Sốc: Nhận 300 triệu vì dám bơi trên sông ô nhiễm

4:38 PM |

Mới đây, 1 doanh nhân đến từ Quảng Đông, Trung Quốc đã trao hơn 300 triệu đồng cho trưởng phòng bảo vệ môi trường địa phương sau khi ông này chấp nhận bơi trong dòng sông ô nhiễm 10 phút.

Một doanh nhân ở Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vừa trao 100.000NDT (tương đương 333 triệu đồng) cho trưởng phòng bảo vệ môi trường địa phương sau khi ông này chấp nhận bơi trong dòng sông ô nhiễm 10 phút.
>> Xem thêm: công ty xử lý nước thải

Một quan chức đã nhận được 300 triệu đồng vì dám bơi trên sông ô nhiễm 1

Động thái này nhằm mục đích thu hút sự chú ý của chính phủ đối với các vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương.

Doanh nhân Xiao Gongjun cũng đã tuyên bố giải thưởng này trên trang blog cá nhân của mình sau khi ông biết tin về một doanh nhân ở tỉnh Chiết Giang cũng bỏ ra 200.000NDT (gần 700 triệu đồng) nhằm treo giải cho Cục trưởng Cục bảo vệ môi trường địa phương để ông bơi dưới dòng sông ô nhiễm trong vòng 20 phút.

Ông Xiao sống ngay bên cạnh sông Hanxi - một dòng sông bị ô nhiễm nặng nề và thường bốc mùi khi trời nắng ấm.

Ông đã báo cáo tình trạng của con sông với Bộ Bảo vệ môi trường khi chính quyền tỉnh Quảng Đông kêu gọi thực hiện mô hình thành phố điển hình của quốc gia trong việc bảo vệ môi trường. Năm 2011, thành phố đã rất vinh dự giành được danh hiệu này.

Trong nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc đã dành rất nhiều ngân quỹ để cải tạo nguồn nước nhưng kết quả vẫn chưa hề khả quan khi hầu hết các nguồn nước vẫn không thể dùng được
Theo nguồn: kenh14.vn
Read more…

RỪNG PHI LAO CHẾT DẦN - NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

9:49 AM |
Với chức năng chắn sóng, chắn gió, chống sạt lở… rừng phi lao phòng hộ có vai trò rất quan trọng đối với cư dân ven biển. Thế nhưng tại khu vực ven biển Trà Vinh hàng chục ngàn cây phi lao đang chết dần không rõ nguyên nhân, khiến ngành chức năng lẫn người dân hết sức lo lắng.
Ông Trương Minh Hải cho biết: “Khi hạn kéo dài rồi mưa thì nhiều cây phi lao xuất hiện dấu hiệu vàng đầu từ trên xuống và chết. Năm nay, số cây phi lao chết nhiều hơn năm 2012. Ở khu tôi quản lý cây chết hàng trăm héc ta, cả hơn chục hộ. Cây lớn nhỏ gì cũng chết”.
Hàng chục ngàn cây phi lao chết không rõ nguyên nhân.
Không riêng khu vực rừng của ông Hải quản lý mà khắp rừng phòng hộ ven biển Trà Vinh nơi nào cũng xuất hiện cây chết khô bất thường. Cây chết từ trên ngọn xuống, trong khi phần thân chưa xuất hiện dấu hiệu khác thường hay bị sâu bệnh tấn công. Ban đầu phần lá héo rũ và sau từ 5 đến 7 ngày cây khô dần, vỏ rễ bong ra. Đáng lo ngại hơn nữa là số cây phi lao bị chết thường có độ  tuổi từ 12 năm tuổi trở lên.
Trước tình trạng này ngành chức năng tỉnh Trà Vinh đã tiến hành lấy mẫu gửi về Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam để xét nghiệm tìm tác nhân gây chết cây nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Ông Hứa Chiến Thắng, Phó hạt kiểm lâm huyện Duyên Hải cho biết: “Chi cục kiểm lâm phối hợp với Chi cục bảo vệ thực vật tiến hành lấy mẫu, cả mẫu cây và mẫu đất để xác định nguyên nhân cây bị bệnh. Cho đến nay các ngành chức năng cũng chưa trả lời được do bệnh gì nên chưa xử lý số lượng cây chết được.”
Trên 65km bờ biển của tỉnh Trà Vinh phần lớn được bảo vệ bằng hàng cây phi lao rộng từ 50 đến hơn 100m. Những năm gần đây thời tiết ngày càng biến đổi và khó lường, hàng chục ngàn cây phi lao tại đây bị triều cường, sóng biển đánh trơ gốc và chết. Nay lại xuất hiện bệnh lạ làm cây chết hàng loạt.
Nếu không sớm tìm ra nguyên nhân và phòng trị kịp thời thì tình trạng sạt lở đất khu vực ven biển Trà Vinh sẽ nghiêm trọng hơn, theo đó đời sống của cư dân ven biển vốn khó khăn thì  càng khó khăn hơn.
MXD
Read more…

NHIỀU CÂY DI SẢN BỊ " CHẾT OAN "

11:05 AM |
Ở Việt Nam, 9 cây muỗm có niên đại gần 1.000 năm ở đền Voi Phục là những cây đầu tiên được VACNE công nhận là cây di sản. Nhưng sau một thời gian ngắn đã có 8 trong số 9 cây muỗm bị chết.
Trao đổi với PV về hiện tượng 8 cây muỗm di sản có niên đại gần 1.000 năm ở đền Voi Phục (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) liên tiếp chết, ông Phùng Quang Chính - ủy viên ban chấp hành hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) cho rằng: “Ngoài lý do cây già và sâu bệnh thì có sự tác động của cộng đồng. Ngay việc chăm sóc, diệt sâu, mối không đúng cách cũng khiến cây bị “bức tử”...”.

Tìm đến ban Quản lý Di tích đền Voi Phục, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng ban cho biết, trước đây, 8 trong 9 cây muỗm phải nhờ tới sự can thiệp và chữa trị của các chuyên gia về cây trồng. Đầu năm 2013, khi phát hiện ra những dấu hiệu cây bị bệnh, ông có liên lạc với VACNE nhằm mục đích thông tin, yêu cầu sự giúp đỡ từ các chuyên gia.

Sau lời kêu cứu, VACNE có cử người xuống tận nơi, lấy mẫu nấm về kiểm tra và xem xét. VACNE đã giới thiệu các chuyên gia từ viện Lâm nghiệp Việt Nam tới chữa trị cho cây bằng hình thức phun thuốc từ trên cao. Khoảng giữa năm 2013, cây muỗm bị bệnh có tiến triển tươi tốt nhưng đến tháng 11/2013, 3 cây muỗm bị rụng lá và chết khô dần. Đến nay, cả 8 cây được chăm sóc đều đã chết khô.
Ông Nguyễn Văn Tùng – Trưởng ban Quản lý đền Voi Phục chỉ vào gốc cây muỗm di sản đã chết mới được đốn hạ.

Cụ Hà Văn May là thủ từ giữ đền Voi Phục hơn 40 năm nay, mặc dù đã 94 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn, cụ cho biết trong số 9 cây muỗm thì hai cây nằm ngoài khuôn viên của đền. Nhiều lần những hộ dân quanh đó đòi cưa cành để xây nhà, song chính quyền phường Thụy Khuê đều phản đối quyết liệt mới giữ được. “Dù vậy, chỉ trong thời gian ngắn 8 “cụ muỗm” lần lượt chết khô. Xót xa lắm...”, cụ May tâm sự.

Cùng trao đổi với PV, ông Phùng Quang Chính - ủy viên ban chấp hành VACNE khẳng định các cây muỗm ở đền Voi Phục có nguyên nhân chính là do sự tác động của cộng đồng và sâu bệnh. “Cây cũng như người, già cũng sẽ phải chết. Nếu như các cây muỗm được chăm sóc tốt thì cây sẽ sống lâu và ngược lại. Ở đền Voi Phục sau khi được ban Quản lý đền thông báo việc cây bị bệnh, chết chúng tôi đã xuống đền và mời chuyên gia chữa bệnh nhưng cây không khỏi. Có thể là khi các đơn vị thi công tu bổ lại đền đào móng làm đứt rễ cây hoặc dùng xe tải chở vật liệu đè lên rễ cũng khiến cây bị chết”, ông Chính nói.

Theo thống kê của VACNE, Việt Nam hiện có khoảng 700 cây di sản, các cây này có tuổi thọ trung bình từ 200 đến 300 năm và được vinh danh tại nhiều địa phương. Về ý kiến Nhà nước vinh danh cây di sản xong bỏ mặc đấy, ông Chính cho hay do VACNE không được cấp kinh phí. Ngoài ra, ông Chính cũng lý giải: Hiện nay không chỉ ở đền Voi Phục có cây di sản chết sau khi được bảo vệ, chăm sóc mà ở một số nơi khác như Thanh Hóa, Hoài Đức (Hà Nội) cũng đang xảy ra tình trạng tương tự”.

Ông Chính lấy dẫn chứng, cây Táu ở đền Thiên cổ miếu (xã Trưng Vương, TP.Việt Trì) có niên đại khoảng 300 năm sau khi được công nhận cây di sản đã có dấu hiệu héo, rụng lá. Nguyên nhân là do người dân chăm sóc cây quá tốt. 

Họ xây bồn bao quanh gốc cây, đổ đất phù sa, bón hàng tạ phân cho cây nhưng họ có biết làm như thế là đang ngăn cản quá trình quang hợp của cây hay không? Hay như cây Gạo có niên đại 350 năm ở Hoài Đức, các cụ ở đây đổ nước vo gạo, nước tinh khiết vào gốc cây cũng là nguyên nhân khiến cây ra lộc nhưng bị héo, cành khô, bên cạnh đó còn xuất hiện sâu đục thân...

Theo các nhà khoa học cần có những biện pháp chăm sóc cây di sản một cách đúng kỹ thuật để giúp cây khỏe mạnh, chống chịu được với các loại sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ. Đơn giản như việc chăm sóc cây một cách vô tội vạ, phi khoa học cũng khiến cây di sản bị “chết oan”.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

CÔNG NGHỆ MỚI: GIÁM SÁT RỪNG BẰNG CÔNG CỤ MÃ NGUỒN MỞ

3:51 PM |
 Công cụ mã nguồn mở miễn phí giúp các quốc gia giám sát hiện trạng rừng mang tên Onpen Foris vừa được Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) cho ra mắt tại Hội nghị thế giới của Hiệp hội Quốc tế các tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp (IUFRO) đầu tháng này.
Open Foris, do chính phủ Đức và Phần Lan tài trợ, được thiết kế để hỗ trợ toàn bộ chu trình điều tra, kiểm kê rừng của các quốc gia từ đánh giá, thiết kế, thu thập dữ liệu thực địa đến phân tích và lập báo cáo nhằm giúp các nước đang phát triển cải thiện cách thức theo dõi hiện trạng rừng hiện tại, tiến tới khắc phục nạn phá rừng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Dữ liệu chính xác về rừng là yếu tố quyết định giúp chính phủ các nước quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy gần 80% nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc thu thập và sử dụng thông tin cơ bản về tài nguyên rừng thuộc quốc gia mình.
Theo ông Eduardo Rojas Briales, trợ lý Tổng giám đốc phụ trách mảng Lâm nghiệp của FAO, hiện nhiều quốc gia không có bức tranh toàn cảnh về hiện trạng rừng của mình. Do vậy, những quốc gia này thường gặp khó khăn khi xây dựng các chính sách lâm nghiệp hiệu quả để chống lại tình trạng phá rừng và suy thoái rừng cũng như khó đẩy mạnh các chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu cấp quốc gia.
“Chúng tôi kì vọng Open Foris sẽ mang đến thay đổi ý nghĩa cho việc điều tra rừng vì đây là công cụ mã nguồn mở toàn diện đầu tiên không chỉ hỗ trợ toàn bộ quá trình thu thập và phân tích dữ liệu mà còn khích lệ và tạo điều kiện chia sẻ tri thức mở một cách công khai, sáng tạo. Tính minh bạch được gia tăng trong công cụ nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách thu thập đủ thông tin cần thiết để có thể đưa ra quyết định đúng đắn” – Ông Eduardo Rojas Briales nhấn mạnh thêm.
Giao diện website Open Foris
Giao diện website dữ liệu mở Open Foris
Công cụ mới này của FAO cũng đã đơn giản hóa quá trình chuyển đổi các dữ liệu phức tạp, ví như kích thước và hình ảnh vệ tinh của các cây rừng, thành các thông tin có giá trị dưới dạng các website tương tác với số liệu thống kê, biểu đồ, bản đồ và báo cáo.
Ngoài ra, Open Foris còn có các công cụ tích hợp giúp các quốc gia đáp ứng đòi hỏi của những báo cáo mang tính quốc tế ví dụ báo cáo về thực thi REDD+ liên quan tới giảm phát thải từ mất rừng và suy thái rừng và tăng cường dự trữ carbon rừng.
Trước khi công bố, Onpen Foris đã được thí điểm tại hơn mười quốc gia châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh và cho thấy những kết quả nhất định. Đầu năm 2014, Ecuador và Tanzania đã hoàn tất quá trình điều tra tài nguyên rừng quốc gia đầu tiên với sự hỗ trợ của công cụ Open Foris. Nhiều chuyên gia đến từ Argentina, Bhutan, Papua New Guinea và Uruguay cũng được đào tạo sử dụng các ứng dụng khác của phần mềm Open Foris.
Việt Nam tiến hành tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc 5 năm một lần. Công cụ Open Foris phiên bản tiếng Việt cũng đang được ứng dụng thí điểm tại một khu vực nhỏ của Việt Nam.
Các cán bộ kiểm lâm sẽ tiến hành thu thập thông tin về độ che phủ rừng và số lượng, kích thước, các loài, chất lượng cây rừng cũng như thực trạng sử dụng tài nguyên rừng của dân địa phương. Những dữ liệu này sẽ được nhập vào Open Foris tại văn phòng.
Công tác điều tra, kiểm kê rừng sẽ còn hiệu quả hơn nữa khi cán bộ kiểm lâm sử dụng công cụ Open Foris cho phép nhập dữ liệu trực tiếp bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Như vậy, sẽ có thể bỏ qua bước ghi chép dữ liệu vào sổ sách và nhập lại vào máy tính.
Ông Hồ Mạnh Tường, Trưởng phòng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế, Viện điều tra Quy hoạch rừng cho hay: “Công cụ Open Foris giúp tính toán các nhân tố khả biến và những thay đổi về tài nguyên rừng và cây trong từng giai đoạn nhất định cũng như những thay đổi về giá trị môi trường khác của rừng như các bể chứa carbon, đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ. Với công cụ này, chúng ta có thể đánh giá dự trữ rừng quốc gia một cách toàn diện nhất”.
Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

MỘT KỸ SƯ SÁNG TẠO XE QUÉT RÁC AN SINH - GIẢI PHÁP CHO MÔI TRƯỜNG ĐÔ TH

9:58 AM |
Với mong muốn giải phóng sức lao động cho những người lao công bằng các giải pháp khoa học kỹ thuật, kỹ sư Phan Đình Phương (TP. Đà Nẵng) và các cộng sự đã sáng chế chiếc xe quét rác An sinh. Tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao, xe quét rác An Sinh được xem là giải pháp cho môi trường đô thị.
Từ ý tưởng nhân văn
 
Gặp kỹ sư Phan Đình Phương trong căn xưởng nhỏ ngổn ngang các thiết bị máy móc mới hiểu được vì sao ông bị nhiều người gọi là lão kỹ sư “gàn” 
enviroment science . Tôn sùng nhà bác học Eintein, sẵn sàng cầm cố nhà cửa để có tiền sáng chế, thậm chí chui vào trong một chiếc máy suốt hai năm rưỡi chỉ với mục đích nghiên cứu. 
>> Xem thêm: công nghệ xử lý nước thải

Những thiết bị được ông sáng chế nhìn qua có vẻ kỳ lạ nhưng lại có tác dụng thiết thực như máy đổ rác vào thùng thu gom, thiết bị chữa cháy; công nghệ “bắt” hơi xăng; “tóm” khí gas đang bốc hơi gây lãng phí và tăng nguy cơ cháy, nổ...
 



Kỹ sư Phương và xe quét rác An sinh
 
Trong số những sáng chế của mình, xe quét rác An Sinh là một sản phẩm được kỹ sư Phương “cưng” nhất. Kỹ sư Phương tâm sự: “Thuở đi học, hình ảnh “chị lao công đêm đông quét rác” trong bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu cứ mãi theo tôi. Đêm giao thừa Tết, trong khi nhiều phụ nữ khác đang sum họp với gia đình thì tại tuyến đường trước nhà, tôi thấy hai chị lao công vẫn âm thầm, lặng lẽ với tiếng chổi tre quét rác, bất chấp cái lạnh như cắt da cắt thịt. Lúc đó trong đầu tôi bỗng lóe lên suy nghĩ làm thế nào để chị lao công không còn phải thức khuya, dậy sớm mà vẫn bảo đảm công việc cứ thao thức trong tôi.”
 
Hành trình sáng tạo của kỹ sư Phan Đình Phương bắt đầu từ sự cảm thông và sự sẻ chia sâu sắc ấy. Miệt mài nghiên cứu và chế tạo trong thời gian 5 năm, thậm chí ông đã phải “xẻ thịt” chiếc xe máy Trung Quốc – phương tiện đi lại duy nhất của ông lúc bấy giờ để lấy động cơ gắn vào chiếc máy quét rác. Và cuối cùng, ý tưởng nhân văn của kỹ sư Phương đã thành hiện thực - chiếc máy hút rác động lực cao tốc ra đời với nhiều tính năng ưu việt cải thiện điều kiện lao động cho những người lao công.
 
Hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí
 
Kỹ sư Phương cho biết: Máy quét rác An Sinh được xem là máy hút rác đầu tiên trên thế giới được sáng chế theo nguyên lý khí động lực hàng không, chạy cực nhanh trên mọi địa hình mà hút được cả rác lẫn bụi khi nắng và bùn đất khi mưa.
 
Chiếc máy được mô phỏng theo đúng động tác của người phụ nữ quét rác, máy có kết cấu gọn nhẹ, gồm 6 bánh, cabin chống mưa nắng cho người sử dụng. Thể tích thùng rác trong máy 200 lít, khả năng kéo moóc 1.000kg, năng suất quét 3.000 - 36.000m2/giờ (tùy thuộc vào việc không hay có sử dụng chổi hông).  

Điểm ưu việt của máy hút rác động lực cao tốc là cùng tốc độ với xe gắn máy (15 -30km/h), sử dụng hệ thống chổi bên hông quay chậm theo phương ngang nên giảm thiểu gây bụi khi quét. Máy có 3 khả năng đổ rác rất thuận lợi là đổ vào thùng bên đường, đổ cho xe trung chuyển, đổ rác vào moóc kéo theo sau máy.

Mỗi lần đổ rác vào thùng hay xe trung chuyển chỉ mất khoảng 40 - 60 giây. Xe còn có hệ thống thiết bị tạo hơi nước tự động từ thùng nước của xe nên hạn chế được bụi bẩn và ô nhiễm. Chi phí sử dụng máy để quét rác giảm 5 - 7 lần so với quét bằng tay và rẻ hơn nhiều lần so với máy nước ngoài. 


Hệ thống chổi bên hông của xe quay chậm theo phương ngang nên giảm thiểu gây bụi khi quét
 
Kỹ sư Phương tính toán: Với 2 tỷ đồng có thể nhập khẩu 1 xe quét đường cỡ lớn 10 tấn, chỉ tạo việc làm cho 4 người lái 2 ca, mỗi tháng tiêu thụ hàng ngàn lít diesel. Nhưng 2 tỷ đồng sẽ mua được 3 máy hút rác An Sinh và 25 máy hút rác đẩy tay, tạo việc làm cho hơn 100 công nhân, diện tích quét tăng lên gấp 10 - 15 lần, cả đường phố và vỉa hè đều sạch. 

Hiệu quả xử lý môi trường cao hơn nhờ máy hút hết rác bụi, bùn đất, cả khi mưa lẫn nắng. Thời gian quét rút gọn trong vài chục phút/ha, đổ rác nhanh, khỏi ảnh hưởng đến giao thông trên đường. Số lao động dôi dư sẽ trang bị 25 máy hút rác đẩy tay An Sinh để thu gom rác bụi trên vỉa hè. 

Đây là khu vực có diện tích lớn, mật độ rác cao, nhiều chướng ngại vật nên khó quét bằng máy lớn nhưng ít nắng gió, rất phù hợp với sức khỏe chị em lao động phổ thông. Không chỉ có vậy, máy hút rác An Sinh giúp công nhân rút ngắn thời gian làm việc, tránh tiếp xúc với chất bẩn độc hại và mưa nắng.
 
Chiếc xe được đánh giá là kỳ diệu này được giới khoa học trong và ngoài nước cho là giải pháp rất hữu ích cho công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, đã được trao cúp vàng Hội chợ triển lãm Techmart Việt Nam và cấp bằng độc quyền Sáng chế năm 2009 và được nhà nước tuyển chọn thực hiện đề án Phát triển Công nghiệp Môi trường Việt Nam đến năm 2025.
 
Điều ông Phương trăn trở là chiếc máy quét rác này chưa được ứng dụng nhiều vào cuộc sống để giải phóng bớt một phần nhọc nhằn cho những công nhân vệ sinh trong việc làm sạch môi trường hàng ngày, nhất là trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hy vọng, sẽ có nhiều cơ quan đầu tư, hỗ trợ để trong tương lai không xa, chiếc máy quét rác đa năng của ông Phương sẽ không chỉ được ứng dụng ở Việt Nam, mà còn có khả năng vươn xa ra thị trường thế giới.

Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

TIẾNG ỒN VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM

2:28 PM |
Lớp trẻ các cháu giờ cần cảnh giác với ô nhiễm tiếng ồn vì xã hội đang công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh và nóng; cuộc sống, môi trường không còn “làng quê êm đềm vi vu tiếng sáo diều”. 

Hôm 20.10, bạn trai cháu chiêu đãi một bữa đi quán bar, nghe hấp dẫn lắm vì có vẻ là nơi vui chơi giải trí thời thượng. Đi rồi phát sợ vì ù hết cả tai, hoa hết cả mắt. Đến giờ cháu vẫn có cảm giác ong ong trong đầu, ngủ cũng không yên giấc. Thế là bị sao ạ? \

>> Xem thêm: công ty xử lý nước thải

- Lớp trẻ các cháu giờ cần cảnh giác với ô nhiễm tiếng ồn vì xã hội đang công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh và nóng; cuộc sống, môi trường không còn “làng quê êm đềm vi vu tiếng sáo diều”. Tiếng động, tiếng ồn và nói chung các loại âm thanh chưa có cách gì chế ngự đang thực sự là một loại ô nhiễm.

- Chuyện ô nhiễm tiếng ồn 
enviroment science tác động chung đến mọi người chứ đâu chỉ tuổi trẻ chúng cháu, nhưng bác lại chỉ cảnh báo mỗi lớp trẻ?

- Đơn giản là vì ngoài các tiếng ồn của cuộc sống mà mọi người phải bị động chịu đựng ngoài ý muốn thì riêng các cháu lại tự thêm ô nhiễm âm thanh do thói quen thích nghe nhạc hay đi chơi ở các tụ điểm giải trí.

- Chúng cháu chỉ đến các tụ điểm văn hóa lành mạnh, nghe các bài hát vui vẻ, trẻ trung chứ không sa vào loại đèn mờ đâu mà bác nói bị ô nhiễm.

- Bác chỉ nói ô nhiễm âm thanh thuần túy theo nghĩa vật lý và sinh lý học con người, nói đến độ ồn theo đề-xi-ben, đến các tần số sóng âm, đến các hiệu ứng âm thanh tác động đến con người. Nghĩa là nói cháu bị ù tai do nghe nhạc chứ không nói tác động của nội dung và hình thức một bài hát mà cháu cảm thụ.

Thế giới vật chất - vật lý có hai loại âm thanh do tự nhiên và do nhân tạo. Không kể siêu âm là sóng âm có tần rất rất cao vượt ngưỡng tai người nghe hiện được coi là vô hại, còn lại những âm thanh có cường độ và âm sắc cao gây khó chịu cho tai người đều thuộc loại ô nhiễm tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn do thiên nhiên như sấm sét, động đất, sóng thần, núi lửa, mưa bão thì đành phải chịu nhưng lại ít gặp. Còn chính tất cả các loại tiếng ồn, âm thanh do con người tạo ra mới thực sự là nguy cơ cho sức khỏe.

- Cháu có nghe về những bệnh lý do tiếng ồn trong các nhà máy gây bệnh điếc nghề nghiệp, nhưng đấy là ở những khu vực công nghiệp nặng, máy móc sắt thép động cơ có nhiều tiếng ồn.

- Hiện nay, danh mục bệnh ấy chỉ có kéo dài thêm vì quy mô công nghiệp phát triển cộng thêm với vấn đề giao thông, cuộc sống đô thị. Trong các khu công nghiệp, việc kiểm soát tiếng ồn đã được khống chế theo tiêu chuẩn của thiết bị và dây chuyền công nghệ, ngoài ra,

theo luật định, người lao động còn được trang bị đồ dùng bảo hộ bịt hai tai khi làm việc, được kiểm tra sức khỏe, thính lực định kỳ nên đã có tác động phòng ngừa.

Điều đáng ngại là ô nhiễm tiếng ồn do giao thông bùng nổ, đường cao tốc, xe tải siêu trọng, siêu trường, mật độ ô tô, xe máy dày đặc với thói quen thi nhau “còi to cho vượt” và còi to không cho vượt, loại còi chế có âm thanh chói tai, loại ống bô chế cố tình không giảm âm mà tạo âm thanh quá ngưỡng tiếng nổ… Tất cả còn phải chờ văn hóa giao thông tiến bộ dần lên.

Riêng các bạn trẻ, với vấn đề nghe nhạc lại là lối sống, kỹ năng sống, chỉ mong các cháu dần dần hiểu ra, thoát khỏi cái ô nhiễm tiếng ồn không đáng có.

- Nhưng cháu chỉ thấy nghe nhạc hơi to một tí mới vui, mới phê, chứ chưa đến nỗi điếc nghề… nhạc.

- Không điếc ngay mà giảm thính lực từ từ. Không chỉ ù tai lúc đó là bị tra tấn âm thanh dẫn đến kích thích về thần kinh, về tâm lý, lâu ngày ảnh hưởng đến tính cách.

Trừ tiếng nổ to gần kề như bom đạn tạo sóng âm xung kích mạnh làm thủng màng nhĩ, chảy máu tai gây điếc ngay, còn việc nghe nhạc rock, rap, nhạc cụ điện tử… nghe nhiều thành quen tai, mất phản xạ tự bảo vệ sẽ dần dần làm giảm thính lực chung; tệ hơn cho tai nhạc của các cháu là sẽ mất độ cảm thụ tinh tế với những âm thanh mảnh mai rung động nhẹ nhàng. Bữa tiệc âm thanh toàn món nặng khó tiêu sẽ làm hỏng hương vị thanh tao do nhạc cổ điển, do âm thanh thiên nhiên ban tặng. 

Chuyện mất ngủ, thiếu kiềm chế, dễ “nổ”, dễ bị kích động chỉ xảy ra khi nghe nhạc “nặng” quá ồn. Nếu biết nghe dân ca, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng chắc chắn không bị ô nhiễm tiếng ồn mà còn được tận hưởng âm thanh bổ ích cho sức khỏe và tinh thần.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

TÚI NILON "KẺ THÙ" VỚI MÔI TRƯỜNG

10:19 AM |
Nếu bạn có ý định trồng trọt chăn nuôi theo phương pháp tự nhiên hay organic, bạn sẽ phải đối mặt với một thứ giặc, đó là túi nilon.
  
Một bãi rác ứ đọng lâu ngày với các túi nilon gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: Trương Quang Nam
Tôi không hề nói vống lên. Mà xin lưu ý, nếu bạn mua một sản phẩm organic, mà sản phẩm đó được đựng trong túi nilon thì lập tức nó không còn là organic nữa, vì những hóa chất trong túi nilon sẽ “chuyển hóa” vào thịt vào cá vào rau quả, dù mắt thường không nhìn thấy, nhưng chất liệu của sản phẩm sẽ không còn nguyên vẹn, nếu không muốn nói là nó đã nhiễm hóa chất độc hại. Những túi nilon nằm trên đất cũng sẽ khiến cho cây trồng vật nuôi của bạn bị nhiễm hóa chất, dù bạn không dùng thuốc trừ sâu diệt cỏ hay phân hóa học.
>> Xem thêm: công ty xử lý nước thải
Những ngày đầu đến lập khu vườn này tôi thuê người tìm nhặt tất cả những túi nilon và mọi thứ hộp nhựa, chai nhựa tràn lan lưu cữu trên khắp mặt đất. Ngày đầu tiên tôi thấy chị người làm chất thành một đống và định châm lửa đốt. Tôi bảo không, không được đốt. Chị ấy nói thôi để em đào hố chôn, tôi bảo cũng không chôn được, phải cho hết vào các bao tải và tìm nơi nào thường có xe đến gom rác để đó cho người ta gom. Chị cười, nói xe gom rác không bao giờ tới cái xã này, xã kế bên cũng không có, phải đi tuốt lên gần thị trấn mới có. Tôi nói chỗ nào có thì mang tới đó.
Mặc dù tôi dùng biện pháp triệt để để loại túi nilon, nhưng hằng ngày túi nilon vẫn cứ “mọc” ra. Gà bới ra túi nilon, heo ủi ra túi nilon, một cơn gió cũng ra túi nilon. Hôm trước mấy người thợ đến làm hàng rào, hôm sau phải đi nhặt túi nilon, hộp nhựa đựng thức ăn và đầu lọc thuốc lá, mặc dù lần nào cũng nhắc đi nhắc lại là không được vứt những thứ đó ra đất. “Công cuộc” nhặt túi nilon của tôi cứ liên tu bất tận. Dù như thế nào tôi cũng quyết phải loại cho bằng hết, nếu không thì việc trồng trọt chăn nuôi của tôi sẽ chẳng còn bao nhiêu ý nghĩa. Một cái vườn bằng bàn tay còn như vậy, huống hồ là một đất nước.
Chẳng cần phải nói nhiều người cũng biết túi nilon và các loại bao bì bằng nhựa gây độc như thế nào cho người và cho môi trường. Tuy các loại nhựa PE hay PP bản thân nó có thể không độc khi tiếp xúc (các nhà khoa học bảo vậy), nhưng các chất phụ gia làm mềm và hóa dẻo thì độc hại vô cùng, chúng là tác nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư, gây rối loạn nội tiết, hại thần kinh, giảm khả năng sinh sản, làm biến đổi giới tính và vô số những bệnh tiềm ẩn khác. Sử dụng chúng đã đành là có hại, nhưng sử dụng xong đốt chúng đi còn có hại hơn, vì chúng sẽ thải ra những chất gây ung thư. Còn vứt đi hay chôn chúng thì môi trường sống bị đe dọa, vì chúng tồn tại gần như vĩnh viễn (người ta bảo phải bốn năm trăm năm, thậm chí cả ngàn năm chúng mới bị phân hủy), làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, ngăn chặn sự luân chuyển oxy trong đất, gây biến thái hệ vi sinh vật, khiến cho đất đai cằn cỗi, cây cối chậm phát triển, dù có ra hoa kết trái cũng không còn nguyên hương vị. Những tài liệu khoa học phân tích về sự độc hại của chúng người ta phổ biến đầy trên mạng, trên báo chí trên truyền hình, thỉnh thoảng lại có thêm những “phát hiện kinh hoàng”, nhưng hình như có quá ít người sợ.
Túi nilon và các bao bì, vật dụng bằng nhựa gây hại cho toàn dân, từ già tới bé không trừ một người nào, nhưng ở nông thôn là nghiêm trọng nhất. Người thành phố sau khi vô tình đưa các chất độc hại vào cơ thể, rác thải nhựa được bỏ vào giỏ rác, các xe rác mang đi tập trung có nơi có chỗ, một phần để “tái chế”, phần khác người ta xử lý theo kiểu nào đó cũng rất có vấn đề nhưng khuất mắt chúng ta không thấy. Còn ở nông thôn thì chỉ có 3 cách: vứt bừa ra đất, tự đốt hoặc tự chôn, trong khi túi nilon và đồ nhựa ở nông thôn là thứ rẻ tiền tái chế đi tái chế lại nên là thứ độc hại nhất, là cặn bã của cặn bã, là thứ không còn gì để có thể tái chế thêm một lần nào nữa. Cầm những túi nilon mới toanh người ta dùng để gói thịt gói rau, gói dưa gói mắm ngoài chợ, trong tay vẫn dính đầy bột hóa chất như dính bụi, nghĩ kỹ mới thấy rùng mình.
Không phải cái gì gây hại cho dân cũng là lỗi của chính quyền. Cả thế giới này đang là thế giới của túi nilon thì dường như mọi nỗ lực nói không với túi nilon đều tắc tị. Có người sẽ bảo nước Mỹ văn minh cao luật pháp nghiêm mà họ có bỏ được túi nilon triệt để đâu. Chúng ta không “bì” được với Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và không phải cái gì của họ cũng tốt. Trong nền dân chủ vận động hành lang của họ, một đạo luật ra đời hay không ra đời không phải bao giờ cũng vì lợi ích chính đáng của số đông dân chúng, mà thường phụ thuộc vào cường độ lobby của các “nhóm lợi ích”. Mới đây, lệnh cấm sử dụng túi nilon đã được áp dụng trên toàn bang California, sau một thời gian chỉ áp dụng được ở một thành phố của bang này. Hiện nay các tập đoàn sản xuất đồ nhựa đang chi rất nhiều tiền của để tiến hành những chiến dịch vận động hành lang ráo riết nhằm ngăn chặn mở rộng việc áp dụng lệnh cấm này ra các bang khác. Trung Quốc cũng tiến hành một số biện pháp hạn chế sử dụng túi nilon, nhưng có vẻ như người Trung Quốc quan tâm đến trời biển đất đai của thế giới hơn là quan tâm đến việc ăn ở thân thiện với môi trường.
Nước Mỹ và Trung Quốc có lẽ khó mà loại trừ triệt để túi nilon. Nhưng không phải vì vậy mà nước khác không làm được. Xin hãy chú ý nhìn sang châu Phi, nhiều nước ở Đông Phi đã nói không với túi nilon không phải bằng những cuộc vận động mà bằng luật pháp, trong đó Rwanda là nước áp dụng thành công nhất. Rwanda không phải hạn chế sử dụng túi nilon mà cấm hoàn toàn, sử dụng túi nilon ở nước này là phạm pháp. Là một nước trải qua nhiều đau thương của nội chiến và nạn diệt chủng, Rwanda đã đi lên trong nghèo khó, họ hồi sinh đất nước họ bắt đầu từ sự hồi sinh của thiên nhiên cây cỏ. Họ vẫn đang còn rất nghèo, nhưng đang nhận được những lời ngợi ca từ khắp nơi trên thế giới.
Tháng 9 vừa rồi chính quyền TP.HCM cũng có ra một chỉ thị, gọi là “tăng cường quản lý việc sử dụng và thải bỏ túi nilon”, dù có quy định xử phạt các hành vi đốt hay chôn túi nilon, nhưng nó nhẹ hều chẳng thể tạo ra tác dụng. Tuy nhiên, cùng với việc tăng mức thuế đối với túi nilon từ 30.000 đồng lên 40.000 đồng/kg ở phạm vi quốc gia từ năm 2012, việc “tăng cường quản lý” của chính quyền TP.HCM cần được ghi nhận là một cố gắng, chí ít là Nhà nước không có ý định buông lỏng. Không có ý định buông lỏng, nhưng quyết tâm thì hình như chưa.
Các quan chức chúng ta nên bớt bớt các chuyến đi cưỡi ngựa xem hoa tốn tiền tốn của để đến Rwanda học cách làm của họ, hoặc là bỏ tiền ra mời họ về dạy dỗ. Họ nghèo hơn chúng ta, nhưng vươn đến đỉnh cao của sự sạch sẽ. Có lý gì mà chúng ta không thể?
Theo nguồn: Tinnhanhmoitruong.vn

Read more…

Hot