Sốc: Nước thải "an toàn hơn sữa" của xe chạy nguyên liệu Hydro Mirai

1:25 PM |
 Nước thải ra từ chiếc xe chạy pin nhiên liệu hydro Toyota Mirai an toàn hơn sữa, Toyota vừa đưa ra tuyên bố gây "sốc" về mẫu xe mới này.
Nước thải ra từ xe hơi chạy nhiên liệu hydro có vị hơi chua, độ pH khoảng 5-6, ít tính axit hơn mưa axit, thậm chí bia nhưng đậm vị hơn sữa - Ảnh: america.aljazeera.com
"Chúng tôi đã thí nghiệm tác động sức khỏe xảy ra khi uống chất thải trên", kỹ sư Seiji Mizuno nói. "Những người tham gia thí nghiệm cho biết nước này ít tạp chất hữu cơ hơn hẳn sữa".
Nhưng công ty không đưa ra lời khuyên nên uống nước thải xe Mirai vì nó được tạo ra từ phản ứng hút khí oxy trong môi trường xung quanh và liên kết với khí hydro từ bình nhiên liệu - gọi là "màng trao đổi proton” - để sinh ra năng lượng cho xe.
"Tùy thuộc vào địa điểm lái xe, không khí tại một số nơi trên trái đất có thể chứa tạp chất có hại cho cơ thể, như vi khuẩn E. coli. Bạn không thể kiểm tra được chất lượng không khí ở từng nơi", ông Mizuno nói.
Loại nước thải xe do các chuyên gia thử nghiệm uống, có vị hơi chua, với độ pH khoảng 5-6, ít tính axit hơn mưa axit, thậm chí bia nhưng đậm vị hơn sữa.
Xe chạy pin nhiên liệu hydro Toyota Mirai hiện bán mạnh ở Bang California (Mỹ). Nhược điểm của xe nhiên liệu hydro mới là không sở hữu tốc độ và độ phô trương như Tesla hay các dòng xe điện khác, nhưng nhỉnh hơn khi so với xe chạy khí diesel hay xăng dầu thông thường.
Toyota Mirai có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 9,2 giây, trước khi đạt vận tốc tối đa 180 km/h.
Giá đổ đầy bình chứa khí hydro cũng tương đương xe chạy xăng dầu, với quãng đường khoảng 483 km/bình. Điều này có nghĩa xe nhiên liệu hydro tiêu tốn nhiều tiền và kém hiệu quả hơn xe hybrid như Prius, nhưng rẻ hơn so với xe điện.
Điều giá trị nhất - nó là chiếc xe không phát thải. Vì thế, với người quan tâm đến việc giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, xe nhiên liệu hydro là lựa chọn tuyệt vời.
Theo nguồn: tuoitre.vn
Read more…

CÒN NHIỀU LÒ GẠCH THỦ CÔNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

12:00 PM |
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quy định về lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng trên địa bàn tỉnh và yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất phải chấp hành chậm nhất vào cuối tháng 6/2014. Thế nhưng, đến nay tại xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa vẫn còn tồn tại trên 100 lò gạch thủ công, gây ô nhiễm môi trường
    [-]Khánh[-]Hòa,[-]lò[-]gạch,[-]thủ[-]công,[-]ô[-]nhiễm,[-]môi[-]trường
    Ảnh: minh họa

    Xã Ninh Xuân là địa phương có nhiều lò gạch thủ công nhiều nhất tỉnh Khánh Hòa với 54 cơ sở sản xuất, bao gồm 98 lò đứng, 8 lò vòng, mỗi năm sản xuất từ 100-120 triệu viên gạch. Với lý do chưa được hỗ trợ để chuyển đổi nghề hoặc đầu tư công nghệ mới, đồng thời đang tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, các chủ cơ sở sản xuất gạch thủ công ở đây vẫn tiếp tục sản xuất.

    Gần đây nhất, Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa phối hợp với Công ty Cổ phần Chế tạo máy và sản xuất vật liệu mới (Thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành quảng bá, tuyên truyền về thiết bị máy sản xuất gạch không nung để các chủ lò gạch thủ công ở Ninh Xuân tham khảo, đầu tư chuyển đổi công nghệ. Tuy nhiên, mức đầu tư khoảng 7 tỷ đồng/ cơ sở sản xuất gạch không nung là quá khả năng đầu tư của chủ các lò gạch. Đồng thời, trên địa bàn xã Ninh Xuân không có nguyên liệu để sản xuất gạch không nung, nên việc chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch không được người dân đón nhận.

    Được biết, tháng 7/2014, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có tờ trình về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất ngoài công lập (trong đó có cơ sở sản xuất gạch thủ công) gây ô nhiễm môi trường và di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh, nhưng tờ trình này không được Kỳ họp thứ 8 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V thông qua.

    PTT
    Read more…

    NƯỚC THẢI SINH HOẠT XUỐNG ĐƯỜNG

    9:39 AM |

    Nhiều năm qua người dân sống hai bên đường An Dương Vương, khu phố 6, phường 16, quận 8, TP.HCM đã phải chịu cảnh không có cống thoát nước. Thế nhưng, hàng tháng các hộ dân vẫn phải đều đặn trả phí bảo vệ môi trường cho công ty cấp nước sinh hoạt.


    Không có cống thoát, nước thải sinh hoạt được người dân xả trực tiếp ra đường

    Hóa đơn đóng phí hàng tháng cho công ty cấp thoát nước của người dân

    Công trình thi công thì vẫn còn đang dang dở, hàng chục cống thoát nước thải nằm ngổng ngang trên tuyến đường. Nhưng nước thải thì vẫn phải xả thẳng trực tiếp xuống đường và đây được coi là biện pháp duy nhất của các hộ dân nơi đây.

    Theo người dân nơi đây, cho biết: Tình trạng ngập nước của đường An Dương Vương đã có từ xưa đến giờ, vì không có cống thoát nước từ đó đường xá ngập triền miên, đường được nâng lên thì bị ngập nước, nước ngập lại nâng đường. Người dân rất bức xúc vì việc ô nhiễm môi trường vì mỗi nhà đều bơm nước thải sinh hoạt ra đường vì không có cống thu gom.

    Dù biết xả nước thải ra đường là việc làm sai trái nhưng các hộ dân sống nơi đây không còn cách nào khác. Mỗi khi mưa xuống nếu không xả nước ra đường thì không còn cách nào khác để nhà khỏi bị ngập nước.

    Tuy nhiên, những ngày thường mặt đường vẫn ngập tràn lênh láng nước dù không mưa, không triều cường, nước từ ngoài đường trải tràn vào nhà. Người dân phải chấp nhận bỏ ra hàng trăm triệu đồng để xây những con đê ngăn nước. Nhưng những ngày mưa, mực nước quá cao, nước vẫn tràn vào nhà. Không có cống thoát nước người dân buộc phải sống chung với nước và bố trí sân nhà chứa nước thành các ao nuôi cá.

    Người dân nơi đây sẽ phải tiếp tục sống chung với nước nếu chính quyền địa phương không nhanh chống triển khai và hoàn thành dự án lấp đặt các cống thoát nước nơi đây.

    PTT
    Read more…

    CỐ CÀY ĐẤT Ô NHIỄM VÌ "TẮC ĐẤT TẮC VÀNG"

    9:05 AM |
    Nông dân ngoại thành TP.HCM đứng trước nguy kịch lớn do diện tích đất canh tác đang bị “đầu độc” việc xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường của các cụm - khu công nghiệp trong nội thành.
    Vài năm trước, khi qua khu vực cầu An Hạ (huyện Củ Chi) còn thấy những ruộng lúa mọc ươm xanh. Bây giờ khoảng 130ha đất trồng lúa trước đây đã trở thành đồng không chẳng thấy lúa.
    Đất ô nhiễm, lúa "bỏ chạy"
    Nhiều năm nay, nước ô nhiễm từ kênh An Hạ tràn vào đã biến khu ruộng này thành một bãi lầy bốc mùi tanh tưởi, sủi bọt đỏ quạch… Vài năm trước, có thể thấy cánh đồng này sớm muộn nông dân cũng bỏ đất hoang nên thành phố đã cho quy hoạch. Tuy nhiên, sau khi thấy đất cứ bỏ hoang do “dự án treo”, mới đây vài nông dân tiếc đất lại xách cuốc ra đồng khai mương, cày đất tiếp tục trồng lúa. Theo anh Nguyễn Văn Phương, một nông dân ở đây, giờ đất này hoàn toàn không thể trồng lúa được vì nguồn nước và đất đã bị ô nhễm nặng.
    Bỏ đất trống dân không nỡ, dù đất ô nhiễm vẫn phải cố cải tạo để trồng lúa - Trần Đáng
    Trong khi đó, tại cụm xí nghiệp sản xuất cao su ở ấp 7, 8 (xã Bình Mỹ, Củ Chi) nhiều ha đất trồng lúa trước đây giờ cũng đã bỏ hoang hoặc cho thuê để trồng rau muống. Anh Võ Trung Tín – một nông dân trồng rau muống, cho biết: “Đất này sao trồng lúa được. Mấy cái xí nghiệp sản xuất cao su ở đây xả thải ra đồng ruộng gây ô nhiễm nguồn nước dữ lắm, chỉ có cây rau muống sống được thôi”.
     
    Gần 5ha đất trồng lúa cạnh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) nhiều năm nay cũng rơi vào cảnh bỏ hoang. Khu đất này giờ là “đất chết” vì bị nguồn nước thải từ khu công nghiệp này gây ô nhiễm nặng. Ông Nguyễn Văn Nhung – một chủ đất ở khu này cho hay, trồng cây gì, nuôi con gì ở đây cũng chết nên tốt nhất là… bỏ hoang!
    Chưa hết, nhiều ha đất trồng lúa ở huyện này cũng đang bị áp lực rất lớn từ nguồn nước thải của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân và các khu công nghiệp thượng nguồn theo kênh Thầy Cai – An Hạ đổ về. Nhiều ha đất trồng lúa năng suất cao bây giờ chỉ còn thu được khoảng 3 tấn/ha, trong khi năng suất trồng lúa ở đây là 5 tấn/ha.
    Theo thống kê, chỉ riêng 3 huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn đã có hơn 2.000ha đất nông nghiệp bỏ hoang, trong đó có lý do bị ô nhiễm môi trường.
    Xây dựng lại hệ thống tưới tiêu có hiệu quả?
    Hiện 8 tuyến kênh chính phục vụ tưới tiêu cho hàng ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp cho huyện Bình Chánh và Hóc Môn đang bị ô nhiễm trầm trọng.
    Theo kết quả phân tích chất lượng nguồn nước kênh Thầy Cai - An Hạ, kênh B, C của Sở NNPTNT TP.HCM, các thông số COD, BOD5, Coliform đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thủy lợi và tiêu chuẩn nước thải công nghiệp từ vài lần đến hàng chục lần.
    Nếu như nguồn nước kênh Thầy Cai – An Hạ (con kênh đầu nguồn của hệ thống nước phục vụ tưới tiêu toàn công trình thủy lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh) bị ô nhiễm là do các khu công nghiệp Tân Phú Trung, Hiệp Phước, thì nguồn nước kênh B, C lại bị Khu công nghiệp Lê Minh Xuân đầu độc. Việc ô nhiễm kênh B và C đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước tưới toàn bộ khu nam Tỉnh lộ 10 thuộc hệ thống thủy lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh.
    Được biết, hiện Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở NNPTNT TP.HCM) đang xây dựng hệ thống tưới tiêu mới cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp thành phố. Chẳng biết, nếu không thẳng tay xử lý triệt để các khu công nghiệp đang gây ô nhiễm nguồn nước tưới tiêu thì hệ thống tưới tiêu mới có ngăn được được đất nông nghiệp thành phố đang chết dần hay không?
    Đến 2020, TP.HCM chỉ còn 3.000ha đất trồng lúa

    UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch xác định ranh giới, diện tích và xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa trên địa bàn. Kế hoạch này được triển khai tổ chức thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 với chỉ tiêu phân bổ diện tích đất trồng lúa là 3.000ha, trong đó, địa bàn huyện Bình Chánh có 350ha và huyện Củ Chi có 2.650ha.
    PTT
    Read more…

    BĂNG KHOĂN VỚI QUYẾT ĐỊNH THU HỒI CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

    8:43 AM |

    Nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sáng ngày 25/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội thảo "Xây dựng chính sách, pháp luật về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ tại Việt Nam."

    Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đang là thách thức không nhỏ
    Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đang là thách thức không nhỏ
    Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bùi Cách Tuyến, những năm gần đây, ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, đi cùng với tốc độ phát triển thì tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin thời gian qua cũng đang là thách thức không nhỏ đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ các bên liên quan trong việc sản xuất, lưu thông, sử dụng và thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ.
    Theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg, từ ngày 1/1/2015 các sản phẩm thải bỏ như ắc quy và pin, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp, hóa chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và thuốc sử dụng cho người, dầu nhớt, mỡ bôi trơn sẽ bị thu hồi và xử lý theo nội dung. Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thải bỏ phải có trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi, vận chuyển đến cơ sở xử lý...
    Như vậy, thời điểm cho việc thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đã rất cận kề, tuy nhiên tại buổi hội thảo diễn ra sáng hôm qua nhiều doanh nghiệp cho biết trong quá trình thiết lập hệ thống thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ họ gặp không ít băn khoăn. Đại diện Công ty Panasonic nêu ví dụ: Nếu một người chuyên thu gom đồ điện tử, trước khi đưa đến công ty những sản phẩm thu hồi thì chính người thu gom này đã lấy đi những thành phần quan trọng, có giá trị nhất trong sản phẩm đó như cuộn lõi dây đồng chẳng hạn. Điều này có nghĩa là người thu gom mang tới sản phẩm không hoàn chỉnh thì nhà nhập khẩu/sản xuất có thể từ chối tiếp nhận hay không? Hay vấn đề công ty có rất nhiều tầng lớp nhà phân phối khác nhau, vậy khi công ty báo cáo kết quả thu hồi, xử lý sản phẩm tới Tổng cục Môi trường thì chỉ báo cáo về nhà phân phối trực tiếp của mình (hàng phân phối thứ nhất) có được hay không?...
    Theo ông Phạm Hồng Quân, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam cho hay: Dầu thải và ác quy là những mặt hàng có giá trị và có thể bán cho những cơ sở vận chuyển và đơn vị xử lý bất hợp pháp. Đây đang là dòng lưu chuyển chính của việc tái chế hiện nay ở Việt Nam. Các cơ sở bất hợp pháp (vận chuyển và nhà cung cấp) có giá thu mua cao hơn so với cơ sở thu gom và xử lý được cấp phép. Tình trạng này sẽ gây khó khăn lớn cho hoạt động thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ theo đúng quy định…
    Những vướng mắc trên của các doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp.
    Cũng theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg thì từ ngày 1/1/2016 sẽ thu hồi và xử lý máy sao chụp giấy, tivi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt và săm, lốp các loại thải bỏ. Tiếp đến, các loại phương tiện giao thông như xe môtô, xe gắn máy, xe ôtô các loại thải bỏ sẽ bị thu hồi và xử lý từ ngày 1/1/2018.

    PTT
    Read more…

    SÔNG ĐỒNG NAI SẼ SẠCH VỚI MỨC ĐẦU TƯ LỚN!

    12:14 PM |
    Nhằm bảo vệ nguồn nước cấp sinh hoạt cũng như sản xuất cho gần 20 triệu người dân, việc  giảm thiểu ô nhiễm, cải tạo chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai là điều cần thiết cấp bách. Tuy nhiên, để làm được điều này không riêng TP.HCM cần phải có một khoảng chi phí khổng lồ để đầu tu xây dựng và  xử lý.
    Cần nhiều dự án cải thiện môi trường
    Ông Cao Tung Sơn, Phó Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM cho biết, để thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, nhiều giải pháp mạnh đã được áp dụng và cần phải có thêm  nhiều dự án bảo vệ môi trường.
    Cụ thể, Sở TN-MT đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý 310 đơn vị. Trong đó, xử phạt và buộc tạm đình chỉ 100 đơn vị có hành vi vi phạm môi trường nghiêm trọng. Riêng 37 doanh nghiệp ô nhiễm nằm trong quyết định phải di dời của Chính phủ, thành phố đã tổ chức giải quyết những khó khăn, vướng mắc về vốn và địa điểm di dời cho các doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương.
    Những trường hợp chưa di dời thì áp dụng biện pháp thanh tra, kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi năm hai lần và đột xuất. Song song đó, đẩy mạnh hoạt động hiệu quả các quỹ bảo vệ môi trường như quỹ xoay vòng lãi suất 4%/năm; quỹ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp lãi suất 0%/năm cho các doanh nghiệp có nhu cầu…
    Một góc hồ chứa nước thải Nhà máy nước thải Bình Hưng xử lý nước thải trên phạm vi 1.000ha với công suất 141.000 m³/ngày (Ảnh: Phạm Cao Minh/Sài Gòn Giải Phóng)
    Một góc hồ chứa nước thải Nhà máy nước thải Bình Hưng xử lý nước thải trên phạm vi 1.000ha với công suất 141.000 m³/ngày (Ảnh: Phạm Cao Minh/Sài Gòn Giải Phóng)
    Không dừng lại đó, việc cải tạo một số tuyến kênh rạch cũng được chú trọng đầu tư, bởi đây là những nguồn dẫn chất thải ra sông. Thành phố đã kết hợp cải tạo hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, kênh Đôi – kênh Tẻ, kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc… với việc đưa vào vận hành một số nhà máy xử lý nước thải đô thị.
    Xây dựng thêm 12 nhà máy xử lý nước thải
    Tuy kết quả đạt được rất đáng khích lệ nhưng để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại thành phố cũng như giảm thiểu tải lượng ô nhiễm môi trường ra sông thì vẫn cần khoản kinh phí lên đến vài ngàn tỷ đồng để xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước thải. Đại diện Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TPHCM cho biết, từ nay cho đến năm 2015, thành phố đang đẩy mạnh kêu gọi, đầu tư xây dựng 12 nhà máy xử lý nước thải tập trung.
    Cụ thể là Nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn với công suất 120.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa – Lò Gốm với công suất 300.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 với công suất 170.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát với công suất 250.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè với công suất 480.000m³/ngày (giai đoạn 1) và 800.000m³/ngày (giai đoạn 2).
    Không chỉ vậy, nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường tuy có chuyển biến nhưng chưa tạo được thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của đại bộ phận dân cư. Tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường tại khu vực dân cư và doanh nghiệp lân cận thành phố vẫn còn rất phổ biến. Điển hình tình trạng ô nhiễm kênh Ba Bò, kênh giáp ranh tỉnh Long An, thượng nguồn sông Sài Gòn giáp ranh tỉnh Tây Ninh…
    Có thể nói, việc bảo vệ môi trường là cấp thiết, đặc biệt là bảo vệ chất lượng nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt cho 20 triệu người dân thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Tuy nhiên, nếu chỉ có một mình TPHCM làm mà thiếu sự đồng bộ từ các tỉnh thành khác; nếu mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các tỉnh thành vẫn tiếp tục kéo dài không được giải quyết thỏa đáng, nhiều tỉnh thành vẫn coi trọng phát triển kinh tế hơn bảo vệ môi trường, thì dù TPHCM có bỏ vào hàng trăm ngàn tỷ đồng để cải thiện ô nhiễm chất lượng môi trường nhằm giảm thiểu tải lượng ô nhiễm cho sông Đồng Nai, cũng sẽ trôi theo sông.
    MXD
    Read more…

    CÓ HAY KHÔNG VIỆC CHÍNH QUYỀN TIẾP TAY CHO "ĐẤT TẶC"

    11:08 AM |
    Lợi dụng chủ trương làm đường giao thông nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo xã Cầu Lộc (Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã ngang nhiên cho “đất tặc” khai thác trái phép hàng ngàn m3 đất đồi đem bán, thu lợi, làm thất thoát nguồn tài nguyên quốc gia. Không những thế, tình trạng khai thác đất còn kéo theo hệ thống đường giao thông cũng bị xuống cấp nặng nề và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng khu vực dân cư...
     
    Toàn cảnh núi Thiều đang bị "đất tặc" “xẻ thịt” đem đi bán.
     
    Theo phản ánh của người dân địa phương về việc khai thác đất trái phép ở khu vực núi Thiều, thuộc thôn Thiệu Quang, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, trình trạng khai thác đất trái phép tại núi Thiều nằm ngay bên phía Nam mặt đê Sông Lèn, phía Bắc của núi Thiều là cảnh tượng tan hoang bao trùm cả một quả đồi rộng hàng ha, cùng nhiều hầm hố và vách đất được đào cao dựng đứng từ 20 - 30m xuất hiện do quá trình khai thác đất có quy mô lớn để lại và đã biến khu vực núi Thiều trở thành "đại công trường khai thác đất” như đã được nhà nước quy hoạch.
     
    Tại hiện trường khai thác có một máy múc cỡ lớn đang hoạt động hết công suất đào bới, khoét sâu vào lòng núi để múc đất và hàng chục chiếc xe lớn nhỏ đang nối đuôi nhau ra vào chở đất đem đi bán cho các công trình san lấp mặt bằng trong và ngoài địa phương.
     
    Một hộ dân nhà ngay chân núi Thiều (thuộc thôn Thiều Quang) sát với khu vực khai thác đất bức xúc nói: “Khu vực núi Thiều là đất rừng được chính quyền giao cho các hộ dân trồng rừng sản xuất. Nhưng không hiểu vì lý do gì, hơn hai tháng qua xã lại thống nhất với các hộ dân cho quy hoạch lấy đất trồng rừng rồi thuê người đem xe ủi, máy múc và ô tô vào ngang nhiên khai thác để làm đường giao thông nông thôn. Một điều lạ lùng là làm đường giao thông trên địa bàn xã thì ít, mà các loại xe ôtô có trọng tải lớn lại cứ ùn ùn chở đất đem đi bán cho các công trình san lấp mặt bằng ở các xã Phong Lộc, Quang Lộc... Hằng ngày có tới hàng trăm lượt xe có trọng tải lớn ra vào chở đất suốt từ sáng sớm đến tối đêm, khiến người dân nơi đây mất ăn mất ngủ. Đặc biệt, tình trạng khai thác đất còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngày nắng khói bụi bay mù mịt, ngày mưa thì đường sá lầy lội đỏ quạch một quãng đường dài trong khu dân cư, gây khó khăn và nguy hiểm cho các phương tiện của người dân khi tham gia giao thông”.
     
    Mặt đường trở nên lầy lội do xe cày chở đất
     
     
    Trước đây khu vực núi Thiều vốn là loại đất rừng sản xuất và được giao cho các hộ dân trong thôn Thiều Quang trồng và chăm sóc rừng. Điều lạ lùng là tại sao số diện tích đất rừng đã được giao cho các hộ quản lý, nhưng chính quyền lại để cho người dân khai thác?. Cả một khoảng đất rộng mênh mông trước kia là đồi trồng cây, giờ là bãi đất trống nham nhở bởi “kẻ trộm” đất được núp dưới trên danh nghĩa “nhân dân” tự ý khai thác đất để làm đường giao thông nông thôn mà chính quyền xã Cầu Lộc đặt cho “đất tặc” để hằng ngày ngang nhiên thuê người lái máy múc, san lấp đường đi, tạo mặt bằng rồi múc đất đồi bán cho các công trình san lấp mặt bằng. Mỗi xe tải nhỏ chở 4m3 đến 6m3 đất, giá bán tại công trình trong huyện khoảng 400.000 – 500.000 đồng/xe, bán tại chỗ cho các chủ xe vận tải khoảng 250.000 đồng. Với chiêu bài này hàng trăm, hàng ngàn m3 đất được sự hậu thuẫn từ Chính quyền sở tại để “đất tặc” khai thác đem bán cho các công trình trong và ngoài huyện để thu lợi bất chính.
     
    Ông Đỗ Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Cầu Lộc thừa nhận: “Việc nhân dân tự ý lén lút khai thác đất tại khu vực núi Thiều là để lấy nguyên liệu phục vụ làm đường giao thông nội đồng, tuyến đi từ nhà ông Toàn Tính đến thôn Thiều Hưng, nhân dân tự đóng góp mỗi sào 50.000 đồng, rồi tự thuê máy múc, xe vận chuyển rồi khai thác đất trộm vào các ngày thứ 7, chủ nhật đem đi làm đường, khi chính quyền địa phương đi kiểm tra bắt thì người dân nói lấy đất đi làm đường giao thông nội đồng, xã đã xử phạt hành chính và yêu cầu họ dừng, họ vẫn cứ lén lút làm vào các ngày nghỉ nên rất khó quản lý, nhưng cũng phải thông cảm cho nhân dân, còn tình trạng khai thác đất đem đi bán cho các địa phương khác san lấp mặt thì hoàn toàn không có”.
     
    Tuy nhiên, khi đưa ra những bằng chứng cụ thể về tình trạng khai thác đất đang diễn ra ồ ạt tại khu vực núi Thiều và các xe đang tấp nập vận chuyển đất đi bán cho các công trình san lấp mặt bằng ở các xã Phong Lộc, Quang Lộc, thì ông Đỗ Văn Tám nói: “Chắc họ lợi dụng múc đi bán mấy xe để giảm thiểu chi phí trong quá trình khai thác và vận chuyển nguyên liệu để làm đường thôi và nếu có tình trạng trên thì chúng tôi sẽ đổ cọc bê tông và không cho khai thác nữa”.  
     
    Xe chở đất không che bạt chạy đến đâu đất rơi đến đó, gây ô nhiễm môi trường cả khu dân cư
     
     
    Trước thực trạng nêu trên khiến dư luận đang đặt ra câu hỏi: Có hay không việc chính quyền sở tại “tiếp tay” cho “đất tặc” lợi dụng việc khai thác đất phục vụ làm đường giao thông nông thôn mới để tiến hành khai thác bán đất trái phép?. Rất mong UBND tỉnh Thanh Hóa cần sớm điều tra làm rõ những khuất tất trên, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể cố tình vi phạm pháp luật.

    PTT
    Read more…

    Hot