Ô NHIỄM DẦU NGHIÊM TRỌNG Ở NIGERIA

2:00 PM |
Theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc, phải mất đến 30 năm và hơn 1 tỉ USD để làm sạch dầu tràn đang gây ô nhiễm nặng đồng bằng Niger (Nigeria). Tập đoàn dầu khí Royal Dutch Shell (Hà Lan) bị cáo buộc là thủ phạm gây ra thảm họa trên.
Dịch vụ tư vấn môi trường

Bloomberg cho biết theo báo cáo, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc phát hiện dầu lan rộng và ảnh hưởng rất nghiêm trọng ở đồng bằng Niger nhiều năm qua. Sinh kế và nguồn thực phẩm của người dân đồng bằng Niger đã bị hủy diệt. Nguồn nước sinh hoạt ở 10 cộng đồng đã nhiễm hydrocarbon nặng và chất ô nhiễm xâm nhập sâu đến 5m dưới nước. Có nơi nhiễm chất gây ung thư cao đến 900 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. “Báo cáo này cho thấy Tập đoàn Shell đã gây hậu quả khủng khiếp ở Nigeria” - chuyên gia Audrey Gaughran, giám đốc các vấn đề toàn cầu của Tổ chức Ân xá quốc tế, khẳng định.
                  
Một người dân Ogoniland, đồng bằng Niger, lấy nước từ nguồn đã bị ô nhiễm dầu.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Phản ứng lại, Tập đoàn Shell tuyên bố tình trạng ô nhiễm ở Nigeria xuất phát từ nạn trộm dầu và các cuộc tấn công của phiến quân Hồi giáo. Shell cho biết trong tuần này, đại diện của tập đoàn sẽ bắt đầu thương lượng với cộng đồng bị ảnh hưởng từ vụ tràn dầu năm 2008. Mức bồi thường có thể lên đến hàng chục triệu USD. “Ngành công nghiệp dầu mỏ là lĩnh vực quan trọng đối với kinh tế Nigeria trong 50 năm qua, song nhiều người dân nước này đã phải trả giá quá đắt”- giám đốc điều hành Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc Achim Steiner nhận định.

MẪU TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Theo - Vnexpress.net


Read more…

KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG TIẾT KIỆM NGUỒN NƯỚC

1:00 PM |
 Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề xuất nhiều ưu đãi về vốn, miễn giảm thuế đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Bài viết liên quan:
>> HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP LÒ HƠI
>> Ưu nhược điểm của khử trùng tia cực tím trong nước
>> Việt Nam nên lập quỹ tài nguyên với 3 lý do
Đề xuất này được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra tại dự thảo Nghị định quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất một số hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như: Hoạt động tái sử dụng nước, sử dụng nước tuần hoàn; thu gom, sử dụng nước mưa; sử dụng nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn; sản xuất, nhập khẩu thiết bị, máy móc, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm.
Ảnh minh họa: tnmtphutho.gov.vn
Ảnh minh họa: tnmtphutho.gov.vn
Ưu đãi vay vốn đến 30%
Dự thảo nêu rõ, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các hoạt động tái sử dụng nước, sử dụng nước tuần hoàn sẽ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam với mức giảm từ 20% – 30% lãi suất vay vốn tại thời điểm vay.


Ngoài ra, cá nhân, hộ gia đình thực hiện biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt được Nhà nước hỗ trợ về giá đối với thiết bị, công nghệ sử dụng để thu gom, xử lý nước thải phục vụ tái sử dụng nước, sử dụng nước tuần hoàn. Nguồn kinh phí hỗ trợ về giá được lấy từ Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương. Mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quyết định.Bên cạnh đó, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập (thuộc diện phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) thực hiện một trong các hoạt động tái sử dụng nước, sử dụng nước tuần hoàn, ngoài việc được hưởng ưu đãi về lãi suất vay vốn còn được giảm từ 5% – 10% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước.

Dự thảo cũng đề xuất mức ưu đãi vay vốn, giảm thuế thu nhập và hỗ trợ về giá cụ thể đối với các hoạt động thu gom, sử dụng nước mưa; sử dụng nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn; hoạt động sản xuất, nhập khẩu thiết bị, máy móc, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm mà trong nước chưa sản xuất được được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Read more…

BA NGƯỜI BẠN CÙNG CÂU ĐƯỢC BA CON CÁ MẶT TRĂNG QUÝ HIẾM

12:00 PM |

Theo tờ Daily Mail, khi đang đi câu tại bờ biển phía Nam California, Mỹ, ba người đàn ông đã tình cờ câu được 3 con cá Opah (hay còn gọi là cá Mặt Trăng) cực kỳ quý hiếm.

                      Ba con cá Opah quý hiếm. (Nguồn: Facebook)
                                            Ba con cá Opah quý hiếm. (Nguồn: Facebook)

Armando Castillo, Joe Ludlow và Travis Savala là ba người bạn thân của nhau. Họ đang cùng nhau đi câu cá ngừ đuôi vàng thì bất ngờ câu được 3 con cá màu cam, có hình đĩa, mỗi con nặng từ 55 đến 80kg.
Tuy nhiên, sau đó, tất cả đều cảm thấy ngỡ ngàng khi biết đó chính là những con cá Opah quý hiếm. Loài cá này không phổ biến ở vùng biển Nam California mà thường sinh sống ở vùng biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới.
Theo một bài báo đăng trên trang U-T San Diego, sản lượng cá Opah do tàu thuyền đánh bắt được đã tăng mạnh kể từ năm 2012.
"Việc câu được cá Opah chẳng khác gì trúng xổ số" - nhà nghiên cứu biển Owyn Snodgrass cho biết.
dantri.com
Read more…

CÒN GÌ ĐAU HƠN...?

11:00 AM |

Trong thời gian đại dịch Ebola đang bùng phát mạnh mẽ ở châu Phi, hình ảnh các nạn nhân đau đớn, vật vã, khổ sở hay những thi thể bị ném bỏ giữa đường khiến người dân trên toàn thế giới ám ảnh, lo lắng.

                      

Trong thời gian đại dịch Ebola đang bùng phát mạnh mẽ, những hình ảnh các nạn nhân đau đớn, vật vã, khổ sở khiến người dân trên toàn thế giới ám ảnh, lo lắng.

                      
Mới đây nhất, hình ảnh những thi thể nạn nhân bị bỏ mặc ngoài đường khiến nhiều người thực sự bàng hoàng. 

                      

Cảnh sát Guinea canh gác 1 thi thể nạn nhân nhiễm virus Ebola suốt nhiều giờ đồng hồ. Do sợ bị lây nhiễm mà cảnh sát cũng như người dân quanh khu vực không dám động vào nạn nhân. 

                    
Tính đến nay, số người thiệt mạng do nhiễm Ebola tại Guinea đã tăng lên 363 người.

                    
Một người phụ nữ Liberia khóc lóc vật vã trước cái chết của người thân trong đại dịch Ebola lần này. Tại Liberia, số người chết do mắc Ebola là 282 người.

                    
Các y tá, nhân viên y tế đang vận chuyển thi thể các nạn nhân nhiễm virus Ebola đi chôn cất tại Liberia.


                   

Giới chức các nước đã và đang đối phó với dịch bệnh vô cùng chậm trễ bởi thiếu hụt các trang thiết bị y tế.


                    
Nhiều phụ nữ khóc nấc tại khu vực ngoại ô Monrovia, Liberia khi 1 người thân của họ bị nghi nhiễm Ebola và được đưa đi chữa trị.

                   

Cũng trong ngày hôm nay, ông Miguel Pajares, 75 tuổi, một nhà truyền giáo người Tây Ban Nha đã bị cách ly ngay sau khi được chẩn đoán dương tính với virus Ebola. Ông đã được chuyển từ khu vực tâm dịch tới bệnh viện Carlos III ở Madrid, Tây Ban Nha.

                    

Những hình ảnh được ghi nhận tại bệnh viện, sân bay cho thấy quy trình vận chuyển và cách ly bệnh nhân nhiễm Ebola được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt. Ông Pajares chính thức trở thành bệnh nhân nhiễm virus Ebola đầu tiên được chữa trị tại châu Âu.

                   

 Các bác sĩ cho biết rất may mắn là cho đến thời điểm hiện tại, ông Parjares không bị chảy máu - 1 triệu chứng khi nhiễm virus Ebola. 

                  

Chiếc máy bay quân sự của Tây Ban Nha được sử dụng để đưa ông Pajares trở về quê hương. Ông được đặt trong chiếc hộp cách ly.

                 

Được biết, ông Pajares đã làm công việc truyền giáo tại châu Phi suốt 50 năm qua. Theo kế hoạch, ông sẽ quay trở lại Tây Ban Nha để nghỉ dưỡng cuối đời. Trước khi được đưa lên máy bay về quê hương, ông nói "Tôi muốn được quay về vì tôi đã trải qua thời gian quá tồi tệ nơi đây. Chúng tôi bị bỏ mặc. Tôi muốn quay về Tây Ban Nha và được đối xử như 1 con người".

                   

 Ông Pajares được đưa lên cáng cứu thương tại căn cứ quân sự ở Torrejon de Ardoz, Tây Ban Nha.

                  

Nhà truyền giáo từng làm việc, tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm virus Ebola ở bệnh viện St John tại Monrovia, Liberia. 

                   
Các nhân viên y tế luôn phải mặc áo bảo hộ và các trang thiết bị bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh quái ác.


                   

                   
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nhân viên y tế bị lây và nhiễm virus Ebola, dẫn đến tử vong.

Bài viến liên quan:
>> Sóc Trăng: Áp lực môi trường ở vùng nuôi tôm thẻ chân trắng
>> Tiếp tục phạt công ty Hào Dương hơn 6,3 tỷ đồng
>> Siêu nhân quét dọn đường phố
Read more…

SẮP VÀO MÙA DỊCH SỐT SUẤT HUYẾT

10:30 AM |
                                                  

Từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng có hơn 158 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) (giảm 78,5% so với cùng kỳ năm 2013), không có trường hợp tử vong.
Hiện tại, dù số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị tại Khoa Y học Nhiệt đới - BV Đà Nẵng, BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng không đáng kể, mỗi tuần chỉ ghi nhận vài trường hợp nhưng với thời tiết biến đổi, mùa mưa đang đến thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH sinh sản và phát triển nên tình hình dịch bệnh SXH sẽ có nguy cơ tăng cao.
Thời gian qua, Sở Y tế thành phố đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh SXH, phối hợp với chính quyền địa phương điều tra, xử lý dịch, phát huy vai trò của lực lượng cộng tác viên dân số - sức khỏe cộng đồng trong giám sát ca bệnh tại cộng đồng, vận động người dân diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường, chống dịch bệnh.
Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, điều tra và xử lý kịp thời, triệt để ca bệnh, ổ dịch ghi nhận được, khống chế dịch lây lan và bùng phát; giám sát công tác xử lý ca bệnh, ổ dịch tại các địa phương; cũng như tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị SXH, TCM cho các bác sỹ, điều dưỡng các tuyến.
Ngoài ra, để chống quá tải khi mùa dịch SXH đến, các bệnh viện đã chủ động tăng giường bệnh thực kê thông qua việc xây dựng mới, nâng cấp cơ sở, mở rộng buồng bệnh và ứng dụng triển khai những kỹ thuật mới, hiện đại góp phần giải quyết quá tải, rút ngắn thời gian điều trị nội trú.
Tuy nhiên, để chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa cao điểm, ngoài sự vào cuộc của các cấp, các ngành, mọi người dân cần chủ động phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng ngay tại nhà, khu dân cư, trong các trường mầm non, nhóm trẻ gia đình; vệ sinh môi trường xung quanh, ngủ màn, diệt muỗi, lăng quăng, làm sạch các vật dụng chứa nước… nhằm cắt đứt môi trường sinh sản của mỗi vằn gây bệnh SXH.
T.Dũng -Báo Công An

Read more…

TIẾNG KHÓC CỦA 10 DÒNG SÔNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI

10:00 AM |
Nếu bạn đã biết đến những dòng sông tuyệt đẹp với khung cảnh như trên thiên đường thì chắc chắn bạn sẽ bị sốc khi biết đến những dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng do bị chính con người hủy hoại. Dưới đây là 10 con sông đang trong tình trạng cạn kiệt nước và ô nhiễm nhất trên thế giới:
1. Sông Citarum, Indonesia


Sông Citarum, Indonesia, rộng 13.000km2, là một trong những dòng sông lớn nhất của Indonesia. Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), sông Citarum cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng cung cấp 5% sản lượng lúa gạo và là nguồn nước cho hơn 2.000 nhà máy - nơi làm ra 20% sản lượng công nghiệp của đảo quốc này.
                      
Dòng sông này là một phần không thể thay thế trong cuộc sống của người dân vùng Tây đảo Java. Nó chảy qua những cánh đồng lúa và những thành phố lớn nhất Indonesia. Tuy nhiên, hiện tại nó là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.

Citarum như một bãi rác di động, nơi chứa các hóa chất độc hại do các nhà máy xả ra, thuốc trừ sâu trôi theo dòng nước từ các cánh đồng và cả chất thải do con người đổ xuống.

Ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, người dân sử dụng nước cũng bị lây nhiễm nhiều loại bệnh tật. Điều kinh hoàng hơn cả là nhiều hộ dân sống quanh dòng sông này hàng ngày vẫn sử dụng nước sông để giặt giũ, tắm rửa, thậm chí cả đun nấu.

2. Sông Hằng, Ấn Độ

Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.

Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000km2, một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân cao nhất thế giới. Sông Hằng được người Hindu rất coi trọng và sùng kính, là trung tâm của những truyền thống xã hội và tôn giáo của đất nước Ấn Độ.
                        
Lưu vực sông Hằng gần như tạo ra một vùng đất liền thứ ba của Ấn Độ và là một trong 12 vùng dân cư trên thế giới phụ thuộc vào con sông. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 140 loài cá, 90 loài động vật lưỡng cư và loài cá heo sông Hằng.

Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý tới mức những người mộ đạo trước kia tôn thờ nguồn nước sông này giờ đây lại trở nên khiếp sợ chính nguồn nước đó. Chất lượng nước đang trở nên xấu đi nghiêm trọng.

Cùng với sự mất đi khoảng 30-40% lượng nước do những đập nước đang làm cho sông Hằng trở nên khô cạn và có nguy cơ biến mất. Theo ước tính, có hơn 400 triệu người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2 triệu người tới bờ sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây.

Ngoài ra, do phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông nên những thi thể người trôi lững lờ trên dòng sông này, rồi rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lò đốt cũng là một nguyên nhân làm tăng ô nhiễm sông.

Nước sông giờ không những không thể dùng ăn uống, tắm giặt mà còn không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước sông khá cao như thủy ngân (nồng độ từ 65-520ppb), chì (10-800ppm), crom (10-200ppm) và nickel (10-130ppm).

Hiện Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch cải tạo và bảo vệ con sông này.

3. Sông Mississippi, Mỹ

Sông Mississipi, con sông dài thứ 2 ở Mỹ, với 3.782km, bắt nguồn từ hồ Itasca, chảy qua hai bang Minnesota và Louisiana.

Mực nước sông Mississippi giảm tới 22% trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2004. Sự sụt giảm này liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu và gây ảnh hưởng lớn đối với hàng trăm triệu người trên thế giới.
                      
Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu (WWF), con sông này đang trở nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và phá hủy sự sống ở những vùng lưu vực con sông. Nếu con sông này “chết” thì hàng triệu người sẽ mất đi những nguồn sống của họ, sự đa dạng sinh học bị phá hủy trên diện rộng, nước ngọt sẽ thiếu trầm trọng và đe doạ tới an ninh lương thực.

Nhận thức được tầm quan trọng của con sông này, nước Mỹ đã tiến hành xây hàng nghìn con đập và đê dọc theo chiều dài của dòng sông trong suốt thế kỷ trước để hỗ trợ giao thông thủy và kiểm soát lũ lụt.

4. Sông Buriganga, Bangladesh

Sông Buriganga là một trong những con sông lớn chạy qua thủ đô Dhaka của Bangladesh. Tuy nhiên, từ năm 1995-1999, mức ô nhiễm của sông rất cao.
                        
Sông bị ô nhiễm bởi các hóa chất từ các nhà máy ximăng, xà phòng, nhuộm, da và giấy. Hầu hết những loại hóa chất được xác định có trong nước sông đều thuộc nhóm 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), rất độc hại đối với con người. Các chất ô nhiễm này liên tục thâm nhập vào cơ thể con người thông qua thực phẩm, đồ uống và phá hủy các bộ phận của cơ thể.

5. Sông Yamuna, Ấn Độ
                         
Sông Yamuna, Ấn Độ, dài 1.376km, là phụ lưu lớn nhất của sông Hằng. Thủ đô New Delhi có 15 triệu dân thì chỉ có 55% dân số sống ở các khu vực có xử lý nước thải. Phần còn lại, nước thải đều chảy thẳng ra sông Yamuna. Đây chính là nguyên nhân khiến con sông nổi tiếng của Ấn Độ đang ngày một ô nhiễm hơn nhiều. Lượng rác đổ xuống sông từ năm 1993 đến 2005 đã tăng gấp đôi.

6. Sông Hoàng Hà, Trung Quốc

Sông Hoàng Hà, là con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc, có vai trò rất quan trọng đối với người dân nước này. Đây chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho hàng triệu người dân ở phía Bắc Trung Quốc nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm nặng nề bởi sự cố tràn dầu và các chất thải công nghiệp.
                              
Một đường ống dẫn dầu bị vỡ của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc với hơn 1.500 lít dầu đã tràn vào đất canh tác và một phụ lưu của sông Hoàng Hà.

7. Sông Marilao, Philippineses

Nằm trong hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỷnh Bulacan ở Philippines, sông Marilao đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Chính vì vậy, nguồn nước của sông Marilao chứa rất nhiều hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con người như đồng, thạch tín.
                                 
Các chất ô nhiễm này gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt hải sản tại vịnh Manila.

Trước nguy cơ bị xóa sổ, chính quyền địa phương đã có những biện pháp can thiệp, nhưng sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven sông và các chất thải từ khu chế xuất vẫn xả trộm ra sông.

8. Sông Tùng Hoa, Trung Quốc

Sông Tùng Hoa có chiều dài gần 2.000km, chảy qua thành phố lớn Cáp Nhĩ Tân với gần 4 triệu dân và hơn 30 thành phố khác, nối tiếp với các vùng thôn quê mà đa số cư dân sống nhờ vào nguồn nước của con sông này.
                                 
Sông Tùng Hoa đã bị ô nhiễm nặng nề bởi một sự cố bất thường liên quan đến các nhà máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh Cát Lâm phía Bắc Trung Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn 100 tấn benzene và những chất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông.

Benzene và nitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng nhỏ. Khối chất độc ấy sẽ tiếp tục trôi xuống hạ nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc Long Giang.

9. Sông Sarno, Italy
                                    
Sông Sarno, Italy, chảy qua Pompeii tới phía Nam của vịnh Naples. Con sông này nổi tiếng bởi mức độ ô nhiễm nhất châu Âu với rất nhiều rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Sông Sarno đã không chỉ làm ô nhiễm tại những nơi nó chảy qua mà còn làm ô nhiễm vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples.

10. Sông King, Australia
                                          
Sông King nằm ở Tây Australia. Sông này có độ phèn rất cao do chịu tác động của hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng được đổ xuống mỗi năm. Lượng rác thải hiện là hơn 100 triệu tấn, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho con sông này.
Read more…

SẠCH TỪ NHÀ RA ĐỒNG

9:30 AM |
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân, Hội ND Hải Phòng đã chủ động vào chia sẻ trách nhiệm, bảo vệ môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp.
Ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn và bức xúc của nhiều hộ dân sinh sống ở nội và ngoại thành Hải Phòng. Những bức xúc này còn chưa được giải quyết thì các cơ quan chức năng dự báo, mức độ ô nhiễm tại các khu dân cư và khu vực sản xuất vẫn tiếp tục gia tăng, khiến nhiều người không khỏi lo ngại.
Báo động về môi trường
Một trong những lo ngại nhất, đó là nguồn nước mặt ở Hải Phòng đang bị ô nhiễm trầm trọng. Bằng chứng là thành phố có 3 dòng sông cung cấp nguồn nước cho các nhà máy sản xuất nước sạch, gồm sông Đa Độ, sông Rế và sông Giá với tổng trữ lượng ước khoảng 40 triệu m3. Tuy nhiên, cả 3 dòng sông này đều đang bị ô nhiễm nặng. Chẳng hạn như tại sông Đa Độ, kết quả quan trắc mới đây cho thấy: Trong tổng số 30 mẫu, có đến 53% số mẫu không đạt chỉ tiêu cấp nước, trong đó 10% mẫu bị ô nhiễm nặng. Sông Rế và sông Giá cũng vậy.
Các dòng sông còn phải oằn mình “cõng” thêm một lượng nước thải khổng lồ từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt thải ra. Như sông Đa Độ phải tiếp nhận nguồn thải của 120 cơ sở sản xuất công nghiệp, 50 làng nghề, 11 bệnh viện lớn nhỏ, gần 60 trạm y tế xã… và hàng loạt khu dân cư ven sông, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đều đổ trực tiếp ra sông.
Không chỉ nguồn nước ô nhiễm, sự tồn ứ lâu ngày của các chất thải rắn, khói, bụi, tiếng ồn… của hơn một vạn cơ sở sản xuất công nghiệp lớn nhỏ đang nằm xen kẽ trong các khu dân cư, hoạt động càng khiến ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực gia tăng nhanh.
Các cấp hội vào cuộc
Ý thức trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường, các cấp Hội ND thành phố có nhiều hoạt động thiết thực góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.
Đi đầu là Hội ND huyện Kiến Thuỵ phối hợp doanh nghiệp (DN) Linh Nam triển khai mô hình dùng chế phẩm vi sinh AT-YTB (do DN này sản xuất) để xử lý chất thải chăn nuôi, trồng trọt. Dù mô hình mới được triển khai thí điểm từ năm 2013 nhưng kết quả mang lại rất khả quan. Tại xã Minh Tân, địa phương triển khai mô hình, rơm rạ dư thừa ngoài đồng, chất thải chăn nuôi đều được xử lý bằng phương pháp dùng chế phẩm vi sinh AT-YTB để ủ. Chỉ sau 1 tháng, toàn bộ lượng rơm rạ, phân tro được trộn ủ đó đã thành phân vi sinh bón ruộng. Ngoài giảm thiểu ô nhiễm, việc dùng chế phẩm vi sinh để xử lý chất thải nông nghiệp còn giảm tình trạng lạm dụng phân bón hoá học, tiết giảm chi phí trong sản xuất.
Ở quận Kiến An, Hội xây dựng mô hình “tự quản bảo vệ môi trường ở cộng đồng”. Phường Lãm Hà là đơn vị được chọn làm điểm. Các hộ đều cam kết tự quản bảo vệ môi trường. Thay vì xả rác bừa bãi, gia đình nào cũng có dụng cụ chứa rác (đã được phân loại). Tổ dân phố số 20 còn góp tiền đóng 35 thùng rác đặt ở nơi công cộng… Sau 5 năm thực hiện, giờ đây người dân Lãm Hà không còn phải chịu cảnh sống chung cùng rác như trước đó nữa. Huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng… Hội tổ chức “ngày thứ Bảy xanh”. ND trồng cây, quét dọn đường làng, ngõ xóm theo phương châm “đẹp từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ ra đồng”…
Tuy nhiên, những mô hình này chưa được nhân rộng. Thậm chí, có mô hình đã chết yểu do thiếu sự vào cuộc đồng bộ, hỗ trợ đắc lực từ phía chính quyền, ban, ngành ở cơ sở, nhất là các DN đóng trên địa bàn. Vì thế, ô nhiễm môi trường ở Hải Phòng vẫn còn là bài toán nan giải, thách thức không nhỏ để Hải Phòng trở thành thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh và an toàn.
     Ở huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng… Hội tổ chức “ngày thứ Bảy xanh”. ND trồng cây, quét dọn đường làng, ngõ xóm theo phương châm “đẹp từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ ra đồng”.
Theo Dân Việt
Read more…

Hot