THỦ ĐÔ HƯỞNG TRỌN NGUỒN NƯỚC THẢI TỪ BÃI RÁC

9:21 AM |

Kinh hoàng nước thải từ bãi rác chảy thẳng ra nguồn cấp nước cho Thủ đô

Bãi rác lớn nhất và duy nhất của TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) đang là mối đe dọa với nguồn nước sinh hoạt của người dân Hà Nội.
Bãi rác Dốc Búng thuộc phường Tân Hòa, TP Hòa Bình được đưa vào sử dụng từ năm 2003 với thiết kế là bãi rác tạm cho thành phố, sau khi bãi rác trước đây bị đóng cửa do quá tải. Tuy nhiên, 11 năm nay, bãi rác Dốc Búng đã trở thành bãi rác chính và duy nhất của cả TP Hòa Bình.
Với trên 5 tấn rác được chuyển đến bãi Dốc Búng mỗi ngày, nhưng rác chỉ được xử lý bằng phương pháp ủi, san và chôn lấp, không hề có bất cứ biện pháp nào khác. Bãi rác đã được nhanh chống tận dụng thành bãi chăn nuôi bò với hàng chục đàn bò đến ăn rác tại bãi rác Dốc Búng hàng ngày.
Người dân nơi đây luôn chịu ảnh hưởng từ mùi hôi thối của bãi rác và trở thành nỗi ám ảnh của người dân nơi đây. Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, môi trường nước và sức khỏe của người dân. Hàng loạt các phản ánh của người dân, về việc xử lý và di chuyển bãi rác.
Mặc dù, bãi rác Dốc Búng đã được liệt vào danh sách cơ sở ô nhiễm môi tường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để từ năm 2007. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có hàng vài chục khối nước rỉ rác từ bãi rác này chảy thẳng ra Sông Đà. Hàng ngày với hàng chục m3 nước thải chảy thẳng ra Sông Đà.
Nghiêm trọng hơn nữa là nguồn nước này được nhà máy cấp nước Hà Nội sử dụng để làm nguồn nước cấp cho các hộ dân ở Hà Nội. Ông chủ tịch TP Hòa Bình cũng thừa nhận những nguy hiểm của nước rỉ rác đến nguồn nước sinh hoạt của Hà Nội nhưng lại cho rằng, Lỗi là do ngân sách hạn hẹp, nếu muốn xử lý triệt để rác thải phải mất từ 250.000 - 300.000 đồng/1 tấn; hiện kinh phí bố trí xử lý rác chỉ chiếm 1/9 trong số đó, việc chôn lấp thủ công có lẻ đó cũng là điều dĩ nhiên phải làm.
Việc nước thải chảy thẳng ra sông Đà và tới các địa phương khác được cho rằng không ảnh hưởng đến TP. Hòa Bình, và đó cũng là lý do việc ô nhiễm nơi đây chưa được tập trung xử lý khó có thể được ưu tiên trong nguồn kinh phí hạn hẹp.
Thế nhưng, tỉnh Hòa Bình lại đang có một khu xử lý rác thải được đầu tư trên 20 tỷ đồng, nhưng nằm đắp chiếu lãng phí từ năm 2009 đến nay. Nguyên nhân được lý giải việc xây xong rồi nhưng không được sử dụng  là do thiếu tiền di dời dân cư xung quanh khu vực ảnh hưởng của bãi rác. Thế nên bãi rác bị ô nhiễm vẫn tiếp tục hoạt động.

PTT
Read more…

KINH HOÀNG THUỐC ÉP CHÍN TRÁI CÂY TUNG HOÀNH THỊ TRƯỜNG

9:04 AM |
Bên cạnh thuốc nhập lậu TQ gọi là “thúc chín tố” nhằm ép chín trái cây thì ít người biết, một loại thuốc “made in VN” cũng làm trái mau chín, nhưng thực chất là một loại phân bón lá, đang tung hoành thị trường.
 
“Thúc chín tố” nhập lậu của Trung Quốc

Theo hướng dẫn của anh Võ Dũng, công nhân Nông trường Minh Hưng (thuộc Cty Cao su Phú Riềng), có vợ là thương lái trái cây “cấp 2” ở xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, chuyên đi bỏ mối trái cây ở TX Đồng Xoài (Bình Phước), chúng tôi tìm đến vựa trái cây của bà Minh (xã Minh Hưng).
Tại đây, bán đủ loại trái cây gồm sầu riêng, nho, đu đủ, mít, xoài.. Trong đó, nhiều nhất vẫn là mít, loại trái cây đặc sản của địa phương. Hàng trăm trái mít lớn nhỏ xếp thành đống lớn nằm dọc trước hiên nhà.
Thấy tôi đi cùng anh Dũng, bà Minh ngỡ là người “một nhà” nên không ngần ngại nói với anh Dũng: “Mày nói vợ mày lên lấy mấy chục trái mít đi, có mấy trái còn non tao cho chín ép để lâu quá nó thúi ráng chịu!”. “Mà chị dùng thuốc gì?” - anh Dũng hỏi. “Tao “tắm” thuốc nội, loại này nhẹ, mít có lâu chín một xíu nên không đảm bảo giữ được lâu như của Trung Quốc”.
“Thuốc” bà Minh nói “tắm” trái mít có vỏ chai 500 ml nằm lăn lóc trong góc nhà. Tôi chú ý quan sát, té ra đó là loại phân bón lá HPC của Công ty TNHH Sinh học HPH (327/37 Hà Huy Giáp, P.Thạnh xuân, Q.12, TPHCM) có tên “Trái chín” và tuyệt nhiên trên bao bì không hề có một dòng chữ nào ghi “phân bón lá”.

"Thúc chín tố" made in VN của Cty TNHH sinh học HPH (Q12, TPHCM) núp bóng là "phân bón lá"
Theo bà Minh, đây là một sản phẩm “thuốc” BVTV dung dịch màu vàng đậm, xuất hiện 2 năm nay bán khá chạy, nhờ bán chạy mà giá cũng “chạy” theo. Năm 2012, 1 chai 500 ml bán có 30 ngàn, năm 2013 giá lên đến 50 ngàn đồng.
Cách sử dụng là pha 10-25ml “thuốc” cho 1 lít nước, sau đó là “phun, nhúng” trái cây xanh như mít, chuối, cam, quýt, bưởi, sầu riêng, nho, chôm chôm, sapô, thanh long. Sau 15-20 phút để khô, ủ chín thì... trái chín.
“Lúc cao điểm, chị gom cả tấn/ngày mà ngày nào giải quyết xong ngày nấy, không có chuyện tồn hàng. Trước đây chưa có “thuốc” thì làm mít cực lắm. Trái già, trái non chín không đều, mỗi ngày chín một ít, tính ra không có ăn mà đôi khi còn lỗ. Bây giờ có thuốc bán công khai thì mình làm đỡ tốn công, gọn nhẹ hơn” - bà Minh thừa nhận.
Sau khi đọc thành phần ghi trên bao bì gồm 0,5% Ethylen, ThS hóa học Nguyễn Minh Phúc (Đại học Bách khoa TPHCM) cho biết, thực chất đây là sản phẩm nằm trong nhóm điều hòa sinh trưởng với thành phần chính là Ethephon, tức là chất kích thích phục vụ cho việc ra mủ cao su, ra hoa các loại trái cây ăn quả.
“Cách đây 5 năm, năm 2008, Cục BVTV của Bộ NN-PTNT cũng đã có văn bản yêu cầu Chi cục BVTV các tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm việc buôn bán, sử dụng các loại thuốc BVTV có hoạt chất Ethephon với mục đích làm chín các loại rau, củ, quả. Vì vậy, việc đưa chất này vào mục đích làm trái cây chín núp dưới “vỏ” sản phẩm phân bón lá đưa ra thị trường là điều không bình thường” - ThS Phúc nhận định.
Tuy nhiên, không khó để tìm ra loại phân bón lá nhập nhèm với thuốc BVTV này, nó xuất hiện nhan nhản ở các cửa hàng bán thuốc BVTV, phân bón nằm ven quốc lộ 14, tỉnh Bình Phước.
Bà Kim Yến, chủ đại lý thuốc BVTV ở chợ Nha Bích, huyện Chơn Thành cho biết: “Nói thật, hàng Trung Quốc còn gọi “thúc chín tố” tốt hơn hàng VN, do nhập lậu nên Chi cục BVTV tỉnh họ siết mạnh, tụi này không dám lấy. Chỉ có người quen đặt hàng mới nhận. Loại đậm đặc của Trung Quốc giá 500 ngàn/lít, gấp 5 lần giá trị hàng của VN như loại sản phẩm “trái chín” của Cty HPH”.
Theo chỉ dẫn của bà Yến, ngày 18/8, trong vai là một thương lái mít mới vào nghề, chúng tôi liên hệ qua điện thoại di động với ông Thoại, một chủ vựa mít nằm trên quốc lộ 14 thuộc xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập để mua mít giá sỉ. May mắn chiều hôm đó, ông Thoại vừa trở về nhà sau khi chở mít gửi xe khách về TPHCM tiêu thụ. 
Khi hỏi về kinh nghiệm “ép” trái mít non mau chín, bà V (vợ ông Thoại) cũng ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen của bà Yến, nên lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một cái dùi sắt đầu mài nhọn hoắt. Sau đó, bà lấy bịch thuốc được gói kín trong túi ni lông, có mười lọ nhỏ bằng ngón tay út, màu trắng, không có mùi. Bên ngoài bao bì ghi chằng chịt chữ Trung Quốc và hình ảnh các loại trái cây.
Dùng ống chích để bơm vào cuống trái mít ép chín sớm
Bên cạnh đó là một can nhựa khoảng 10 lít nước, sau đó bà V lấy dao cắt từng lọ thuốc hòa lẫn với nhau rồi đem khuấy đều tạo ra dung dịch “thuốc nước” để bơm vào mít.
Do đã quá quen sử dụng thuốc “thúc chín tố” nên bà V thao tác khá gọn, chỉ dẫn: “Đây nè, lấy dùi đâm vào cuống trái, sau đó bơm khoảng 5-10 cc vào nhiều hay ít tùy trọng lượng trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn nhé. Sau khi bơm để khoảng 2 ngày thì bảo đảm trái chín đều, không sượng đâu mà lo. Trường hợp nào trái chín chưa đều, chỗ nào còn non thì bơm tiếp vào chỗ đó”.
Bà V cho hay số lượng mít mỗi ngày bà mua của nông dân trong vùng mỗi ngày khoảng nửa tấn, sau khi sử dụng “thuốc” mít chín đều thì bán ra thị trường. “Tui gom hàng chừng 5 tấn là đủ chuyến đưa ra miền Trung bằng xe tải, thời gian vận chuyển khoảng 2 ngày khi tới nơi là trái chín đều để giao các đầu mối” - bà V, nói.
Hoạt chất Ethrel trong “thúc chín tố” cũng có trong cả đất đèn, nhưng nếu sử dụng ở dạng lỏng để bôi hoặc ngâm tẩm trái cây thì rất độc hại. Tên phiên âm của loại hóa chất này là “thúc chín tố”, là một hợp chất hữu cơ do nhiều xí nghiệp khác nhau ở Trung Quốc sản xuất. Đây là một chất có tính acid và dễ bị ôxy hóa khi để ngoài không khí (ThS Nguyễn Minh Phúc).
Bộ NN-PTNT vừa đưa ra cảnh báo về các loại thuốc nhập lậu ép chín trái cây non đang diễn ra tràn lan trên thị trường, đồng thời yêu cầu cần phải kiểm tra, làm rõ loại thuốc nào nguy hiểm, loại nào an toàn cho người tiêu dùng và phải kiểm soát mức dư lượng đến hoặc dưới ngưỡng cho phép, nếu vượt là phải xử lý, loại bỏ ngay...

Theo nguồn: tinmoitruong.vn
Read more…

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY IN

8:58 AM |
Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng  công nghệ xử lý nước thải hiện đại,  hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí “Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Nước thải nhà máy in chứa nhiều hợp chất hữu cơ ở dạng phân tán và dung môi. Trong nước thải có hàm lượng COD cao. Đặc biệt là độ màu vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần nên cần thiết phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.


SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Vì đặc trưng của nguồn nước thải này có lưu lượng ngày.đêm không lớn, như vậy hệ thống xử lý nước thải nhà máy in này sẽ thiết kế hoạt động gián đoạn.
Nước thải sản xuất từ trong nhà máy sẽ theo hệ thống mương dẫn đi vào bể gom. Trên mương dẫn có bố trí các song chắn rác để ngăn các loại rác như bao bì, vỏ hộp, cành lá cây… nhằm tránh gây hư hỏng cho máy bơm và các thiết bị phía sau.
Tiếp theo nước thải được bơm vào thiết bị keo tụ – lắng. Dưới tác dụng của PAC trong điều kiện pH trung tính cùng với tốc độ khuấy thích hợp của Motor, các bông cặn sẽ hình thành. Thành phần lơ lửng và hòa tan trong nước thải sẽ hấp phụ lên bề mặt hạt keo. Để quá trình tạo bông xảy ra thuận lợi, polimer sẽ được cấp vào bể. Khi các bông cặn lớn hình thành lúc này Motor sẽ dừng lại, các bông cặn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong sẽ được tháo ra bồn trung gian bởi các van bố trí trên thiết bị keo tụ. Và trong bồn trung gian sẽ được thêm clonrine kể khử trùng nước thải.
Cuối cùng từ bồn chứa trung gian nước thải được bơm qua thiết bị lọc áp lực để tách loại hoàn toàn các chất lơ lửng trước khi thải ra môi trường.
Nước sau xử lý sẽ đạt mức B theo TCVN 5945 – 2005. Bùn thải tách ra từ bể lắng cũng được tập trung về bể chứa bùn và được định kỳ hút bỏ theo qui định. Nước được tách ra và tuần hoàn trở lại bể gom lắng cặn để xử lý.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI

Read more…

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIỄM DẦU

3:28 PM |
Công ty môi trường Minh Việt là công ty xử lý nước thải hàng đầu Việt Nam, chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng  công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí “Uy tín, chất lượng để giữ vững NIỀM TIN với khách hàng”.

Hiện nay vấn đề môi trường luôn luôn gắn liền với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp tại Việt nam. Trong đó nước thải sinh ra từ các Công ty dầu nhớt và hóa chất cũng là vấn đề đáng lo ngại. Do đó việc thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các công ty thải ra cần phải khảo sát và phân tích để đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Các nguồn thải gây ô nhiễm chủ yếu từ các khu vực kho chứa: phát sinh do các nguyên nhân sau:
  • Súc rửa và làm mát bồn chứa
  • Vệ sinh máy móc, thiết bị
  • Rơi vãi xăng dầu xuống nguồn nước
  • Xảy ra sự cố
  • Nước mưa chảy tràn qua khu vực kho.
Trong đó nước xả cặn từ quá trình súc rửa bồn chứa với chu kỳ 2 năm súc rửa 1 lần là nguồn thải có mức độ ô nhiễm dầu cao nhất, nồng độ ô nhiễm có thể lên đến hàng chục ngàn ppm.
Nước thải từ quá trình sử dụng xăng dầu không thể tránh khỏi việc thất thoát xăng dầu ra ngoài môi trường vì thế sẽ phát sinh ra nước thải nhiễm dầu.
Khi lượng nước thải nhiễm dầu này thất thoát ra môi trường làm thay đổi tính chất tính hóa lý môi trường nước nơi tiếp nhận. Tăng độ nhớt, giảm nồng độ oxy hấp thụ vào nước,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ động thực vật tại nguồn tiếp nhận. Ngoài ra do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sang giảm khi xuyên vào nước, hạn chế sự quang hợp của thực vật thủy sinh và phù du. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động thực vật gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Screen Shot 2014 08 08 at 08.36.46 Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Nước thải nhiễm dầu tại công ty được tập trung theo tuyến thu gom vào hố gom, nước thải từ hố gom và nước thải sinh hoạt của công ty (nước thải sinh hoạt đã qua hệ thông xử lý hiện tại của công ty và mức độ xử lý đạt mức B QCVN 14 : 2008/BTNMT) được đưa vào bể điều hòa, bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và điều hòa nồng độ.
Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ được hai bơm chìm bơm vào thiết bị keo tụ. Tại đây sẽ được bổ sung thêm hệ hóa chất keo tụ PAC, Polymer và NaOH để điều chỉnh pH. PAC là tác nhân có khả năng làm gắn kết các chất bẩn ở dạng hòa tan thành bông cặn có khả năng lắng, dưới tác dụng của polymer các bông cặn li ti sẽ kết lại thành các bông có kích thước lớn hơn.
Sau khi qua thiết bị keo tụ nước thải tiếp tục chảy vào thiết bị tuyển nổi, tại đây không khí sẽ được bơm trực tiếp và hòa tan vào trong nước. Các bong bóng li ti này sẽ bám dính vào các phần tử chất rắn lơ lửng trong nước và đưa các thành phần chất rắn lơ lửng nổi lên bề mặt tạo thành một lớp bùn nổi và được loại bỏ bằng thiết bị cào bề mặt. Các chất rắn nặng lắng tại thiết bị tuyển nổi sẽ được đưa vào bể chứa bùn.
Ở công đoạn tiếp theo nước được đưa qua ngăn trung gian. Tại đây nước được khử trùng bằng dung dịch Chlorine. Để đưa vào môi trường tiếp nhận, nước tại ngăn trung gian được bơm ly tâm đẩy qua cột lọc áp lực, có tác dụng lọc sạch cặn lơ lửng trong nước.
Nước sau quá trình xử lý đạt mức A QCVN 40 : 2011/BTNMT sẽ được thải vào môi trường tiếp nhận.
Bùn lắng từ thiết bị tuyển nổi và thiết bị keo tụ định kỳ sẽ được dẫn về bể phân tách bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và được bơm lên sân phơi bùn, bùn sẽ được phơi khô và định kỳ đơn vị có chứa năng thu gom chất thải nguy hại mang đi xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Mở rộng hệ thống:
Do nhu cầu phát triển của Công ty trong tương lai, nên hệ thống xử lý nước thải sẽ được mở rộng thêm. Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu hiện tại dự tính sẽ được xây dựng sẽ bổ sung thêm bể tách dầu, bể có khả năng tiếp nhận lượng nước mưa chảy tràn cuốn theo dầu trên diện tích mặt bằng của Công ty. Các cấu tử dầu từ bể tách dầu sẽ được thu gom vào bồn chứa và được các Công ty có chức năng ký hợp đồng thu gom và xử lý theo quy định hiện hành.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI

Read more…

Cập nhật Sách Đỏ IUCN có 22.413 loài bị đe dọa

3:05 PM |
Theo Sách Đỏ IUCN mới cập nhật ngày 17/11 vừa qua, thế giới hiện có 22.413 loài đang bị đe dọa, tăng 310 loài so với bản Sách Đỏ cập nhật hồi tháng 6.
“Mỗi lần cập nhật Sách Đỏ IUCN là một lần chúng ta nhận thực rõ hơn rằng đa dạng sinh học trên hành tinh đang tiếp tục mất đi một cách đáng kinh ngạc, mà nguyên nhân chủ yếu là do các hành động tận diệt của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu thực phẩm từ thiên nhiên đang ngày càng gia tăng.” – Bà Julia Marton-Lefèvre Tổng Giám đốc IUCN nhận định.
Theo bà Julia Marton-Lefèvre, nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh các khu bảo tồn sẽ góp phần quan trọng vào việc giúp đảo ngược xu hướng suy giảm đa dạng sinh học hiện tại và trách nhiệm của chúng ta là phải gia tăng số lượng các khu bảo tồn, đồng thời đảm bảo rằng các khu vực này được quản lý một cách hiệu quả để góp phần cứu vãn đa dạng sinh học của hành tinh.

Tình trạng khai thác quá mức đã đẩy cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương từ danh sách ít được quan tâm tới Bị đe dọa (Ảnh: Monterey Bay Aquarium - Randy Wilder)
Tình trạng khai thác quá mức đã đẩy cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương từ danh sách ít được quan tâm tới sang mức sẽ nguy cấp (Ảnh: Monterey Bay Aquarium – Randy Wilder)
Theo Sách đỏ cập nhật, thì loài Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương Thunnus orientalis bị chuyển từ danh mục Ít quan tâm sang Sẽ nguy cấp; hai loài cá Takifugu chinensis và thằn lằn Rhampholeon chapmanorum cũng mới bị liệt kê vào danh sách Cực kỳ nguy cấp.
Loài thằn lằn Rhampholeon chapmanorum, có nguồn gốc Mozambique không được nhìn thấy từ năm 1998, chỉ sáu năm sau khi loài này được mô tả. Trong khi đó, quần thể loài cá Takifugu chinensis đã giảm 99,99% trong vòng 40 năm bởi nạn khai thác quá mức cho nhu cầu với món ăn truyền thống sashimi của Nhật Bản. Cùng tình trạng là loài cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương Thunnus orientalis, với số lượng giảm từ 19 tới 33% trong vòng 22 năm qua do hoạt động đánh bắt quá mức để đáp ứng nhu cầu của những thực khách yêu thích món sushi và sashimi ở châu Á.
“Thị trường thực phẩm ngày càng phát triển không chỉ gia tăng áp lực đến các loài nguy cấp mà cả những loài khác nữa. Chúng ta cần khẩn trương đặt ra các quy định nghiêm ngặt về khai thác, đồng thời áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường sống của các loài” – Bà Jane Smart, Giám đốc toàn cầu về Đa đa dạng sinh học của IUCN khẳng định.
Hiện Sách Đỏ IUCN đã đánh giá được tình trạng của 76.199 loài. Tuy nhiên, con số này chỉ như muối bỏ biển so với gần hai triệu loài đã được phát hiện và mô tả trên trái đất. Ngoài ra, các nhóm họ cũng không được đánh giá đầy đủ như nhau, có những nhóm họ được đánh giá đầy đủ hơn những nhóm khác. Ví dụ như Sách Đỏ IUCN đã đánh giá được tình trạng của tất cả các loài chim và động vật có vú trên thế giới nhưng mới chỉ đánh giá được 7% tình trạng của các loài thực vật có hoa, 0,5% các loài côn trùng; 0,03% các loài nấm. 
Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Ngọc Sinh có hành vi lừa đảo

2:10 PM |
Ngày 20/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Công an vừa kết hợp với công an địa phương bắt giam bà Đặng Thị Ngợi - Giám đốc Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Ngọc Sinh (huyện U Minh, Cà Mau) về hành vi lừa đảo.

Trụ sở Công ty Ngọc Sinh tại huyện U Minh, Cà Mau.

Theo cơ quan chức năng, để vay được số tiền trên 300 tỷ đồng từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), bà Đặng Thị Ngợi- Giám đốc Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Ngọc Sinh (gọi tắt là Cty Ngọc Sinh) đã kê khai khống tài sản của mình.

Ngoài ra, Cty Ngọc Sinh đã hoạt động không hiệu quả nhưng bà Ngợi lại kê khai khống tài chính của Cty để vay thêm tiền. Đến nay, những hành vi của bà Ngợi đã làm thiệt hại cho Nhà nước gần 500 tỷ đồng.

Trước đó, ông Phan Minh Nhựt - Phó Giám đốc Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Minh Châu (gọi tắt là Công ty Minh Châu, huyện Cái Nước, Cà Mau) cũng đã bị bắt giam vì làm thiệt hại cho Nhà nước khoảng 170 tỷ đồng. Hiện, ông Phan Xuân Minh (Giám đốc Công ty Minh Châu) đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Được biết, liên quan đến vụ việc này, nhiều cán bộ ngân hàng VDB cũng đã bị cấm đi khỏi nơi cư trú vì đã vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Hiện vụ việc đang được Cơ quan chức năng đang tiếp tục mở rộng điều tra
TD
Read more…

WWF: Phục hồi Khu đất ngập nước Láng Sen

10:47 AM |
Tiếp nối thành công mô hình phục hồi Vườn Quốc gia Tràm Chim – một điểm đất ngập nước mang tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR), WWF sẽ nhân rộng mô hình này để bảo tồn vùng đất ngập nước của Khu Bảo tồn Láng Sen. Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim và Khu Bảo tồn (KBT) Đất ngập nước Láng Sen là những gì còn sót lại của một vùng đất ngập nước tự nhiên rộng lớn Đồng Tháp Mười ngày xưa.

Dự án 4 năm “Bảo vệ sự sống trong bối cảnh Biến đổi Khí hậu: Sinh kế cộng đồng và thích nghi dựa vào hệ sinh thái ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen”, được tài trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức và WWF-Đức, do WWF-Việt Nam, cùng hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và KBT Đất ngập nước Láng Sen, thực hiện.

Bà Annette Frick, Phó Ban Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội cho biết: “Chính phủ Đức đã có truyền thống lâu đời trong hỗ trợ Việt Nam phát triển. Dự án tại Láng Sen cho thấy tầm quan trọng của việc phục hồi đất ngập nước và hỗ trợ sinh kế địa phương và lợi ích hai bên đem lại cho nhau.”  

Vùng đất ngập nước xung quanh KBT Láng Sen đã bị suy thoái nghiêm trọng trong những năm vừa qua do đất ngập nước bị chuyển đổi thành đất trồng lúa cùng với việc quản lý nguồn nước không thích hợp trong KBT. Việc duy trì mực nước nhân tạo cao trong vùng lõi KBT để phòng cháy đã làm thay đổi sinh cảnh, dẫn tới suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài quan trọng, trong đó có Sếu đầu đỏ, những loài chưa thích nghi được với sự thay đổi môi trường tự nhiên và bãi ăn. Tuy nhiên, khoảng 1.500ha của KBT là vùng đất ngập nước và được bao phủ bởi cỏ, tạo thành nơi sinh sản và trú đông quan trọng cho các loài chim di cư và đất ngập nước và nhiều loài cá khác. 

“Cùng với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, hệ thống đê bao và kênh rạch dày đặc do Chính phủ xây dựng từ năm 2004 nhằm phòng cháy rừng, đã gây ra một sự xáo trộn lớn đối với chế độ thuỷ văn tự nhiên,” bà Nerissa Chao, Quản lý Sinh cảnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long của WWF-Việt Nam cho biết.

“Việc quản lý sử dụng tài nguyên bền vững không thích hợp đã khiến cho cộng đồng không được hưởng lợi từ tài nguyên KBT, do đó, dẫn tới nhiều hoạt động bất hợp pháp. Thêm vào đó, tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực đang ảnh hưởng tới sinh kế và tăng tính dễ bị tổn thương của cộng đồng địa phương,” Bà Nerissa cho biết thêm. 

WWF hướng tới tái phục hồi điều kiện tự nhiên của khu vực đất ngập nước thông qua hỗ trợ thực hiện một chế độ thuỷ văn mới giống với dòng chảy tự nhiên trước đó. Đồng thời, dự án sẽ nâng cao năng lực cho các cán bộ KBT Đất ngập nước Láng Sen trong quản lý đất ngập nước và giám sát nguồn nước và động thực vật. Dự án cũng góp phần giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu lên các cộng đồng xung quanh thông qua hỗ trợ thực hiện mô hình Nông nghiệp Thông minh thích ứng với Biến đổi Khí hậu và tìm hiểu các cơ hội về sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất ngập nước. 

“Hệ thống đê bao bắt nguồn từ chính sách Bảo vệ và Phát triển Rừng của Chính phủ. Chúng tôi muốn vận động các cơ quan chức năng địa phương áp dụng mô hình quản lý dựa vào nhu cầu của chính hệ sinh thái tự nhiên. Chúng tôi đã chứng minh thành công cách tiếp cận này tại Vườn Quốc gia Tràm Chim và muốn mở rộng mô hình này đối với KBT Đất ngập nước Láng Sen,” Bà Nerissa bày tỏ mong muốn. 

Dự án sẽ cải thiện bảo tồn đa dạng sinh học tại KBT thông qua tăng cường quản lý KBT, hỗ trợ thực thi pháp luật, tuần tra và giám sát, đồng thời tăng cường cơ hội cải thiện sinh kế địa phương và giảm xung đột giữa KBT và cộng đồng xung quanh.

Nguồn: tổng hợp
TD
Read more…

Hot