Home »
UKRAINE: NGUY CƠ XẢY RA THẢM HỌA HÓA HỌC
2:41 PM |
Ukraine hiện đang đứng trước nguy cơ xảy ra thảm họa môi trường khi quân đội chính phủ nước này tiếp tục ném bom, bắn phá ác liệt thị trấn Gorlovka thuộc vùng Donetsk, nơi đặt nhà máy hóa chất Stirol.
Nhà máy hóa chất Stirol
Chất độc nitrochlorobenzene từ nhà máy sẽ bị rò rỉ– loại chất độc có thể gây chết người. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chất độc này sẽ gây ảnh hưởng đến gan, tim và tủy xương gây ra cái chết.
Năm 2013, một sự cố xảy ra ở nhà máy hóa chất Stirol đã giết chết 6 người và làm bị thương 26 người khác khi khí độc thoát ra ngoài môi trường trong lúc sửa chữa, bảo trì thiết bị.
CHOÁNG VÁNG VỚI RÁC THẢI BỆNH VIỆN
1:43 PM |
“Hầu hết sự lây lan dịch bệnh (tả, lỵ...) từ các bệnh viện (BV) cũng từ rác thải y tế (RTYT) mà ra. RTYT nguy hại (đặc biệt là những loại kháng sinh) không được xử lý đúng cách sẽ lan ra môi trường gây nên tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng” PGS. TS. Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cảnh báo.
Hiểm họa nhãn tiền từ các vụ việc tai tiếng
Những gì mà phóng viên Báo PLVN “mục kích” về khâu thu gom, phân loại và xử lý RTYT tại một số cơ sở y tế và làng nghề tái chế rác thải trong kỳ báo trước càng được “khắc họa” đậm nét hơn bởi một loạt những sai phạm trong lĩnh vực này mà cơ quan chức năng đã phát hiện.
Cụ thể, sau vụ cán bộ Khoa Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội vứt nội tạng người vào khu tập kết rác thải của BV Giao thông Vận tải được Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an Hà Nội phát hiện vào tháng 10/2008 thì tháng 3/2011, dư luận lại một lần nữa hoảng hồn khi Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an Nam Định bắt giữ một xe ô tô tư nhân chở tới 3 bao xác rắn đựng kim tiêm đã qua sử dụng đi tiêu thụ.
Rùng rợn hơn khi tháng 4/2013, lực lượng Cảnh sát Môi trường sở tại bắt quả tang Phòng khám đa khoa Phía Nam (Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) sau khi thực hiện các ca nạo phá thai đã vứt RTYT nguy hại (trong đó có cả kim tiêm, bông băng dính máu, dịch truyền) ra môi trường không đúng quy định.
Những hiểm họa mà RTYT gieo rắc cho con người, theo TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng có mấy loại: Thứ nhất, có thể gây sát thương cho người bởi vật sắc nhọn như kim tiêm, dao cắt, dụng cụ can thiệp y tế; hai là, nguồn lây nhiễm bệnh tật từ các loại bệnh phẩm trong quá trình khám, chữa bệnh như máu, đờm, phân, chất tiết, bệnh phẩm sinh thiết, các tổ chức cắt bỏ; ba là, nguồn gây mất cân bằng sinh học môi trường, hậu quả của các dược phẩm loại bỏ thải ra môi trường; và bốn là, sự gây độc cho môi trường, đất, nước, hậu quả của các chất độc dùng trong y học, các hóa chất dùng trong các phòng xét nghiệm, các chất thải chứa kim loại nặng. “Tất cả nếu không được kiểm soát sẽ đe dọa trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng và cả sự bền vững sinh học của môi trường sinh thái!” - TS Trần Tuấn khẳng định.
Bằng chứng của sự ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng hiển hiện rõ ràng hơn khi PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế cho biết: “Hầu hết sự lây lan các dịch bệnh (tả, lỵ...) từ các BV cũng từ RTYT mà ra”. Ông Nga còn lo ngại, trường hợp RTYT nguy hại (đặc biệt là các loại kháng sinh) không được xử lý đúng cách sẽ lan ra môi trường, gây nên tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng.
“Lực bất tòng tâm”?
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, số RTYT mà hơn 130 BV, trên 10.000 trạm y tế cả nước thải ra khoảng 450 tấn/ngày (trong đó 10% - khoảng 47 tấn là RTYT nguy hại). Tuy nhiên, từ việc thu gom, phân loại đến xử lý RTYT hiện nay đều chưa đạt yêu cầu. Cụ thể, ông Nga cho biết, do không có kiến thức, những người thu gom không biết phân loại, để lẫn lộn các loại RTYT. Thùng chứa RTYT không có nắp đậy, đậy không kín nên nguy cơ phát tán vi trùng, vi khuẩn ra môi trường là khó tránh khỏi.
Kiểm tra nhiều cơ sở, Cục Quản lý Môi trường y tế cũng phát hiện đa số BV không có kho chứa RYTT, nếu có thì không đảm bảo tiêu chuẩn (diện tích nhỏ hẹp, ẩm thấp, thiếu thiết bị bảo quản RTYT...). Ngoài ra, không ít cơ sở có hành vi vứt RTYT lung tung, hoặc cấu kết với kẻ gian “tuồn” RTYT ra ngoài bán kiếm lời.
Về xử lý RTYT, ông Nga cho hay, hiện có hai hình thức xử lý chủ yếu: Một là, xử lý tại BV; hai là, BV tự thu gom, phân loại, bảo quản rồi thuê Công ty Môi trường đô thị mang đi xử lý tập trung. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn, phần lớn các lò đốt đều không đạt yêu cầu, gây ô nhiễm ra môi trường rất cao.
Hiện, cả nước có tổng số 369 lò đốt 2 buồng, 120 lò đốt 1 buồng, nhưng phần lớn được tài trợ từ các Dự án, không “tự chủ” nên công tác này không mấy được quan tâm. Thực tế, lò đốt vận hành rất tốn kém nhưng các BV không chịu đầu tư, bảo dưỡng nên sử dụng một thời gian lại hỏng, bỏ đấy; các cán bộ vận hành, sửa chữa thiết bị thì chủ yếu là kiêm nhiệm, không được đào tạo, không có kiến thức..., nên rất lúng túng và không biết xử trí thế nào khi lò đốt hỏng.
Có cơ sở máy vừa cũ, vận hành không đúng quy trình gây ô nhiễm môi trường bị người dân phản ứng nên buộc phải dừng hoạt động, chuyển về phương án cũ là thuê đơn vị đến mang đi xử lý chỗ khác. Thậm chí, có cơ sở đốt xong không biết xử lý tro thế nào lại đem chôn lấp, và thế là các chất độc hại ngấm xuống nước ngầm, gián tiếp gây hại cho người dân sống lân cận.
Bài toán quá khó giải…
Để giải bài toán khó này, ông Nguyễn Xuân Vinh, Khoa Tim mạch, BV Việt Đức cho rằng, để các BV tự vận hành là không thể, vì mức phí đầu tư cho xử lý nguồn nước thải, RTYT quá lớn, vì thế cần có sự tính toán của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Cũng theo ông Vinh, thực tế hiện nay các BV vẫn đang “loay hoay” trong việc lựa chọn cho mình phương pháp xử lý RTYT chuẩn, an toàn, hiệu quả…
Chính vì mọi điều kiện đều thiếu và yếu nên theo ông Vinh, việc Công ty Môi trường đô thị xử lý vẫn là giải pháp hợp lý, cả về phương diện đầu tư và kinh phí, tuy nhiên phải khẳng định rằng, 1/10 lượng rác từ BV đưa ra ngoài là nguy hại, trong khi xử lý loại rác thải này tốn kém hơn nhiều so với rác thải sinh hoạt thông thường. Bởi thế, khó tránh khỏi những “hạn chế”, “bất cập” và “vi phạm pháp luật”…
Đề cập đến cái gốc của sự lúng túng và khó khăn này, theo TS Trần Tuấn, quản lý RTYT không chỉ đơn thuần ở thu gom, vận chuyển, xử lý cơ học mà đó là hoạt động có cơ sở khoa học và phải được tổ chức có hệ thống thống nhất trên phạm vi quốc gia.
Nhưng nhìn vào thực tế, bằng con mắt của nhà khoa học, một nhà nghiên cứu chuyên về sức khỏe, TS Trần Tuấn cho rằng: “Mọi cái hiện có rất rời rạc, sơ khai, nhiều lỗ hổng hệ thống, bắt đầu từ việc thiếu một bản chiến lược thiết kế hệ thống trên phạm vi quốc gia, từ quy phạm pháp luật, tổ chức hệ thống chức năng, các quy định, quy trình tổ chức thực thi, rồi cả công tác giám sát, đánh giá, tổ chức đào tạo nhân lực..., tất cả đều thiếu đến độ ngạc nhiên!”.
Cần sự chung tay!
Hiện trạng trên, theo TS Trần Tuấn, là hậu quả của một tiến trình kéo dài nhiều năm, do sự kém phát triển của nền y học dự phòng và y tế công cộng. Ông Tuấn cho rằng, ngành y học dự phòng đã không được thiết lập và phát triển dựa trên nguyên lý về mối quan hệ căn nguyên về nguồn gốc bệnh tật giữa môi trường - tổ chức hệ thống y tế và sức khỏe người dân, trong đó vấn đề tổ chức môi trường BV theo nguyên lý dự phòng đã không được lưu ý. Có thể thấy rõ điều này khi xét thiết kế các BV, từ việc chọn địa điểm, cấu trúc các khu nhà, đến vấn đề tổ chức hệ thống thu gom vận chuyển và xử lý RTYT.
Ông Tuấn nhận định thêm, hệ thống y tế công cộng của chúng ta cũng không được đặt đúng vị trí, để đưa lại một cách nhìn tổng thể xét mọi đường lối, chính sách y tế theo nguyên tắc của y tế công cộng, tức là, cân bằng lợi ích của các bên tham gia hệ thống, trong đó, lợi ích sức khỏe công được Nhà nước bảo hộ.
Thực tế, làm tốt y tế công cộng sẽ đưa lại một hệ thống luật chuyên ngành y tế phát triển đảm bảo các bên cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ cùng tuân thủ trong một khung pháp lý đảm bảo lợi ích sức khỏe cộng đồng và sự bền vững của môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, nhìn vào vấn đề xử lý RTYT của ta, “sẽ thấy ngay khung pháp lý, tức luật và chính sách liên quan, chưa được phát triển bao nhiêu, và vì thế, cả xã hội đang rất lúng túng với thực tế phát triển dịch vụ y tế trong nhiều năm qua. Càng phát triển các BV, các phòng khám, cả công và tư, vấn đề chất thải bỏ càng nổi cộm và trở thành nguy cơ hiện hữu cho sức khỏe cộng đồng” - TS Trần Tuấn khẳng định.
Để giải quyết thực trạng hiện nay, theo TS Trần Tuấn, phải bắt đầu bằng việc tạo ra một ủy ban đứng ra nghiên cứu giải quyết thực trạng hiện tại, không nên đòi hỏi Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm tất cả. Ủy ban độc lập này sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể thực hiện nghiên cứu thực trạng hiện nay, rà soát lại toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật liên quan, rồi từ kiến thức khoa học quản lý RTYT, đặc biệt từ các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, tiến hành nghiên cứu vận dụng vào điều kiện của Việt Nam, phát triển hẳn một tài liệu pháp lý chuyên ngành quản lý RTYT, được Quốc hội thông qua thành luật. Trên cơ sở ấy, Chính phủ sẽ đưa vào triển khai thực thi.
Đồng quan điểm này, theo ông Nguyễn Xuân Vinh, để làm tốt việc xử lý RTYT cần sự chung tay, góp sức của tất cả các cấp, Bộ, ngành liên quan; chính sách, sự đầu tư có kế hoạch của Nhà nước các trung tâm xử lý RTYT, bên cạnh đó là sự phối kết hợp và thực hiện giám sát chặt chẽ của lực lượng Cảnh sát Môi trường để đảm bảo quy trình thực hiện đúng. Ngoài ra, mọi người, từ nhân viên y tế, bệnh nhân và người thân đến BV cũng phải thực hiện tốt việc thực hành phân loại rác thải ngay khi thải ra. Có như vậy, bài toán RTYT mới tìm được lời giải.
Nhóm PV xã hội
CẦN CÓ HỆ THỐNG CẢNH BÁO LŨ SỚM CHO CÁC HỒ THỦY ĐIỆN
1:39 PM |
Các nhà máy thủy điện đóng góp tới một nửa tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết giữa lợi ích kinh tế của thủy điện với vấn đề môi trường và lợi ích của người dân.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hiện có 48/58 đập của các nhà máy thủy điện có công suất lắp máy trên 30MW được kiểm định phòng chống lũ; với các nhà máy có công suất dưới 30MW, mới có 80 đập được kiểm định hoặc kiểm tra lại trong số 154 đập đến hạn hoặc quá kỳ kiểm định…
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Trọng Quảng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho rằng, để đảm bảo an toàn cho người dân, các công trình thủy điện cần thiết phải có hệ thống cảnh báo hiện đại cho phía hạ du khi xả lũ. Hiện nay, cách làm thủ công và thông tin đến người dân rất khó khăn. Nếu xảy ra sự cố về hồ đập, hiệu quả sẽ rất khó lường.
Thực tế theo ông Nguyễn Lâm Thành - Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nhiều nơi, do ảnh hưởng bởi thủy điện dẫn tới lũ chồng lũ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Do vậy, việc có hệ thống cảnh báo lũ là thực sự cần thiết bởi lẽ lợi ích, an toàn tính mạng, đời sống người dân cần phải đặt lên hàng đầu. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hiện nay, cả nước có 284 công trình thủy điện đang vận hành phát điện; 204 dự án đang thi công xây dựng và dự kiến vận hành vào năm 2017; 250 dự án đang nghiên cứu đầu tư; còn lại 78 dự án chưa nghiên cứu đầu tư, chưa có nhà đầu tư đăng ký, chủ yếu có quy mô nhỏ đang được tiếp tục rà soát về hiệu quả kinh tế. Đến nay, sau khi rà soát, Bộ Công Thương và các địa phương đã tiếp tục loại khỏi quy hoạch 12 dự án thủy điện nhỏ.
Liên quan đến vấn đề chống lũ cho các hồ thủy lợi, thủy điện, ông Châu Trần Vĩnh - Phó cục trưởng Cục Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) cho biết, ngoài lưu vực sông Hồng, sông Mã có thiết kế các hồ có nhiệm vụ chống lũ cho hạ du, thì tại 9 lưu vực sông còn lại của nước ta, các hồ thủy lợi đều không có nhiệm vụ chống lũ cho hạ du mà chỉ tham gia giảm lũ. Bên cạnh đó, so với tổng dung tích các hồ chứa trên các lưu vực sông, đặc biệt là từ sông Cả trở vào đến sông Đồng Nai, tổng dung tích các hồ thủy điện, thủy lợi so tổng dung tích lũ là rất nhỏ, nên việc cắt lũ cho hạ du là rất khó khăn và các hồ chỉ có tác dụng giảm lũ. Vì vậy, Bộ TN&MT quy định các hồ thủy điện phải dành một phần dung tích tham gia giảm lũ cho hạ du. Bên cạnh đó, cần có cơ chế tài chính để các hồ tham gia chống, giảm lũ trong trường hợp vì thực hiện mục tiêu này mà giảm lượng điện cung cấp.
Cũng theo ông Châu Trần Vĩnh, theo quy định, Bộ TN&MT sẽ dự báo lũ trên toàn hệ thống, còn các chủ hồ phải tổ chức quan trắc, dự báo lượng nước về hồ. Bộ Công Thương cần chỉ đạo các chủ hồ thủy điện tăng năng lực cảnh báo, dự báo, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để ứng phó hiệu quả hơn với lũ lụt.
Cũng liên quan đến việc đảm bảo lợi ích kinh tế của thủy điện với vấn đề môi trường và lợi ích của người dân, ông Lê Trọng Quảng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho rằng, cần phải có chế tài buộc các DN phải kinh phí bảo về môi trường rừng. Chẳng hạn, đơn vị nào mua điện thì phải trích tiền trả vào một tài khoản để trả cho dịch vụ này. Bên cạnh đó, khoản phí dịch vụ môi trường rừng hiện chỉ 20 đồng/kWh điện thương phẩm hiện nay là quá thấp. Do vậy, cần có lộ trình khi tăng giá điện thì khoản phí này tăng theo hoặc điều chỉnh lên 30 - 40 đồng/kWh để tăng số tiền hỗ trợ đồng bào dân tộc giảm bớt khó khăn trong việc giữ rừng.
Tuy nhiên, thực tế trong vấn đề này, theo Bộ Công Thương, hầu hết các chủ đầu tư chưa thực hiện hoặc đang lập phương án để trình phê duyệt. Tính đến hiện tại, số dự án thủy điện trên cả nước mới thực hiện trồng rừng thay thế được hơn 1.200ha trong số gần 19.800ha phải trồng bù…
KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TÚI THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
12:45 PM |
TPHCM dành chính sách ưu đãi và thuận lợi để khuyến khích các DN tham gia sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường.
Nên tạo lập thói quen sử dụng túi thân thiện với môi trường từ người lớn đến trẻ nhỏ trong gia đình. Ảnh minh họa |
Theo khảo sát của Sở TNMT TPHCM, trong năm 2013, 80% túi nylon đã được chuyển sang túi thân thiện tại các trung tâm thương mại, siêu thị. Tuy nhiên, tại hệ thống các chợ bán lẻ (nơi chiếm tỷ lệ mua bán chiếm hơn 70% trong tổng hệ thống phân phối) thì sự chuyển dịch này rất ít, chỉ chiếm 1-2%.
Tuy nhiên, theo bà Ngọc Anh, hành trình để túi thân thiện đến với người sử dụng còn gặp nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do chủng loại, kích thước, mẫu mã các loại túi chưa đa dạng với nhu cầu của các tiểu thương bán lẻ; việc tuyên truyền chưa phổ biến đại trà ở nhiều khu vực dân cư; chưa có nhiều DN tham gia sản xuất các loại túi thân thiện môi trường (11 DN trên địa bàn chỉ đáp ứng được từ 5-10% nhu cầu). Cùng với đó, giá thành các loại túi thân thiện cao hơn túi không phân hủy (từ 15.000-20.000 đồng/kg) đang là rào cản lớn khiến túi thân thiện môi trường khó chiếm lĩnh thị trường tại các chợ dân sinh.
Vì vậy, trong thời gian tới, TPHCM sẽ tạo thuận lợi để khuyến khích các DN tham gia sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường. Theo đó, các bên liên quan sẽ vận động các tiểu thương, người dân sử dụng bằng cách: DN sẽ giảm giá và chiết khấu cao với các tiểu thương sử dụng nhiều túi thân thiện; phối hợp với các nhà tài trợ phát miễn phí túi thân thiện cho người dân tại các chợ…
Vì vậy, trong thời gian tới, TPHCM sẽ tạo thuận lợi để khuyến khích các DN tham gia sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường. Theo đó, các bên liên quan sẽ vận động các tiểu thương, người dân sử dụng bằng cách: DN sẽ giảm giá và chiết khấu cao với các tiểu thương sử dụng nhiều túi thân thiện; phối hợp với các nhà tài trợ phát miễn phí túi thân thiện cho người dân tại các chợ…
Bên cạnh đó, Cục Thuế TPHCM sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở TNMT kiểm tra sát sao các DN sản xuất túi nylon khó phân hủy nhằm thu thuế đúng quy định, nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho các DN sản xuất túi thân thiện môi trường; đề xuất với các cơ quan chức năng có chính sách linh hoạt về thuế nhằm khuyến khích DN mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này.
PHẾ PHẨM NÔNG SẢN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
10:49 AM |
Đây là hướng đi mới đã và đang được chú trọng khuyến khích trong nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn đời sống sản xuất tại tỉnh Hậu Giang.
Trước hết, phải kể đến sự xuất hiện của chiếc máy cuộn rơm của ông Nguyễn Văn Bảnh, ở ấp Tân Quới Rạch, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp. Do lượng rơm thải ra từ máy gặt đập liên hợp ít, lại rải rác trên đồng ruộng nên khâu thu gom rơm rất tốn công mà nhu cầu sử dụng rơm hiện tại cũng khá nhiều. Để giải quyết bức xúc này, ông Bảnh đã đầu tư 3 chiếc máy thu gom rơm về phục vụ cho bà con. Ông Bảnh kể: “Chỉ trong vụ Hè thu năm 2014, máy cuộn rơm của tôi đã gom rơm được trên 180ha đất ruộng bán ra thu lãi gần 20 triệu đồng. Bà con nông dân trồng lúa ở đây cũng phấn khởi vì khỏi phải tốn công vệ sinh đồng ruộng”. Được biết, lượng rơm của ông Bảnh thu gom đã tiêu thụ khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và lên tận TP.Hồ Chí Minh, đáp ứng nhu cầu cho các hộ trồng nấm, nuôi bò, công ty sản xuất giấy,…
Không chỉ có rơm rạ, việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi cũng đã phát huy hiệu quả. Trước kia, trấu và mùn cưa chỉ được sử dụng làm chất đốt hoặc thải ra môi trường gây ô nhiễm, còn bây giờ thì được dùng làm đệm lót. Theo nhiều hộ dân, việc sử dụng những phế phẩm này giúp giảm chi phí từ khâu dọn chuồng, tiết kiệm điện, nước, vật nuôi khỏe mạnh, mau lớn, giảm tỷ lệ chết đối với gia cầm. Còn chăn nuôi heo trên đệm lót, sau nhiều lứa, người dân có thể tái sử dụng chất thải từ đệm làm phân bón hữu cơ cho vườn cây ăn trái hoặc bán lại cho nhà vườn và có thêm thu nhập. Theo kinh nghiệm nuôi 3 lứa heo thí điểm của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, ngoài mùn cưa, bà con còn có thể thay thế bằng xác bã mía để giảm được chi phí đầu tư. Nếu nuôi 7-8 con heo thịt sẽ tận dụng lượng trấu, bã mía của 1 công ruộng hay 1 công đất trồng mía. Như vậy, nếu nuôi trên đệm lót ở tất cả 120.000 con heo của cả tỉnh thì sẽ tận dụng được khoảng 4,5 triệu tấn phế phẩm, giải quyết được khối lượng phế phẩm đáng kể.
Tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp không chỉ có người dân thực hiện mà các nhà khoa học cũng tham gia nghiên cứu. Đề tài “Nghiên cứu chế biến đa dạng các sản phẩm từ khóm Cầu Đúc Hậu Giang và tận dụng phế liệu cho quá trình trích ly enzyme bromelin” của PGS-TS Nguyễn Minh Thủy, Trường Đại học Cần Thơ đã hé ra hy vọng cho phế phẩm của cây khóm. Từ vỏ khóm bỏ đi sau quá trình chế biến sẽ được trích ly thành enzyme bromelin phục vụ lại cho công nghệ chế biến thực phẩm và dược phẩm. Tiến sĩ Thủy cho biết: Khóm Cầu Đúc là đặc sản của tỉnh, đang dần phát triển diện tích. Các ngành chế biến, xuất khẩu khóm cũng tăng theo. Tuy nhiên, tình trạng chung hiện nay là các nhà máy chế biến đưa phế phẩm khóm ra bãi rác, gây ô nhiễm môi trường. Nếu tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm sẽ là hoạt động góp phần giảm thiểu mối nguy ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị kinh tế của cây khóm như ứng dụng thực tế trong thực phẩm, mỹ phẩm, nghiên cứu… và lợi nhuận cao cho sản xuất của địa phương.
Được biết, phần phế phụ phẩm của khóm chiếm hơn 91% trái khóm trong quá trình chế biến. Trong hơn 91% này chứa enzyme bromeline với các hoạt lực khác nhau. Từ 1 kg thân khóm, chồi ngọn, tiến sĩ Thủy có thể trích được 12 đến 13 g bột enzyme (đã được sấy đến độ ẩm 5-6%) phục vụ lại nhu cầu, thêm lợi nhuận cho mọi người mà không phải bỏ đi hoang phí. Như vậy, với nghiên cứu này, hơn 19.000 tấn khóm hàng năm của tỉnh thì cũng để lại hàng ngàn tấn phế thải từ vỏ, cùi và đuôi khóm sẽ được giải quyết theo hướng có ích.
Ngoài ra, còn có nhiều đề tài khoa học cấp tỉnh đã được nghiên cứu, tìm ra hướng giải quyết cho phế phẩm theo hướng bảo vệ môi trường như đề tài “Nghiên cứu sản xuất gạch thứ cấp từ bã bùn thải của Nhà máy đường Vị Thanh”. Theo chủ nhiệm đề tài Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, gạch thẻ sản xuất từ bã bùn mía đạt tiêu chuẩn có thể dùng trong xây dựng như gạch thẻ bằng đất sét nung. Hơn nữa, nhà máy đường có thể kiếm thêm lợi nhuận từ bã bùn bỏ đi và giảm được mùi hôi bốc ra từ bã mía.
“Từ 1 kg thân khóm, chồi ngọn, tiến sĩ Thủy có thể trích được 12 đến 13 g bột enzyme”.
Còn Tiến sĩ Dương Văn Ni, Trường Đại học Cần Thơ, thời gian qua cũng đã mang chiếc máy ép trấu thành củi về thí điểm tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp và sau này được nhiều nhà máy xay xát lúa gạo trong tỉnh ứng dụng nên giảm thiểu rất lớn ô nhiễm môi trường. Theo tiến sĩ Ni, củi trấu vừa rẻ tiền, lại có thể sử dụng thay cho chất đốt thông thường khác như than đá. Điểm đáng mừng là hiện nay, máy ép này đã được các doanh nghiệp tư nhân ứng dụng ở nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.
Có nhiều phương án được đưa ra vừa có thể tái sử dụng nguồn phế phẩm từ nông nghiệp, cải thiện môi trường, đồng thời có thể tạo ra mô hình sinh kế cho cộng đồng. Tuy nhiên, nhìn lại thì dường như mới chỉ có một số ít phế phẩm được tận dụng, con số lớn còn lại thì vẫn còn bị bỏ quên.
Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, cho biết: Vừa qua, Ban Giám đốc sở đã làm việc với Công ty TNHH một thành viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Tấn Lộc Phát ở tỉnh An Giang về việc bao tiêu bã mía, đọt, thân, cùi bắp cho các nhà máy đường và vùng quy hoạch trồng bắp để chế biến phế phẩm thành thức ăn gia súc dạng viên. Hợp đồng này sẽ biến phế phẩm nông nghiệp thành nguồn lợi kinh tế cho nông dân, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nếu sớm được thực hiện và nhân rộng thì nền nông nghiệp tỉnh nhà sẽ ngày càng phát triển theo hướng nông nghiệp xanh và bền vững.
Thạc sĩ Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, cho rằng: Những đề tài nghiên cứu trong việc sử dụng các phế phẩm nông, công nghiệp đã mở ra hướng đi mới có thể giúp tỉnh tháo gỡ khó khăn về vấn nạn ô nhiễm môi trường. Tới đây, ngành sẽ ưu tiên xem xét hỗ trợ các dự án để từng bước nhân rộng trong thực tiễn.
NHƯ THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÔNG NHÂN
8:30 AM |Trong khi hai bộ Xây dựng và Y tế tranh cãi gay gắt việc cấm hay tiếp tục sản xuất tấm lợp fibro ximăng chứa chất amiăng thì các nhà khoa học chỉ ra rằng, hằng ngày hằng giờ, công nhân sản xuất và người dân sử dụng tấm lợp fibro ximăng vẫn tiếp xúc với nguy cơ nhiễm độc gây ung thư.
Đại diện Bộ Y tế, TS Lương Mai Anh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - cho biết, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, 80% các trường hợp bệnh ung thư trung biểu mô có liên quan tới amiăng.
Đại diện Bộ Y tế nêu rõ, các quy định của quốc tế khá rõ ràng, WHO và ILO đều kêu gọi các quốc gia thành viên cấm sử dụng amiăng trắng (chất cấu tạo nên tấm lợp fibro ximăng). Theo Bộ Y tế thì không nên kéo dài thời gian sử dụng ở Việt Nam.
Tranh cãi gay gắt
Trái với quan điểm trên, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng ( Bộ Xây dựng) - cho rằng “hiện có hai quan điểm về sử dụng amiăng, thứ nhất là amiăng gây hại sức khỏe và cấm sử dụng. Thứ hai là nếu được sử dụng có kiểm soát thì amiăng không gây hại sức khỏe.
Bộ Y tế nghe theo khuyến cáo của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) là đại diện cho quan điểm chống sử dụng amiăng. Để củng cố thêm quan điểm sử dụng amiăng, ông Tới cho rằng: “Ngay cả các nước tiên tiến như Nga, Mỹ, Canada họ vẫn dùng amiăng trắng thì lý do gì Việt Nam không dùng”.
Khi được hỏi ý kiến về những nhận xét của Bộ Xây dựng, TS Lương Mai Anh nói rằng: “Bộ Xây dựng có quan điểm của Bộ Xây dựng, Bộ Y tế không thể nói thay được. Việt Nam là thành viên của WHO thì những khuyến cáo của WHO Việt Nam nên làm theo”, bà Anh nói.
Công nhân bị… nhiễm độc hằng ngày
Theo nghiên cứu dẫn ra từ Bộ Y tế, thời gian ủ bệnh của các căn bệnh do amiăng gây ra thường từ 15 - 20 năm nên người tiếp xúc với bụi amiăng có thể vài chục năm mới phát bệnh. Bộ Y tế tỏ rõ quan điểm cấm sản xuất, sử dụng amiăng càng sớm càng tốt.
Công nhân sản xuất tấm lợp có chứa chất amiăng vẫn hằng ngày đối mặt với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi và ung thư.
|
Thừa nhận amiăng là độc hại, tuy nhiên Vụ Vật liệu xây dựng cho rằng, có thể kiểm soát tác nhân độc hại của amiăng. Theo ông Tới, bụi amiăng phát tán gây hại nhiều nhất là lúc trộn vật liệu khi amiăng chưa liên kết. “Tại các cơ sở sản xuất tấm lợp fibro ximăng, công nhân được bảo đảm khẩu trang đầy đủ để hạn chế thấp nhất tác hại của amiăng. Ngoài ra nước dùng sản xuất tấm lợp fibro ximăng là nước tuần hoàn khép kín không thải ra môi trường”.
Tuy nhiên, nhận định trên bị các chuyên gia về bảo hộ lao động phản bác. Theo ông Võ Quang Đức - Phó phòng Vệ sinh lao động kiểm soát môi trường (Phân viện Bảo hộ Lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam) - thì nhận định có thể kiểm soát độc hại amiăng của Bộ Xây dựng là “chủ quan”.
Ông Đức nói rằng, hầu hết công nhân trong các cơ sở sản xuất tấm lợp fibro ximăng chỉ được trang bị khẩu trang thông thường chứ ít được trang bị mặt nạ phòng độc. “Kể cả nếu có dùng mặt nạ phòng độc thì tôi thấy họ trang bị cũng không đúng tiêu chuẩn mà chỉ mang tính đối phó”.
“Người dân hứng nước mưa từ tấm lợp fibro ximăng thì nước mưa cũng có thể bị nhiễm độc. Ngoài ra, khi phá dỡ công trình nhà dân lợp fibro ximăng thì bụi amiăng cũng xâm nhập vào phổi dẫn đến ung thư. Nói kiểm soát được tác hại của amiăng là chủ quan, Hằng ngày hằng giờ kể cả công nhân sản xuất và người dân sử dụng tấm lợp fibro ximăng vẫn đang bị nhiễm độc.
WHO gửi thư cho Thủ tướng kiến nghị cấm amiăng
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương và Đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ngày 5.8 đã viết thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiến nghị cấm sử dụng amiăng trắng trong vật liệu xây dựng tại VN.
Theo WHO và ILO, mỗi năm có 107.000 người chết do các bệnh liên quan tới amiăng và 1,5 triệu người khác phải sống chung với khuyết tật do các bệnh liên quan tới amiăng. Amiăng được coi là chất gây ung thư nghề nghiệp độc hại nhất với hơn một nửa số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp.
VN là nước tiêu thụ amiăng lớn thứ 10 thế giới về số lượng và đứng thứ 7 về bình quân lượng amiăng tiêu thụ trên đầu người. Tại VN, amiăng được sử dụng trong việc sản xuất tấm lợp amiăng xi măng (tấm lợp fibro ximăng), phanh ôtô, xe máy, vật liệu cách nhiệt trên tàu, các lò hơi và các ứng dụng khác. WHO và ILO khuyến cáo và đề nghị VN cấm toàn bộ các loại amiăng như là biện pháp hiệu quả nhất nhằm loại trừ bệnh tật liên quan tới amiăng.
Theo TS Đặng Văn Hải- nguyên GĐ Trung tâm Khoa học môi trường và Phát triển bền vững (thuộc Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động - Tổng LĐLĐVN)
Khảo sát tại 36 nhà máy sản xuất tấm lợp thì chỉ có 5 nhà máy được trang bị đầy đủ vật dụng bảo hộ lao động, khi đó công nhân ít có nguy cơ nhiễm độc từ amiăng. Có tới 14 nhà máy ở mức độ trung bình. Còn lại là hời hợt, nghĩa là nguy cơ nhiễm độc amiăng của công nhân rất cao. WHO và ILO đều kêu gọi các quốc gia thành viên cấm sử dụng amiăng trắng (chất cấu tạo nên tấm lợp fibro ximăng).
TRÁNH UNG THƯ VỚI DƯA CÀ MUỐI
8:11 AM |
Dưa, cà muối là thực phẩm có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhưng nếu không được chế biến và ăn đúng cách nó có thể là nguy cơ của bệnh ung thư.
Dưa, cà muối xổi có thể gây bệnh ung thư
Món dưa xổi là món được ăn ngay trong ngày sau khi chế biến. Tuy nhiên, trong dưa muối thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Trong môi trường muối dưa, vi khuẩn sống khoảng 9 giờ. Các ký sinh trùng sống không quá 10 ngày.
Vì vậy, nếu muối dưa trong thời gian nhất định sẽ hợp vệ sinh và an toàn. Nhưng nếu muối xổi, vi khuẩn có hại chưa chết sẽ là mầm họa gây bệnh như các bệnh về tiêu hóa (tiêu chảy, ly trực khuẩn tả, thương hàn).
Ngoài ra còn là nguy cơ ung thư khi các nguyên liệu dùng muối dưa thường được bón bằng phân đạm ure- vẫn còn tồn tại lượng nitric đáng kể. Khi nitric ăn vào cơ thể gặp điều kiện thuận lợi như có sự tham gia của thịt, cá, cua, mắm… sẽ tạo thành hợp chất nitrosamine, mà nhiều nghiên cứu đã kết luận là chất có khả năng gây ung thư.
Ăn dưa muối sao cho an toàn?
Dưa ngon thường có màu vàng, chua, giòn và có mùi thơm của dưa. Tránh mua dưa có màu xỉn hay có mùi lạ.
Để có món dưa muối như vậy, tốt nhất nên tự mua nguyên liệu sạch về muối dưa tại nhà để đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trước khi muối dưa, phải rửa nguyên liệu và các dụng cụ để muối thật kỹ.
Cần tạo môi trường lên men tốt và giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối dưa, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
Để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể, tránh ăn các loại dưa muối xổi, hoặc những loại dưa muối chưa đủ thời gian, dưa chưa vàng, ăn hãy còn cay.
Tuyệt đối không ăn dưa muối có hiện tượng nhớt, thâm đen, váng mốc.
Ngay cả với dưa muối đảm bảo vệ sinh cũng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên, không ăn khi bụng đói… vì thói quen ăn mặn sẽ gây hại cho thận, tim và dễ dẫn đến tăng huyết áp. Nên ăn cùng với các thực phẩm chống ung thư như rau xanh, hoa quả…
Theo Afamily, người có bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, viêm loét dạ dày… không nên ăn dưa muối chua vì chúng chứa nhiều muối, men tiêu hoá cao, có thể gây ra những biến chứng bất lợi cho sức khỏe.
Liên kết bạn bè
công ty môi trường sacotec
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Link hay
thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
Hot
-
Ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, sự cố vỡ đê phụ diễn ra tại hồ thải đuôi quặng chứ không phải hồ chứa bùn đỏ. Loại nước thải này không bị ...
-
Hơn một tuần nhập viện, bé trai 9 tuổi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đau đầu dữ dội vì nhiễm ký sinh trùng có trong loại ốc ma ăn trước đó...
-
Người dân ở gần một con sông tại Serbajadi, huyện East Aceh, tỉnh Aceh, gần khu bảo tồn rừng sinh thái Leuser trên đảo Sumatra, Indonesia...
-
http://hocmoitruong.com/giao-trinh-cong-nghe-xu-li-nuoc-thai-bang-bien-phap-sinh-hoc-luong-duc-pham/ Giáo trình Công Nghệ Xử Lí Nước Thải ...
-
Sáng 14/9 đã diễn ra hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hoạt động này do một...
-
Con cá cóc sần được cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phát hiện xử lý nước thải ...
-
Ngày 20/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Công an vừa kết hợp với công an địa phương bắt giam bà Đặng Thị Ngợi - Giám đốc C...
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức gây ra, UBND thành phố Hà Nội đã phê...
-
Khói từ nhà máy của Công ty CP kính nổi Chu Lai (Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) khiến người dân trong khu vực phả...
-
Trong công nghiệp sản xuất nước mắm thì nước thải phát sinh từ khâu vệ sinh và lượng nước mắm còn đọng lại trong thiết bị. Thành phần chủ ...