KHI CÁN BỘ "LÀM GƯƠNG" PHÁ RỪNG

2:36 PM |
Với việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.
Dân phá đã đành. Nhưng điều đau đớn hơn là việc phá rừng ở đây lại do cán bộ làm trước. Chủ tịch UBND xã An Lạc cho báo chí biết, gia đình ông có phá khoảng… vài ha. Rồi các gia đình phó chủ tịch, cán bộ mặt trận tổ quốc, tư pháp, trưởng phó thôn, cựu lãnh đạo xã, đảng viên… cũng phá.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động phải dùng cụm từ “toàn dân phá rừng” để chỉ hiện tượng này. Chưa bao giờ câu nói “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”, đúng theo nghĩa đen của nó, lại được thể hiện một cách sinh động đến thế qua vụ “phá rừng tập thể”, phá rừng có “đầu tàu gương mẫu” ở Sơn Động này.
Rừng liên tục bị tàn phá (Ảnh: nongnghiep.vn)
Rừng liên tục bị tàn phá
Vì sao lại có hiện tượng đó?
Theo phản ánh của dân, phần lớn là những người được giao giữ rừng hàng chục năm nay, và họ đã giữ rất tốt, dù chẳng được một xu nào, cứ thấy cán bộ phá rừng trong khu bảo tồn đi để trồng keo, thì mình cũng phá, vì tưởng chính sách đã thay đổi. Trước đây phải giữ rừng nay được phá để trồng cây khác. Và “Chúng tôi không tin cán bộ địa phương thì tin ai?”.
Cán bộ xã, thôn là cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức chính quyền, là những người đưa đường lối, chính sách cũng như pháp luật của đảng và nhà nước đến trực tiếp với từng người dân.
Lời nói của họ được dân tin. Việc làm của họ hiện hữu rành rành trước dân, nên có tác dụng rất lớn trong việc lôi kéo, thúc đẩy dân làm theo.
Chính vì thế mà một khi đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương trở nên tha hóa, biến chất, có những việc làm trái pháp luật, thì chúng gây tác hại cực kỳ khủng khiếp, mà vụ “toàn dân phá rừng” nói trên là một dẫn chứng. Hiện tượng đó phản ánh điều gì, nếu không phải là việc lâu nay, những tiêu chuẩn và trình độ bắt buộc phải có của cán bộ xã còn bị xem nhẹ?
Và rồi những cánh rừng bị tàn phá nằm đó và chờ vào sự can thiệp của pháp luật, nhanh hơn, triệt để hơn để giữ những cánh rừng còn lại.
MXD
Read more…

CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ SẼ ĐẠT 30 TRIỆU TẤN VÀO NĂM 2020

3:07 PM |


Lượng chất thải rắn đô thị đến năm 2020 sẽ lên tới 30 triệu tấn, gấp 2,6 lần so với hiện nay. Đó là dự báo của Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra tại hội thảo "Giới thiệu, trình diễn công nghệ xử lý rác thải đô thị" diễn ra hôm nay (14/10) tại TP.HCM.
  
Hằng năm, lượng chất thải rắn đô thị thải ra môi trường là 11,5 triệu tấn. Ở nước ta hiện chủ yếu áp dụng 3 phương pháp xử lý gồm: chôn lấp, ủ sinh học làm phân hữu cơ và công nghệ đốt rải rác tại một số địa phương. Hiện cả nước có khoảng 26 nhà máy xử lý chất thải rắn, tập trung tại các đô thị lớn với tổng công suất thiết kế khoảng 5.000 tấn/ngày.

Công nghệ xử lý rác thải rắn bằng chôn lấp được áp dụng nhiều nhất với gần 460 bãi chôn lấp rác thải, nhưng chỉ có 26% số bãi hợp vệ sinh. Vì vậy, các nhà khoa học và nhà quản lý cho rằng, cần phải thay thế công nghệ này bằng các công nghệ tiên tiến hơn. Hội thảo cũng đã giới thiệu và trình diễn một số công nghệ xử lý chất thải rắn được đánh giá là hiện đại, bảo đảm về môi trường, như: công nghệ lò đốt rác thải đa năng sử dụng công nghệ nhiệt phân tạo ra sản phẩm gạch; công nghệ đốt rác bằng khí tự nhiên, công nghệ tiêu hủy rác thải phát điện…
enviroment science

Tiến sỹ Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, cơ quan này đang khuyến khích tìm kiếm những phải pháp mới để tiến tới việc kiến nghị chính phú cấm áp dụng công nghệ chôn lấp tập trung.
Theo nguồn: vov.vn

Read more…

NAM SINH CHẾ THẢM DO NGÃ TỪ ĐỈNH ĐẬP THỦY ĐIỆN.

10:39 AM |
TP - Ngày 9/11, UBND xã Trà Tân (Bắc Trà My, Quảng Nam) cho biết, thi thể của em Huỳnh Văn Trà, 14 tuổi học sinh lớp 8 Trường THCS Trà Tân đã được tìm thấy tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2.
 
Thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: minh họa.  
Thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: minh họa.
Trước đó, vào khoảng 16h ngày 8/11, Trà tranh thủ ngày nghỉ lên trên đập thủy điện Sông Tranh 2 để chơi. Khi đang leo qua lan can của đập để đi dạo, em trượt chân, ngã xuống phía đập tràn từ độ cao gần 100m.
Do phía dưới chân đập có nhiều ghềnh đá, dòng sông lại trơ đáy, nên thi thể nạn nhân bị biến dạng hoàn toàn enviroment science.
Phải mất nhiều giờ, chính quyền địa phương cùng người nhà nạn nhân mới hoàn tất công việc tìm kiếm từng mảnh thi thể của nạn nhân.
Theo nguồn: tienphong.vn
Read more…

HÀNG NGÀN GIA ĐÌNH SỐNG TRONG TÚI RÁC

11:58 AM |
Xóm nhà rầm ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định) là một túi rác khổng lồ với hơn 300 ngôi nhà dựng tạm bợ, nhếch nhác bên mép biển. Bao năm qua, sự tồn tại của xóm nhà rầm gắn liền với nguy cơ ô nhiễm môi trường, cháy nổ và bệnh tật.

Nằm dọc mép biển gần cảng Quy Nhơn, xóm nhà rầm thuộc khu vực 6 và một phần khu vực 11, thuộc phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định)


Chân dung cuộc sống của cư dân nhà rầm là những ngôi nhà hình thành trên biển, nối với nhau bằng những phên gỗ chằng chịt, tạm bợ, hòa cùng mùi biển mặn, mùi tanh tưởi, mùi rác thối...

Không ngoa khi gọi xóm nhà rầm là túi rác khổng lồ. Nơi đây tích rác từ biển dạt vào, từ sông đổ xuống và còn là hố rác cho chính người dân cư ngụ trong xóm

Hơn 400 hộ gia đình nhưng không có lấy một thùng chứa rác, nhà vệ sinh. Toàn bộ rác thải, vệ sinh... đều xả thẳng xuống biển

Chị Nguyễn Thị Bích Hạnh (37 tuổi), một cư dân của xóm nhà rầm than thở: “Nhà nhỏ hẹp, dựng tạm bợ trên mặt nước nên không đủ điều kiện làm nhà vệ sinh. Thói quen có từ lâu rồi, mọi người sống ở đây quen xả thải ngay xuống biển cho khỏe”.

Giống như chị Hạnh, cư dân xóm nhà rầm bây giờ quen việc sống chung với rác. Biết là ô nhiễm, bệnh tật nhưng chính bản thân họ không muốn thay đổi

“Thi thoảng có công nhân môi trường đến dọn rác, nhưng gom rác đem vứt lên đường cái cũng xa xôi nên làm biếng. Thôi tiện tay xả xuống biển cho gần, với lại đâu phải rác của chúng tôi không đâu, rác ở đây từ biển đẩy vào, sông đổ xuống chất đầy”, một người dân trong xóm nhà rầm nói

Nỗi ám ảnh của cư dân nhà rầm không chỉ là cảnh sống tạm bợ, là khó khăn mưu sinh hay chuyện ô nhiễm môi trường, mà còn là hiểm họa cháy nổ chực chờ. Từ khi hình thành, xóm nhà rầm đã 3 lần bị bà hỏa viếng thăm vào năm 1973, 1993 và năm 1998


Riêng trận hỏa hoạn năm 1998 là nỗi ám ảnh kinh hoàng với cư dân nhà rầm khi ngọn lửa thiêu rụi 120 căn nhà

Hệ thống nhà gỗ chằng chịt như hiện nay có nguy cơ cháy nổ rất lớn


“Dù có lực lượng thu gom nhưng với lượng rác lớn làm nằm len lỏi giữa những trụ nhà, việc tích rác ở nhà rầm là tất yếu. Chúng tôi đã nhiều lần tuyên truyền người dân thu gom rác để đúng nơi quy định nhưng do thói quen, bà con vẫn cứ xả rác xuống biển", Khu vực trưởng khu vực 6, ông Trương Văn Dư cho hay.

Ông Dư cũng cho biết: "Không khí ô nhiễm, các hộ dân ở đây đều mắc những bệnh hô hấp, viêm xoang, viêm mũi thường xuyên. Lo ngại hơn nữa là nguy cơ cháy nổ bùng phát và ảnh hưởng mưa bão hàng năm”

Bao nhiêu năm qua, cư dân nhà rầm chấp nhận sống chung với ô nhiễm, đối mặt với mưa bão và nhiều hiểm họa khác


“Cuộc sống tạm bợ khó khăn, nhưng bây giờ đỡ hơn trước, khi có điện, có nước. Sống chung với sợ hãi, hiểm nguy là điều ai cũng thấy, nhưng ở đây có kế mưu sinh, chúng tôi phải ở lại chứ không thể đi đâu được. Đi rồi, sống bằng gì”, bà Phạm Thị Nga nói

Gắn cuộc đời mình với một nơi được ví như ổ chuột mà con người vẫn chấp nhận, bởi lẽ ở nơi đây họ mới có thể mưu sinh

“Xóm nhà rầm hình thành từ trước giải phóng đến nay. Cư dân xóm thuộc quản lý của địa phương. Tuy nhiên toàn bộ người ở đây đều thuộc diện ngự cư trái phép, lấn chiếm mặt nước mà hình thành nhà cửa”, ông Đinh Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND phường Hải Cảng, cho biết. Theo ông Tuấn, xóm nhà rầm thuộc vùng nguy hiểm, bị ảnh hưởng do bão lũ, các hiểm họa cháy nổ, ô nhiễm môi trường...
enviroment science, song người dân vẫn chọn sống chung vì nơi đây thích hợp với công việc của họ


Các hộ dân ở đây làm nghề biển đón đáy tại các luồng lạch ra vào cảng Quy Nhơn. Năm 2011, TP. Quy Nhơn quy hoạch dự án chỉnh trang đô thị, làm bờ kè, đổ đất cho xóm nhà rầm

Tuy nhiên, do nguồn ngân sách lớn nên đến nay dự án chưa thể triển khai hệ thống xử lý nước thải. Ngoài dự án của thành phố, tỉnh Bình Định cũng có quyết định quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn. Theo quy hoạch này, toàn bộ khu nhà rầm nằm trong vùng mở rộng cảng

Nếu 2 dự án này không thể triển khai, về lâu dài, muốn ổn định cuộc sống cho người dân nơi đây chỉ còn cách hỗ trợ cho người dân tái định cư tại chỗ

Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

Sốc: Nhận 300 triệu vì dám bơi trên sông ô nhiễm

4:38 PM |

Mới đây, 1 doanh nhân đến từ Quảng Đông, Trung Quốc đã trao hơn 300 triệu đồng cho trưởng phòng bảo vệ môi trường địa phương sau khi ông này chấp nhận bơi trong dòng sông ô nhiễm 10 phút.

Một doanh nhân ở Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vừa trao 100.000NDT (tương đương 333 triệu đồng) cho trưởng phòng bảo vệ môi trường địa phương sau khi ông này chấp nhận bơi trong dòng sông ô nhiễm 10 phút.
>> Xem thêm: công ty xử lý nước thải

Một quan chức đã nhận được 300 triệu đồng vì dám bơi trên sông ô nhiễm 1

Động thái này nhằm mục đích thu hút sự chú ý của chính phủ đối với các vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương.

Doanh nhân Xiao Gongjun cũng đã tuyên bố giải thưởng này trên trang blog cá nhân của mình sau khi ông biết tin về một doanh nhân ở tỉnh Chiết Giang cũng bỏ ra 200.000NDT (gần 700 triệu đồng) nhằm treo giải cho Cục trưởng Cục bảo vệ môi trường địa phương để ông bơi dưới dòng sông ô nhiễm trong vòng 20 phút.

Ông Xiao sống ngay bên cạnh sông Hanxi - một dòng sông bị ô nhiễm nặng nề và thường bốc mùi khi trời nắng ấm.

Ông đã báo cáo tình trạng của con sông với Bộ Bảo vệ môi trường khi chính quyền tỉnh Quảng Đông kêu gọi thực hiện mô hình thành phố điển hình của quốc gia trong việc bảo vệ môi trường. Năm 2011, thành phố đã rất vinh dự giành được danh hiệu này.

Trong nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc đã dành rất nhiều ngân quỹ để cải tạo nguồn nước nhưng kết quả vẫn chưa hề khả quan khi hầu hết các nguồn nước vẫn không thể dùng được
Theo nguồn: kenh14.vn
Read more…

RỪNG PHI LAO CHẾT DẦN - NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

9:49 AM |
Với chức năng chắn sóng, chắn gió, chống sạt lở… rừng phi lao phòng hộ có vai trò rất quan trọng đối với cư dân ven biển. Thế nhưng tại khu vực ven biển Trà Vinh hàng chục ngàn cây phi lao đang chết dần không rõ nguyên nhân, khiến ngành chức năng lẫn người dân hết sức lo lắng.
Ông Trương Minh Hải cho biết: “Khi hạn kéo dài rồi mưa thì nhiều cây phi lao xuất hiện dấu hiệu vàng đầu từ trên xuống và chết. Năm nay, số cây phi lao chết nhiều hơn năm 2012. Ở khu tôi quản lý cây chết hàng trăm héc ta, cả hơn chục hộ. Cây lớn nhỏ gì cũng chết”.
Hàng chục ngàn cây phi lao chết không rõ nguyên nhân.
Không riêng khu vực rừng của ông Hải quản lý mà khắp rừng phòng hộ ven biển Trà Vinh nơi nào cũng xuất hiện cây chết khô bất thường. Cây chết từ trên ngọn xuống, trong khi phần thân chưa xuất hiện dấu hiệu khác thường hay bị sâu bệnh tấn công. Ban đầu phần lá héo rũ và sau từ 5 đến 7 ngày cây khô dần, vỏ rễ bong ra. Đáng lo ngại hơn nữa là số cây phi lao bị chết thường có độ  tuổi từ 12 năm tuổi trở lên.
Trước tình trạng này ngành chức năng tỉnh Trà Vinh đã tiến hành lấy mẫu gửi về Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam để xét nghiệm tìm tác nhân gây chết cây nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Ông Hứa Chiến Thắng, Phó hạt kiểm lâm huyện Duyên Hải cho biết: “Chi cục kiểm lâm phối hợp với Chi cục bảo vệ thực vật tiến hành lấy mẫu, cả mẫu cây và mẫu đất để xác định nguyên nhân cây bị bệnh. Cho đến nay các ngành chức năng cũng chưa trả lời được do bệnh gì nên chưa xử lý số lượng cây chết được.”
Trên 65km bờ biển của tỉnh Trà Vinh phần lớn được bảo vệ bằng hàng cây phi lao rộng từ 50 đến hơn 100m. Những năm gần đây thời tiết ngày càng biến đổi và khó lường, hàng chục ngàn cây phi lao tại đây bị triều cường, sóng biển đánh trơ gốc và chết. Nay lại xuất hiện bệnh lạ làm cây chết hàng loạt.
Nếu không sớm tìm ra nguyên nhân và phòng trị kịp thời thì tình trạng sạt lở đất khu vực ven biển Trà Vinh sẽ nghiêm trọng hơn, theo đó đời sống của cư dân ven biển vốn khó khăn thì  càng khó khăn hơn.
MXD
Read more…

NHIỀU CÂY DI SẢN BỊ " CHẾT OAN "

11:05 AM |
Ở Việt Nam, 9 cây muỗm có niên đại gần 1.000 năm ở đền Voi Phục là những cây đầu tiên được VACNE công nhận là cây di sản. Nhưng sau một thời gian ngắn đã có 8 trong số 9 cây muỗm bị chết.
Trao đổi với PV về hiện tượng 8 cây muỗm di sản có niên đại gần 1.000 năm ở đền Voi Phục (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) liên tiếp chết, ông Phùng Quang Chính - ủy viên ban chấp hành hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) cho rằng: “Ngoài lý do cây già và sâu bệnh thì có sự tác động của cộng đồng. Ngay việc chăm sóc, diệt sâu, mối không đúng cách cũng khiến cây bị “bức tử”...”.

Tìm đến ban Quản lý Di tích đền Voi Phục, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng ban cho biết, trước đây, 8 trong 9 cây muỗm phải nhờ tới sự can thiệp và chữa trị của các chuyên gia về cây trồng. Đầu năm 2013, khi phát hiện ra những dấu hiệu cây bị bệnh, ông có liên lạc với VACNE nhằm mục đích thông tin, yêu cầu sự giúp đỡ từ các chuyên gia.

Sau lời kêu cứu, VACNE có cử người xuống tận nơi, lấy mẫu nấm về kiểm tra và xem xét. VACNE đã giới thiệu các chuyên gia từ viện Lâm nghiệp Việt Nam tới chữa trị cho cây bằng hình thức phun thuốc từ trên cao. Khoảng giữa năm 2013, cây muỗm bị bệnh có tiến triển tươi tốt nhưng đến tháng 11/2013, 3 cây muỗm bị rụng lá và chết khô dần. Đến nay, cả 8 cây được chăm sóc đều đã chết khô.
Ông Nguyễn Văn Tùng – Trưởng ban Quản lý đền Voi Phục chỉ vào gốc cây muỗm di sản đã chết mới được đốn hạ.

Cụ Hà Văn May là thủ từ giữ đền Voi Phục hơn 40 năm nay, mặc dù đã 94 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn, cụ cho biết trong số 9 cây muỗm thì hai cây nằm ngoài khuôn viên của đền. Nhiều lần những hộ dân quanh đó đòi cưa cành để xây nhà, song chính quyền phường Thụy Khuê đều phản đối quyết liệt mới giữ được. “Dù vậy, chỉ trong thời gian ngắn 8 “cụ muỗm” lần lượt chết khô. Xót xa lắm...”, cụ May tâm sự.

Cùng trao đổi với PV, ông Phùng Quang Chính - ủy viên ban chấp hành VACNE khẳng định các cây muỗm ở đền Voi Phục có nguyên nhân chính là do sự tác động của cộng đồng và sâu bệnh. “Cây cũng như người, già cũng sẽ phải chết. Nếu như các cây muỗm được chăm sóc tốt thì cây sẽ sống lâu và ngược lại. Ở đền Voi Phục sau khi được ban Quản lý đền thông báo việc cây bị bệnh, chết chúng tôi đã xuống đền và mời chuyên gia chữa bệnh nhưng cây không khỏi. Có thể là khi các đơn vị thi công tu bổ lại đền đào móng làm đứt rễ cây hoặc dùng xe tải chở vật liệu đè lên rễ cũng khiến cây bị chết”, ông Chính nói.

Theo thống kê của VACNE, Việt Nam hiện có khoảng 700 cây di sản, các cây này có tuổi thọ trung bình từ 200 đến 300 năm và được vinh danh tại nhiều địa phương. Về ý kiến Nhà nước vinh danh cây di sản xong bỏ mặc đấy, ông Chính cho hay do VACNE không được cấp kinh phí. Ngoài ra, ông Chính cũng lý giải: Hiện nay không chỉ ở đền Voi Phục có cây di sản chết sau khi được bảo vệ, chăm sóc mà ở một số nơi khác như Thanh Hóa, Hoài Đức (Hà Nội) cũng đang xảy ra tình trạng tương tự”.

Ông Chính lấy dẫn chứng, cây Táu ở đền Thiên cổ miếu (xã Trưng Vương, TP.Việt Trì) có niên đại khoảng 300 năm sau khi được công nhận cây di sản đã có dấu hiệu héo, rụng lá. Nguyên nhân là do người dân chăm sóc cây quá tốt. 

Họ xây bồn bao quanh gốc cây, đổ đất phù sa, bón hàng tạ phân cho cây nhưng họ có biết làm như thế là đang ngăn cản quá trình quang hợp của cây hay không? Hay như cây Gạo có niên đại 350 năm ở Hoài Đức, các cụ ở đây đổ nước vo gạo, nước tinh khiết vào gốc cây cũng là nguyên nhân khiến cây ra lộc nhưng bị héo, cành khô, bên cạnh đó còn xuất hiện sâu đục thân...

Theo các nhà khoa học cần có những biện pháp chăm sóc cây di sản một cách đúng kỹ thuật để giúp cây khỏe mạnh, chống chịu được với các loại sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ. Đơn giản như việc chăm sóc cây một cách vô tội vạ, phi khoa học cũng khiến cây di sản bị “chết oan”.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

Hot