KHÁNH HOÀ - LÒ GẠCH THỦ CÔNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

9:38 AM |
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quy định về lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng trên địa bàn tỉnh và yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất phải chấp hành chậm nhất vào cuối tháng 6/2014. Thế nhưng, đến nay tại xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa vẫn còn tồn tại trên 100 lò gạch thủ công, gây ô nhiễm môi trường.

[-]Khánh[-]Hòa,[-]lò[-]gạch,[-]thủ[-]công,[-]ô[-]nhiễm,[-]môi[-]trường

Xã Ninh Xuân là địa phương có nhiều lò gạch thủ công nhiều nhất tỉnh Khánh Hòa với 54 cơ sở sản xuất, bao gồm 98 lò đứng, 8 lò vòng, mỗi năm sản xuất từ 100-120 triệu viên gạch. Với lý do chưa được hỗ trợ để chuyển đổi nghề hoặc đầu tư công nghệ mới, đồng thời đang tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, các chủ cơ sở sản xuất gạch thủ công ở đây vẫn tiếp tục sản xuất.

Gần đây nhất, Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa phối hợp với Công ty Cổ phần Chế tạo máy và sản xuất vật liệu mới (Thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành quảng bá, tuyên truyền về thiết bị máy sản xuất gạch không nung để các chủ lò gạch thủ công ở Ninh Xuân tham khảo, đầu tư chuyển đổi công nghệ. Tuy nhiên, mức đầu tư khoảng 7 tỷ đồng/ cơ sở sản xuất gạch không nung là quá khả năng đầu tư của chủ các lò gạch. Đồng thời, trên địa bàn xã Ninh Xuân không có nguyên liệu để sản xuất gạch không nung, nên việc chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch không được người dân đón nhận.

Được biết, tháng 7/2014, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có tờ trình về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất ngoài công lập (trong đó có cơ sở sản xuất gạch thủ công) gây ô nhiễm môi trường và di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh, nhưng tờ trình này không được Kỳ họp thứ 8 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V thông qua.

Read more…

ĐẶC SẢN HÀNH TỎI TRƯỚC NGUY CƠ BỊ ĐE DOẠ

9:19 AM |
Nuôi trồng thủy sản tự phát không theo quy hoạch, xây dựng các trại nuôi nhưng không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tự ý xả nước thải ra môi trường trong thời gian dài… nên nhiều diện tích đất màu mỡ sản xuất nông nghiệp của xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đứng trước nguy cơ thành đồng muối. Hàng chục ha hành, tỏi đặc sản của địa phương được người tiêu dùng trong nước biết đến đang đứng trước nguy cơ xoá sổ do nhiễm mặn từ nước thải của các trại nuôi trồng thủy sản này.

[-]Đặc[-]sản[-]hành,[-]tỏi[-]Ninh[-]Thuận[-]trước[-]tác[-]động[-]từ[-]các[-]trại[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]tự[-]phát

Ảnh minh hoạ 

Tại hai thôn Mỹ Tường 1 và Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, các trại nuôi tôm và ốc hương mọc lên san sát. Các trại nuôi này chủ yếu là dân ở các nơi khác đến thuê, mua đất để đầu tư nuôi trồng. Dù nuôi trồng thủy sản đã vài ba năm nay nhưng các trại lại không xây dựng hệ thống chứa, xử lý nước thải. Cứ thế, mỗi ngày nước thải ào ào chảy tràn lan ra bãi đất canh tác của người dân. Một số trại nuôi tuy có xây dựng ao chứa nhưng không mang tính chất xử lý nước thải, đáy ao không tráng bê tông, nước thải cứ theo thời gian thẩm thấu, gây nhiễm mặn nghiêm trọng đất sản xuất của người dân.

Ông Phạm Văn Mỹ ở thôn Mỹ Tường 2 bức xúc: Mấy năm trước, đất canh tác nơi đây rất tốt, cuộc sống của người dân dựa vào đất để trồng hành, tỏi. Hành, tỏi ở đây thơm ngon được nhiều người ngoài tỉnh biết đến, chẳng thua kém gì hành, tỏi ở Quảng Ngãi. Tuy nhiên, hiện nay người dân địa phương không còn đất để trồng nữa bởi nhiều diện tích đất đang bị phủ một lớp muối trắng, phải bỏ hoang. Đã đến mùa trồng trọt nhưng nước ngọt trong các giếng dùng tưới tiêu cho hoa màu nay đã trở thành nước mặn, chẳng khác gì nước biển, người dân đành bất lực nhìn mặn nhiễm tràn lan. Theo ông Mỹ, cách đây mấy tháng, chính quyền xã Nhơn Hải và huyện Ninh Hải có xuống làm việc với các trại nuôi tôm, ốc hương nhưng đến nay chẳng thấy động tĩnh gì.

Theo người dân xã Nhơn Hải, thời gian này là vụ chính trồng hành, tỏi. Lẽ ra mùa này diện tích đất nông nghiệp nơi đây đã phủ một màu xanh của hoa màu nhưng hiện tại diện tích đất canh tác lớn đành phải bỏ hoang. Ước tính có khoảng 50 ha bị nhiễm mặn, trong đó 25 ha bị nhiễm mặn rất nặng. Những diện tích còn lại đã được đánh hàng, đánh dòng để trồng nhưng phải chờ trời mưa mới dám xuống giống, bởi các giếng nước giờ đã mặn chát. Một số hộ chạy nước máy để rửa mặn, số khác lỡ xuống giống cũng phải gắng trả tiền nước, dùng nước sinh hoạt để phun xịt nhưng xem ra vẫn không hiệu quả, bởi hành, tỏi mới bắt đầu xanh giờ đã lại héo đi.

Ông Phạm Khắc Hào, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết: Nhơn Hải có quy hoạch vùng nuôi tôm với diện tích khoảng 100 ha. Tuy nhiên do thấy có giá trị kinh tế, nhiều hộ dân đã thuê đất, tự ý mở rộng diện tích nuôi ốc hương. Việc nuôi ốc hương của người dân là tự phát, với diện tích khoảng 50 ha. Không như nuôi tôm, nuôi ốc hương phải đưa nước ra vào ao thường xuyên. Chính nguồn nước nuôi thải ra đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây nhiễm mặn 50 ha diện tích đất chuyên trồng hành, tỏi của người dân. Việc này đã kéo dài gần 2 năm nhưng đến giờ vẫn chưa thấy các doanh nghiệp nuôi trồng xây dựng hệ thống xử lý, khắc phục thiệt hại cho người dân. Với chức năng của mình, chính quyền xã đã kiến nghị với UBND huyện cần sớm có biện pháp xử lý. UBND huyện cũng thành lập đoàn khảo sát, đánh giá mức độ nhiễm mặn để có hướng xử lý, đồng thời giải quyết thoả đáng những kiến nghị của người dân trồng hành, tỏi.

Xã Nhơn Hải có 80% người dân sống bằng nghề nông. Được đánh giá là vùng nuôi trồng giống thủy sản có chất lượng tốt, lợi nhuận thu được từ việc nuôi trồng thủy sản khá cao nhưng không thể vì thế mà quên đi hệ lụy kèm theo do sản xuất tự phát, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân
Read more…

QUẬN 8 - VỰA CÁT HOẠT ĐỘNG CẢ NGÀY LẪN ĐÊM

9:03 AM |
Nhiều hộ ở đường Tạ Quang Bửu (khu phố 2, phường 5, quận 8, TP HCM) rất bức xúc trước tình trạng vựa cát nơi đây hoạt động suốt ngày đêm, gây ồn ào và bụi bặm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

[-]Vựa[-]cát[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]ở[-]quận[-]8,[-]TP[-]HCM

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND phường 5, cho biết: Vựa cát  này hoạt động từ năm 2008, đến nay đã thay chủ mới. Cơ sở nằm trên đất tư nhân nhưng thuộc dự án của Công ty CP Địa ốc 8. Từ năm 2011 đến nay, phường đã làm việc với chủ cơ sở nhiều lần và yêu cầu phải hoạt động đúng giờ, không được gây ồn ào.

Về vấn đề bụi bặm, cơ sở này đã có cam kết bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 8. “Trước mắt, UBND phường sẽ tăng cường kiểm tra và nhắc nhở chủ cơ sở thực hiện đúng cam kết về bảo vệ môi trường” - ông Cường nói.

Read more…

TÌNH TRẠNG Ô NHIỂM Ở VÌ RÁC Ở CÀ MAU ĐÃ CHẤM DỨT

10:16 AM |
(tinnhanhmoitruong.vn)- Theo Công ty công trình đô thị tỉnh Cà Mau, mỗi ngày đơn vị này thu gom và xử lý từ 90 đến 100 tấn rác thải, góp phần cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường của tỉnh Cà Mau. Riêng tại thành phố Cà Mau, mỗi ngày công ty thu gom 50 tấn rác, còn lại là lượng rác thu gom từ các huyện trong tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Ba, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau cho biết: Trước đây, nhiều người dân vẫn "vô tư" vứt rác ra đường, xuống sông ngòi. Việc làm này đã khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm trên sông do rác khiến nhiều du khách có dịp tới Cà Mau đều... lắc đầu. Nhằm sớm khắc phục tình trạng trên, năm 2010, chính quyền địa phương đã cấp phép cho doanh nghiệp tư nhân Công Lý đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác với tổng mức vốn đầu tư lên tới gần 400 tỷ đồng. Đây là nhà máy xử lý rác đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với dây chuyền công nghệ hiện đại, công suất xử lý 200 tấn rác/ngày.

Theo tính toán ban đầu, nhà máy này chỉ xử lý rác thu gom của thành phố Cà Mau. Nhưng do lượng rác của thành phố không đủ cung cấp cho nhà máy nên Công ty công trình đô thị đưa ra sáng kiến sử dụng xe chuyên dùng hàng ngày đi thu gom rác từ các trung tâm huyện về để đưa vào nhà máy xử lý tập trung. Hiện nay, mỗi huyện đã hình thành 3 điểm tập kết rác để cuối ngày có xe tới thu gom. Các địa phương cũng thành lập các đội thanh niên tình nguyện vớt rác trên sông đưa về điểm tập kết. Nhờ vậy, chỉ sau 2 năm kể từ khi nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động, từ trung tâm thành phố Cà Mau tới các huyện, tình trạng ô nhiễm môi trường vì rác đã chấm dứt.

Thời gian đầu, Sở Tài nguyên và Môi trường Cà Mau hỗ trợ một phần kinh phí để Công ty công trình đô thị tổ chức cho công nhân và phương tiện đi các huyện thu gom rác. Từ đầu năm đến nay, người dân các huyện đã tự nguyện đóng góp mỗi hộ 70.000 đồng/năm để hỗ trợ kinh phí cho việc thu gom rác thải. Hiện nay công tác xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đi vào nền nếp,
 chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trần Thành Nên (TMT)
Read more…

TỒN LƯU HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở VIỆT NAM

10:12 AM |


 - Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại hóa chất bảo vệ thực vật đã được sử dụng từ nhiều năm trước đây. Thời kỳ đó do tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại, dịch bệch diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại hóa chất bảo vệ thực vật chưa nhiều.

Tồn[-]lưu[-]hóa[-]chất[-]bảo[-]vệ[-]thực[-]vật[-]ở[-]Việt[-]Nam:Ô[-]nhiễm[-]do[-]tồn[-]lưu[-]và[-]giải[-]pháp[-]khắc[-]phục

Ngày đó, do thiếu thông tin và do chủng loại hóa chất còn nghèo nàn nên người nông dân đã sử dụng nhiều loại hóa chất có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường. Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. 

Bên cạnh đó, tình trạng hóa chất bảo vệ thực vật nhập lậu vào nước ta vẫn xảy ra và trong thời gian gần đây có xu hướng gia tăng. Các loại hóa chất bảo vệ thực vật này được đóng gói bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác, không biết thành phần hoạt chất, không có hướng dẫn sử dụng. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại hóa chất tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ rò rỉ vào môi trường là rất đáng báo động. Các kho hóa chất hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý, kết cấu, nền móng nên việc ô nhiễm đất tại các kho thuốc này là điều không thể tránh khỏi. 

Hơn nữa, từ trước đến nay các kho chứa này không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nền và tường kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp đã bị hỏng, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào được buộc gá tạm bợ; hệ thống thoát nước hầu như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng mặt kéo theo lượng thuốc tồn đọng gây ô nhiễm môi trường nước xung quanh. Đây là những yếu tố tiềm ẩn gây hại đối với nông nghiệp và môi trường.

Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt bao bì hóa chất bảo vệ thực vật bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế hóa chất không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước, ngộ độc cho động vật thủy sinh cũng cần được cảnh báo và khắc phục ngay. Cùng với hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, các loại thuốc và bao bì, đồ đựng hóa chất bảo vệ thực vậtđang là nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường nếu không được áp dụng các biện pháp giải quyết khẩn cấp.

Hóa chất bảo vệ thực vật làm thoái hóa đất, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Hóa chất gây ô nhiễm môi trường thông qua nhiều con đường khác nhau như nước thải từ kho chứa thuốc khi có sự cố đổ vỡ hóa chất, cháy nổ, sét đánh xảy ra, nước mưa chảy tràn qua các kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật đã bị xuống cấp, lượng thuốc còn dư đọng lại trong chai bị quăng xuống ao, hồ, sông hay lượng thuốc dư thừa trong quá trình sử dụng quá liều lượng ngấm vào đất cũng như mạch nước ngầm...

Không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu với bốn tính chất độc hại, khó phân hủy, khả năng di chuyển xa, tích lũy sinh học còn gây ra những ảnh hưởng có hại đối với khả năng sinh sản, sự phát triển, hệ thần kinh, tuyến nội tiết và hệ miễn dịch đều có liên quan tới hóa chất. Con người bị nhiễm chủ yếu thông qua các thực phẩm ô nhiễm, các đường khác ít phổ biến hơn là uống nước ô nhiễm và tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Đối với con người và động vật có vú, các hóa chất bảo vệ thực vật có thể được lây truyền thông qua nhau thai và sữa mẹ tới động vật sơ sinh.

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước, các giải pháp về chính sách đã được đưa ra thảo luận và ban hành. Ngày 22/7/2002, Chủ tịch nước đã ký phê chuẩn tham gia Công ước Stockholm về loại bỏ các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ, trong đó chủ yếu là các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Năm 2007, Quốc hội đã ban hành Luật Hóa chất, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố quy định việc xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và xây dựng kế hoạch xử lý các khu vực, kho (gọi tắt là điểm) hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, các điểm tồn dư hóa chất trong thời kỳ chiến tranh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo đó, ngày 21/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1946 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước. Sau 3 năm triển khai, cơ chế chính sách từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Bên cạnh những giải pháp về chính sách kể trên, hiện nay có nhiều giải pháp về kỹ thuật đang được áp dụng để tiêu hủy hóa chất bảo vệ thực vật.

Hiện nay ở nước ta có 2 đơn vị được cấp phép áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng để xử lý hóa chất bảo vệ thực vật POP là Công ty xi măng Holcim và Công ty xi măng Thành Công. Đối với các lò đốt chất thải chuyên dụng, có khá nhiều các lò đốt chất thải thông thường và chất thải nguy hại được áp dụng và cấp phép, nhưng chưa có cơ sở nào được cấp phép để đốt hóa chất bảo vệ thực vật POP. Nhóm giải pháp không đốt hiện có nhiều phương pháp đang được áp dụng tại Việt Nam bao gồm phương pháp cô lập triệt để, công nghệ chôn lấp, công nghệ khử bằng natri, phân hủy bằng tia cực tím hay công nghệ Fenton, công nghệ vi sinh…

Cùng với những giải pháp về chính sách, kỹ thuật, các giải pháp về truyền thông cũng cần được đẩy mạnh như việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự bảo vệ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện hành một cách có ý thức. Cho đến nay, kết quả triển khai các nhiệm vụ xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu của các cấp chính quyền và người dân đã được tăng lên rõ rệt. 

Sau khi ban hành và triển khai Kế hoạch, các Bộ và địa phương tích cực triển khai các chương trình điều tra, khảo sát và lập kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu. Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Dự án POP- PEST đã xử lý 9 khu vực ô nhiễm tại Thái Nguyên, Nghệ An và Hà Tĩnh; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho 49 dự án xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường các khu vực ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu cho 12 tỉnh, thành phố với tổng kinh phí hỗ trợ là 242.045.124.931 đồng. 

Nguồn lực cho công tác khắc phục ô nhiễm các khu vực tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật đã tăng lên rõ rệt, phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Ngoài ra, các Bộ, ngành và địa phương đều thúc đẩy hợp tác quốc tế và huy động các nguồn lực tài chính khác để góp phần triển khai thành công kế hoạch đề ra. Công nghệ xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường được thúc đẩy và chuyển giao. Hiện đã có khá nhiều các nghiên cứu, áp dụng, thí điểm các công nghệ mới như công nghệ Fenton, công nghệ sắt TAML, công nghệ nghiền bi, công nghệ giải hấp nhiệt, công nghệ đốt, đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng... Việc phát triển thị trường công nghệ sẽ góp phần giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất tồn lưu nói riêng và hoạt động bảo vệ môi trường nói chung. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại trong quá trình xử lý hóa chất bảo vệ môi trường mà chúng ta cần phải khắc phục và có hướng giải quyết trong thời gian tới. Nếu không quan tâm kiểm soát việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hoá chất và không kiểm soát chất lượng phun dải hoá chất ngay từ bây giờ, tương lai sẽ còn phát sinh nhiều điểm ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và số tiền phải chi phí cho xử lý ô nhiễm, khám chữa bệnh sẽ tăng, đặc biệt là việc thoái hoá đất, chất lượng đất sẽ bị suy giảm và các thế hệ tương lai sẽ thiếu nghiêm trọng đất canh tác.
Văn Hào (Tinmoitruong.vn)
Read more…

VẬN HÀNH THÀNH CÔNG TRẠM PHÂN TÍCH NƯỚC THẢI DI ĐỘNG CẦN THƠ

10:02 AM |

Đây là trạm phân tích nước thải di dộng đầu tiên ở Việt Nam. Toàn bộ dự án và các trang thiết bị đều đã được phía Đức bàn giao cho trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Thông tin từ phó giáo sư tiến sỹ Bùi Duy Cam, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Chủ nhiệm dự án hợp tác Việt-Đức về xử lý nước thải công nghiệp, ngày 18/11 cho biết các chuyên gia nghiên cứu công nghệ đã vận hành thành công Trạm phân tích nước thải di động tại một số nhà máy ở khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ.

Xử lý nước thải công nghiệp. (Ảnh: TTXVN)

Trạm phân tích nước thải di động này hoạt động như một phòng thí nghiệm, có thể phân tích và cho kết quả ngay đối với các chất độc hữu cơ, các chất ôxy hòa tan, phân tích PH, độ axit, độ kiềm của nước thải…

“Các thiết bị phân tích tình trạng ô nhiễm trong nước thải được bố trí lắp đặt trong thùng xe container và sẽ cho kết quả phân tích mức độ ô nhiễm nước nước thải ngay lập tức,” ông Cam khẳng định.

Được biết, các thiết bị và mô hình trạm phân tích nước thải di dộng này đều thuộc dự án hợp tác giữa phía Việt Nam và Đức trong giai đoạn 2012-2014 với nguồn vốn hỗ trợ khoảng 2,5 triệu euro.

Trao đổi thêm với phóng viên Vietnam+ về tính năng của trạm phân tích nước thải di động, ông Cam cho biết, thông thường các trạm quan trắc phải lấy mẫu mang về phòng thí nghiệm, một thời gian sau mới có kết quả, còn thiết bị của trạm phân tích nước thải di động giúp cho các nhà kiểm soát phân tích nhanh, đánh giá ngay được hiện trạng.

“Đơn giản chỉ cần kéo theo trạm này đến các khu công nghiệp, khi đưa mẫu nước vào sẽ có kết quả và số liệu phân tích trong ít phút,” ông Cam nói.

Ông Cam cũng cho biết, đây là trạm phân tích nước thải di dộng đầu tiên ở Việt Nam. Toàn bộ dự án và các trang thiết bị đều đã được phía Đức bàn giao cho trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Kết quả đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá là tốt.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, tính đến hết tháng 10/2014, cả nước đã có 296 khu công nghiệp được thành lập, 664 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết.

Tại các khu công nghiệp phát sinh lượng nước thải chứa nhiều hóa chất kim loại lên tới trên 600.000m3/ngày đêm. Điều đáng lo ngại là, công nghệ xử lý chất thải tại các khu công nghiệp phần lớn là thủ công lạc hậu nên nước thải ra môi trường đa số chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường, trong đó có tới 97% các cụm chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải.

Theo Hùng Võ (TTXVN)
Read more…

MÁY TẬP THỂ DỤC BIẾN NƯỚC Ô NHIỂM THÀNH NƯỚC SẠCH

9:59 AM |

Vừa tập thể dục vừa làm sạch nước hồ - mô hình độc đáo và mới lạ này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng các đơn vị lần đầu tiên thực hiện không những rèn luyện được sức khỏe mà còn cải thiện môi trường được người dân hào hứng tiếp nhận
Là một trong hai thiết bị dành cho người tập thể dục đang được lắp thí điểm tại hồ Ngọc Khánh và hồ Thanh Nhàn (Hà Nội) do Sở Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội cùng các đơn vị khác thực hiện.

Thiết bị gồm hai bộ phận, máy tập thể dục và bộ phận bể lọc nước bao gồm các cấp lọc thô thông thường kết hợp sử dụng các loại cây có khả năng hấp thu chất ô nhiễm trong nước. Các máy tập này tích hợp bơm cơ học giúp bơm nước hồ lên bể lọc, khi người tập thể dục sử dụng máy sẽ khiến bơm hoạt động. 

Theo Nguyễn Thị Ngọc Anh chủ nhân của sáng kiến, cho biết: "Thiết bị đã đoạt giải Eidea do Hội đồng Anh tổ chức năm 2011 dành cho nhóm bạn trẻ tại Viện nước, tưới tiêu và môi trường. Chúng ta có thể thấy hồ đóng vai trò quan trọng đối với không gian đô thị, tuy nhiên hiện nay hầu hết các hồ đều bị ô nhiễm nặng do nhiều nguồn thải khác nhau khiến người đi tập thể dục sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi vận động trong môi trường thiếu trong lành. Do vậy tôi mới có sáng kiến tạo ra một chiếc máy, biến năng lượng của vận động thể dục thành năng lượng có ích và sử dụng năng lượng này vào việc làm sạch hồ".

Ban đầu, Ngọc Anh định sử dụng năng lượng của những người tập thể dục để sản sinh ra dòng điện, tuy nhiên, sau thời gian nghiên cứu, cô thấy việc này không khả quan lắm, vì nếu được, dòng điện cũng sẽ rất yếu.

Trước thực trạng nước hồ ngày càng ô nhiễm, sẵn ý tưởng trong đầu Ngọc Anh đã phát triển ra hệ thống Máy lọc nước hồ sử dụng sức của những người tập thể dục.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cũng khá đơn giản, dựa vào năng lượng được giải phóng trong quá trình vận động của con người, năng lượng này sẽ làm hoạt động thiết bị bơm nước từ hồ vào hệ thống lọc.

Hệ thống lọc với thành phần chính là những thực vật bản địa có khả năng xử lý nước ô nhiễm, cùng với cát, sỏi, sẽ xử lý các chất ô nhiễm trước khi đưa nước đã qua xử lý vào hồ.

Với hệ thống lọc này, một người tập thể dục trong vòng 1 tiếng đồng hồ có thể làm sạch được 4-7m3 nước tùy theo khả năng vận động của từng người tham gia tập.


Ý tưởng về thiết bị “Sức khỏe xanh” của Ngọc Anh là một trong sáu ý tưởng đoạt giải E-idea 2011 do Hội đồng Anh và Tổ chức Bảo đảm Chất lượng Lloyd’s Register Quality Assuarance (LRQA) phối hợp tổ chức


Nước trong hồ được hút lên trực tiếp vào bể chứa thiết bị lọc như than hoạt tính, màng lọc, cát sỏi và kết hợp một loại cây lọc nước đã được khoa học chứng minh có tác dụng lọc các chất thải hữu cơ trong nước


Máy tập hoạt động nhờ lực đạp của người tập, nước hồ sẽ được hút lên và đổ vào một bể lọc trồng thủy trúc, đáy bể lọc là cát và các vật liệu có khả năng hấp thu các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Chân đạp theo chiều kim đồng hồ kết hợp giữa các động tác của chân và tay



Không những hệ thống lọc nước này rất gọn nhẹ, có thể bố trí một cách hợp lý, phù hợp với diện tích mặt hồ, bờ hồ mà cách sử dụng lại rất dễ dàng, bất kể mọi lứa tuổi đều có thể tham gia" làm sạch nước" bằng chính phần sức lực của mình


Lượng nước sau khi được lọc sạch sẽ thông qua đường ống dẫn trực tiếp chảy xuống hồ

Theo Báo Công Lý
Read more…

Hot