hạ, Pleikrông, Bản Vẽ...; các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí (mở rộng 1), Hải Phòng 1, Quảng Ninh 1, Vũng Áng 1, Sơn Động, Mạo Khê, Nông Sơn, ô Môn 1.
Các dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận như: Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Cẩm Phả 1, Cẩm Phả 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 và nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc như Kiên Lương...
 Hình ảnh Việt Nam có thể trở thành bãi rác của thế giới số 2
Có đến 90% nhà máy Nhiệt điện ở VN do TQ thi công
Theo phản ánh của báo PLĐS, một số nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc làm tổng thầu xây lắp xong vừa đi vào vận hành thì đã gặp trục trặc. Sau thời gian chạy thử, vận hành thử, người ta thấy sự trục trặc xuất hiện ở nồi hơi, hệ thống điều khiển và phải điều chỉnh rất nhiều lần.
Trong tương lai không xa, việc xử lý những thiết bị, máy móc từ những nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc bị hỏng hóc không sử dụng được sẽ tốn kém mà chi phí là do Việt Nam phải bỏ ra, đáng lo ngại hơn là chính điều này khiến Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc thiếu điện trên diện rộng.
"Trước mắt, nếu các nhà thầu Trung Quốc rút về không thi công, hàng chục dự án điện tiền tỉ đô la Mỹ sẽ nằm “đắp chiếu”. Điều này có thể làm gia tăng chi phí công trình. Việt Nam cũng khó có thể mời các nhà thầu khác tham gia hoàn thiện bởi lẽ toàn bộ máy móc, thiết bị và công nghệ dùng để xây dựng vận hành các nhà máy điện này đều là công nghệ Trung Quốc.
Về lâu dài, nếu các dự án này không được hoàn thiện, Việt Nam sẽ thiếu điện trên diện rộng. Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa nguồn cung đầu vào, thậm chí chấp nhận bị đội giá trong thời điểm bất thường, nhưng rõ ràng doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu điện", TS Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cảnh báo.
Nguồn : Báo Tinmoi.vn

Read more…

NỖI LO RÁC VŨ TRỤ

1:48 PM |
Nỗi lo rác trong không gian (còn gọi rác vũ trụ) đang ngày một lớn dần khi trong quỹ đạo hiện có tới 22.000 mảnh vỡ đe dọa từ vệ tinh chính phủ đến vệ tinh thương mại. Mỹ và Australia vừa hợp tác xây dựng một trạm theo dõi tại Australia để ngăn ngừa hiểm họa khó lường từ những cơn bão rác vụn có thể gây hư hại đến các vệ tinh.
Ngưỡng nguy hiểm
Kể từ khi vệ tinh Sputnik 1 được phóng vào vũ trụ cách đây 57 năm, đã có hàng chục triệu mảnh vụn lớn nhỏ xuất hiện trong vũ trụ. Riêng những mảnh vụn có bán kính 10cm trở lên là khoảng 22.000 mảnh. Trong khi đó, tổng số mảnh vỡ, bao gồm cả những mảnh vỡ có bán kính nhỏ hơn 10cm cũng gần 400.000 mảnh. Các nhà khoa học cảnh báo số lượng mảnh vụn như thế đã đạt đến ngưỡng nguy hiểm.
Theo Hệ thống giám sát vũ trụ Mỹ, rác không gian bao gồm mảnh vỡ của tàu vũ trụ, vệ tinh không còn hoạt động hoặc mảnh vỡ trôi tự do của các tên lửa nổ tung sau khi được phóng lên quỹ đạo hay thậm chí là những đồ vật mà các phi hành gia ném ra ngoài không gian. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, một mảnh vỡ dù nhỏ thế nào nhưng nếu di chuyển với tốc độ cao (có thể lên đến 28.000 km/giờ) thì khi va chạm với vệ tinh nó cũng gây hư hỏng nặng đối với vệ tinh ấy. Theo Electro Optic Systems, trung bình mỗi năm có 1 vệ tinh bị hỏng sau khi va chạm với rác vũ trụ. Mỗi vệ tinh trị giá khoảng 500 triệu USD. Vì thế, với tốc độ gia tăng rác vũ trụ như hiện nay thì thiệt hại là không tránh khỏi.
Ảnh mô phỏng những mảnh vụn lơ lửng trong vũ trụ (Ảnh: earthend-newbeginning.com)
Ảnh mô phỏng những mảnh vụn lơ lửng trong vũ trụ (Ảnh: earthend-newbeginning.com)
Nếu những mảnh vụn bay ở độ cao dưới 600km thì nó sẽ tự cháy trong khí quyển nhưng nếu ở độ cao trên 800km, những mảnh vụn sẽ bay lơ lửng, tồn tại đến hàng chục năm. Nhiều mảnh rác đã cản trở, vô hiệu hóa hoạt động của các vệ tinh truyền thông và định vị. Đầu tháng 4 vừa qua, vệ tinh Sentinel-1A của châu Âu đã được tên lửa đẩy Soyuz-ST của Nga phóng lên quỹ đạo. Đây là vệ tinh đầu tiên thuộc chương trình giám sát môi trường trị giá hàng tỷ USD có tên Copernicus của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA). Việc phóng thành công vệ tinh Sentinel-1A đánh dấu sự khởi đầu kỷ nguyên mới trong việc giám sát trái đất từ vũ trụ. Thế nhưng chỉ 34 giờ sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, vệ tinh trị giá 380 triệu USD này đã suýt đâm vào một vệ tinh đã ngừng sử dụng của NASA.
Cũng trong tháng 4, Trạm không gian quốc tế (ISS) phải dịch chuyển thêm khoảng 800m để tránh đụng phải một số bộ phận của tên lửa Ariane 5 cũ. Kể từ khi được phóng lên vào năm 1998, ISS hàng trăm lần phải đổi đường bay để tránh va chạm với những mảnh rác này. Tháng 3-2012, một mảnh rác đã suýt va phải ISS, khiến các thành viên trên ISS phải chuyển sang khoang thoát hiểm của tàu Soyuz. Năm 2011 và 2009 cũng xảy ra những tình huống tương tự.
Năm 1996, một vệ tinh của Pháp đã bị hư hại sau khi va phải mảnh vỡ của một tên lửa Pháp nổ trên quỹ đạo cách 10 năm trước đó. Năm 2001, một vệ tinh đã ngừng hoạt động của Nga va chạm và phá hủy một vệ tinh thương mại của Mỹ, đồng thời làm gia tăng số mảnh vỡ trên quỹ đạo thêm 2.000 mảnh. Số lượng rác vũ trụ tăng mạnh chưa từng thấy vào năm 2007 khi Trung Quốc chứng minh năng lực quân sự của mình bằng cách phóng một tên lửa đạn đạo vào vệ tinh thời tiết Fengyun-1C của mình. Hậu quả là 3.000 mảnh vỡ bay vào không gian của quỹ đạo.
Chạy đua giải pháp
Theo Wall Street Journal, ngay trong năm nay, tập đoàn quốc phòng của Mỹ Lockheed Martin và công ty của Australia Electro Optic Systems sẽ xây dựng trạm theo dõi trên, dự kiến đưa vào hoạt động năm 2016. Trước đó, năm 2011, Bộ Quốc phòng Mỹ và Pháp đã ký thỏa thuận hợp tác trong hoạt động theo dõi rác vũ trụ và ngăn chặn nguy cơ va chạm giữa các vệ tinh nhân tạo của hai nước. Các hoạt động như định vị toàn cầu, do thám, gián điệp và liên lạc của quân đội Mỹ và các nước đồng minh phần lớn phụ thuộc vệ tinh nhân tạo. Do đó, Mỹ rất quan tâm và sốt sắng trong việc ngăn chặn những nguy cơ làm hư hỏng các vệ tinh nhân tạo của mình.
Theo moonandback.com, Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) đầu năm nay đã hợp tác cùng công ty sản xuất thiết bị đánh cá Nitto Seimo (cũng của nước này) để tạo loại lưới từ trường thu gom rác không gian. Lưới chuyên dụng dài khoảng 300m, có thể tạo ra lực từ trường đủ mạnh để hút rác. Sau đó, nó sẽ cùng rác vũ trụ rơi vào khí quyển trái đất và cháy trụi hoàn toàn.
Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) hiện cũng sẵn sàng hợp tác với ESA để triển khai 2 dự án loại bỏ rác vũ trụ và phát triển hệ thống cảnh báo tình huống nguy hiểm trong không gian từ những mảnh vụ này.
Theo trang space.com, các chuyên gia Thụy Sĩ đang gấp rút hoàn thiện vệ tinh dọn rác có tên Clean Space One có thể bắt từng mẩu rác và quẳng chúng trở lại khí quyển trái đất để bị đốt tan khi xuyên qua tầng khí quyển. Dự kiến, vệ tinh này sẽ được đưa vào quỹ đạo năm 2018. Chi phí cho dự án này gần 17 triệu USD.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cũng đang thử nghiệm một hệ thống có tên STARE, gồm một nhóm vệ tinh siêu nhỏ bay ở quỹ đạo để theo dõi hoạt động của các vệ tinh khác và điều chỉnh quỹ đạo của vệ tinh ấy nhằm ngăn những vụ va chạm. STARE còn có thể dọn rác trong vũ trụ.
Về giải pháp lâu dài cho vấn nạn rác trong không gian, từ trước đến nay, nhiều quan chức cấp cao của một số nước đã đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới cần đạt được thỏa thuận thống nhất trong việc sử dụng quỹ đạo trái đất. Bên cạnh đó là không ngừng phát triển những phương tiện khoa học để xử lý những mảnh vụn lơ lửng trong vũ trụ.
Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

Kinh hoàng 48 tấn cá chết nổi trắng cả mặt hồ

1:38 PM |
Theo AFP, các nhà chức trách thành phố Tlajomulco, bang Jalisco, Mexico đang vô cùng lo lắng khi phát hiện ra tới 48 tấn cá chết ở hồ Cajititlan.
Chính quyền thành phố Tlajomulco cho biết, hiện tượng cá chết hàng loạt có thể là do sự suy giảm nồng độ ôxy trong hồ. Tuy nhiên, theo cơ quan môi trường, nguyên nhân chính là nguồn nước bị ô nhiễm do việc xử lý nước thải ở các nhà máy gần hồ không tốt.
Chính quyền địa phương đã phải huy động nguồn lực lớn để vớt số cá chết ra khỏi hồ, tránh gây ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh.
Magdalena Ruiz Mejia, thư ký của cơ quan quản lý môi trường cho biết: “Chúng tôi chưa tìm thấy bằng chứng để cho thấy việc cá chết là do tự nhiên. Nhiều khả năng việc quản lý vấn đề xử lý nước thải yếu kém trong nhiều năm qua đã gây ra hiện tượng trên.”
Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành xét nghiệm những con cá để tìm ra nguyên nhân cuối cùng.
Cá chết phủ kín mặt hồ (Ảnh: Getty)
Cá chết phủ kín mặt hồ (Ảnh: Getty)
Cá chết phủ kín mặt hồ (Ảnh: Getty)
Cá chết phủ kín mặt hồ (Ảnh: Getty)

Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

Phẫn nộ trước hình ảnh chú voi con đáng thương bị giết hại dã man ở Indonesia

12:21 PM |
Người dân ở gần một con sông tại Serbajadi, huyện East Aceh, tỉnh Aceh, gần khu bảo tồn rừng sinh thái Leuser trên đảo Sumatra, Indonesia đã hết sức phẫn nộ khi phát hiện ra xác của một chú voi con nhiều khả năng bị những kẻ phá rừng sát hại.

Theo các quan chức của tổ chức động vật hoang dã, hàng chục con voi đã bị giết hại dã man trên đảo Sumatra những năm qua.

Việc mở rộng các đồn điền dầu cọ gây ảnh hưởng tới môi trường sống của những con voi và khiến chúng phải “đụng độ” nhiều hơn với con người.
Trước đó, hồi tháng 2, nhà chức trách Indonesia đã tìm thấy xác 7 con voi Sumatra quý hiếm tại khu vực phía ngoài công viên quốc gia Tesso Nilo (tỉnh Riau, thuộc miền Tây nước này) và nghi chúng bị đầu độc.
                 Xác của chú voi con trên đảo Sumatra (Ảnh: AFP)
                                        Xác của chú voi con trên đảo Sumatra (Ảnh: AFP)

Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

Hot