Home »
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BIA
10:38 AM |xử lý
chất thải Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ bia, rượu nhiều hất thế giới kéo theo đó nghành sản xuất bia, rượu cũng được phát triển mạnh mẽ kéo theo nhiều vấn đè về môi trường.
>> ĐIỆP KHÚC Ô NHIỄM TẠI HỒ GƯƠM
Read more…
>> ĐIỆP KHÚC Ô NHIỄM TẠI HỒ GƯƠM
Mức tiêu thụ bia bình quân theo đầu người vào năm 2011 dự kiến là 28 lít/người/năm. Bình quân lượng bia tăng 20% mỗi năm xử
lý chất thải rắn .
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành sản xuất bia lại kéo theo các vấn đề môi trường như: vấn đề chất thải sản xuất, đặc biệt là nước thải có độ ô nhiễm cao. Nước thải do sản xuất rượu bia thải ra thường có đặc tính chung là ô nhiễm hữu cơ rất cao, nước thải thường có màu xám đen và khi thải vào các thủy vực đón nhận thường gây ô nhiễm nghiêm trọng do sự phân huỷ của các chất hữu cơ diễn ra rất nhanh. Thêm vào đó là các hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất như CaCO3, CaSO4, H3PO4, NaOH, Na2CO3,…xử
lý khí thải Những chất này cùng với các chất hữu cơ trong nước thải có khả năng đe doạ nghiêm trọng tới thuỷ vực đón nhận nếu không được xử lý. Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các cơ sở sản xuất bia trong nước ở Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây, Hoà Bình cho thấy, nước thải từ các cơ sở sản xuất bia nếu không được xử lý có COD, nhu cầu oxy sinh hóa học BOD, chất rắn lơ lửng SS đều rất cao.
Nguồn gốc và thành phần nước thải trong quá trình sản xuất bia
1. Nguồn gốc nước thải
· Nấu - đường hóa: Nước thải của các công đoạn này giàu các chất hydroccacbon, xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón,…cùng với xác hoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu.
· Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn này rất giàu xác men – chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn.
· Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai. Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài,…
Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:
- Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra khỏi bã.
- Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị khác.
- Nước rửa chai và két chứa.
- Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.
- Nước thải từ nồi hơi
- Nước vệ sinh sinh hoạt
- Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500 mg/l), cacbonat thấp.
2. Thành phần và tính chất nước thải VBL
3. Quy trình công nghệ
Thuyết minh quy trình công nghệ
1. Hầm tiếp nhận:
Song chắn rác: thường làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn sẽ giữ lại các tạp chất vật thô như giẻ, rác, bao nilon, và các vật thải khác được giữ lại, để bảo vệ các thiết bị xử lý như bơm, đường ống, mương dẫn,… Dựa vào khoảng cách giữa các thanh, người ta chia song chắn rác thành hai loại:
- Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 đến 100mm.
- Song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 đến 25mm.
- Chọn song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh là 25mm được đặt cố định, nghiêng một góc 600 đặt ở cửa vào bể gom và được lấy rác vào cuối ngày.
Bể gom: là nơi tiếp nhận nguồn nước thải trước khi đi vào các công trình xử lý tiếp theo. Bể gom thường được làm bằng bê tông, xây bằng gạch. Trong quy trình này bể gom còn có tác dụng điều hòa lưu lượng nước thải.
Lưới lọc: để giữ lại các chất lơ lửng có kích thước nhỏ. Lưới có kích thước lỗ từ 0,5 đến 1mm. Khi tang trống quay với vận tốc 0,1 đến 0,5 m/s, nước thải được lọc qua bề mặt trong hay ngoài, tùy thuộc vào sự bố trí đường dẫn nước vào. Trong nhà máy bia là các mẫu trấu, huyền phù,… bị trôi ra trong quá trình rửa thùng lên men, thùng nấu, nước lọc bã hèm, sẽ được giữ lại nhờ hệ thống lưới lọc có kích thước lỗ 1mm. Các vật thải được lấy ra khỏi bề mặt lưới bằng hệ thống cào.
2. Bể điều hòa: được dùng để duy trì lưu lượng dòng thải vào gần như không đổi, quan trọng là điều chỉnh độ pH đến giá trị thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Trong bể có hệ thống thiết bị khuấy trộn để đảm bảo hòa tan và san đều nồng độ các chất bẩn trong toàn thể tích bể và không cho cặn lắng trong bể, pha loãng nồng độ các chất độc hại nếu có. Ngoài ra còn có thiết bị thu gom và xả bọt, váng nổi. Tại bể điều hòa có máy định lượng lượng acid cần cho vào bể đảm bảo pH từ 6,6 – 7,6 trước khi đưa vào bể xử lý UASB.
3. Bể UASB: tại đây diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải khi không có oxy. Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều ở đó, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ và các chất hữu cơ, vô cơ được tiêu thụ ở đây.
Quá trình chuyển hóa các chất bẩn trong nước thải bằng vi sinh yếm khí xảy ra theo ba bước:
- Giai đoạn 1: một nhóm các vi sinh vật tự nhiên có trong nước thải thủy phân các hợp chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như monosacarit, amino acid để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh hoạt động.
- Giai đoạn 2: nhóm vi khuẩn tạo men acid biến đổi các hợp chất hữu cơ đơn giản thành các acid hữu cơ thường là acid acetic, acid butyric, acid Propionic. Ở giai đoạn này pH của dung dịch giảm xuống.
- Giai đoạn 3: các vi khuẩn tạo metan chuyển hóa hiđrô và acid acetic thành khí metan và cacbonic pH của môi trường tăng lên.
4. Bể sinh học MBBR:
Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3- , SO42- ,…Vi sinh vật tồn tại trong bùn hoạt tính của bể sinh học bao gồm Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn nitrate hóa Nitrosomonas và Nitrobacter. Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix, Lecicothrix, và Geotrichum cũng tồn tại.
Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan, chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo ba giai đoạn chính như sau:
- Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
- Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào;
- Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất, mật độ vi sinh vật và mức độ ổn định lưu lượng của nước thải ở trạm xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng oxy hóa sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng,… Tải trọng chất hữu cơ của bể sinh học hiếu khí truyền thống thường dao dộng từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải ở bể sinh học hiếu khí cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn 2,5 mg/l.
Tốc độ sử dụng oxy hòa tan trong bể sinh học hiếu khí phụ thuộc vào:
- Tỷ số giữa lượng thức ăn (chất hữu cơ có trong nước thải) và lượng vi sinh vật: tỷ lệ F/M;
- Nhiệt độ;
- Tốc độ sinh trưởng và hoạt độ sinh lý của vi sinh vật (bùn hoạt tính);
- Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất;
- Lượng các chất cấu tạo tế bào;
- Hàm lượng oxy hòa tan.
Các phản ứng sinh hóa cơ bản của quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm có:
· Oxy hóa các chất hữu cơ:
· Tổng hợp tế bào mới:
· Phân hủy nội bào:
Ưu điểm của công nghệ MBBR so với công nghệ truyền thống:
- Tất cả mọi thiết kế đều nhằm mục đích là hiệu quả xử lý, tiết kiệm năng lượng. Với công nghệ sinh học xử lý nước thải, chúng ta cần mật độ vi sinh vật cao nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh hóa. Nói nôm na là càng nhiều vi sinh ăn chất hữu cơ có trong nước thì quá trình xử lý sẽ nhanh hơn. Vấn đề ở đây là làm sao cho bề mặt tiếp xúc giữa nước thải, oxi và vi sinh vật càng cao càng tốt.
- Giá thể lưu động MBBR được ứng dụng rộng rãi trên thế giới vài năm trở lại đây. Giá thể MBBR dạng hình cầu có kích thước Ø 20 cm, có tỷ trọng nhẹ hơn nước nên trong quá trình sục khí, giá thể vi sinh bám dính di chuyển khắp nơi trong bể MMBR,... Với mật độ này các quá trình oxy hóa để khử BOD, COD và NH4 diễn ra nhanh hơn gần 10 lần so với phương pháp truyền thống.
Bảng 3: So sánh hệ thống MBBR và hệ thống bể sinh học hiếu khí
Điều quan trọng hơn nữa của phương pháp MBBR là chúng ta không cần phải tuần hoàn bùn hiếu khí lại như phương pháp Aeroten, nhược điểm của việc tuần hoàn bùn là làm giảm đi sự hoạt động của vi sinh hiếu khí vì vi sinh phải nằm ở bể lắng, không có dưỡng khí, khi bơm bùn hoàn lưu về bểaeroten làm cho vi sinh bị “shock” tải trọng, do đó hiệu quả xử lý sẽ không cao bằng phương pháp giá thể MBBR.
Nước thải dệt nhuộm có hàm lượng N, P trong nước khá nhỏ nên chúng ta cũng không cần phải xây dựng bể thiếu khí Anoxic để khử N, P là do bể MBBR chứa đựng các giá thể di động cũng là nơi lưu trú cho các chủng vi sinh bám dính khử N, P. Hai loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosomonas và Nitrobacter.
Ta có phương trình như sau:
Như vậy bể sinh học hiếu khí MBBR có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể MBBR diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Tại bể MBBR có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp ôxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Ở điều kiện thuận lợi, vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng và tồn tại dưới dạng bông bùn dễ lắng tạo thành bùn hoạt tính. Sau quá trình oxy hóa (bằng sục không khí) với đệm vi sinh di động, bùn hoạt tính (tức lượng vi sinh phát triển và hoạt động tham gia quá trình xử lý) được bám giữ trên các giá thể bám dính di động dạng cầu. Nước thải sau khi qua bể MBBR sẽ tự chảy vào bể lắng sinh học.
5. Bể lắng
Nước thải sau khi qua bể MBBR được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng sinh học lamella. Cấu tạo và chức năng của bể lắng sinh học lamella tương tự như bể lắng hóa lý. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.
Hiệu suất bể lắng được tăng cường đáng kể do sử dụng hệ thống tấm lắng lamella. Bể lắng lamella được chia làm ba vùng căn bản:
- Vùng phân phối nước;
- Vùng lắng;
- Vùng tập trung và chứa cặn.
Nước và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể là hệ thống tấm lắng lamella, với nhiều lớp mỏng được sắp xếp theo một trình tự và khoảng cách nhất đinh. Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi qua hệ thống này, các bông bùn va chạm với nhau, tạo thành những bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông bùn ban đầu. Các bông bùn này trượt theo các tấm lamella và được tập hợp tại vùng chứa cặn của bể lắng.
6. Bể lọc áp lực:
Bể lọc áp lực sử dụng trong công nghệ này là bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các chất lơ lửng, các chất rắn không hòa tan, các nguyên tố dạng vết, halogen hữu cơ nhằm đảm bảo độ trong của nước .
Nước sau khi qua cụm lọc áp lực đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo QCVN 24:2009 cột B.
7. Bể nano dạng khô
Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi vào bể nano dạng khổ để loại bỏ triệt để các chất lơ lửng còn sót lại trong nước, và khử trùng nước thải
Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải theo quy định hiện hành của pháp luật. Lượng nước này, một phần được sử dụng để làm mát máy móc trong nhà máy; một phần được đưa tới nguồn tiếp nhận qua mương thoát nước.
Ưu, nhược điểm công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia
a. Ưu điểm:
· Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải;
· Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành;
· Diện tích đất sử dụng tối thiểu.
· Công trình thiết kế dạng modul, dễ mở rộng, nâng công suất xử lý.
b. Nhược điểm:
· Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;
· Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ thuật;
· Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.
NAN GIẢI BÀI TOÁN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH
10:30 AM |
xử lý
chất thải Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những phành phố lớn của nước ta, có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất nước ta
Bùn và rác thải được đổ vô tội vạ tại TP.HCM. Ảnh: Ngọc Quang/TTXVN
Thế nhưng áp lực tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã khiến cho vấn đề bảo vệ môi trường là một thách thức lớn với chính quyền thành phố.
Ô nhiễm môi trường của thành phố rất đa dạng, trong đó chủ yếu là ô nhiễm nước mặt, không khí, tiếng ồn, ánh sáng… Mỗi năm thành phố tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng ngân sách để khắc phục nhưng cũng chỉ phần hạn chế được phần nào.
Người dân nhiều nơi ở Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, quận 6, 11… phải “sống chung” với rác thải,xử
lý nước thải ô nhiễm kênh rạch. Dân nội thành thì hứng không khí bụi bặm, tiếng ồn, ánh sáng suốt ngày đêm.
Từ ô nhiễm nguồn nước, không khí kéo dài
Gần đây người dân sống quanh khu xử lý chất thải rắn Phước Hiệp (huyện Củ Chi) rất khổ sở với mùi hôi thối nồng nặc của bãi chôn lấp rác thải này. Sau khi mưa, đứng cách xa khoảng 3km ngoài Quốc lộ 22 vẫn ngửi thấy mùi hôi thối của rác. Không chỉ không khí, nguồn nước cũng bị ô nhiễm trầm trọng, các dòng kênh nước đã chuyển sang màu đen. Cuộc sống của dân hoàn toàn bị xáo trộn.
Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại các bãi chôn lấp và khu liên hợp xử lý chất thải rắn do Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải thành phố thực hiện trong năm 2013, chất lượng nước mặt một số khu vực xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc-Củ Chi bị ô nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ, sắt và vi sinh phát hiện có nhiều thông số vượt xa mức độ cho phép.
Trước bức xúc của người dân, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở ngành liên quan phải từng bước đóng cửa khu xử lý chất thải này. Lượng rác hàng ngày sẽ chuyển về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh) xử lý.
Cách đây vài năm, bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), Gò Cát (quận Bình Tân) cũng phải ngừng chôn lấp rác thải bởi quá ô nhiễm không khí, nguồn nước trong khi dân cư đông đúc bao bọc xung quanh.
Con kênh Gò Công chảy từ khu chế xuất Linh Trung (quận Thủ Đức), qua khu công nghệ cao quận 9 đã thành kênh nước đen từ nhiều năm nay. Người dân ở khu vực phường Long Thạnh Mỹ (quận 9) sợ nhất những ngày nắng kéo dài khiến cho dòng kênh nước đen đặc bốc mùi hôi thối.
Nhiều gia đình nơi đây, trước kia vẫn thường ra kênh lưới cá, xử
lý nước cấp nay ô nhiễm dòng nước không còn cá tôm nào sống nổi. Rất nhiều kiến nghị của người dân với chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa có sự thay đổi nào.
Kênh Tân Hóa-Lò Gốm đang được kè, nạo vét hết sức ì ạch, là nỗi bức xúc của người dân các quận 6, 11, Bình Tân… nhiều năm nay. Con kênh ô nhiễm này chủ yếu do nước thải, rác thải sinh hoạt của chính người dân hai bên bờ xả ra.
Do tốc độ đô thị hóa quá nhanh khiến con kênh cũng bị lấn chiếm thu hẹp dần dòng chảy, thêm vào đó là sự thiếu ý thức của cư dân góp phần làm cho ô nhiễm trầm trọng. Nhiều người dân khi hỏi cho biết “ngửi mãi cái mùi này thành quen chứ các anh thì không thể chịu được đâu.”
Còn rất nhiều những con kênh, bãi tập kết rác, khu dân cư ven kênh rạch ô nhiễm nằm rải rác ở khắp các quận huyện của thành phố mà chúng tôi chưa điểm danh hết, nhưng mức độ ô nhiễm rất đáng báo động.
… đến ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi và ánh sáng
Theo số liệu quan trắc của trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, tại 150 điểm của 30 tuyến đường trung tâm thành phố, tiếng ồn ở mọi lúc, mọi nơi đều vượt mức cho phép rất nhiều lần.
Những tuyến đường có mật độ giao thông cao thì hầu hết số lần đo đều cho kết quả vượt tiêu chuẩn ở mức cao, tuyến có mật độ giao thông ít hơn cũng không khả quan hơn là bao. Đáng báo động nhất, ngay cả đêm khuya từ 22 giờ đến 5 giờ sáng, mức độ ồn đo được vẫn quá giới hạn gấp nhiều lần.
Kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi cục Bảo vệ Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua cũng cho thấy tất cả số lần đo ở 6 trạm quan trắc gồm ngã tư An Sương (quận 12), ngã sáu Gò Vấp (quận Gò Vấp), vòng xoay Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), đường Đinh Tiên Hoàng-Điện Biên Phủ (quận 1), vòng xoay Phú Lâm (quận Bình Tân), đường Huỳnh Tấn Phát- Nguyễn Văn Linh (quận 7) đều cho kết quả tiếng ồn đạt tới 85 decibels (dBA), trong đó ngưỡng vượt tiếng ồn cho phép cao nhất là 75dBA.
Điểm có mức độ ồn cao nhất hiện nay là ngã tư An Sương, “thủ phạm” chủ yếu là do lượng xe tải, xe cơ giới qua lại đông gây cộng hưởng tiếng ồn quá lớn.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Viết Hồng (75 tuổi) sống gần ngã tư An Sương cho biết cứ đến giờ tan tầm là lượng xe cộ lại ken đông đặc xung quanh ngã tư này, tiếng động cơ, tiếng còi inh ỏi. Ông Hồng chia sẻ những ngày chuyển mùa khó chịu trong người ông phải “di cư” về quê lánh tiếng ồn để bớt căng thẳng đầu óc, khi nào khỏe người mới dám trở về nhà.
Anh Nguyên Văn Út Em, một người hành nghề xe ôm cũng cho biết giữa trưa vào ngày nắng nóng là kinh khủng nhất với bất kỳ ai đi ngang qua ngã tư An Sương.
Tiếng động cơ xe, còi hơi inh ỏi, khói bụi từ mặt đường bốc lên khiến ai cũng muốn nổi nóng khi có va chạm giao thông xảy ra.
Giữa trưa nắng nếu ra đường thì hầu hết phụ nữ đều trong trang phục kín như bưng từ đầu tới chân, nam giới cũng khẩu trang, kính mắt bít bùng.
Ô nhiễm ánh sáng cũng là vấn đề đáng báo động đối với người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các tuyến đường trung tâm của thành phố đều được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng công cộng có công suất từ 100W đến 500W, đèn huỳnh quang, đèn led, đèn từ các biển hiệu quảng cáo… sáng suốt đêm.
Hầu như những tuyến phố chính như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Nguyễn Trãi… không có bóng tối, khiến cho người dân choáng ngợp trước thứ ánh sáng đủ sắc màu mỗi khi đêm xuống.
Ánh sáng đèn điện là rất cần thiết cho cuộc sống con người nhưng tình trạng lạm dụng ánh sáng đèn chiếu sáng ở đô thị suốt ngày đêm như ở thành phố hiện rất đáng báo động.
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại các thành phố “không ngủ,” người dân thường mắc các chứng bệnh về thị lực, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể…
Có thể nói những cảnh báo như trên có thể nhiều người đã biết, nhưng tình trạng ô nhiễm ánh sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn không được quan tâm đúng mức.
Chính quyền thành phố phải làm gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như trên? Đây cũng là một trong các bài toán cần có bước đột phá mà Thành phố Chí Minh cần thực hiện trong gia đoạn hiện nay.
Theo TTXVN
Quỹ một triệu cây xanh cho Việt Nam
9:40 AM |
xử lý
nước cấp Ngày 31/7 tại TP Điện Biên Phủ, nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2014), với đạo lý truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa" và để tiếp tục hành trình trồng cây vì một đất nước Việt Nam xanh, sạch, đẹp, chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam do Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường và Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) phát động, đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ phát động trồng cây tại khu di tích đồi Độc Lập, tỉnh Điện Biên.
>> LÀM SỐNG RÁC THẢI THÀNH VẬT DỤNG
>> LÀM SỐNG RÁC THẢI THÀNH VẬT DỤNG
Các đại biểu cùng thực hiện nghi thức kéo vải phủ bảng lưu niệm của chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam trong Lễ trồng cây của Quỹ 1 triệu cây xanh tại Điện Biên
Chương trình có sự tham dự của xử
lý chất thải rắn ông Nguyễn Hạnh Phúc – Ủy viên Trung ương Đảng – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông Phạm Thế Bảo – Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng và tuyên truyền – Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Lò Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên; bà Bùi Thị Hương – Giám đốc Đối ngoại Vinamilk.
100.000 cây xanh đã đến với 10 tỉnh, thành
Ngay sau nghi thức buổi lễ, các đại biểu, người dân và hàng trăm đoàn viên thanh niên đã tham gia trồng 40.000 cây xanh tại khu di tích đồi Độc Lập – địa danh lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa của cuộc kháng chiến vĩ đại, mốc son sáng chói của Điện Biên anh hùng, xử
lý khí thải và một số địa danh khác tại tỉnh Điện Biên.
Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam là hoạt động phối hợp giữa Tổng cục Môi trường và Vinamilk với mục đích trồng thêm nhiều cây xanh cho các tỉnh, thành phố, cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam. Chương trình được mở rộng đến các khu vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng như: khu dân cư, khu công cộng, các tuyến đường trung tâm, các trường học…tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Ông Trần Phong (bên phải), Giám đốc Trung tâm đào tạo và Truyền thông môi trường – Tổng cục Môi trường trao bảng tài trợ tượng trưng 40.000 cây xanh cho đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên
Trong năm 2012 và 2013, chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đã tổ chức trồng cây tại 10 tỉnh, thành trên toàn quốc với tổng số gần 100.000 cây xanh các loại. Năm 2014, chương trình Quỹ sẽ tiếp tục hành trình trồng cây và thực hiện trồng cây trên khắp vùng miền cả nước với dự kiến khoảng 120.000 – 150.000 cây xanh các loại. Trong năm 2014, tổng số tiền Vinamilk đóng góp cho Quỹ 1 Triệu Cây Xanh Cho Việt Nam khoảng 1,5 tỷ đồng. Tiếp sau tỉnh Điện Biên, Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam sẽ tiếp tục trồng cây tại thêm nhiều thành phố khác trên toàn quốc, mở rộng đến các khu vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Vì một Việt Nam xanh Ông Trần Phong, Giám đốc Trung tâm đào tạo và Truyền thông môi trường – Tổng cục Môi trường, đại diện Ban điều hành chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đã chia sẻ: “Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam là hoạt động hợp tác nhằm hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc đẩy mạnh trồng, quản lý và bảo vệ cây xanh để cải thiện chất lượng môi trường không khí tại các đô thị, vừa thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vừa hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh công tác xã hội hóa trồng cây xanh. Mục tiêu của chúng tôi khi tổ chức những sự kiện như lễ trồng cây lần này là để khơi gợi và khuyến khích cộng đồng đưa ra nhiều sáng kiến hơn nữa và quan tâm thiết thực hơn nữa tới cây xanh và việc trồng cây xanh tại các thành phố trên cả nước”.
Vì một Việt Nam xanh Ông Trần Phong, Giám đốc Trung tâm đào tạo và Truyền thông môi trường – Tổng cục Môi trường, đại diện Ban điều hành chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đã chia sẻ: “Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam là hoạt động hợp tác nhằm hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc đẩy mạnh trồng, quản lý và bảo vệ cây xanh để cải thiện chất lượng môi trường không khí tại các đô thị, vừa thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vừa hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh công tác xã hội hóa trồng cây xanh. Mục tiêu của chúng tôi khi tổ chức những sự kiện như lễ trồng cây lần này là để khơi gợi và khuyến khích cộng đồng đưa ra nhiều sáng kiến hơn nữa và quan tâm thiết thực hơn nữa tới cây xanh và việc trồng cây xanh tại các thành phố trên cả nước”.
Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Đối ngoại Vinamilk trao tặng bảng tài trợ cây xanh tượng trưng cho ông Trần Phong, đại diện Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Đối ngoại Vinamilk trao tặng bảng tài trợ cây xanh tượng trưng cho ông Trần Phong, đại diện Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đại diện cho đơn vị khởi xướng chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, bà Bùi Thị Hương – Giám đốc Đối ngoại, Vinamilk chia sẻ: “Cùng với những chương trình cộng đồng khác của Vinamilk như Quỹ sữa vươn cao Việt Nam, Vinamilk triển khai chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam với mong muốn được chung tay cùng với cộng đồng xã hội cải thiện môi trường sống xung quanh, cho chính chúng ta và thế hệ tương lai.
Đến nay, Quỹ đã thực hiện trồng cây tại 10 tỉnh thành trên cả nước và ngày hôm nay tại Điện Biên. Để phát triển mật độ cây xanh như mục tiêu đã đề ra, Vinamilk sẽ thực hiện chương trình liên tục trong nhiều năm tại các tỉnh thành của Việt Nam theo đề xuất nhu cầu trồng cây của từng địa phương. Với ý nghĩa lâu dài và tầm quan trọng của chương trình, Vinamilk rất mong nhận được sự quan tâm của các Bộ, Ban ngành, chính quyền Trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí và đặc biệt là người tiêu dùng cả nước trong suốt hành trình của Quỹ trong năm nay và những năm tiếp theo vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp”.
Đến nay, Quỹ đã thực hiện trồng cây tại 10 tỉnh thành trên cả nước và ngày hôm nay tại Điện Biên. Để phát triển mật độ cây xanh như mục tiêu đã đề ra, Vinamilk sẽ thực hiện chương trình liên tục trong nhiều năm tại các tỉnh thành của Việt Nam theo đề xuất nhu cầu trồng cây của từng địa phương. Với ý nghĩa lâu dài và tầm quan trọng của chương trình, Vinamilk rất mong nhận được sự quan tâm của các Bộ, Ban ngành, chính quyền Trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí và đặc biệt là người tiêu dùng cả nước trong suốt hành trình của Quỹ trong năm nay và những năm tiếp theo vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp”.
Theo:(TN&MT)
DỊCH BỆNH - MỘT HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
9:01 AM |
xử lý
nước cấp Hiện nay khí hậu có sự biến đổi ngày càng rõ rệt, cũng như qua những năm gần đây các thiên tai, bão, lũ ngày càng nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.
>>TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ TRUNG QUỐC BỊ RÚT GIẤY PHÉP DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
>>TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ TRUNG QUỐC BỊ RÚT GIẤY PHÉP DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến những yếu tố cơ bản đảm bảo cuộc sống như nước, không khí, an ninh lương thực và nơi cư trú an toàn là điều khó tránh khỏi. xử
lý nước cấp Những khu vực hứng chịu nhiều thiệt hại nhất từ biến đổi khí hậu chính là vùng trũng, vùng duyên hải và các đô thị ở các nước đang phát triển. Riêng tại Việt Nam, TPHCM chính là một trong những thành phố hứng chịu nặng nề nhất sự ảnh hưởng này.
Sự thay đổi môi trường gây tác động đến việc ngập lụt tại TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG
Biến đổi khí hậu = thảm họa thiên nhiên + dịch bệnh
Ông Vũ Xuân Đán, đại diện Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - môi trường, Sở Y tế TPHCM cho biết, những nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ biến đổi khí hậu gây nên hàng loạt thảm họa thiên nhiên như sự gia tăng nhanh chóng về nhiệt độ, tăng những tác nhân gây ô nhiễm không khí, gia tăng tình trạng ngập lụt, hạn hán và ô nhiễm nguồn nước.
Những thảm họa thiên nhiên này chính là những tác nhân gây nên những xáo trộn bất lợi cho cuộc sống xã hội. Đơn cử như sự gia tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa trong những năm gần đây là nguyên nhân gây suy giảm năng suất lương thực, gây mất an ninh lương thực xử lý chất thải rắn.
Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm gia tăng tần suất xuất hiện các cơn bão nghiêm trọng, mưa lớn và sóng nhiệt. Nếu không có các giải pháp cải thiện, đến năm 2080, mực nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng đến số lượng người gấp 10 lần so với hiện nay (khoảng 100 triệu dân).
Điều đáng quan ngại hơn, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên sẽ tạo nên hàng loạt dịch bệnh mà con người khó có thể kiểm soát được như bệnh ngoài da, sốt rét, sốt xuất huyết và nhất là bệnh tiêu chảy.
Trên thực tế, bệnh tiêu chảy vẫn là một trong những bệnh làm thiệt mạng nhiều trẻ em nhất. Không chỉ vậy, sự bất thường của thiên nhiên cũng dẫn đến sự chuyển biến bất thường, biến tướng các chủng loại virus và vi khuẩn. Hệ quả là làm phát sinh nhiều loại dịch bệnh mới, lạ với hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Trong khi đó, hệ thống dịch vụ y tế chưa có kinh nghiệm kiểm soát và chữa trị các bệnh này, dẫn đến mức độ tác động của bệnh lên sức khỏe con người hết sức nghiêm trọng.
Thực tế thời gian qua cho thấy, hàng loạt đợt dịch bệnh sởi, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết khiến nhiều người tử vong một phần xuất phát từ những yếu tố thay đổi bất thường của khí hậu.
Tạo lối sống tiêu thụ ít cácbon
Lượng mưa được dự báo sẽ giảm trong mùa khô và tăng trong mùa mưa. Nhiệt độ trung bình được dự báo sẽ tăng 1oC và mực nước biển dự kiến sẽ tăng 30cm cho đến năm 2050. Đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng thêm 2,6oC và mực nước biển dâng thêm 1m…
Cộng hưởng tất cả những yếu tố trên, TPHCM sẽ chịu ảnh hưởng hỗn hợp các yếu tố là tăng nhiệt độ kéo suy giảm chất lượng không khí, nguồn nước, gia tăng các sự cố vỡ đê bao và tần suất ngập lụt… Chưa hết, sự phát triển nhanh chóng của thành phố còn gây nên áp lực đối với khoảng không gian xanh.
Giao thông với đặc trưng các phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh dẫn đến thường xuyên bị kẹt đường và ô nhiễm không khí ngày càng nặng nề. Một thách thức khác nữa là biến đổi khí hậu diễn biến một cách từ từ chậm rãi, khó thấy ngay nguy cơ trước mắt nên rất khó để thay đổi nhận thức của mọi người.
Từ những tác hại do môi trường sống bị thay đổi trên, người dân TPHCM sẽ phải đối mặt với những nguy cơ như bão lụt gây thương vong và tàn phá các công trình y tế, làm cản trở sự chăm sóc sức khỏe người dân; ô nhiễm không khí làm gia tăng bệnh về hô hấp và tăng nguy cơ lây lan các dịch bệnh hô hấp khác; gia tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tiêu chảy và các bệnh truyền nhiễm khác; gia tăng bệnh ngoài da; di cư khỏi những vùng trũng gây tác động đến sức khỏe tâm thần…
Để có thể giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng, theo ông Phạm Xuân Mai, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, thành phố cần phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp xanh. Cụ thể trong lĩnh vực giao thông nên ứng dụng mô hình giao thông thông minh như sử dụng khí CNG cho hệ thống xe buýt với những chính sách ưu đãi đặc thù.
Riêng GS Nguyễn Văn Phước, Viện Môi trường và Tài nguyên, cho rằng, song song với quá trình phát triển của thành phố, vấn đề xử lý chất thải hiện cũng rất đáng quan ngại. Cần thiết định hướng chuyển xử lý chất thải sang chuyển hóa thành năng lượng sạch tái sử dụng để giảm thiểu hiệu quả lượng lớn khí phát thải ô nhiễm do hoạt động chôn lấp rác thải gây ra.
Riêng ngành y tế phải được xem là ngành giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu đến sức khỏe người dân. Trong đó, nhanh chóng ưu tiên cho đầu tư phát triển hệ thống y tế dự phòng đủ khả năng ứng phó với các sự cố, thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh phát sinh quy mô lớn.
Đối với người dân và doanh nghiệp thì cần đẩy mạnh lối sống ít tiêu thụ cácbon như sử dụng sản phẩm ít phát thải chất thải sau sử dụng, sử dụng nguyên liệu sản xuất thân thiện môi trường, tăng cường đổi mới công nghệ để giảm thiểu sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch… Có như thế mới mong giảm thiểu những tác hại đến sức khỏe của cộng đồng mà nguyên nhân từ biến đổi khí hậu gây ra.
Theo Báo Môi Trường và Sức Khỏe
CÔNG KHAI DANH SÁCH 41 ĐƠN VỊ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH
8:45 AM |
xử lý
nước cấp Trong một diễn biến được xem là mạnh mẽ, ngày 31/7, TP.Hồ Chí Minh quyết định công khai danh sách các đơn vị hoạt động trên địa bàn gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Đây là các đơn vị mà qua kiểm tra cho thấy nước thải sau xử lý đều vượt chỉ tiêu cho phép nhiều lần, cũng có đơn vị có hệ thống xử lý nước thải nhưng không vận hành xử
lý nước thải.
Thành phố cũng giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát việc khắc phục của các đơn vị, chỉ đạo sở này xử lý kiên quyết đối với các đơn vị không chấp hành cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải.xử
lý nước cấp
Tân Châu
Danh sách 41 đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà TP.HCM vừa công bố chiều 31/7:
TT | Tên cơ sở | Địa chỉ cơ sở | Lý do đưa vào danh sách | Thời gian hoàn thành xử lý | Biện pháp xử lý |
---|---|---|---|---|---|
1 | Xí nghiệp công nghiệp và dịch vụ Ô tô (Isamco) | 139 Cô Giang, phường Cô Giang, quận 1 | Nước thải tại hố ga cuối: COD vượt 2,4 lần, BOD vượt 3,94 lần, Màu vượt 1,05 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
2 | Bệnh viện Truyền máu Huyết học | 118 Hồng Bàng, phường 12, quận 5 | Nước thải sau HTXL: NH4+ vượt 2,1 lần so với QCVN 28:2010/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
3 | Công ty TNHH Bệnh viện Đức Khang | 129A Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5 | Nước thải sau HTXL: COD vượt 3,55 lần, BOD vượt 3,75 lần, NH4+ vượt 8,05 lần so với QCVN 28:2010/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
4 | Công ty CP TM DV Bệnh viện Cao Thắng | 135B Trần Bình Trọng, phường 2, quận 5 | Nước thải sau HTXL: NH4+ vượt 1,05 lần so với QCVN 28:2010/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
5 | Công ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên | 22 Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6 | - Nước thải sau HTXL: TSS vượt 2,8 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, Kq = 0,9, Kf = 1,1) - Khí thải lò hơi: SO2 vượt 3,27 lần so với QCVN 19:2009/BTNMT (cột A) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải và khí thải |
6 | Công ty SX TM Đức Thành |
37/5 Bế Văn Cấm, phường Tân Kiểng,
quận 7
| Nước thải tại hố ga khu vực nhà ăn: BOD5 vượt 1,2 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B); nước thải tại hố ga khu vực vệ sinh: BOD vượt 1,28 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Xây dựng hệ thống xử lý nước thải |
7 | Cơ sở Phước Thành | 8G Nguyễn Duy, phường 9, quận 8 | Nước thải sau HTXL: Cu vượt 6,1 lần, Ni vượt 35,2 lần, BOD5 vượt 8 lần, COD vượt 4,7 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
8 | Công ty CP nhôm nhựa Kim Hằng | 01 Ba Tơ, phường 7, quận 8 | Khí thải lò hơi: CO vượt 4,9 lần so với QCVN 19:2009/BTNMT (cột A) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý khí thải |
9 | Công ty TNHH May Hưng Thịnh Vina | E5 Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận 9 | - Nước thải tại hố ga cuối: Amoni vượt 1,04 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT, cột B - Khí thải lò hơi: CO vượt 1,13 lần so với QCVN 19:2009/BTNMT, cột A | 12/2014 | - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải; - Cải tạo hệ thống xử lý khí thải |
10 | Công ty CP Giấy Xuân Đức | 54B Nam Hòa, phường Phước Long A, quận 9 | - Nước thải sau xử lý: BOD5 vượt 2,87 lần; COD vượt 1,38 lần; TSS vượt 1,23 lần so với QCVN 12:2008/BTNMT cột B1 - Khí thải lò hơi: CO vượt 1,5 lần QCVN 19:2009/BTNMT, cột B | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải và khí thải |
11 | Công ty Hương Việt | 2/44 Trương Văn Hải, phường Hiệp Phú, quận 9 | Khí thải lò hơi: CO vượt 1,3 lần so với QCVN 19:2009/BTNMT, cột A | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý khí thải |
12 | Công ty CP Giày da và May mặc xuất khẩu Legamex |
15 Trường Sơn, phường 15,
quận 10
| Nước thải tại hố ga cuối, COD vượt 1,68 lần; BOD5 vượt 2,69 lần; Amoni vượt 5,26 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT, cột B | 12/2014 | Xây dựng hệ thống xử lý nước thải |
13 | Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải |
32/4 Lê Văn Khương, phường Thới An,
quận 12
| Nước thải sau HTXL: COD vượt 4,8 lần, BOD vượt 4,2 lần, NH4+ vượt 2,3 lần so với QCVN 11:2008/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
14 | Cơ sở giấy Hồng Mai | F3/15 ấp 6, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh | Nước thải sau xử lý: COD vượt 7,06 lần, BOD5vượt 15,81 lần, TSS vượt 2,96 lần; độ màu vượt 1,43 lần so với QCVN 12:2008/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
15 | Công ty CP Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo | F1/35 Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh | Nước thải sau HTXL: COD vượt 19,75 lần, BOD5vượt 33,78 lần, NH4+ vượt 5,19 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
16 | CN DNTN Công ty TNHH Thủy Trúc | D8/14A ấp 4, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh | Nước thải sau HTXL: COD vượt 1,64 lần, BOD5vượt 3,5 lần, TSS vượt 2,02 lần so với QCVN 12:2008/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
17 | Hộ Kinh doanh bún gạo Đầm Sen | A3/25 ấp1, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh | Nước thải sau HTXL: COD vượt 7,56 lần, BOD5 vượt 12,54 lần,TSS vượt 1,68 lần, N vượt 1,47 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
18 | Cơ sở sản xuất pô xe gắn máy Tân Tiến | B19/405 Trần Đại Nghĩa, ấp 02, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh | Nước thải sau HTXL: Niken vượt 14,31 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
19 | Công ty TNHH sản xuất Bao bì và DV TM Việt Tiến | 1A15, ấp 1, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh | Nước thải sau HTXL: COD vượt 4,54 lần, BOD5vượt 15,57 lần, TSS vượt 3,56 lần; màu vượt 2,6 lần so với QCVN 12:2008/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
20 | Hộ Kinh doanh Linh Thy | D6/186/1 ấp 4, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh | Nước thải sau HTXL: COD vượt 1,56 lần; BOD5 vượt 2,46 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
21 | Hộ Kinh doanh Minh Hòa | D6/187A ấp 4, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh | Nước thải sau HTXL: NH4+ vượt 1,38 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
22 | Công ty TNHH SX TM Quốc Siêu | A5/19H ấp 1, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh | - Nước thải tại hố ga cuối: COD vượt 2,1 lần, BOD5vượt 3,39 lần, độ màu vượt 4,01 lần so với QCVN 13:2008/BTNMT (cột B); - Kết quả phân tích khí lò hơi số 1: CO vượt 8,2 lần; lò hơi số 2: CO vượt 2,62 lần | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
23 | Công ty TNHH SX TM Hoàng Cầm | 109A Hồ Học Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân | Nước thải tại hố ga cuối sau HTXL: NH4+ vượt 2,68 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
24 | Công ty TNHH SX TM DV XNK Đại Dương VN | 92 Hồ Học Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân | Nước thải sau HTXL: TSS vượt 2,81 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
25 | Công Ty TNHH Bao bì giấy Á Châu | 1524 Tỉnh Lộ 8, ấp 4, Cụm công nghiệp Tân Qui B, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi | Nước thải tại hầm chứa: COD vượt 10,2 lần, BOD5vượt 17,3 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Xây dựng hệ thống xử lý nước thải |
26 | Công ty TNHH Woodworth Wooden | ấp 12, Cụm công nghiệp Tân Qui B, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi | Nước thải sau HTXL: NH4+ vượt 8,48 lần, BOD5vượt 1,03 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
27 | Nhà máy Sản xuất đồ gỗ Đồng Nhân | 260 ấp 12, Cụm công nghiệp Tân Qui B, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi | Nước thải sau buồng phun sơn 1: COD vượt 3,14 lần, BOD5 vượt 5,09 lần, Coliform vượt 1060 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Xây dựng hệ thống xử lý nước thải |
28 | Công ty CP BV Pharma | ấp 2, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi | Nước thải sau HTXL: BOD5 vượt 1,3 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Cải tạo hệ thống xử lý nước thải |
29 | Nhà máy Sản xuất VLXD Việt Nhật | 4/6D ấp 4, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn | Nước thải tại bể lắng: COD vượt 2,11 lần, BOD5vượt 5,38 lần, TSS vượt 35,32 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Xây dựng hệ thống xử lý nước thải |
30 | Công ty liên doanh may Vigawell | 2 Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú | Nước thải tại hố ga cuối: COD vượt 1,4 lần, BOD5vượt 2,2 lần, NH4+ vượt 8,5 lần so với 40:2011/BTNMT (cột B) | 12/2014 | Xây dựng hệ thống xử lý nước thải. |
31 | Công ty TNHH MTV dệt Sài Gòn | 40 Lũy Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú | Khí thải lò hơi: CO vượt 7,4 lần so với QCVN 19:2009/BTNMT (cột A) | 12/2014 |
Cải tạo hệ thống xử lý khí thải.
|
32 | Công ty TNHH TM DV XK Quốc tế Mỹ Việt | Km9 đường Song Hành, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức | Khí thải lò hơi cụ thể: CO vượt 1,1 lần so với QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) | 12/2014 |
Cải tạo hệ thống xử lý khí thải.
|
33 | Công ty TNHH Vĩnh Thái | 71/2 Xuân Hiệp, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức | Nước thải hố ga cuối: COD vượt 12,9 lần; BOD5vượt 28,9 lần; TSS vượt 3,24 lần; màu vượt 20 lần so với QCVN 12:2008/BTNMT, cột B | 12/2014 |
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
|
34 | Công ty May mặc xuất khẩu Pao Yuan (Việt Nam) | 1/108, Quốc Lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức | Nước thải hố ga cuối: COD vượt 1,95 lần, BOD5vượt 3,38 lần, Amoni vượt 11,93 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT, cột B | 12/2014 |
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
|
35 | Công ty CP May Sài Gòn 3 | 40/32 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức | Khí thải: CO vượt 1,05 lần so với QCVN 19:2009/BTNMT, cột A | 12/2014 |
Cải tạo hệ thống xử lý khí thải.
|
36 | Nhà máy chế tạo thiết bị đồng bộ - Công ty CP cơ khí & xây lắp công nghiệp | đường Đào Trinh Nhất, phường Linh Tây, quận Thủ Đức | Nước thải hố ga cuối: BOD5 vượt 14,85 lần; TSS vượt 10,42 lần; Dầu mỡ động thực vật vượt 1,96 lần so với QCVN14:2008/BTNMT, cột B | 12/2014 |
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
|
37 | Công ty TNHH dệt may Thái Dương VN | 8 đường 15, phường Linh Trung, quận Thủ Đức | - Nước thải tại hố ga cuối: giá trị BOD5 vượt 1,5 lần; giá trị N-NH4+ vượt 6,9 lần QCVN 40:2011/BTNMT, cột B - Khí thải lò hơi: giá trị CO vượt 3,3 lần so với QCVN 19:2009/BTNMT, cột B | 12/2014 |
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
- Cải tạo hệ thống xử lý khí thải.
|
38 | Công ty TNHH SX-DV-TM Vạn Thành | 195 Hoàng Diệu, phường Linh Trung, quận Thủ Đức | Nước thải tại hố ga cuối: giá trị BOD5 vượt 1,6 lần; giá trị N-NH4+ vượt 3,7 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT, cột B | 12/2014 |
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
|
39 | Công ty CP SX TM DV XNK Indira Gandhi | 2 Xa lộ Trường Sơn, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức | Nước thải sau nhà ăn: BOD5 vượt 26,8 lần; giá trị COD vượt 15,9 lần; giá trị SS vượt 5,4 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT, cột B | 12/2014 |
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
|
40 | Chi nhánh Công ty TNHH Nhựa Tân Đại Việt | 121 Quốc lộ 1K, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức | Nước thải sau hệ thống xử lý: Amoni = 34,35 mg/l, vượt 3,18 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với hệ số Kq=0,9; Kf=1,2 | 12/2014 |
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
|
41 | Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức | 64 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức | Nước thải sau hệ thống xử lý: Amoni = 22,96 mg/l, vượt 2,3 lần so với QCVN 28:2010, cột B với hệ số K=1, | 12/2014 |
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
|
Theo báo Tài Nguyên và Môi Trường
Lạng Sơn chìm ngập trong biển nước
9:46 PM |
Mưa lớn, nước sông Kỳ Cùng dâng cao gây ngập úng nhiều khu vực ở thành phố Lạng Sơn. xử lý
nước thải Đã có 3 người chết do lũ quét cuốn trôi.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau cơn bão số 2, trong hai ngày 18 – 19.7, mưa lớn đã xảy ra ở nhiều địa phương ở khu vực Đông Bắc. Ghi nhận từ các địa phương, mưa lớn xuất hiện trên diện rộng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, khu vực Mẫu Sơn mưa nhiều nhất với tổng lượng mưa 416 mm, tại Chi Lăng là 158 mm, tại Bắc Sơn 185 mm, Lộc Bình 181 mm, mưa tại thành phố Lạng Sơn là 157 mm, tại Đình Lập 158 mm.
Mưa lớn khiến lũ quét đã xảy ra nhiều nơi ở Lạng Sơn. Thống kê của cơ quan chức năng đến sáng nay, Lạng Sơn đã có 3 người thiệt mạng do lũ quét cuốn trôi, gồm: ông Vi Văn Sản, thôn Hợp Đường, xã Liên Sơn, huyện Chi Lăng; xử lý chất thải rắn ông Nguyễn Văn Phúc, thôn Nà Hà, xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng và ông Hứa Văn Đức, thôn Phò Mã, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn.
Các nạn nhân đều bị lũ cuốn khi đang trên đường đi làm về nhà. Đến sáng nay, các đội cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy thi thể của các nạn nhân.
Còn tại thành phố Lạng Sơn, nước lũ trên sông Kỳ Cùng dâng cao đã làm ngập lụt nhiều khu vực nội thị.
Cũng theo thông tin Thanh Niên Online có được, các đơn vị quân đội trên địa bàn Lạng Sơn đã được huy động xuống các địa bàn giúp dân tránh lũ, sẵn sàng ứng phó các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. xử
lý khí thải Lúc 9 giờ sáng nay, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã phát tin khẩn cấp cảnh báo lũ trên sông Kỳ Cùng. Đến 9 giờ, nước sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn là 257,25 mét, trên báo động 3 là 0,75 mét. Dự báo đến chiều cùng ngày, mực nước trên sông này có khả năng trên báo động 3 khoảng 1,5 mét.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định, tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, các địa phương khu vực Đông Bắc theo dõi chặt chẽ, sẵn sàng các phương án chống lũ quét, sạt lở đất.
Theo: TNO
Liên kết bạn bè
công ty môi trường sacotec
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Link hay
thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
Hot
-
Ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, sự cố vỡ đê phụ diễn ra tại hồ thải đuôi quặng chứ không phải hồ chứa bùn đỏ. Loại nước thải này không bị ...
-
Hơn một tuần nhập viện, bé trai 9 tuổi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đau đầu dữ dội vì nhiễm ký sinh trùng có trong loại ốc ma ăn trước đó...
-
Người dân ở gần một con sông tại Serbajadi, huyện East Aceh, tỉnh Aceh, gần khu bảo tồn rừng sinh thái Leuser trên đảo Sumatra, Indonesia...
-
http://hocmoitruong.com/giao-trinh-cong-nghe-xu-li-nuoc-thai-bang-bien-phap-sinh-hoc-luong-duc-pham/ Giáo trình Công Nghệ Xử Lí Nước Thải ...
-
Sáng 14/9 đã diễn ra hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hoạt động này do một...
-
Con cá cóc sần được cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phát hiện xử lý nước thải ...
-
Ngày 20/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Công an vừa kết hợp với công an địa phương bắt giam bà Đặng Thị Ngợi - Giám đốc C...
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức gây ra, UBND thành phố Hà Nội đã phê...
-
Khói từ nhà máy của Công ty CP kính nổi Chu Lai (Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) khiến người dân trong khu vực phả...
-
Trong công nghiệp sản xuất nước mắm thì nước thải phát sinh từ khâu vệ sinh và lượng nước mắm còn đọng lại trong thiết bị. Thành phần chủ ...