Home » tin tức môi trường
Wednesday, December 3, 2014
NHỮNG HỆ LỤY CỦA CHẤT RỐI LOẠN NỘI TIẾT VÀ DƯ LƯỢNG KHÁNG SINH TRONG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN - ĐỒNG NAI
Vừa qua, một nghiên cứu của Phó giáo sư, Tiến sĩ (PGS-TS) Nguyễn Đình Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM cùng các cộng sự cho thấy vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai đã xuất hiện một số chất có khả năng gây rối loạn nội tiết và dư lượng kháng sinh, nhiều nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong lúc hiện nay, nước ở hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai là nguồn nước thô sau khi xử lý, được dùng để cung cấp cho sinh hoạt của người dân ở TP HCM.
Chất có khả năng gây rối loạn nội tiết và dư lượng kháng sinh trong nước sông Sài Gòn - Đồng Nai là chất gì?
Theo PGS - TS Nguyễn Đình Tuấn, qua phân tích các kết quả nghiên cứu, đã cho thấy sự hiện diện của chất gây rối loạn nội tiết và dư lượng kháng sinh trong nước thải của một số các công ty, xí nghiệp cũng như trong nước sông Sài Gòn - Đồng Nai ở vùng hạ lưu.
Đối với nhóm chất có khả năng gây rối loạn nội tiết Phthalate ester, tần suất phát hiện là 17% trong mẫu nước và 58% trong mẫu bùn, còn dư lượng kháng sinh nhóm Fluoroquinolone là 41% trong mẫu nước, 58% trong mẫu bùn, trầm tích, trong lúc quy trình xử lý nước thải hiện nay chưa thể giải quyết vấn đề này, và chất gây rối loạn nội tiết cũng như dư lượng kháng sinh sẽ tồn lưu và tiếp tục di chuyển ra môi trường, sông suối...
Phthalate ester là một chất lỏng khan, trong suốt hoặc gần như không có màu và rất khó nhận biết mùi vị. Nó tan trong những loại dung môi hữu cơ thông thường như xăng, dầu nhưng không tan trong nước. Vì thế, khi lẫn vào nguồn nước, nó không thể bị phân hủy còn khi vào người, nó tích lũy ở một số bộ phận như gan, tủy xương, thận… Trong công nghiệp, Phthalate ester dùng làm chất hóa dẻo cho nhựa PVC để cho ra những sản phẩm như màng bao bì, cửa lò xo, dây cáp điện, chất phân tán cho những loại sơn phủ.
Theo Tiến sĩ Hoàng Thị Kim Dung, Phó viện trưởng Viện Công nghệ hóa học TP HCM, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống sản sinh chất nội tiết (hormon) trong cơ thể. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng do nhiễm Phthalate là rất cao.
Theo nhận định của các chuyên gia, Phthalate có tác dụng giống như nội tiết tố sinh dục nữ nên rất có hại cho nam giới và đặc biệt là ở trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em gái có nguy cơ dậy thì sớm...
Với chất kháng sinh Fluoroquinolone, là thành phần chính trong các loại thuốc kháng sinh chữa bệnh với những tên thương mại như Flumequin, Norfloxacin, Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Difloxacin, Marbofloxacin, Ofloxacin... được đưa vào sử dụng trong lâm sàng vào những năm 1970. Fluoroquinolone có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn gram âm và gram dương.
Tác hại của kháng sinh nhóm Fluoroquinolone được cho là có nguy cơ gây đột biến gien, gây sẩy thai khi sử dụng cho động vật mang thai. Bên cạnh đó, sự tồn lưu trong thời gian dài sau khi sử dụng Fluoroquinolone cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế và cấm sử dụng những kháng sinh thuộc nhóm này.
Ở nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, các nước thuộc EU như Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Italia…, các cơ quan chức năng không chấp nhận sự tồn lưu kháng sinh nhóm Fluoroquinolone trong sản phẩm thủy sản và đó cũng là lý do tại sao nhiều lô hàng tôm, cá, mực xuất đi từ Việt Nam bị trả về vì nếu sử dụng những loại hải sản này lâu dài, sẽ bị chứng tổn thương gân gót chân, dẫn đến đứt gân với tỉ lệ 87%. Bên cạnh đó, nó còn có nguy cơ làm bong võng mạc cao gấp 5 lần so với người ăn hải sản không có kháng sinh nhóm Fluoroquinolone.
Chất gây rối loạn nội tiết và dư lượng kháng sinh nguy hiểm như thế nào?
Thật ra, về mặt sinh hóa, Phthalate và Fluoroquinolone không phải là những chất mới nhưng theo các chuyên gia môi trường thì nó được xếp vào nhóm các chất gây "ô nhiễm mới" vì sự hiện diện của nó trong nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp hoặc nông nghiệp, chảy ra sông, hồ, có khả năng gây ra các tác động tiêu cực đến con người và hệ sinh thái.
Tiến sĩ Y, Sinh học Đào Đại Cường, nguyên giảng viên Khoa Dược - Đại học Y Dược TP HCM cho biết: "Nguy hiểm nhất là khi đổ vào sông, hồ, rồi nước sông hồ được xử lý thành nước sinh hoạt thì rất ít người nhận biết được chất gây rối loạn nội tiết, dư lượng kháng sinh vì hàm lượng của nó rất nhỏ. Nhưng một khi đã xâm nhập vào cơ thể người, Phthalate và Fluoroquinolone gây ảnh hưởng không thể sửa chữa được về mặt di truyền cho thế hệ này và thế hệ sau, nhất là nó ảnh hưởng lên hệ sinh dục, gây các bất thường như lưỡng tính, dậy thì sớm...". Thế nhưng đến nay, các chất gây rối loạn nội tiết chưa được đánh giá, kiểm soát chặt chẽ. Rất ít tài liệu công bố về mức độ hiện diện và độc tính của nó trong môi trường ở Việt Nam, có lẽ vì để "tránh gây hoang mang" cho cộng đồng!
Từ lâu, các nhà khoa học đã xác định được lượng tồn dư của Phthalate trong đất, nước, không khí, các loài thủy hải sản, gia cầm và trong cả cơ thể người. Hiện tại, hơn 500 chất gây rối loạn nội tiết đã được biết đến, phần lớn có trong thuốc chữa bệnh, kem chống nắng, nước hoa, xà phòng, dầu gội đầu, nước rửa bồn cầu, nước lau kiếng, các đồ dùng bằng nhựa, thuốc bảo vệ thực vật, trừ cỏ, chất chống cháy, dung môi công nghiệp, thuốc khử trùng, chất hóa dẻo.
Theo các nghiên cứu, một số chất gây rối loạn nội tiết có trong mỹ phẩm, thường phân hủy khá nhanh chóng nhưng lại hiện diện lâu dài trong đất, nước, do việc sử dụng rộng rãi, thường xuyên. Ngược lại, với những loại thuốc như kháng sinh, thuốc ngừa thai, thuốc thú y, các chất gây rối loạn nội tiết lại có tính bền vững. Vẫn theo nghiên cứu, khoảng 50 đến 90% liều lượng thuốc vẫn không chuyển hóa khi thải ra khỏi cơ thể và có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường xung quanh.
Gần đây nhất, cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện 4 sản phẩm có chứa chất Phthalate vượt quá quy chuẩn trên thị trường đồ chơi trẻ em, bao gồm thú nhún, xe điều khiển dùng pin, búp bê đầu trái cây và bong bóng hơi, nhập từ Trung Quốc. Kết quả phân tích của Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho thấy trong 16 chỉ tiêu phân tích, một mẫu thú nhún màu vàng có tổng lượng các chất phthalates là hơn 5.000mg/kg. Trong đó, chất phthalic acid bis butyl ester hơn 140mg/kg và phthalic acid bis ethyl ester là gần 5.000 mg/kg.
Một mẫu khác là mẫu thú nhún màu đỏ có tổng lượng các hợp chất phthalates là hơn 9.500mg/kg. Trong đó, phathalic acid bis butyl ester là gần 9.400mg/kg, còn phthalic acid hexyl 2 ethylhexyl ester là hơn 160mg/kg, phthalic acid bis ethylhexyl ester là hơn 7mg/kg. Bên cạnh đó, Chi cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa còn phát hiện xe đồ chơi điều khiển dùng pin và bóng hơi đều chứa Phthalate. Những loại này khi thải bỏ, sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho con người và các giống, loài khác bởi lẽ phải mất vài chục - thậm chí cả trăm năm sau nó mới phân hủy hoàn toàn.
Đối với động vật hoang dã, nhiều nghiên cứu cho thấy các chất gây rối loạn nội tiết tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản, tăng trưởng và phát triển, chẳng hạn như dậy thì sớm ở giống cái, giảm khả năng mang thai, dị dạng cơ quan sinh dục, giảm số lượng tinh trùng ở giống đực, kìm hãm sự phát triển của hệ thống thần kinh và hệ thống miễn dịch. Với con người, các nghiên cứu cũng cho thấy việc nhiễm các chất gây rối loạn nội tiết có thể gây hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau, tùy vào các giai đoạn của vòng đời hoặc theo mùa và có thể để lại di chứng suốt đời, chẳng hạn như sẩy thai, thai ngoài tử cung, thai chết lưu, sinh non, ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú.
Theo Tiến sĩ Đào Đại Cường, trẻ sơ sinh, trẻ em đang tuổi lớn, cơ quan sinh dục dễ bị nhiễm các chất gây rối loạn nội tiết vì nó tác động đến sự phát triển của những bộ phận quan trọng nhất, bao gồm cả hệ thống sản sinh ra nội tiết tố sinh dục.
Cần làm gì để ngăn chặn hậu quả của chất gây rối loạn nội tiết và dư lượng kháng sinh?
Từ năm 2012, các nhà khoa học của Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM đã nghiên cứu, đánh giá dư lượng của một số kháng sinh và chất gây rối loạn nội tiết tại hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai để từ đó, đề xuất giải pháp giám sát, kiểm soát các chất gây nguy hại này. Đầu năm 2013, sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học của Đại học quốc gia TP HCM và Đại học Tsukuba - Nhật Bản đã công bố nước tại hồ Dầu Tiếng qua sông Sài Gòn, cung cấp nước sinh hoạt cho TP HCM có hàm lượng độc tố vi khuẩn lam Microcystins, có thể ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng của tế bào con người, vượt từ hàng chục đến ngàn lần quy định về nước uống của thế giới.
Tháng 7/2013, các nhà khoa học của Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho biết tributyltin - tương tự chất diệt nấm có trong sơn chống hà dùng cho tàu thuyền và vật liệu đánh bắt thủy sản đã xuất hiện và tăng dần hàm lượng ở hạ lưu sông Sài Gòn. Tributyltin có thể gây tác hại cho sinh vật biển và con người như biến đổi giới tính ở động vật, biến dạng vỏ ốc, gây chảy máu mũi, viêm mũi...
Tuy nhiên hiện tại, theo tìm hiểu của chúng tôi, do hạn chế về thiết bị, kĩ thuật phân tích cũng như chi phí nên nhiều công trình nghiên cứu về các chất gây rối loạn nội tiết và dư lượng kháng sinh trong môi trường do các nhà khoa học Việt Nam tiến hành trong thời gian qua chưa phản ảnh được sự chính xác của sự ô nhiễm, nhất là ở một số nguồn cấp nước như Trạm bơm Hóa An, Trạm bơm Bình An, Nhà máy nước Biên Hòa, Trạm bơm Hòa Phú đã cho thấy có sự hiện diện của chất gây rối loạn nội tiết.
Không những thế, các nghiên cứu của PGS -TS Nguyễn Tấn Phong và PGS -TS Đỗ Hồng Lan Chi, thuộc Đại học Bách khoa TP HCM cũng cho thấy khu vực thượng nguồn sông Sài Gòn - Đồng Nai, có các chất gây rối loạn nội tiết. Và mặc dù đa số các mẫu đều có nồng độ nhỏ hơn giới hạn nhưng chẳng có gì bảo đảm rằng trong tương lai, nó không tăng lên khi mà nước thải từ những cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu công nghiệp đang ngày đêm tuôn vào hệ thống thoát nước rồi đổ ra sông, ra suối.
Vì thế trước mắt, các ngành chức năng cần tiến hành "đặt hàng" ngay với những nhà khoa học để có thể đưa ra bảng tiêu chuẩn về các chất gây rối loạn nội tiết trong nước uống, nước thải và những sản phẩm khác, đặc biệt là đồ chơi trẻ em để có hướng ngăn chặn, giải quyết tích cực nghiên cứu bằng các công nghệ tiên tiến nhằm giảm thiểu hàm lượng các chất gây rối loạn nội tiết. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp nghiêm ngặt với những cơ sở sản xuất, cố tình đổ nước thải chưa qua xử lý vào hệ thống thoát nước bởi lẽ với một số tiền phạt nào đó - cho dù có lên đến hàng chục tỉ đồng, cũng không thể nào bù đắp lại những hậu quả mà con người phải gánh chịu, không chỉ riêng với thế hệ hiện tại mà còn với cả những thế hệ về sau…
ST
| ||||||
You may also...
Liên kết bạn bè
công ty môi trường sacotec
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Link hay
thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
Hot
-
Ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, sự cố vỡ đê phụ diễn ra tại hồ thải đuôi quặng chứ không phải hồ chứa bùn đỏ. Loại nước thải này không bị ...
-
Hơn một tuần nhập viện, bé trai 9 tuổi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đau đầu dữ dội vì nhiễm ký sinh trùng có trong loại ốc ma ăn trước đó...
-
Người dân ở gần một con sông tại Serbajadi, huyện East Aceh, tỉnh Aceh, gần khu bảo tồn rừng sinh thái Leuser trên đảo Sumatra, Indonesia...
-
http://hocmoitruong.com/giao-trinh-cong-nghe-xu-li-nuoc-thai-bang-bien-phap-sinh-hoc-luong-duc-pham/ Giáo trình Công Nghệ Xử Lí Nước Thải ...
-
Sáng 14/9 đã diễn ra hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hoạt động này do một...
-
Con cá cóc sần được cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phát hiện xử lý nước thải ...
-
Ngày 20/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Công an vừa kết hợp với công an địa phương bắt giam bà Đặng Thị Ngợi - Giám đốc C...
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức gây ra, UBND thành phố Hà Nội đã phê...
-
Khói từ nhà máy của Công ty CP kính nổi Chu Lai (Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) khiến người dân trong khu vực phả...
-
Trong công nghiệp sản xuất nước mắm thì nước thải phát sinh từ khâu vệ sinh và lượng nước mắm còn đọng lại trong thiết bị. Thành phần chủ ...
Comments[ 0 ]
Post a Comment