CỐ CÀY ĐẤT Ô NHIỄM VÌ "TẮC ĐẤT TẮC VÀNG"

9:05 AM |
Nông dân ngoại thành TP.HCM đứng trước nguy kịch lớn do diện tích đất canh tác đang bị “đầu độc” việc xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường của các cụm - khu công nghiệp trong nội thành.
Vài năm trước, khi qua khu vực cầu An Hạ (huyện Củ Chi) còn thấy những ruộng lúa mọc ươm xanh. Bây giờ khoảng 130ha đất trồng lúa trước đây đã trở thành đồng không chẳng thấy lúa.
Đất ô nhiễm, lúa "bỏ chạy"
Nhiều năm nay, nước ô nhiễm từ kênh An Hạ tràn vào đã biến khu ruộng này thành một bãi lầy bốc mùi tanh tưởi, sủi bọt đỏ quạch… Vài năm trước, có thể thấy cánh đồng này sớm muộn nông dân cũng bỏ đất hoang nên thành phố đã cho quy hoạch. Tuy nhiên, sau khi thấy đất cứ bỏ hoang do “dự án treo”, mới đây vài nông dân tiếc đất lại xách cuốc ra đồng khai mương, cày đất tiếp tục trồng lúa. Theo anh Nguyễn Văn Phương, một nông dân ở đây, giờ đất này hoàn toàn không thể trồng lúa được vì nguồn nước và đất đã bị ô nhễm nặng.
Bỏ đất trống dân không nỡ, dù đất ô nhiễm vẫn phải cố cải tạo để trồng lúa - Trần Đáng
Trong khi đó, tại cụm xí nghiệp sản xuất cao su ở ấp 7, 8 (xã Bình Mỹ, Củ Chi) nhiều ha đất trồng lúa trước đây giờ cũng đã bỏ hoang hoặc cho thuê để trồng rau muống. Anh Võ Trung Tín – một nông dân trồng rau muống, cho biết: “Đất này sao trồng lúa được. Mấy cái xí nghiệp sản xuất cao su ở đây xả thải ra đồng ruộng gây ô nhiễm nguồn nước dữ lắm, chỉ có cây rau muống sống được thôi”.
 
Gần 5ha đất trồng lúa cạnh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) nhiều năm nay cũng rơi vào cảnh bỏ hoang. Khu đất này giờ là “đất chết” vì bị nguồn nước thải từ khu công nghiệp này gây ô nhiễm nặng. Ông Nguyễn Văn Nhung – một chủ đất ở khu này cho hay, trồng cây gì, nuôi con gì ở đây cũng chết nên tốt nhất là… bỏ hoang!
Chưa hết, nhiều ha đất trồng lúa ở huyện này cũng đang bị áp lực rất lớn từ nguồn nước thải của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân và các khu công nghiệp thượng nguồn theo kênh Thầy Cai – An Hạ đổ về. Nhiều ha đất trồng lúa năng suất cao bây giờ chỉ còn thu được khoảng 3 tấn/ha, trong khi năng suất trồng lúa ở đây là 5 tấn/ha.
Theo thống kê, chỉ riêng 3 huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn đã có hơn 2.000ha đất nông nghiệp bỏ hoang, trong đó có lý do bị ô nhiễm môi trường.
Xây dựng lại hệ thống tưới tiêu có hiệu quả?
Hiện 8 tuyến kênh chính phục vụ tưới tiêu cho hàng ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp cho huyện Bình Chánh và Hóc Môn đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Theo kết quả phân tích chất lượng nguồn nước kênh Thầy Cai - An Hạ, kênh B, C của Sở NNPTNT TP.HCM, các thông số COD, BOD5, Coliform đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thủy lợi và tiêu chuẩn nước thải công nghiệp từ vài lần đến hàng chục lần.
Nếu như nguồn nước kênh Thầy Cai – An Hạ (con kênh đầu nguồn của hệ thống nước phục vụ tưới tiêu toàn công trình thủy lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh) bị ô nhiễm là do các khu công nghiệp Tân Phú Trung, Hiệp Phước, thì nguồn nước kênh B, C lại bị Khu công nghiệp Lê Minh Xuân đầu độc. Việc ô nhiễm kênh B và C đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước tưới toàn bộ khu nam Tỉnh lộ 10 thuộc hệ thống thủy lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh.
Được biết, hiện Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở NNPTNT TP.HCM) đang xây dựng hệ thống tưới tiêu mới cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp thành phố. Chẳng biết, nếu không thẳng tay xử lý triệt để các khu công nghiệp đang gây ô nhiễm nguồn nước tưới tiêu thì hệ thống tưới tiêu mới có ngăn được được đất nông nghiệp thành phố đang chết dần hay không?
Đến 2020, TP.HCM chỉ còn 3.000ha đất trồng lúa

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch xác định ranh giới, diện tích và xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa trên địa bàn. Kế hoạch này được triển khai tổ chức thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 với chỉ tiêu phân bổ diện tích đất trồng lúa là 3.000ha, trong đó, địa bàn huyện Bình Chánh có 350ha và huyện Củ Chi có 2.650ha.
PTT
Read more…

BĂNG KHOĂN VỚI QUYẾT ĐỊNH THU HỒI CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

8:43 AM |

Nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sáng ngày 25/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội thảo "Xây dựng chính sách, pháp luật về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ tại Việt Nam."

Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đang là thách thức không nhỏ
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng đang là thách thức không nhỏ
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bùi Cách Tuyến, những năm gần đây, ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, đi cùng với tốc độ phát triển thì tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin thời gian qua cũng đang là thách thức không nhỏ đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ các bên liên quan trong việc sản xuất, lưu thông, sử dụng và thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ.
Theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg, từ ngày 1/1/2015 các sản phẩm thải bỏ như ắc quy và pin, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp, hóa chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và thuốc sử dụng cho người, dầu nhớt, mỡ bôi trơn sẽ bị thu hồi và xử lý theo nội dung. Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thải bỏ phải có trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi, vận chuyển đến cơ sở xử lý...
Như vậy, thời điểm cho việc thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đã rất cận kề, tuy nhiên tại buổi hội thảo diễn ra sáng hôm qua nhiều doanh nghiệp cho biết trong quá trình thiết lập hệ thống thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ họ gặp không ít băn khoăn. Đại diện Công ty Panasonic nêu ví dụ: Nếu một người chuyên thu gom đồ điện tử, trước khi đưa đến công ty những sản phẩm thu hồi thì chính người thu gom này đã lấy đi những thành phần quan trọng, có giá trị nhất trong sản phẩm đó như cuộn lõi dây đồng chẳng hạn. Điều này có nghĩa là người thu gom mang tới sản phẩm không hoàn chỉnh thì nhà nhập khẩu/sản xuất có thể từ chối tiếp nhận hay không? Hay vấn đề công ty có rất nhiều tầng lớp nhà phân phối khác nhau, vậy khi công ty báo cáo kết quả thu hồi, xử lý sản phẩm tới Tổng cục Môi trường thì chỉ báo cáo về nhà phân phối trực tiếp của mình (hàng phân phối thứ nhất) có được hay không?...
Theo ông Phạm Hồng Quân, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam cho hay: Dầu thải và ác quy là những mặt hàng có giá trị và có thể bán cho những cơ sở vận chuyển và đơn vị xử lý bất hợp pháp. Đây đang là dòng lưu chuyển chính của việc tái chế hiện nay ở Việt Nam. Các cơ sở bất hợp pháp (vận chuyển và nhà cung cấp) có giá thu mua cao hơn so với cơ sở thu gom và xử lý được cấp phép. Tình trạng này sẽ gây khó khăn lớn cho hoạt động thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ theo đúng quy định…
Những vướng mắc trên của các doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp.
Cũng theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg thì từ ngày 1/1/2016 sẽ thu hồi và xử lý máy sao chụp giấy, tivi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt và săm, lốp các loại thải bỏ. Tiếp đến, các loại phương tiện giao thông như xe môtô, xe gắn máy, xe ôtô các loại thải bỏ sẽ bị thu hồi và xử lý từ ngày 1/1/2018.

PTT
Read more…

SÔNG ĐỒNG NAI SẼ SẠCH VỚI MỨC ĐẦU TƯ LỚN!

12:14 PM |
Nhằm bảo vệ nguồn nước cấp sinh hoạt cũng như sản xuất cho gần 20 triệu người dân, việc  giảm thiểu ô nhiễm, cải tạo chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai là điều cần thiết cấp bách. Tuy nhiên, để làm được điều này không riêng TP.HCM cần phải có một khoảng chi phí khổng lồ để đầu tu xây dựng và  xử lý.
Cần nhiều dự án cải thiện môi trường
Ông Cao Tung Sơn, Phó Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM cho biết, để thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, nhiều giải pháp mạnh đã được áp dụng và cần phải có thêm  nhiều dự án bảo vệ môi trường.
Cụ thể, Sở TN-MT đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý 310 đơn vị. Trong đó, xử phạt và buộc tạm đình chỉ 100 đơn vị có hành vi vi phạm môi trường nghiêm trọng. Riêng 37 doanh nghiệp ô nhiễm nằm trong quyết định phải di dời của Chính phủ, thành phố đã tổ chức giải quyết những khó khăn, vướng mắc về vốn và địa điểm di dời cho các doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương.
Những trường hợp chưa di dời thì áp dụng biện pháp thanh tra, kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi năm hai lần và đột xuất. Song song đó, đẩy mạnh hoạt động hiệu quả các quỹ bảo vệ môi trường như quỹ xoay vòng lãi suất 4%/năm; quỹ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp lãi suất 0%/năm cho các doanh nghiệp có nhu cầu…
Một góc hồ chứa nước thải Nhà máy nước thải Bình Hưng xử lý nước thải trên phạm vi 1.000ha với công suất 141.000 m³/ngày (Ảnh: Phạm Cao Minh/Sài Gòn Giải Phóng)
Một góc hồ chứa nước thải Nhà máy nước thải Bình Hưng xử lý nước thải trên phạm vi 1.000ha với công suất 141.000 m³/ngày (Ảnh: Phạm Cao Minh/Sài Gòn Giải Phóng)
Không dừng lại đó, việc cải tạo một số tuyến kênh rạch cũng được chú trọng đầu tư, bởi đây là những nguồn dẫn chất thải ra sông. Thành phố đã kết hợp cải tạo hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, kênh Đôi – kênh Tẻ, kênh Thầy Cai – sông Cần Giuộc… với việc đưa vào vận hành một số nhà máy xử lý nước thải đô thị.
Xây dựng thêm 12 nhà máy xử lý nước thải
Tuy kết quả đạt được rất đáng khích lệ nhưng để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại thành phố cũng như giảm thiểu tải lượng ô nhiễm môi trường ra sông thì vẫn cần khoản kinh phí lên đến vài ngàn tỷ đồng để xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước thải. Đại diện Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TPHCM cho biết, từ nay cho đến năm 2015, thành phố đang đẩy mạnh kêu gọi, đầu tư xây dựng 12 nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Cụ thể là Nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gòn với công suất 120.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa – Lò Gốm với công suất 300.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 với công suất 170.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát với công suất 250.000m³/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè với công suất 480.000m³/ngày (giai đoạn 1) và 800.000m³/ngày (giai đoạn 2).
Không chỉ vậy, nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường tuy có chuyển biến nhưng chưa tạo được thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của đại bộ phận dân cư. Tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường tại khu vực dân cư và doanh nghiệp lân cận thành phố vẫn còn rất phổ biến. Điển hình tình trạng ô nhiễm kênh Ba Bò, kênh giáp ranh tỉnh Long An, thượng nguồn sông Sài Gòn giáp ranh tỉnh Tây Ninh…
Có thể nói, việc bảo vệ môi trường là cấp thiết, đặc biệt là bảo vệ chất lượng nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt cho 20 triệu người dân thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Tuy nhiên, nếu chỉ có một mình TPHCM làm mà thiếu sự đồng bộ từ các tỉnh thành khác; nếu mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các tỉnh thành vẫn tiếp tục kéo dài không được giải quyết thỏa đáng, nhiều tỉnh thành vẫn coi trọng phát triển kinh tế hơn bảo vệ môi trường, thì dù TPHCM có bỏ vào hàng trăm ngàn tỷ đồng để cải thiện ô nhiễm chất lượng môi trường nhằm giảm thiểu tải lượng ô nhiễm cho sông Đồng Nai, cũng sẽ trôi theo sông.
MXD
Read more…

CÓ HAY KHÔNG VIỆC CHÍNH QUYỀN TIẾP TAY CHO "ĐẤT TẶC"

11:08 AM |
Lợi dụng chủ trương làm đường giao thông nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo xã Cầu Lộc (Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã ngang nhiên cho “đất tặc” khai thác trái phép hàng ngàn m3 đất đồi đem bán, thu lợi, làm thất thoát nguồn tài nguyên quốc gia. Không những thế, tình trạng khai thác đất còn kéo theo hệ thống đường giao thông cũng bị xuống cấp nặng nề và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng khu vực dân cư...
 
Toàn cảnh núi Thiều đang bị "đất tặc" “xẻ thịt” đem đi bán.
 
Theo phản ánh của người dân địa phương về việc khai thác đất trái phép ở khu vực núi Thiều, thuộc thôn Thiệu Quang, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, trình trạng khai thác đất trái phép tại núi Thiều nằm ngay bên phía Nam mặt đê Sông Lèn, phía Bắc của núi Thiều là cảnh tượng tan hoang bao trùm cả một quả đồi rộng hàng ha, cùng nhiều hầm hố và vách đất được đào cao dựng đứng từ 20 - 30m xuất hiện do quá trình khai thác đất có quy mô lớn để lại và đã biến khu vực núi Thiều trở thành "đại công trường khai thác đất” như đã được nhà nước quy hoạch.
 
Tại hiện trường khai thác có một máy múc cỡ lớn đang hoạt động hết công suất đào bới, khoét sâu vào lòng núi để múc đất và hàng chục chiếc xe lớn nhỏ đang nối đuôi nhau ra vào chở đất đem đi bán cho các công trình san lấp mặt bằng trong và ngoài địa phương.
 
Một hộ dân nhà ngay chân núi Thiều (thuộc thôn Thiều Quang) sát với khu vực khai thác đất bức xúc nói: “Khu vực núi Thiều là đất rừng được chính quyền giao cho các hộ dân trồng rừng sản xuất. Nhưng không hiểu vì lý do gì, hơn hai tháng qua xã lại thống nhất với các hộ dân cho quy hoạch lấy đất trồng rừng rồi thuê người đem xe ủi, máy múc và ô tô vào ngang nhiên khai thác để làm đường giao thông nông thôn. Một điều lạ lùng là làm đường giao thông trên địa bàn xã thì ít, mà các loại xe ôtô có trọng tải lớn lại cứ ùn ùn chở đất đem đi bán cho các công trình san lấp mặt bằng ở các xã Phong Lộc, Quang Lộc... Hằng ngày có tới hàng trăm lượt xe có trọng tải lớn ra vào chở đất suốt từ sáng sớm đến tối đêm, khiến người dân nơi đây mất ăn mất ngủ. Đặc biệt, tình trạng khai thác đất còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngày nắng khói bụi bay mù mịt, ngày mưa thì đường sá lầy lội đỏ quạch một quãng đường dài trong khu dân cư, gây khó khăn và nguy hiểm cho các phương tiện của người dân khi tham gia giao thông”.
 
Mặt đường trở nên lầy lội do xe cày chở đất
 
 
Trước đây khu vực núi Thiều vốn là loại đất rừng sản xuất và được giao cho các hộ dân trong thôn Thiều Quang trồng và chăm sóc rừng. Điều lạ lùng là tại sao số diện tích đất rừng đã được giao cho các hộ quản lý, nhưng chính quyền lại để cho người dân khai thác?. Cả một khoảng đất rộng mênh mông trước kia là đồi trồng cây, giờ là bãi đất trống nham nhở bởi “kẻ trộm” đất được núp dưới trên danh nghĩa “nhân dân” tự ý khai thác đất để làm đường giao thông nông thôn mà chính quyền xã Cầu Lộc đặt cho “đất tặc” để hằng ngày ngang nhiên thuê người lái máy múc, san lấp đường đi, tạo mặt bằng rồi múc đất đồi bán cho các công trình san lấp mặt bằng. Mỗi xe tải nhỏ chở 4m3 đến 6m3 đất, giá bán tại công trình trong huyện khoảng 400.000 – 500.000 đồng/xe, bán tại chỗ cho các chủ xe vận tải khoảng 250.000 đồng. Với chiêu bài này hàng trăm, hàng ngàn m3 đất được sự hậu thuẫn từ Chính quyền sở tại để “đất tặc” khai thác đem bán cho các công trình trong và ngoài huyện để thu lợi bất chính.
 
Ông Đỗ Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Cầu Lộc thừa nhận: “Việc nhân dân tự ý lén lút khai thác đất tại khu vực núi Thiều là để lấy nguyên liệu phục vụ làm đường giao thông nội đồng, tuyến đi từ nhà ông Toàn Tính đến thôn Thiều Hưng, nhân dân tự đóng góp mỗi sào 50.000 đồng, rồi tự thuê máy múc, xe vận chuyển rồi khai thác đất trộm vào các ngày thứ 7, chủ nhật đem đi làm đường, khi chính quyền địa phương đi kiểm tra bắt thì người dân nói lấy đất đi làm đường giao thông nội đồng, xã đã xử phạt hành chính và yêu cầu họ dừng, họ vẫn cứ lén lút làm vào các ngày nghỉ nên rất khó quản lý, nhưng cũng phải thông cảm cho nhân dân, còn tình trạng khai thác đất đem đi bán cho các địa phương khác san lấp mặt thì hoàn toàn không có”.
 
Tuy nhiên, khi đưa ra những bằng chứng cụ thể về tình trạng khai thác đất đang diễn ra ồ ạt tại khu vực núi Thiều và các xe đang tấp nập vận chuyển đất đi bán cho các công trình san lấp mặt bằng ở các xã Phong Lộc, Quang Lộc, thì ông Đỗ Văn Tám nói: “Chắc họ lợi dụng múc đi bán mấy xe để giảm thiểu chi phí trong quá trình khai thác và vận chuyển nguyên liệu để làm đường thôi và nếu có tình trạng trên thì chúng tôi sẽ đổ cọc bê tông và không cho khai thác nữa”.  
 
Xe chở đất không che bạt chạy đến đâu đất rơi đến đó, gây ô nhiễm môi trường cả khu dân cư
 
 
Trước thực trạng nêu trên khiến dư luận đang đặt ra câu hỏi: Có hay không việc chính quyền sở tại “tiếp tay” cho “đất tặc” lợi dụng việc khai thác đất phục vụ làm đường giao thông nông thôn mới để tiến hành khai thác bán đất trái phép?. Rất mong UBND tỉnh Thanh Hóa cần sớm điều tra làm rõ những khuất tất trên, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể cố tình vi phạm pháp luật.

PTT
Read more…

DÂN LẠI KÊU TRỜI

10:34 AM |
Khói từ nhà máy của Công ty CP kính nổi Chu Lai (Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) khiến người dân trong khu vực phải kêu cứu.
Quảng[-]Nam:[-]Nhà[-]máy[-]kính[-]gây[-]ô[-]nhiễm,[-]người[-]dân[-]kêu[-]cứu
Ảnh lớn: Ống xả khói cao gần 100m của Công ty CP kính nổi Chu Lai * Ảnh nhỏ: Ông Trần Văn Công (khu tái định cư xã Tam Hiệp) phản ảnh khói thải của Công ty CP kính nổi Chu Lai gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: Đ.Cường


Các cơ quan chức năng vào cuộc nhưng khói vẫn tấn công người dân.

Bà Ngô Thị Tiến - phó chủ tịch UBND xã Tam Hiệp - cho biết: “Ngày nào cũng thấy khói xả từ nhà máy kính, mùi khét bay khắp nơi, nhất là từ 4-5 giờ sáng, nếu có gió thì nhiều xã bị ảnh hưởng, thậm chí vô đến trung tâm huyện còn ngửi được mùi.

Hầu như thôn nào cũng phản ảnh qua nhiều kênh từ tiếp xúc cử tri đến viết đơn kêu lên huyện, tỉnh... nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được”.

Dân kêu trời


Nhìn cột khói cao sừng sững phun khói mù mịt lên trời, ông Trần Văn Công (khu tái định cư xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) nói: “Từ khi đi vào hoạt động đến giờ, ống khói của Công CP kính nổi Chu Lai nhả khói bất kể ngày đêm, chịu không nổi.

Mùi khét lẹt, ngột ngạt, người lớn đau đầu, con nít thì ho miết. Chúng tôi kiến nghị mãi nhưng từ xã, huyện, tỉnh đều chưa giải quyết được”.

Theo ông Công, gần 400 hộ đang sống trong tình cảnh này.

Khói của nhà máy kính còn ảnh hưởng tới Trường mẫu giáo Vàng Anh. Một giáo viên cho biết: “Trường có gần 400 học sinh, buổi sáng thấy họ xả khói là phải đưa các em nhỏ vào lớp đóng cửa lại để tránh mùi hôi nồng nặc, khó thở lắm”.

Bức xúc với tình trạng ô nhiễm này, bà Trương Thị Mai - hiệu trưởng nhà trường - viết đơn gửi chính quyền huyện Núi Thành.

“Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh lẫn giáo viên. Không biết điều gì sẽ xảy ra khi ngày nào các cháu cũng phải hít thở mùi khét đốt từ cao su” - bà Mai nói.

Không chỉ người dân mà ngay cả các doanh nghiệp cũng than trời. Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng KCN&ĐT Chu Lai - Trường Hải với hơn 2.000 lao động phải gửi đơn đến UBND tỉnh Quảng Nam phản ánh việc nước thải và ống khói của nhà máy kính nổi Chu Lai gây ô nhiễm.

Theo Phòng TN-MT huyện Núi Thành, tính đến nay có ít nhất sáu đơn vị gửi đơn kêu cứu vì khói thải của Công ty CP kính nổi Chu Lai.

Chưa tìm được giải pháp triệt để


Đại diện UBND huyện Núi Thành cho biết sau khi tiếp nhận đơn thư của người dân và doanh nghiệp, huyện nhiều lần có công văn gửi các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam đề nghị vào cuộc kiểm tra xử lý.

Theo Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, hoạt động của Công ty CP kính nổi Chu Lai phát sinh mùi hôi, nước mưa chảy tràn cuốn theo bụi cacbon ra môi trường.

Ban này đã yêu cầu công ty cần có biện pháp xử lý lượng khí thừa từ nhiệt phân cao su nhưng tình hình vẫn không khả quan hơn.

Đại diện Sở TN-MT Quảng Nam cho biết từ khi nhà máy xử lý phế thải cao su của Công ty CP kính nổi Chu Lai đi vào hoạt động, sở nhận được không ít đơn phản ánh của người dân. Nhưng đến thời điểm hiện tại, sở vẫn chưa tìm được giải pháp triệt để.

Tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ TN-MT hỗ trợ việc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của công ty vào tháng 7 và hiện chưa có kết luận từ đoàn công tác của Bộ TN-MT.

Tại cuộc làm việc hồi tháng 4 với Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Tỉnh ủy Quảng Nam cũng có yêu cầu phải tập trung xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường tại nhà máy kính nổi Chu Lai.

Nếu doanh nghiệp gây ô nhiễm chưa khắc phục được thì phải thu hẹp sản xuất hoặc tạm dừng hoạt động, khi nào xử lý tốt các vấn đề về môi trường mới được sản xuất trở lại.

Trong khi đó, ông Đỗ Tuấn Việt - tổng giám đốc Công ty CP kính nổi Chu Lai - lại phủ nhận việc công ty gây ô nhiễm.

Ông Việt nói: “Ống khói của nhà máy đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo theo thẩm định của cơ quan chức năng, làm gì mà ô nhiễm”.

Đang lập kế hoạch lấy mẫu phân tích ô nhiễm


Về việc tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ TN-MT hỗ trợ kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Công ty CP kính nổi Chu Lai, Thứ trưởng Bộ TN-MT Bùi Cách Tuyến cho biết trước các ý kiến nêu về vấn đề gây ô nhiễm của Công ty CP kính nổi Chu Lai, đặc biệt là sau khi Quảng Nam đề nghị bộ hỗ trợ kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại công ty này, tháng 7-2014 Bộ TN-MT đã vào kiểm tra thực tế tại công ty.

Theo ông Tuyến, phía công ty báo cáo về công tác bảo vệ môi trường đã được cải thiện, sau đó đoàn kiểm tra cũng có báo cáo bộ trưởng các giải pháp xử lý.

Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra tháng 7-2014, quá trình kiểm tra chỉ tập trung chuyên sâu về vấn đề quản lý, chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Riêng về vấn đề gây ô nhiễm như các thông tin nêu thì chưa kiểm tra và chưa làm được các quan trắc môi trường.

Tổng cục Môi trường đã có văn bản đề nghị Bộ TN-MT cho lập kế hoạch quan trắc môi trường, lấy mẫu phân tích để xác định mức độ ô nhiễm tại công ty này.

Thứ trưởng Tuyến còn nói sau quá trình kiểm tra tại thời điểm tháng 7-2014, bộ có văn bản yêu cầu Sở TN-MT Quảng Nam tiến hành các biện pháp xác định mức độ ô nhiễm của công ty này theo thẩm quyền được giao.

Trường hợp có khó khăn về kỹ thuật, phương tiện cần hỗ trợ thì báo cáo bộ để các đơn vị của bộ cùng thực hiện.

Nhập khẩu vỏ, ruột ôtô đã sử dụng


Ngày 15-5-2013, Thủ tướng Chính phủ cho phép Công ty CP kính nổi Chu Lai thực hiện thí điểm nhập khẩu vỏ, ruột ôtô, cao su đã sử dụng. Thời gian thí điểm từ năm 2013-2015, mỗi năm được nhập tối đa 160.000 tấn.

Công ty phải có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý cacbon đen thô cơ bản, lâu dài, mở rộng thu mua nguyên liệu phế thải trong nước thay thế nhập khẩu.

Cuối tháng 9 vừa qua, doanh nghiệp này đã hoàn thành việc di chuyển hơn 600 container vỏ ôtô cũ được nhập khẩu qua cảng Đà Nẵng về Núi Thành phục vụ nhu cầu sản xuất.

PTT
Read more…

BỎ TIỀN RA "LÀM THUÊ" CHO DOANH NGHIỆP NGOẠI NHƯNG CHẲNG THẤY LỢI NHUẬN ĐÂU?

9:26 AM |
Nông dân bỏ tiền tỷ làm trang trại, thuê nhân công, tự xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm… để “làm thuê” tạo "lợi nhuận" cho các công ty nước ngoài. Thực trạng này đang bóp nghẹt ngành chăn nuôi trong nước.
Bóp nghẹt chăn nuôi nông hộ
Sau khoảng chục năm có mặt ở Việt Nam, những công ty lớn của nước ngoài như CP, Japfa… đã “làm mưa, làm gió” thống lĩnh phần lớn thị phần của ngành chăn nuôi, TACN của nước ta và đang “bóp chết” chăn nuôi trong nước, nhất là chăn nuôi nông hộ. Họ độc quyền từ con giống, kỹ thuật, TACN, đầu ra... Phía người nuôi gia công phải đầu tư toàn bộ từ mặt bằng, chuồng trại, các thiết bị liên quan, nhân công, điện nước và chịu trách nhiệm về việc giải quyết ô nhiễm môi trường. Công ty nước ngoài chỉ việc đầu tư con giống, TACN, kỹ thuật, rồi trả tiền cho người nuôi gia công là 200.000 – 230.000 đồng/kg/con lợn giống và 3.000 – 3.400 đồng/kg đối với lợn hậu bị.
Người chăn nuôi nông hộ đang trở thành nhân công làm thuê cho các công ty nước ngoài.
Ông Đinh Vĩnh Tường, thôn 8, xã An Ninh (Bình Lục) người có tới 2 trang trại nuôi gia công cho CP cho biết, với hai trang trại rộng hơn 3ha, trung bình nuôi 1.200 lợn nái và 2.500 lợn hậu bị, ông đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng. “Mặc dù đầu tư cả chục tỷ đồng, nhưng vẫn phải làm thuê cho công ty nước ngoài. Công ty CP làm hợp đồng rất chặt chẽ, bao giờ cũng có lợi cho họ. Chẳng hạn họ tính thang điểm 10 cho lợn giống là 230.000 đồng/con, nhưng chẳng ai đạt được “điểm” này cả, mà chỉ đạt mốc 210.000 đồng/con. Hay 3.400 đồng/kg cho lợn hậu bị, tôi nuôi gần chục năm nay lúc đỉnh nhất cũng chỉ đạt 3.200 đồng/kg, còn lại đa số 3.000 đồng/kg, có lần còn tụt xuống 2.900 đồng/kg vì họ viện đủ lý do lợn xấu, ốm đau, chết nhiều…” – ông Tường cho biết thêm.
Ở khu vực Đông Nam Bộ, thủ phủ chăn nuôi của cả nước, khoảng 10 năm trước số lượng nông hộ chăn nuôi chiếm đến 70 - 80%, thì ngày nay con số này chỉ còn khoảng 20%. “4-5 tháng nay giá heo tăng, bà con mới rục rịch tái đàn lại, còn hộ nuôi gà thì gần như “chết” hết. Nông hộ nào còn tồn tại được cũng đã trở thành trại nuôi gia công cho các công ty nước ngoài” – ông Nguyễn Trí Công- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai phản ánh thực trạng.
Không chỉ nông dân chết, với sự lấn lướt hơn hẳn ở tất cả các mặt, các DN nước ngoài cũng dễ dàng “đè bẹp” các DN chăn nuôi VN. Nếu 5 năm trước, chúng ta còn nghe đến những cái tên Phú An Sinh, trại heo Chung Kim, trại gà Nguyễn Văn Ngọc… thì đến ngày hôm nay, những cái tên này đã biến mất trên bản đồ ngành chăn nuôi phía Nam. Ông Chung Kim đã phải dẹp trại heo cả ngàn con nái của mình, bỏ cả nghề vì không “đấu” lại các DN nước ngoài. Công ty Phú An Sinh cũng tương tự. Còn trại gà hơn 100.000 con từng nổi tiếng một thời của anh Nguyễn Văn Ngọc (Đồng Nai), giờ đã trở thành trại nuôi gia công cho CP, Japfa…
Ông Trần Văn Chiến - Chủ nhiệm HTX: Hợp tác xã Dịch vụ Cổ đông thị xã Sơn Tây hiện có 350 thành viên, sản xuất khoảng 340.000 đầu lợn mỗi năm nhưng hiện có tới 70% là nuôi gia công cho các tập đoàn lớn, chủ yếu là CP. Với giá tính hiện tại là 2.000 đồng/kg, mỗi con lợn người nuôi chỉ được trả công từ 120.000 - 150.000 đồng, nếu dịch bệnh, hao hụt đầu con nhiều thì còn chẳng có lãi”. 
Lợi nhuận “chui” hết vào túi doanh nghiệp ngoại

Theo ông Tường, sở dĩ chăn nuôi trong nước, bị các công ty nước ngoài bóp nghẹt do phải phụ thuộc về con giống và TACN của họ. Có thời điểm họ bán 2,5 – 3 triệu đồng/con lợn giống (những con lợn này chỉ có thể nuôi thịt, bởi con đực thì đã bị cắt cà, con cái thì cắt hoa nên không thể làm giống – PV). Người dân nuôi độ 100kg/con thì bán với giá 40.000 – 43.000 đồng/kg (có thời điểm còn thấp hơn), trong khi đó phải chịu rất nhiều chi phí, rủi ro dịch bệnh khác… Thứ hai, họ chỉ bán lợn sề (nái) với giá lợn hơi, cộng với bản quyền 2 triệu đồng/con, nhưng không bao giờ bán lợn đực giống và tinh trùng, vì thế người chăn nuôi vẫn phải phụ thuộc vào con giống của họ, chứ không thể tự sản xuất con giống. Thứ ba, lợn giống đẻ ra họ bán tại chỗ, lợn thịt tiêu thụ tại chỗ, không mất phí xuất – nhập khẩu, không mất phí xử lý môi trường.


“Ngành chăn nuôi chỉ có thể vực lại, khi chúng ta chủ động được con giống chất lượng tốt, giảm nguồn thức ăn nhập khẩu và xây dựng được chuỗi tiêu thụ sản phẩm” – ông Tường nhận định.
Cũng như CP, Japfa là một trong 3 công ty đang thao túng thị trường trong các lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp và chăn nuôi. Với 5 nhà máy sản xuất TACN, kinh doanh gia súc, gia cầm khép kín, người dân chỉ tham gia được một số khâu như cho thuê mặt bằng và nuôi gia công cho họ. Theo báo cáo của Japfa, chỉ tính riêng năm 2013 đã cung ứng cho thị trường 200.000 tấn TACN, cho khoảng 600 trang trại, tương tương 15 triệu con gà thịt, 2 triệu gà đẻ, 150.000 lợn thịt, doanh thu gần 3.000 tỷ đồng, riêng quý IV đạt hơn 700 tỷ đồng, cho thấy lợi nhuận của họ là rất lớn.
Ông Bùi Ngọc Dân, xã Phúc Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội) người gắn bó hơn chục năm với nghề chăn nuôi cho rằng, việc chăn nuôi cho các công ty nước ngoài chỉ có lợi cho một số người có vốn đầu tư, song vài năm gần đây, giá cả các trang thiết bị, nhân công, điện, nước đều tăng vọt, nhưng phía công ty nước ngoài vẫn không tăng giá, nên lợi nhuận người nuôi gia công thu được chẳng đáng là bao: “Xét về toàn diện, càng phát triển nhiều trang trại nuôi gia công, thì ngành chăn nuôi trong nước càng lún sâu” – ông Dân chia sẻ.
Về các vấn đề trên, ông Đỗ Đức Diện – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thủy sản (Sở NNPTNT Hà Nam) cho rằng, không thể cấm người dân nuôi gia công cho các công ty nước ngoài và ngược lại. Song chúng ta còn khá lỏng lẻo khi cấp giấy xây dựng và xử lý ô nhiễm môi trường của các trang trại: “Một trang trại nuôi gia công cho CP có tổng đầu lợn, gà bằng hàng trăm hộ dân, trong khi đó lợi nhuận thu được không đáng kể, mà chủ yếu lọt vào “túi” doanh nghiệp. Một khi lượng cung cao sẽ “ép” giá xuống, ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi trang trại, gia trại” – ông Diện nói.
Với thực trạng này, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ mất dần các nông hộ, người dân bỏ nghề hoặc tiếp tục đưa lợi nhuận tự "chui" vào túi doanh nghiệp ngoại. Dân làm công lợi ít.
PTT
Read more…

SẠCH - BẨN LẪN LỘN!

9:26 AM |
Hằng ngày hơn 80.000 hộ dân của 5 quận nội thành Hà Nội được cấp và sử dụng nguồn nước được cung cấp từ công ty Nước Sạch  vinaconex kjai thác từ sông Đà để sinh hoạt và sản xuất.

Thế nhưng, có một sự thật ít người ngờ tới là nguồn nước tưởng là sạch này từ hơn chục năm nay đã bị hòa lẫn hàng chục mét khối nước thải mỗi ngày từ bãi rác duy nhất của TP Hòa Bình. Và cũng ít người biết, cách bãi rác tạm này chưa đầy 10km, một khu xử lý rác hiện đại được đầu tư hàng chục tỷ đồng đã hoàn thiện từ năm 2009 nhưng chưa một ngày được đưa vào sử dụng…

Khu xử lý rác thải Yên Mông bị “đắp chiếu”, hiện đang  xuống cấp nghiêm trọng.
Khu xử lý rác thải Yên Mông bị “đắp chiếu”, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.

Một bãi rác, hai tỉnh cùng "gánh" ô nhiễm

Đến trung tâm TP Hòa Bình, hỏi đường về bãi rác Dốc Búng, hầu như người dân nào cũng chỉ đường rất tường tận. Đơn giản vì đây là bãi rác duy nhất của cả thành phố, trung bình mỗi ngày tập kết hơn 40 tấn rác của người dân Hòa Bình. Và cách chỉ đường đơn giản nhất là: "Các bác cứ men theo đường dọc bờ sông Đà, đi chừng vài cây số nữa, bãi rác nằm ngay bên đường đó thôi". Khi chúng đến bãi rác khoảng kilomet là đã cảm nhận được mùi hôi thối nồng nặc từ bãi rác phát ra.

Phó Chủ tịch UBND phường Tân Hòa, TP Hòa Bình cho biết, không chỉ có người dân tổ 17 hứng chịu tình trạng ô nhiễm của bãi rác Dốc Búng mà người dân các tổ 11, 12 cũng khổ sở không kém. Nhất là vào những ngày nắng, ai đi qua đây cũng phải bịt mũi từ hàng kilômét mà phóng thật nhanh.

Theo lời kể của một người dân tổ 11, phường Tân Hòa sống ở đầu Dốc Búng, từ khoảng 20h đến 23h hằng ngày, lũ lượt ô tô chở rác của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hòa Bình tập kết về đây. Rác đổ xuống, phun qua loa một thứ hóa chất khử mùi gì đó rồi san ủi cho bằng phẳng, hoàn toàn không có biện pháp xử lý gì khác. Kinh khủng nhất là nước thải từ bãi rác chảy trực tiếp xuống sông Đà, rả rích cả ngày lẫn đêm. Những ngày mưa to, nước đen ngòm chảy ồ ạt như suối, bao nhiêu chất độc hại từ bãi rác khổng lồ này, dòng Đà giang hứng trọn. 

Theo chỉ dẫn của người này, chúng tôi men theo một đoạn bờ sông và đếm được đến ba miệng cống từ bãi rác xuyên qua đường chảy thẳng ra sông, nước đen ngòm sủi bọt như xà phòng và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Dòng nước sông Đà đoạn này cũng có màu khác lạ, đục nhờ nhờ chứ không trong xanh như những khu vực khác. Và cách đó không xa là đường ống hút nước của Nhà máy Nước Hòa Bình - đối tác khai thác nước mặt sông Đà của Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex. Từ đây, hàng trăm nghìn mét khối nước mỗi ngày được chuyển đến… bữa cơm của hàng chục nghìn hộ dân Thủ đô. Thông tin này khiến nhiều người hoang mang bởi không hiểu đã có bao nhiêu chất độc hại bị hòa trong dòng nước sông Đà để phục vụ sinh hoạt hằng ngày của người dân Thủ đô…

Những lo lắng trên là hoàn toàn có cơ sở khi có kết quả phân tích mẫu nước ngầm của bãi rác Dốc Búng do Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hòa Bình cung cấp năm 2013. Theo đó, mẫu nước này có đến 10 thông số vượt quy chuẩn, trong đó hàm lượng Colifom vượt đến 383 lần; BOD5 vượt 43,9 lần; COD vượt 41 lần; FE vượt 11,7 lần. Mẫu nước suối cạnh bãi rác có 13 thông số vượt quy chuẩn, tổng dầu mỡ vượt 133 lần, BOD5 vượt đến 54 lần…

Bãi rác Dốc Búng ngay sát Sông Đà nhưng chỉ được “xử lý” bằng chôn lấp không có vật liệu lót đáy.
Bãi rác Dốc Búng ngay sát Sông Đà nhưng chỉ được “xử lý” bằng chôn lấp không có vật liệu lót đáy.

Tạm hay chính!

Chúng tôi được biết thì bãi rác Dốc Búng có diện tích 1,2ha, độ sâu trung bình từ 12 đến 14m, thay thế cho bãi rác Dốc Tức thuộc phường Hữu Nghị bị đóng cửa do quá tải. Và được quy hoạch là bãi rác tạm nhưng hàng chục năm nay bãi rác này đã được sử dụng với vai tró là một bãi rác duy nhất của thành phố Hòa Bình.

Theo điều tra của phóng viên, liên tục từ năm 2008 đến năm 2013, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hòa Bình đã bị Thanh tra Bộ TN&MT, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ Công an), Thanh tra Sở TN&MT lập biên bản yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác Dốc Búng, xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm triệu đồng.

Về các khoản phạt, ông Định phân trần: "Chúng tôi bị tiếng oan. Thực chất, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hòa Bình chỉ là đơn vị làm thuê, có nhiệm vụ thu gom, chôn lấp rác thải trên địa bàn thành phố. Việc đặt bãi rác tạm ở đâu là do tỉnh và thành phố quyết định. Ngay sau khi dư luận lên tiếng về việc bãi rác Dốc Búng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt sông Đà, UBND tỉnh Hòa Bình đã họp để tìm biện pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn không thể làm trong một sớm một chiều. Ngân sách đầu tư cho lĩnh vực môi trường, xử lý rác thải rất thấp, nếu vội vàng, không tính toán kỹ sẽ gây lãng phí, việc đầu tư xây dựng khu chôn lấp xử lý rác thải Yên Mông là một ví dụ điển hình".

Nghe ông Định nói, nhóm phóng viên giật mình bởi thực tế Hòa Bình đã xây dựng một khu xử lý rác thải hiện đại, trên diện tích 23ha tại xã Yên Mông với số vốn đầu tư xấp xỉ 30 tỷ đồng nhưng chưa một lần đưa vào sử dụng.

Trong số báo sau, chúng tôi sẽ thông tin rõ hơn về dự án lãng phí tiền tỷ này, đồng thời nêu các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm tại bãi rác Dốc Búng, nơi đang từng ngày hủy hoại nguồn nước mặt sông Đà.
MXD
Read more…

Hot