TẬP THỂ DỤC GÓP PHẦN LÀM GIẢM Ô NHIỄM

10:26 AM |
Vừa tập thể dục vừa làm sạch nước hồ - mô hình độc đáo và mới lạ này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng các đơn vị lần đầu tiên thực hiện không những rèn luyện được sức khỏe mà còn cải thiện môi trường được người dân xung quanh hưởng ứng cao

Thiết bị gồm hai bộ phận, máy tập thể dục và bộ phận bể lọc nước bao gồm các cấp lọc thô thông thường kết hợp sử dụng các loại cây có khả năng hấp thu chất ô nhiễm trong nước. Các máy tập này tích hợp bơm cơ học giúp bơm nước hồ lên bể lọc, khi người tập thể dục sử dụng máy sẽ khiến bơm hoạt động. 

Theo Ngọc Anh chủ nhân của sáng kiến, cho biết: "Thiết bị đã đoạt giải Eidea do Hội đồng Anh tổ chức năm 2011 dành cho nhóm bạn trẻ tại Viện nước, tưới tiêu và môi trường. Chúng ta có thể thấy hồ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện bộ mặt đô thị, tuy nhiên hiện nay hầu hết các hồ đều bị ô nhiễm nặng do nhiều nguồn thải khác nhau khiến người đi tập thể dục sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi vận động trong môi trường thiếu trong lành."

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cũng khá đơn giản, dựa vào năng lượng được giải phóng trong quá trình vận động của con người, năng lượng này sẽ làm hoạt động thiết bị bơm nước từ hồ vào hệ thống lọc.

Hệ thống lọc với thành phần chính là những thực vật bản địa có khả năng xử lý nước ô nhiễm, cùng với cát, sỏi, sẽ xử lý các chất ô nhiễm trước khi đưa nước đã qua xử lý vào hồ.

Với hệ thống lọc này, một người tập thể dục trong vòng 1 tiếng đồng hồ có thể làm sạch được 4 -7m3 nước tùy theo khả năng vận động của từng người tham gia tập.


Ý tưởng về thiết bị “Sức khỏe xanh” của Ngọc Anh là một trong sáu ý tưởng đoạt giải E-idea 2011 do Hội đồng Anh và Tổ chức Bảo đảm Chất lượng Lloyd’s Register Quality Assuarance (LRQA) phối hợp tổ chức


Nước trong hồ được hút lên trực tiếp vào bể chứa thiết bị lọc như than hoạt tính, màng lọc, cát sỏi và kết hợp một loại cây lọc nước đã được khoa học chứng minh có tác dụng lọc các chất thải hữu cơ trong nước


Máy tập hoạt động nhờ lực đạp của người tập, nước hồ sẽ được hút lên và đổ vào một bể lọc trồng thủy trúc, đáy bể lọc là cát và các vật liệu có khả năng hấp thu các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Chân đạp theo chiều kim đồng hồ kết hợp giữa các động tác của chân và tay



Không những hệ thống lọc nước này rất gọn nhẹ, có thể bố trí một cách hợp lý, phù hợp với diện tích mặt hồ, bờ hồ mà cách sử dụng lại rất dễ dàng, bất kể mọi lứa tuổi đều có thể tham gia" làm sạch nước" bằng chính phần sức lực của mình


Lượng nước sau khi được lọc sạch sẽ thông qua đường ống dẫn trực tiếp chảy xuống hồ
Nguồn: moitruong.com
Tổng hợp: TD
Read more…

TP.HCM dự kiến xây dựng 12 nhà máy xử lý nước thải tập trung

10:19 AM |
​TP.HCM dự kiến xây dựng 12 nhà máy xử lý nước thải tập trung
từ nay đến 2015



Để cải thiện chất lượng nước sông Đồng Nai, đại diện Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP.HCM cho biết, thành phố đang đẩy mạnh kêu gọi, đầu tư xây dựng 12 nhà máy xử lý nước thải tập trung từ nay cho đến năm 2015.

Cụ thể, một số nhà máy được ưu tiên đầu tư là nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn với công suất 120.000m³/ngày; nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa – Lò Gốm với công suất 300.000m³/ngày; nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 với công suất 170.000m³/ngày; nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát với công suất 250.000m³/ngày; nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè với công suất 480.000m³/ngày (giai đoạn 1) và 800.000m³/ngày (giai đoạn 2)…


Ngoài ra, để thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, nhiều giải pháp mạnh đã được áp dụng.

Cụ thể, Sở TN&MT TP.HCM đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý 310 đơn vị; trong đó xử phạt và buộc tạm đình chỉ 100 đơn vị có hành vi vi phạm môi trường nghiêm trọng.

Riêng 37 doanh nghiệp ô nhiễm nằm trong quyết định phải di dời của Chính phủ, thành phố đã tổ chức giải quyết những khó khăn, vướng mắc về vốn và địa điểm di dời cho các doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương.

Những trường hợp chưa di dời thì áp dụng biện pháp thanh tra, kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi năm hai lần và đột xuất.

Song song đó, đẩy mạnh hoạt động hiệu quả các quỹ bảo vệ môi trường như quỹ xoay vòng lãi suất 4%/năm; quỹ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp lãi suất 0%/năm cho các doanh nghiệp có nhu cầu…

Đến nay, 100% cơ sở đã được rút tên, di dời, ngưng hoạt động hoặc hoàn tất việc xử lý ô nhiễm; 15/15 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Bên cạnh đó, việc cải tạo một số tuyến kênh rạch cũng được chú trọng đầu tư, bởi đây là những nguồn dẫn chất thải ra sông.

Thành phố đã kết hợp cải tạo hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, kênh Đôi – kênh Tẻ, kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc… với việc đưa vào vận hành một số nhà máy xử lý nước thải đô thị. Những dự án này đã từng bước làm thay đổi hẳn diện mạo môi trường của thành phố theo hướng thân thiện hơn với môi trường.


Read more…

LÝ GIẢI VỀ NƯỚC THẢI TRÀN RA KHÔNG PHẢI BÙN ĐỎ

10:18 AM |

Ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, sự cố vỡ đê phụ diễn ra tại hồ thải đuôi quặng chứ không phải hồ chứa bùn đỏ. Loại nước thải này không bị nhiễm hóa chất và không độc hại.

Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã có báo cáo trình lên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải liên quan đến sự cố sạt lở đê phụ hồ thải quặng đuôi số 5 nhà máy tuyển quặng bauxite của Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng.

Theo đó, vào lúc 3 giờ 15 phút cùng ngày 8/10, công nhân đi kiểm tra đã phát hiện trên mặt đê phụ (cao 1,5m) của hồ thải quặng đuôi số 5 có hiện tượng sạt lở do mưa lớn trong mấy ngày qua. Đến 3 giờ 30 phút cùng ngày, mặt đê phụ bắt đầu bị sạt lở, với chiều dài khoảng 5m, chiều cao khoảng 1m. Công nhân đã báo cáo ngay lãnh đạo công ty.

Nhận được thông báo, lãnh đạo công ty và các cán bộ điều hành sản xuất đã có mặt ngay tại hiện trường và điều động thiết bị, nhân lực để xử lý sự cố, đến 4 giờ 15 phút đã gia cố xong đoạn đê phụ bị sạt lở.

Ông Nguyễn Văn Biên - Phó Tổng giám đốc Vinacomin (ảnh: Bích Diệp)
Ông Nguyễn Văn Biên - Phó Tổng giám đốc Vinacomin (ảnh: Bích Diệp)

Do được xử lý kịp thời nên lượng nước chảy từ hồ thải đuôi quặng qua đoạn đê phụ bị sạt lở ra ngoài chỉ khoảng 9.000 m3, phần lớn là nước trong ở phía trên mặt hồ, có kéo theo một lượng nhỏ bùn đất.

Lượng nước này chảy xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Nhà máy tuyển của tổ hợp và chảy một phần xuống hồ Cai Bảng. Hồ Cai Bảng do Vinacomin xây dựng và quản lý (nằm trong tổ hợp), chủ yếu để cấp nước cho Nhà máy tuyển và Nhà máy Alumin của tổ hợp.

Nội dung này đã làm “nóng” phiên họp báo quý III của Vinacomin diễn ra chiều nay. Giải đáp những thắc mắc của phóng viên, ông Nguyễn Văn Biên – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn khẳng định, vụ việc này xảy ra tại Nhà máy tuyển rửa quặng nguyên khai chứ không phải tại hồ chứa bùn đỏ của Nhà máy luyện Alumin Lâm Đồng. 

Trong Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng có 3 khu vực, một là khu vực khai thác bauxite, hai là khu vực nhà máy tuyển quặng nguyên khai ra tinh quặng, và ba là khu vực diễn ra công đoạn đưa tinh quặng vào nhà máy luyện ra Alumin.

Tại bản báo cáo trình lên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vinacomin cũng giải thích rằng, hồ thải đuôi quặng số 5 nằm trong Khu khai thác mỏ của tổ hợp, cách Nhà máy Alumin khoảng 4km và nằm xa khu dân cư.

Trước báo giới, Phó Tổng giám đốc Vinacomin khẳng định, loại nước bị tràn ra không chứa hóa chất độc hại, độ pH trung tính (xấp xỉ 7), không ảnh hưởng để môi trường, môi sinh, sinh thái của hồ Cai Bảng. Vì đây là nước rửa quặng nên có chứa một phần bùn đất, nhưng hoàn toàn không phải là “bùn đỏ”.

Và do chỉ bị tràn trong khuôn viên nội bộ nên ông Biên cũng cam đoan rằng, sự cố không ảnh hưởng đến người dân xung quanh, không ảnh hưởng đến vườn tược, hoa màu hay nhà dân, không gây thiệt hại về người hoặc của.

Hiện tại, Vinacomin đã chỉ đạo Công ty Nhôm Lâm Đồng tập trung xử lý sự cố, gia cố toàn bộ tuyến đê phụ của hồ thải đuôi quặng số 5 để đảm bảo an toàn tối đa cho hồ; đồng thời rút kinh nghiệm, theo dõi sát sao, không để tái diễn.

Trong khi đó, các hồ chứa bùn đỏ hiện nay của Nhà máy Tân Rai vẫn hoạt động bình thường và không hề xảy ra sự cố, “được xây dựng rất kiên cố và chắc chắn” - theo ông Biên.

Read more…

CHẶN ĐƯỜNG MƯU SINH CỦA DÂN ĐỂ BẢO VỆ KHU SINH QUYỂN

10:04 AM |

Tuyến đường qua đò kéo trên sông Mã Đà giáp ranh giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đã chính thức bị cấm để bảo vệ khu dự trữ sinh quyển. Cấm đường nhưng chưa thực hiện di dân khiến cuộc sống của người dân bị xáo trộn.

Cấm đường để bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển
Theo nội dung công văn số 9606/UBND-CNN của UBND tỉnh Đồng Nai (ban hành ngày 13/10/2014), “Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành đóng tuyến đường tự phát xuyên qua khu bảo tồn đi qua tỉnh Bình Phước, đồng thời thực hiện cấm việc đi lại qua vị trí có bến đò tự phát tại khu vực này”.
Thực hiện nội dung chỉ đạo của công văn trên, ngày 17/11/2014, các ban ngành liên quan thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã tiến hành dựng barie, treo bảng cấm người và phương tiện lưu thông qua tỉnh lộ 768 để qua đò tạm sang tỉnh lộ 322 thuộc tỉnh Bình Phước.
Sông Mã Đà là nơi giáp ranh giữa xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, Bình Phước và xã Mã Đà thuộc huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Đây là cung đường ngắn nhất để người dân sinh sống hai bên sông thông thương, nếu đi đường vòng qua bến phà Hiếu Liêm, chặng đường sẽ dài thêm gần 100km.
Trước đây, từng có một cây cầu nối liền hai bờ nhưng cây cầu đã bị bom đạn trong kháng chiến chống Mỹ đánh sập, hiện mố cầu vẫn còn đứng sừng sững giữa dòng Mã Đà. Về mùa mưa, để qua được dòng sông hung hãn này người dân phải liều mình đi trên những chuyến đò kéo tay của gia đình ông Lê Anh Hùng (55 tuổi) với cước phí 10.000 đồng/xe máy mỗi lần sang sông. Chính vì sự tiện lợi từ việc rút ngắn được quảng đường nên mỗi ngày bến đò tự phát của vợ chồng ông Hùng đưa đón hàng trăm lượt người qua sông.
Barie cấm đường được thiết lập ngay chốt kiểm lâm Rang Rang
Bảng cấm đường được thiết lập ngay chốt kiểm lâm Rang Rang
Biết những nguy hiểm mỗi ngày người dân phải đối mặt nhưng cả hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đều không lên kế hoạch để xây dựng cầu vì tuyến đường này xuyên qua Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa tỉnh Đồng Nai.
 
Đến tháng 6/2011, Khu bảo tồn trên được UNESCO chính thức công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Diện tích của Khu dự trữ sinh quyển rộng hơn 100.000 ha bao gồm cả hồ thủy điện Trị An.
Ông Thái Ngô Đức, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Rang Rang cho hay, Khu dự trữ sinh quyển còn nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Việc cấm người dân qua lại trong khu bảo tồn nhằm mục đích bảo vệ thiên nhiên, động vật hoang dã cũng như môi trường sinh thái. Đối với những hộ dân sống trong khu vực vùng lõi của khu bảo tổn, UBND tỉnh Đồng Nai đã có phương án di dời đến nơi ở mới.
Người dân hai bên bờ bị cô lập
Theo ông Phạm Ngọc Hải, Trưởng ấp 5, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Khu dự trữ sinh quyển nằm trên địa phân của 3 xã Hiếu Liêm, Phú Lý, Mã Đà, hiện vẫn còn hàng nghìn hộ dân sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm. Trong đó, người dân xã Mã Đà hầu hết đang sinh sống dựa vào đất canh tác các loại cây công nghiệp, hoa màu và vượt sông Mã Đà đi làm thuê tại tỉnh Bình Phước.
Tuyến đường này là điểm thông thương gần nhất của người dân hai bên bờ
Tuyến đường lưu thông gần nhất của người dân nơi đây ở hai bên bờ
Cấm đường để bảo vệ Khu sinh quyển là việc cần thiết, song trên thực tế quyết định trên đang gây ra nhiều xáo trộn cho việc đi lại thông thương của người dân hai bên bờ sông Mã Đà. Mặc dù UBND tỉnh Đồng Nai đã có kế hoạch di dời người dân trong khu vực bảo tồn đến các khu tái định cư, tuy nhiên đến nay các phương án vẫn chưa được thực thi.
“Bà con chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc xây dựng và bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển. Chúng tôi cũng chẳng muốn náu mình giữa rừng sâu núi thẳm để phải đối mặt với những bầy thú hoang. Tuy nhiên, trước khi thi hành lệnh cấm đường kính mong nhà nước thực hiện kế hoạch đưa người dân đến khu tái định cư. Việc di dân chưa thực hiện nhưng đã “ngăn sông, cấm chợ” chẳng khác nào làm khó người dân” - ông Trần Công Bình, xã Mã Đà bày tỏ.
Ông Thành Vẫn bất chấp lệnh cấm đưa khách sang sông
Bất chấp lệnh cầm ông Hùng vẫn hàng ngày đưa khách sang sông
Một tuần sau ngày tỉnh lộ 768 bị cấm, người dân vẫn cố tìm cách vượt sông Mã Đà để tiếp tục công việc mưu sinh. Lực lượng kiểm lâm khu bảo tồn cũng đang từng bước tuyên truyền vận động người dân. “Trước mắt, chúng tôi chưa thực hiện cấm triệt để mà đang từng bước vận động để người dân hiểu và tự giác tìm tuyến đường khác để đi lại”, một kiểm lâm viên thuộc Trạm kiểm lâm Rang Rang cho biết.
Ông Lê Anh Hùng chủ đò kéo cho hay: “Sau khi cả đường và đò bị cấm, nhiều người dân đã cố tình bơi qua sông. Nước sông mùa này đang lên cao, chảy cuồn cuộn, dù đã tính đến chuyện dẹp đò nhưng thấy sự nguy hiểm đến tính mạng mọi người nên tôi cũng cố ý tiếp tục đưa khách qua sông. Mong rằng chính quyền tỉnh Đồng Nai và Bình Phước sớm có phương án để hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống”.
Read more…

TP.HCM THÍ ĐIỂM 5 QUẬN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

9:47 AM |
Ngân sách nhà nước sẽ được chi ra để mua thùng rác hữu cơ, vô cơ phát cho một số hộ dân tại các quận 1, 3, 5, 6, Bình Thạnh. Dự kiến từ ngày 15-12, nhiều khu vực dân cư ở các quận này sẽ triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn.


Đây ý kiến được Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín yêu cầu các sở ngành, UBND các quận huyện thực hiện tại cuộc họp về phân loại rác tại nguồn sáng nay (26-11).

Theo một cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường, UBND quận 1, từ năm 2013 quận 1 đã triển khai thí điểm việc phân loại rác tại nguồn cho gần 90 hộ dân tại phường Bến Nghé. Kết quả là đa số người dân đã phân loại rác đạt yêu cầu, rác hữu cơ và rác vô cơ được phân loại riêng từng thùng.

Trong lần thí điểm sắp tới, một số khu vực dân cư như tại quận 3 sẽ có 300 hộ dân trên đường Võ Văn Tần được phát thùng rác để phân loại (mỗi hộ 2 thùng), quận 6 có 950 hộ, Bình Thạnh 100 hộ ... Ngoài thùng rác được phát, mỗi khu vực thí điểm sẽ có 2 xe chuyên dụng để thu gom rác sau phân loại.

Theo ông Tín, nhiều nước đã thực hiện việc phân loại rác tại nguồn, giờ TPHCM làm là đã muộn. Kinh nghiệm tại nhiều nước việc phân loại rác tại nguồn cũng phải mất 15 - 20 năm mới thành công, do đó TPHCM sẽ làm từng bước, nhân rộng từng khu dân cư chứ khó có thể một sớm một chiều thành công được.

Ông Tín cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố lập kế hoạch triển khai mô hình xã hội hóa dịch vụ thu gom rác bởi lâu nay, dịch vụ thu gom rác nhiều nơi mạnh ai nấy làm, nhà nước quản lý không được, có nơi để mấy ngày không thu gom dẫn đến rác phát tán mùi hôi ... Theo đó, sắp tới thành phố sẽ xã hội hóa, kêu gọi đầu tư dịch vụ thu gom rác bằng nhiều hình thức, có thể công ty tư nhân, dịch vụ công ích tham gia... nhưng tất cả đều phải có pháp nhân để nhà nước có thể quản lý được.

Mỗi ngày TPHCM thải 10.000 – 11.000 tấn chất thải rắn (không kể các loại bùn thải), trong đó có khoảng 7.500 tấn rác thải sinh hoạt. Nếu phân loại rác tại nguồn thành công, TPHCM sẽ tái sử dụng 90-95% khối lượng chất thải rắn, trong đó khoảng 70% dành để tái sinh năng lượng và sản xuất phân compost, phân vi sinh giúp giảm đáng kể ô nhiễm do mùi và nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp.

Từ năm 1999 đến 2012, TPHCM đã triển khai 3 chương trình phân loại rác tại nguồn nhưng tất cả đều thất bại mặc dù kinh phí không phải nhỏ. Nguyên nhân là thiếu đầu tư hệ thống phân loại một cách đồng bộ, từ thùng rác tại mỗi gia đình, phương tiện vận chuyển có ngăn riêng và các bãi rác phải phân loại, tái chế đúng yêu cầu.

Chương trình phân loại rác tại nguồn đầu tiên vào năm 1999 và kết thúc năm 2001 với kinh phí 5.000 đô la Mỹ do EU tại trợ thực hiện tại 2 tổ dân phố ở quận 5. Sau đó, EU tiếp tục tài trợ chương trình tại quận 5 từ năm 2002 đến năm 2007 thì kết thúc. Chương trình phân loại rác tại nguồn của riêng TPHCM được triển khai từ năm 2001 thí điểm tại quận 6 cũng kết thúc thất bại vào cuối năm 2009.

Trong những lần thí điểm trước đây, ban đầu người dân tham gia các chương trình phân loại rác tại nguồn với tỷ lệ rất cao, tăng từ 30% lên 70%. Nhưng do thiếu xe thu gom từng loại rác, kết quả là sau khi phân loại tại nhà dân, rác lại bị trộn chung ở bãi tập kết, đổ về bãi chôn lấp. Bên cạnh đó, việc xây dựng các nhà máy sản xuất phân compost và chế biến phân hữu cơ không thực hiện được do các nhà đầu tư thiếu vốn.

Bà Huỳnh Thị Lan Phương, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS - chủ đầu tư khu xử lý chất thải Đa Phước) cho biết, WVS đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống phân loại, tái chế chất thải để sản xuất phân compost, sẵn sàng tiếp nhận lượng rác được phân loại từ rác hộ dân chuyển về để tái chế.

Xây 13 trạm trung chuyển rác trước Tết Nguyên đán

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM tại cuộc họp sáng hôm qua (26-11), trước đây thành phố có gần 50 trạm trung chuyển rác. Do nhiều trạm không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, phát tán mùi hôi nên thành phố đã giảm số lượng trạm trung chuyển rác xuống còn 13 trạm. Tổng số vốn đầu tư 13 trạm trung chuyển khoảng 68 tỉ đồng.

Từ nay đến ngày 10-2-2015 (trước Tết Nguyên đán) sẽ hoàn tất việc xây dựng 13 trạm trung chuyển rác gồm: trạm Bình Trưng Tây (quận 2), Tôn Thất Thuyết (quận 4), Bà Lài (quận 6), Long Hòa, Phước Long A (quận 9), Trần Bình Trọng (quận 10), Tân Hóa (quận 11), Tân Thới Hiệp (quận 12), Nguyễn Kiệm (Phú Nhuận), Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức), Tân An Hội (Củ Chi) và các trạm Bà Điểm, Xuân Thới Thượng (Hóc Môn).  

Theo kế hoạch thì TPHCM sẽ duy trì các trạm trung chuyển đến năm 2020, sau đó sẽ không còn mô hình trạm trung chuyển nữa mà rác thải sẽ được chở trực tiếp từ khu dân cư về các khu xử lý.

Như vậy, trong tương lai, vấn đề xử lý chất thải rắn có thể mở ra được nhiều nốt rút...

Read more…

Ô nhiễm tại bãi rác Dốc Búng vẫn tái diễn

9:43 AM |
Xung quanh thông tin nguồn nước mặt sông Đà bị nhiễm bẩn từ một bãi rác tại TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), lãnh đạo Công ty CP Nước sạch Vinaconex khẳng định chất lượng nước sạch cung cấp cho Hà Nội được đảm bảo.

Viwasupco khẳng định chất lượng nước sạch được đảm bảo
Tuy nhiên, các chuyên gia môi trường cho rằng, về lâu dài, nếu  bãi rác dốc Búng gây ô nhiễm không được xử lý triệt để thì sẽ gây nguy hại cho nguồn nước mặt cũng như chất lượng nguồn nước sạch được sản xuất tại Nhà máy nước sông Đà.

 Bãi rác dốc Búng hàng ngày vẫn xả nước thải ra khu vực xung quanh.
Bãi rác dốc Búng hàng ngày vẫn xả nước thải ra khu vực xung quanh.

Phóng viên đã tìm hiểu thực tế để thông tin rõ hơn về bãi rác dốc Búng gây ô nhiễm. Tại TP Hòa Bình, chúng tôi đã phát hiện nhiều chuyện "lạ", đó là chuyện một bãi rác tạm bị biến thành bãi rác duy nhất của cả TP, hàng ngày xả nước thải ra khu vực xung quanh và xuống sông Đà, trong khi trên địa bàn có một khu xử lý rác được đầu tư đến gần 30 tỷ đồng nhưng bỏ hoang đã 5 năm nay.  

Sống chung với ô nhiễm
Không mất nhiều công sức để tìm ra bãi rác dốc Búng, bởi khi đến con đường cách xa bãi rác hàng cây số đã ngửi thấy mùi hôi nồng nặc. Có lẽ bãi rác dốc Búng phải gọi là "núi rác" hay "cánh đồng rác" mới chính xác, bởi rác được đổ tràn lan trên diện tích rộng, nằm ngay giữa khu dân cư. Bị ảnh hưởng nhất là các gia đình đang sinh sống ở tổ 17, phường Tân Hòa do nằm gần bãi rác nhất. Hàng ngày không chỉ phải chịu đựng mùi hôi thối của bãi rác bốc lên mà nhà cửa, quần áo, chăn màn cả ngày lẫn đêm đều đen đặc ruồi muỗi. Chính vì sống trong môi trường ô nhiễm nên nhiều người lớn lẫn trẻ con đều mắc các bệnh về đường hô hấp, da liễu…  

Trước thông tin bãi rác dốc Búng ô nhiễm, có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho Nhà máy nước sông Đà để sản xuất và cấp nước sạch về TP Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco), Công ty CP Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng nước sạch cung cấp từ Nhà máy nước sông Đà, đảm bảo an toàn cho sinh hoạt của người dân; báo cáo định kỳ cho UBND TP. Yêu cầu Tổng Công ty Vinaconex, Công ty Viwasupco khẩn trương phối hợp, làm việc với các ngành liên quan của tỉnh Hòa Bình để có các giải pháp hạn chế ảnh hưởng do ô nhiễm từ bãi rác đến nguồn nước mặt cung cấp cho Nhà máy nước sông Đà và đảm bảo chất lượng, an toàn đối với nguồn nước sạch cung cấp cho người dân Thủ đô.

Một người dân tổ 11, nhà ở đầu dốc Búng cho biết, từ khoảng 20 giờ đến 23 giờ hàng ngày là thời điểm ô tô chở rác của Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình lũ lượt tập kết về đây. Điều đáng nói là rác được đổ xuống, sau đó công nhân phun qua loa một thứ hóa chất khử mùi rồi san ủi cho bằng phẳng, hoàn toàn không có biện pháp xử lý gì khác. Do thiếu các biện pháp xử lý và lại nằm gần sông Đà nên nước thải từ bãi rác chảy rả rích cả ngày lẫn đêm trực tiếp xuống sông.

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi men theo một đoạn bờ sông và đếm được đến 3 miệng cống từ bãi rác xuyên qua đường chảy thẳng ra sông, nước đen ngòm sủi bọt như xà phòng và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Dòng nước sông Đà đoạn này cũng có màu khác lạ, đục đục, nhờ nhờ chứ không trong xanh như những khu vực khác. Theo kết quả phân tích mẫu nước ngầm của bãi rác dốc Búng do Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình cung cấp năm 2013, có đến 10 thông số vượt quy chuẩn và mẫu nước suối cạnh bãi rác có 13 thông số vượt quy chuẩn…

Khu xử lý xây mới rồi để không...
Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, bãi rác dốc Búng thuộc phường Tân Hòa được đưa vào khai thác từ năm 2003. Điều đáng nói là do chỉ được quy hoạch là bãi tạm nên bãi rác dốc Búng không hề có công trình xử lý rác thải nào được xây dựng từ khi đi vào hoạt động cho đến nay. Để đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải ngày càng tăng, UBND tỉnh Hòa Bình đã quy hoạch và triển khai xây dựng Khu xử lý rác thải Yên Mông nằm cách bãi rác dốc Búng chừng 10km. Tuy nhiên, khu xử lý rác thải Yên Mông đã nằm "đắp chiếu" từ khi hoàn thành. Đem thắc mắc này trao đổi với ông Nguyễn Văn Cần - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Mông. Ông Cần cho biết: Ngày đó, không biết tỉnh tính toán kiểu gì mà khoanh vị trí khu xử lý rác thải nằm ngay sát khu dân cư. Lo ngại môi trường bị ô nhiễm, bà con phản đối dữ lắm. Chính vì thế, ngay khi có xe rác đầu tiên đưa về khu xử lý, dân làng kéo nhau ra chặn, gây mất an ninh trật tự khu vực. Nay muốn khôi phục lại khu xử lý rác phải có kế hoạch di dời khoảng 140 hộ dân, một trường mầm non và một trường tiểu học nằm trong khu vực bị ảnh hưởng. Kinh phí bồi thường GPMB dự kiến khoảng hơn 100 tỷ đồng, chưa kể quỹ đất quy hoạch tái định cư cho các hộ dân.

Trong khi những lo ngại về nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm từ bãi rác dốc Búng thì xem chừng tỉnh Hòa Bình vẫn chưa quyết liệt xử lý mối bất an này. Trao đổi với phóng viên, ông Quách Tùng Dương - Chủ tịch UBND TP Hòa Bình thừa nhận, nguồn nước rò rỉ từ bãi rác dốc Búng là có thật, ít nhiều gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt sông Đà. Theo ông Dương, lãnh đạo tỉnh và TP Hòa Bình đang tìm biện pháp tháo gỡ. Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là vấn đề kinh phí, ngân sách hiện chưa bố trí được. Đơn giá để xử lý một tấn rác theo đúng quy trình phải mất 250.000 - 300.000 đồng trong khi mức giá quy định hiện nay rất thấp nên chỉ có thể xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
Thiết nghĩ, vì lợi ích của cộng đồng, UBND tỉnh Hòa Bình cần có ngay quyết sách kịp thời, tạm đóng cửa bãi rác dốc Búng và có kế hoạch xử lý lượng rác đã chôn lấp nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại khu vực này.

Đề nghị các cơ quan hữu quan tỉnh Hòa Bình sớm vào cuộc.
Liên quan đến thông tin bãi rác dốc Búng gây ô nhiễm môi trường, có thể ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của hơn 70.000 hộ dân Thủ đô, trao đổi qua điện thoại với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị chiều 26/11, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình Nguyễn Tiến Sinh cho biết mới biết qua phản ánh của báo chí nên chưa thể có ý kiến cụ thể. Ông Nguyễn Tiến Sinh cũng cho biết sẽ đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình phải sớm làm rõ sự việc này. (Hà Minh).

NT
Read more…

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG Ở HẢI PHÒNG

9:18 AM |

Theo Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 567/QĐ-TTg, đến năm 2020, VLXKN sẽ thay thế 20- 25% gạch đất sét nung vào năm 2015, 30-40% vào năm 2020. Được sự hỗ trợ về công tác quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, cụ thể là Vụ VLXD, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng VLKN trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang ngày càng phát triển.

Những tác hại của gạch đất sét nung đến môi trường và con người
Tại buổi tập huấn vừa qua tại Hải Phòng về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng VLXKN, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, mỗi năm cả nước sản xuất tiêu thụ 22 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn, đến năm 2020 cần 40 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn. Trong khi đó để sản xuất gạch đất sét nung, nguyên liệu chủ yếu từ đất nông nghiệp, đất ruộng. Nếu sản xuất1 tỷ viên gạch đất sét nung phải dùng đến 1,5 triệu m3 đất, tương đương 75 ha đất ( độ sâu khai thác là 2m) nông nghiệp, tương đương với diện tích 1 xã, thải ra môi trường 17 triệu tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực, môi trường. Chưa kể phải sử dụng hàng triệu tấn than, thải ra hàng chục vạn tấn tro xỉ.
Để phổ biến kiến thức về những tác hại của việc sản xuất gạch đất sét nung và những ưu điểm của sản xuất và sử dụng vật liệu không nung, 5 năm gần đây, Chính phủ đã có rất nhiều quy định về sử dụng vật liệu xây không nung, nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tận dụng sử dụng phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhiên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế. Do vậy, đến tháng 6/2014, đầu tư sản xuất VLXKN trong cả nước đạt năng lực khoảng 5,5 tỷ viên quy tiêu chuẩn, đạt khoảng 25% so với tổng vật liệu xây. Nhưng tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như tâm lý, thói quen sử dụng; hình dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, giá còn cao; cơ chế chính sách chưa đủ mạnh tạo điều kiện cho sản phẩm mới vào thị trường; tác động của suy thoái kinh tế. Đặc biệt, có nguyên nhân do nhận thức chưa đầy đủ của chính quyền địa phương.
Tăng cường sử dụng VLKN và hạn chế sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn thành phố
Theo ông Đỗ Trọng Đạt - Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng cho biết: Hiện Hải Phòng có 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VLXKN. Hưởng ứng Chương trình phát triển VLXKN của Chính phủ, một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung, chi phí hàng tỷ đồng. Tuy nhiên các Doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Song được sự hỗ trợ từ công tác quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, UBND thành phố. Hiện một số doanh nghiệp sử dụng VLKN đã có những bước phát triển khả quan. Theo ông Trần Duy Phúc, Giám đốc Công ty CP Cơ khí và VLXD Thanh Phúc tại quận Kiến An cho biết, đơn vị có các loại sản phẩm VLKN phong phú là gạch lát hè và gạch xây dựng… Trong khi một số sản phẩm gạch lát hè, gạch xây 2 lỗ rỗng, gạch xây 3 lỗ rỗng, gạch xây 3 vách làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, thì một số loại gạch để xây dựng nhà ở, công trình dân dụng thì sức tiêu thụ vẫn còn hạn chế. Hàng năm Cty sản xuất ra 1 tỷ viên, nhưng sức tiêu thụ đạt 30% sản lượng. Được sự hỗ trợ lớn từ phía Bộ Xây dựng cũng như UBND Thành phố, Hội VLXD…Công ty Thanh Phúc, sản phẩm GKN của Công ty TNHH MTV Long Thi tại huyện Thủy Nguyên đã có đơn hàng cung cấp cho các công trình trong khu nghiệp VSIP (Thủy Nguyên), Khu TT Thành phố, KCN Cảng Cái Lân (Quảng Ninh), LG Hải Phòng, Cảng Hải Phòng, sau một năm đã có sức tiêu thụ bằng khoảng 50% công suất của dây chuyền.
Đến nay, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo phát triển VLKN để từng bước thay thế gạch đất sét nung, hạn chế tối đa sử dụng đất sét và than - một nguồn tài nguyên không tái tạo, góp phần bảo vệ an ninh lương thực, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải CO2. Ngoài ra việc tận dụng phế thải của các ngành công nghiệp như tro, xỉ, mạt đá… để sản xuất ra VLKN cũng góp phần giảm một lượng đáng kể các chất thải rắn ra môi trường. Dựa trên chương trình phát triển VLKN đã được phổ biến rộng rãi do các cấp, các ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp. Hiện người dân đã bước đầu làm quen với VLXDKN, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất và sử dụng vật liệu xây.
Tuy nhiên để thúc đẩy mạnh việc khai thác thực hiện Chương trình phát triển VLKN, Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chính sách của Chính phủ thuộc phạm vi quản lý của từng Bộ, ngành địa phương nhằm khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng VLXDKN, kể cả các sản phẩm tấm tường thạch cao và tấm 3D. Hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, tiếp tục xây dựng lộ trình phù hợp với từng địa phương để sớm chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí). Trong đó riêng Bộ Xây dựng ban hành cơ chế chính sách đồng bộ nhằm tăng cường sử dụng VLKN tại các công trình sử dụng vốn nhà nước như: Trụ sở làm việc, bệnh viện, trường hoc… bắt buộc phải sử dụng VLXKN. Các công trình cao tầng không phân biệt nguồn vốn, ưu tiên sử dụng VLXKN, đặc biệt là VLXKN loại nhẹ phải đạt 30% trong tổng số vật liệu xây. Đồng thời, để các quy định đi vào cuộc sống, cùng với tuyên truyền cho nhân dân hiểu về tính năng và lợi ích khi sử dụng VLXKN, Nhà nước tiếp tục có những cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất VLXKN, khuyến khích người dân, đơn vị sử dụng loại vật liệu có nhiều ưu điểm này, góp phần thực hiện tốt việc xóa bỏ các lò gạch đất sét nung gây ô nhiễm môi trường.

Read more…

Hot