NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HÓA DA

10:20 AM |
Đậu, cá, cà chua... là những thực phẩm có tác dụng làm da mịn màng, giảm nếp nhăn hiệu quả trong bữa ăn hằng ngày.
Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa các vitamin và khoáng chất như crom làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường chức năng não. Các sulforaphane có trong cải xanh làm giảm nguy cơ đau tim cũng như đột quỵ. Một số chuyên gia khuyên bạn nên ăn 2 phần rau cải xanh mỗi ngày.
Bông cải xanh chứa các vitamin và khoáng chất như crom làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường chức năng não.

Tỏi

Tỏi có khả năng làm giảm cholesterol và huyết áp, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Đây cũng là loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng với virus và vi khuẩn gây bệnh, làm giảm sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.

Yến mạch, gạo lứt

Yến mạch, gạo lứt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, giúp đường ruột được thông thoáng và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.

Đậu

Đây là thực phẩm rất dồi dào chất chống oxy hóa và khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe. Bởi vì đậu rất ít chất béo nhưng lại giàu chất xơ, bạn chắc chắn sẽ không muốn bỏ lỡ loại thực phẩm tuyệt vời này.

Cà chua
Cách hấp thụ lycopene tốt nhất từ cà chua, đó là ép lấy nước, làm nước sốt hoặc các sản phẩm có chứa cà chua khác..

Cà chua là nguồn cung cấp lycopene lớn nhất. Bên cạnh đó, ăn cà chua còn giúp loại trừ nguy cơ mắc một số căn bệnh ung thư, lycopene là chất chống oxy hóa hoàn hỏa cho da, bảo vệ da không bị cháy nắng.



Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu chứa một lượng axit béo omega3 chống lại các bệnh lão hóa bao gồm cả bệnh tim mạch. Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo nên ăn 2 lần/tuần.

Các loại ngũ cốc: Một nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn các loại ngũ cốc sẽ giảm được 60% các cơn đau tim so với những người ăn ngũ cốc ít hơn 1 lần một tháng. Các loại hạt giúp sản xuất elastin, collagen và các hợp chất giữ cho làn da luôn tươi trẻ.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

269000 TÂN NHỰA Ô NHIỄM TRÔI TRÊN ĐẠI DƯƠNG

12:33 PM |
- Một nghiên cứu mới đây cho biết gần 269.000 tấn nhựa ô nhiễm đang trôi nổi trên các đại dương của thế giới, nghiêm trọng hơn 10 lần so với ước tính trước đó.
Gần[-]269.000[-]tấn[-]nhựa[-]ô[-]nhiễm[-]trôi[-]lềnh[-]bềnh[-]trên[-]đại[-]dương
Theo nghiên cứu mới đây, 269.000 tấn nhựa ô nhiễm đang trôi nổi trên các đại dương của thế giới, gây tổn hại cho toàn bộ chuỗi thức ăn - Ảnh: Alamy

Theo nhóm nghiên cứu đến từ Viện Five Gyres của Mỹ, nhựa ô nhiễm có mặt khắp các đại dương, nhưng thế giới thiếu dữ liệu về chúng - nhất là tại khu vực Nam bán cầu và những nơi xa xôi.

Để ước tính chính xác hơn tổng số mẩu nhựa và trọng lượng của chúng trên các đại dương, nhóm này đã sử dụng dữ liệu từ 24 cuộc thám hiểm trong sáu năm qua trên các đại dương, ven biển Úc, Vịnh Bengal và biển Địa Trung Hải.

Họ phát hiện có đến 5,25 nghìn tỉ mẩu nhựa đang trôi nổi trên các đại dương, với gần 75% trong số này có nguồn gốc từ các vật thể lớn bằng nhựa như phao, xô và các ngư cụ khác.

Quy ra khối lượng thì số nhựa này tương đương 269.000 tấn, con số mà các nhà nghiên cứu nói là "ước tính tối thiểu", tức con số thực tế còn cao gấp nhiều lần, và chúng đã và đang gây ra nhiều nguy cơ cho toàn bộ hệ sinh thái biển.

Theo National Geographic, các chất thải hàng ngày từ túi nhựa đến vỏ chai nước suối, đã bị vứt xuống các đại dương trong nhiều thập kỷ qua. Phần lớn chúng sau đó dạt vào bờ biển hoặc "định cư" ở một trong các vòng xoáy cận nhiệt đới đại dương - một hệ thống lớn gồm các dòng chảy được hình thành bởi các mô hình gió toàn cầu.

Các vật thể này sau đó bị phân rã thành những hạt nhỏ li ti, đe dọa đến sự sống của nhiều động vật biển - từ loài không xương sống nhỏ bé đến loài hữu nhũ to lớn, nếu chúng nuốt phải. Con người cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ăn cá bị nhiễm độc nhựa.

Nghiên cứu được công bố hôm qua 10-12 trên tạp chí PLOS One.

Theo tinmoitruong.vn
Read more…

NHỒI MÁU CƠ TIM CHẾT SỚM DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

11:28 AM |

 Những người sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim hít phải không khí ô nhiễm có nguy cơ chết sớm.

Cảnh báo trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học Anh theo dõi hơn 154.000 bệnh nhân nhồi máu cơ tim trong gần bốn năm, theo Daily Mail.
Trong thời gian này có gần 5.000 người tham gia nghiên cứu qua đời.
Khói bụi ô nhiễm
 Sống trong khu vực có không khí ô nhiễm không tốt cho sức khỏe - Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học phát hiện những yếu tố khói, bụi trong không khí làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc hội chứng động mạch vành cấp (ACS) 12%.
Nghiên cứu mới còn cho thấy những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn thường sống trong những khu vực có không khí ô nhiễm nặng và có khuynh hướng không chịu tăng cường điều trị sau khi được chẩn đoán có vấn đề về tim mạch.
Nghiên cứu mới được đăng trên chuyên san European Heart Journal.
Theo nguồn: thanhnien.com.vn

Read more…

LO MẤT NGUỒN THU BỎ MẶT MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM

10:39 AM |
Theo báo cáo của Bộ TNMT, việc xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm là do nhận thức trách nhiệm của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế... Hầu hết các địa phương chưa sử dụng các biện pháp mạnh để xử lý các cơ sở chậm tiến độ do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường còn nhỏ giọt

Theo Quyết định 58/2008 và Quyết định 38/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng quyết định hỗ trợ 381 dự án xử lý ô nhiễm triệt để trên địa bàn 48 tỉnh và 04 Bộ (Quốc phòng, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải) từ ngân sách trung ương với tổng kinh phí là 2.368.975.110.000 đồng.

Ông Hoàng Văn Thức, Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) cho biết, đến nay đã có 38 dự án xử lý ô nhiễm triệt để thuộc khu vực công ích trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đầu tư 100% kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương với tổng số tiền là 93,8 tỷ đồng. 

Tổng số kinh phí các địa phương đã đối ứng để thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm triệt để được hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách trung ương là  hơn 302 tỷ  đồng. Hiện tại vẫn còn có 138 cơ sở thuộc khu vực công ích chưa có kinh phí để triển khai thực hiện, ước tính số kinh phí để xử lý số cơ sở này khoảng 3.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên,việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng vẫn gặp nhiều  khó khăn. Điển  hình là sau khi tiếp nhận kinh phí từ Trung ương, việc triển khai thực hiện các dự án còn một số bất cập, chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.Tình trạng trên dẫn đến nhiều cơ sở đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng chưa được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.

Mục tiêu trong năm 2014 - 2015, các địa phương tiếp tục rà soát, thống kê, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để. Đến nay, các địa phương đã rà soát, bổ sung 43 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn 16 tỉnh. Song, đây không phải là các cơ sở mới phát sinh mà là các cơ sở đã tồn tại và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng chưa được kiểm tra, rà soát trong các năm trước.

Địa phương vẫn chây ỳ

Trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, đến nay  có 384 cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; còn lại 55 cơ sở chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Trong số đó, 18 bãi rác, 8 bệnh viện đã được Thủ tướng cho phép lùi thời hạn xử lý ô nhiễm triệt để đến ngày 31/12/2015 tại Quyết định 1788. Ông Thức cũng cho biết  đã có quyết định đóng cửa vĩnh viễn hai nhà máy đường ở Trà Vinh và Tây Nam (Cà Mau) nếu đến giữa tháng 6/2015 không kịp khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Báo cáo của Bộ TNMT cho thấy, việc xử lý ô nhiễm môi trường còn chậm là do nhận thức trách nhiệm về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế. Một số địa phương thiếu quyết liệt, chậm triển khai thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ sở trên địa bàn, mặc dù Bộ TNMT đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc. Hầu hết các địa phương chưa sử dụng các biện pháp mạnh để xử lý các cơ sở chậm tiến độ theo Quyết định 1788/QĐ-TTg do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến khẳng định: “Năm 2015 sẽ tập trung phân bổ kinh phí từ ngân sách trung ương để thực hiện dự án xử lý ô nhiễm môi trường đối với 05 làng nghề, 01  kho thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường kêu gọi nguồn vốn hợp tác quốc tế và phân bổ vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước nguồn đầu tư phát triển để xử lý dứt điểm dự án xử lý ô nhiễm môi trường khu vực ô nhiễm chất độc dioxin. Tổ chức nghiên cứu về xử lý ô nhiễm môi trường, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý ô nhiễm triệt để…

Bộ sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các trường hợp cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cố tình chây ỳ, không đầu tư thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, sẽ  tăng cường sử dụng các biện pháp mạnh về xử lý triệt để theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 1788/QĐ-TTg".
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BÃO ÍT NHƯNG NGÀY CÀNG MẠNH

8:52 AM |
Lịch sử quan trắc ghi nhận, năm nay là năm nhiệt độ khí quyển và nước biển cao nhất từ trước đến nay. Biến đổi khí hậu cũng làm các cơn bão ngày càng mạnh hơn.
2014: Bão ít, xuất hiện muộn về cuối năm

Năm 2014 ghi nhận số các cơn bão ít hơn hẳn. Thời gian xuất hiện các cơn bão muộn như siêu bão Hapupit (tháng 12 cuối năm) lần này cũng rất hiếm.

Nếu tính trung bình các năm thì mỗi năm có khoảng 12 cơn bão hoạt động trên biển Đông. Tuy nhiên, năm nay mới chỉ ghi nhận có 6 cơn bão, nếu tính cả siêu bão Hagupit thì có 7 cơn, ít hơn hẳn. Đặc biệt, diễn biến của các cơn bão cũng có sự bất thường.

Lý giải điều này, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Biến đổi khí hậu không làm gia tăng số lượng các cơn bão nhưng lại làm gia tăng các cơn bão mạnh. “Mùa bão không còn rõ ràng nữa. Khuynh hướng các cơn bão có quỹ đạo lệch về phía Nam, tần suất bão xuất hiện phía Nam nhiều hơn, thay cho việc vài chục năm mới có 1 cơn bão đổ bổ vào phía Nam thì hiện nay tần suất đã rút ngắn hơn rất nhiều”.

Đường đi của siêu bão Hagupit lúc 7g sáng 6/12. Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương

Trong năm nay, ngành khí tượng thủy văn thế giới và nước ta đều ghi nhận những dấu hiệu của hiện tượng pha nóng El Nino. Điều này tác động rõ rệt tới hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới.

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho biết: “Theo ghi nhận của một số cơ quan Khí tượng Thủy văn uy tín trên thế giới, nhiêt độ khí quyển và nhiệt độ nước biển trong năm 2014 có giá trị trung bình lớn nhất kể từ khi có lịch sử quan trắc tới nay”.

Siêu bão Hagupit cũng xuất hiện rất muộn so với trung bình nhiều năm gây ra hiện tượng bão muộn về cuối năm. Nguyên nhân của bất thường này theo ông Hoàng Đức Cường chủ yếu là do pha nóng của El Nino gây ra.

Siêu bão Hagupit vẫn giật cấp 17

Về diễn biến của siêu bão Hagupit, dự báo mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho biết hiện siêu bão vẫn giữ cường độ mạnh cấp 17, giật trên cấp 17.

Cụ thể, lúc 7 giờ sáng nay (ngày 6/12), vị trí tâm bão Hagupit ở vào khoảng 12,1 độ Vĩ Bắc; 127,4 độ Kinh Đông, cách đảo Xa ma (Philippin) khoảng 220 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (tức là từ 184 đến 201km một giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 7 giờ ngày 7/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,2 độ Vĩ Bắc; 124,5 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. 

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 7 giờ ngày 8/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,0 độ Vĩ Bắc; 121,7 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km một giờ), giật cấp 17.

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định, siêu bão Hagupit còn có diễn biến rất phức tạp và có thể kết hợp với ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường nên cần chú ý theo dõi trong các bản tin tiếp theo. 

Theo báo cáo nhanh của Vụ Quản lý công trình thủy lợi, Bộ NN-PTNT, hiện nay dung tích các hồ chứa thuỷ lợi thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa đạt từ 50%-75% dung tích thiết kế. Tuy nhiên, một số hồ chứa đạt dung tích ở mức cao như Kim Sơn (Hà Tĩnh) 101%; Sông Thai (Quảng Bình) 100%, Khe Mây (Quảng Trị) 99%, Hồ Truồi (Thừa Thiên Huế) 99%, Phú Xuân (Phú Yên) 105%.

Hiện, vẫn tồn tại nhiều phương án về diễn biến của siêu bão Hagupit. Ở phương án cực đoan nhất, dự báo bão sẽ gây mưa kéo dài từ 2 ngày - 3 ngày, lượng mưa được dự kiến từ 200mm - 300mm. Với lượng mưa này thì hầu hết các sông suối từ Huế tới Bình Thuận đều ở mức báo động (BĐ) II- BĐ III, nhiều sông trên BĐIII.

Ở phương án bão không kết hợp với đợt không khí lạnh cường độ mạnh được dự báo tác động khoảng ngày 11 – 13/12 thì lượng mưa sẽ nhỏ hơn, ở mức từ 100mm-200mm. Theo nhận định của ông Hoàng Đức Cường, riêng tác động của không khí lạnh cường độ mạnh cũng có thể gây mưa từ 100mm-200mm. Tuy nhiên, thời gian lệch nhau thì sẽ không gây các đột biến về lũ.

Để chuẩn bị các hoạt động phòng chống với siêu bão Hagupit, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương cho biết, Văn phòng Ban chỉ đạo PCLB Trung ương - Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 33/CĐ-TW chỉ đạo các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu và các Bộ, ngành chỉ đạo triển khai công tác ứng phó với bão.

Bộ Giao thông vận tải, các tỉnh, thành phố Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng cũng có công điện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với bão.       
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

NHỮNG VỤ THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG NHẤT THẾ GIỚI

9:34 AM |
Những vụ tai nạn tràn dầu hay rò rỉ khí độc là những thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử con người, không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tức thời mà còn để lại những di chứng dai dẳng. 


Ngày 3.12.1984, một  nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal, Ấn Độ bị rò rỉ 40 tấn khí độc methyl isocyanate khiến 15.000 người thiệt mạng và 500.000 bị phơi nhiễm. Trong ảnh là lực lượng cứu hỏa đang cố gắng ngắn chặn sự lan lan của khói độc phát tán trong không khí. Ảnh AP.

Cuộc điều tra sau đó đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra thảm họa kinh hoàng trên là do nhà máy này không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn. Trong ảnh là cảnh những người đàn ông đang bế những em bé bị mù vì khí độc từ nhá máy thuốc sâu Union Carbide tới bệnh viện. Ảnh AP.

Năm 1989, Union Carbide phải bỏ ra 470 triệu USD để giải quyết các hậu quả từ thảm họa rò rỉ khí độc nói trên. Trong ảnh là đám tang của một nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa. Ảnh AP.

Ngày 24.3.1989, Exxon Valdez, một tàu chở dầu khổng lồ, trọng tải 214.862 tấn, của Công ty Exxon, Mỹ đang trên đường chở hàng triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang California thì va phải đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska, làm tràn dầu ra ngoài, gây ra một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử. Ảnh AP.

Biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km². Dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince William Sound bị đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính 15 tỉ USD. Ảnh AP.

Dựa theo kết quả của các cuộc điều tra thì yếu tố con người chính là nguyên nhân chính gây ra thảm họa trên. Công ty Exxon sau đó bị phạt 507.5 triệu USD.

Ngày 21.1.2000, một đường ống của nhà máy lọc dầu ở Rio de Janeiro rò rỉ khoảng 1.3 triệu lít dầu ra vịnh Guanabara. Công ty Petrobras bị kết tội và buộc phải bồi thường 25 triệu USD. Trong ảnh là cảnh bờ biển trên vịnh Guanabara chìm trong màu đen kịt vì sự cố tràn dầu. ảnh AP.

Tháng 6.2000, công ty Petrobras tiếp tục dính "phốt" bởi thảm họa tràn dầu kinh hoàng khác khi một đường ống bị vỡ khiến hơn 1 triệu gallons dầu thô bị rò rỉ ra sông Iguacu. Đây được xem là một trong những tai nạn tràn dầu tồi tệ nhất của Brazil. Ảnh AP.

Ngày 17.8.2009, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra tại con đập Sayano-Shushenskaya ở Nga. Một vụ nổ máy biến thế  ở tổ máy số 2 có công suất 600 MW làm khối mô-tơ nặng 920 tấn văng khỏi bệ máy, phá hủy các thiết bị khác và phòng máy. Nước cuốn như lũ tràn vào các buồng tuôcbin, dầu đổ và nổ. 75 người chết và mất tích. Ảnh ITAR-TASS.

9 trong số 10 tổ máy bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Nhà máy tái hoạt động ngày 24.2.2010 nhưng công tác sửa chữa kéo dài đến 5 năm với phí tổn lên đến 1,2 tỉ USD. Môi trường sông Yenisei bị ô nhiễm nặng khi 40 tấn dầu trong máy biến thế của nhà máy chảy lan ra 80 km.

Tháng 4.2010, có koảng 5 triệu thùng dầu bị tràn ra vịnh Horizon sau một vụ nổ tại Giàn khoan dầu Deepwater Horizon thuộc sở hữu của công ty Transocean có trụ sở tại Houston, Mỹ đã khiến 11 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương.
 

Khi thảm họa xảy ra, người ta ước tính mỗi ngày có tới hơn 750.000 lít dầu thô bị rò rỉ từ giàn khoan, mặt biển bị dầu loang rộng tới khoảng 9.000km2. Hắc ín và dầu loang không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn trực tiếp phá hủy các hệ sinh thái cửa sông Mississippi và vùng đầm lầy ngập mặn dọc duyên hải bang Louisiana của Mỹ.
 

Một năm sau thảm họa tràn dầu, Tập đoàn Dầu khí BP tuyên bố đã thu hồi hầu hết (khoảng 90%) lượng dầu loang. Tuy nhiên, theo điều tra của các cơ quan quản lý  thì lượng dầu đã thu hồi chỉ nằm ở bề mặt, còn một lượng lớn dầu bị rò ra đã thấm vào đất đai, cây cỏ hoặc chìm xuống đáy biển, sẽ tiếp tục ảnh hưởng, để lại di chứng trên các hệ sinh thái vùng ven và gây trở ngại cho cuộc sống con người.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

ĂN ỐC MA, NGUY CƠ VIÊM MÀNG NÃO

4:35 PM |
Hơn một tuần nhập viện, bé trai 9 tuổi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đau đầu dữ dội vì nhiễm ký sinh trùng có trong loại ốc ma ăn trước đó. 
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết, cháu Lý Hoàng Đăng ở quận 8 được người nhà đưa đến trong tình trạng sốt cao, đau đầu kèm nôn ói liên tục. Bé cho biết khoảng một tháng trước có cùng nhóm bạn trong xóm bắt ốc ma bò ở vườn cây quanh nhà nướng ăn.

Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng từ ốc ma, các bác sĩ đã xét nghiệm máu và phát hiện Angiostrongylus cantonensis - hay còn gọi là giun đũa ký sinh trong phổi chuột và các loại ốc bò trên cạn như ốc sên, ốc ma.

oc-maa-7097-1404818386.jpg

Loại ốc ma thường được người dân nướng ăn và sau đó nhập viện vì viêm màng não.

"Căn cứ vào các triệu chứng, chúng tôi xác định bệnh nhi bị viêm màng não và nguyên nhân là loại ký sinh trùng này. Sau một tuần điều trị, hiện bệnh nhi đã qua cơn nguy hiểm, nhưng vẫn còn sốt và đau đầu. Bé phải nằm viện để tiếp tục được theo dõi", một bác sĩ cho biết.

Theo lời của bệnh nhân, bé ăn ốc cách đây khoảng một tháng. "Hôm đó con vừa ăn là ói liền. Mấy ngày sau con thấy nhức đầu rồi càng ngày càng nhức nhiều hơn", bé nói. Hiện các bạn của cậu bé chưa phát hiện mắc bệnh.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên viêm màng não do ăn ốc sên, ốc ma. Cũng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, các bác sĩ khoa Nhiễm Việt - Anh từng điều trị nhiều ca nằm liệt giường chỉ vì ăn loại ốc này. Năm 2009, hai thanh niên ở quận Gò Vấp (TP HCM) trong cơn say đã bắt hai con ốc ma nướng và chia nhau ăn. Hai tuần sau cả hai bắt đầu lên cơn đau đầu, co giật và hôn mê sâu. Chẩn đoán cho thấy cả hai bị biến chứng viêm màng não do ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis trong loại ốc mà họ ăn gây nên và dù được điều trị tích cực bằng thuốc diệt ký sinh trùng, nhưng một trong hai đã không qua khỏi. Người còn lại di chứng não phải sống thực vật.

Trường hợp khác, một thanh niên ở Bình Dương nghe bạn bè kháo nhau ăn ốc ma chữa bệnh đau lưng nên đã tìm bắt và nướng nhậu. Hậu quả sau gần 2 tháng ăn ốc, anh này đã phải nhập viện trong tình trạng mê man. Bệnh nhân may mắn hồi phục sau hơn một tháng nằm viện.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhiễm, do ít tồn tại dưới nước nên Angiostrongylus cantonensis chủ yếu ký sinh trên các loại ốc sống ở cạn hoặc vừa ở nước vừa bò lên cạn. Chính vì thế ăn chín hoặc chế biến kỹ các loài mang mầm bệnh trước khi ăn luôn cần thiết để phòng bệnh. 

Riêng loại ốc ma từng là thủ phạm gây viêm màng não, các bác sĩ cho rằng chưa có bằng chứng nào cho thấy có thể trị được bệnh đau khớp như lời một số bệnh nhân từng ăn. "Người dân không nên nghe theo lời đồn đại rồi dùng làm thực phẩm hoặc khi bắt được ốc thì chế biến một cách sơ sài rồi ăn vì khả năng mắc bệnh là rất cao", một bác sĩ nói.

Ốc ma là loại ốc có vỏ dày như ốc hương, vỏ màu nâu pha vàng, thân màu nâu xám. Chúng thường sống trong vườn cây, di chuyển trên mặt đất nên toàn thân có thể tiếp xúc với các loại ký sinh trùng gây bệnh.

Nguồn : dantri.com.vn
Read more…

ĐỐT RƠM RẠ GÂY MẤT AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

4:05 PM |

Dọc tuyến Quốc lộ 37 và các tuyến tỉnh lộ ở các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện....vào chiều tối, hai bên cánh đồng, rơm, rạ sau thu hoạch được nông dân đốt cháy, khói bốc nghi ngút. Mọi người lưu thông trên đường nếu gặp cơn gió thì khói xộc thẳng vào mũi, họng gây cảm giác khó thở, cay mắt. Những cuộn khói còn khiến tầm nhìn khi tham gia giao thông bị hạn chế. Nhiều nơi, bà con đốt luôn rơm, rạ trên đường gây hư hỏng đường giao thông. Tại trung tâm thành phố Hải Dương, vào tối những ngày nắng nóng, không có gió thì không khí mờ mịt như có sương, đặc quánh bởi khói đốt rơm rạ gây ngột ngạt, khó chịu cho người dân.

Để xử lý tình trạng này, trước đó, tỉnh Hải Dương đã quyết định hỗ trợ 5 tấn chế phẩm Fito-Biomix RR là sản phẩm của dự án “Xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm Fito-Biomix RR xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ tại Hải Dương” cho các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh để xử lý rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch vụ mùa năm 2014. Các hộ dân đăng ký tham gia dự án xử lý rơm, rạ của vụ mùa được hỗ trợ 100% chế phẩm. Tuy nhiên, do tập quán sinh hoạt nên nông dân vẫn đốt rơm, rạ.

Mặc dù tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý việc đốt rơm rạ làm hư hỏng mặt đường và gây khói bụi, mất an toàn giao thông nhưng việc xử lý vẫn chỉ như "đá ném ao bèo".
Nguồn: tổng hợp
Read more…

BẮC NINH XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM

3:30 PM |
Để xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường sống nhiều năm nay tại làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), UBND tỉnh Bắc Ninh vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế nhôm thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, với tổng vốn đầu tư hơn 44 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp tài nguyên môi trường được giao hàng năm và các nguồn vốn khác.

Bắc[-]Ninh[-]xử[-]lý[-]ô[-]nhiễm[-]môi[-]trường[-]làng[-]nghề[-]tái[-]chế[-]nhôm

Ông Trương Tiến Yên - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Bắc Ninh cho biết: Quy mô đầu tư dự án bao gồm các hạng mục chính như xây dựng hệ thống xử lý nước thải (sản xuất và sinh hoạt) với công suất khoảng 1.800 - 2.000 m 3 /ngày đêm, bảo đảm nước thải trước khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn (cột A) theo quy chuẩn, quy định; xây dựng bãi tập kết và trung chuyển rác thải sản xuất, sinh hoạt thôn Mẫn Xá với công suất khoảng 30- 40 tấn/ngày đêm; lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, bùn thải; lắp đặt thử nghiệm hệ thống xử lý khí thải tại một số hộ làm nghề sản xuất tái chế nhôm trên địa bàn… Tổng mức đầu tư hơn 44 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp tài nguyên môi trường được giao hàng năm và các nguồn vốn khác do UBND huyện Yên Phong làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2014 đến 2016. 

Mục tiêu dự án nhằm xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường (nước thải, rác thải, khí thải) làng nghề, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã Văn Môn, huyện Yên Phong. 

Xã Văn Môn có 11.600 nhân khẩu, với 2.600 hộ dân chia làm 5 thôn với 3 làng nghề chính. Riêng thôn Mẫn Xá có 700 hộ dân thì có đến 350 hộ làm nghề đúc, nung, sản xuất sản phẩm nhôm tái chế, với thu nhập từ 500 - 600.000 nghìn đồng 1 lò/ngày. Các chất thải từ các lò tái chế nhôm thôn Mẫn Xá thải ra khí ô nhiễm như SO 2 , NH 3 , NH 4 , CO 2 … và xỉ nhôm gây ô nhiễm môi trường sống nhiều năm nay.
Nguồn: tinmoitruong.vn
Read more…

EU ĐẶT MỤC TIÊU GIẢM LƯỢNG TÚI NILONG ĐẾN NĂM 2025

2:15 PM |
 Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu giảm tới 3/4 mức sử dụng túi nylon từ nay đến năm 2025. Theo đó, Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu vừa đã đạt thỏa thuận đặt ra mục tiêu trung bình mỗi năm giảm 40 túi nylon/người trong vòng mười năm tới.

[-]EU[-]đặt[-]mục[-]tiêu[-]giảm[-]lượng[-]túi[-]nylon[-]từ[-]nay[-]đến[-]năm[-]2025

Ảnh minh họa. (Nguồn: europarl.europa.eu)

 Theo thỏa thuận trên, các quốc gia thành viên EU cần thông qua 2 biện pháp nhằm giảm mức tiêu thụ các loại túi nylon, hoặc là một lệnh cấm sử dụng túi nylon hoàn toàn, cũng như áp đặt thuế cho việc bán các loại túi nylon trong các cửa hàng.

 Trước đó, Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu không đạt được thỏa thuận do có quá nhiều bất đồng giữa các nước thành viên. Các quốc gia Bắc Âu đã phải đấu tranh để vượt qua sự phản đối chủ yếu từ các quốc gia Đông Âu, vốn hay chống đối những điều mang tính bắt buộc.

 Túi nylon là một mối đe dọa thật sự cho môi trường, do các chất phân giải mà nó gây ra để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, các loài động vật cũng như cho các loài cá và chim. 

 Mỗi năm, hơn 8 tỷ túi nylon sử dụng một lần được thải ra đã gây ô nhiễm các nguồn nước và đất tại EU. Vì vậy, để giảm thiểu mức sử dụng túi nylon, các quốc gia thành viên EU đã yêu cầu người dân của mình không nên sử dụng loại sản phẩm này nữa.
Nguồn: tinmoitruong.vn
Read more…

BÌNH DƯƠNG - MỎ ĐÁ HOẠT ĐỘNG HẾT CÔNG SUẤT 24/24

11:44 AM |
Con đường dẫn vào chùa Châu Thới (phường Bình An, TX.Dĩ An, Bình Dương) dài hơn cây số, gập ghềnh ổ voi, ổ gà, mưa thì lầy lội, nắng lại mịt mù bụi do hàng chục chiếc xe ben chở đá ngày đêm cày nát.

Bình[-]Dương:[-]Khai[-]thác[-]đá[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]nghiêm[-]trọng

Mỏ đá Tân Đông Hiệp đang hoạt động hết công suất

Mỗi khi có xe chạy qua hoặc gió thổi tới, cả một vùng rộng lớn chìm trong bụi.

Ông Nguyễn Văn Long, sống gần núi Châu Thới, bức xúc: "Những mỏ đá này hoạt động 24/24h, không chỉ gây tiếng ồn mà bụi bám đầy nhà, áo quần, đồ ăn thức uống, gây ô nhiễm khủng khiếp. Ở đây nhà nào có người già trẻ em cũng không thoát các bệnh về hô hấp. Nghiêm trọng nhất là nhà bị nứt tường”.

Ngoài con đường đầy bụi, trước cổng chùa còn có các bãi tập kết xay đá. Vài năm trở lại đây, việc khai thác còn làm thu hẹp đáng kể diện tích chùa Châu Thới. Theo một vị sư cho biết: “Vấn đề ô nhiễm, làm khổ người dân sống quanh đây ai cũng thấy, việc khai thác đá ồn ào cũng làm ngôi chùa không còn sự tĩnh lặng, tôn nghiêm, ảnh hưởng không nhỏ đến danh thắng cấp quốc gia này".

Bình[-]Dương:[-]Khai[-]thác[-]đá[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]nghiêm[-]trọng

Được biết, khu vực chùa Châu Thới hiện có hai mỏ đá đang hoạt động là Tân Đông Hiệp và Núi Nhỏ, do Công ty CP Núi Đá Nhỏ khai thác. Do đá có chất lượng cao nên UBND tỉnh Bình Dương cho gia hạn khai thác đến năm 2015.
Read more…

VÔ VÀN CÁC CỐNG THẢI NƯỚC ĐEN NGÒM RA VỊNH HẠ LONG

10:10 AM |
Một vấn đề không mới nhưng bao nhiêu năm qua vẫn ám ảnh người dân Quảng Ninh và du khách đến Vịnh Hạ Long: những họng cống thải nước đen sì đang ngày đêm chảy thẳng xuống Vịnh.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Một cống dẫn nước thải chảy ra bãi tắm Bãi Cháy

Không dám tắm biển Bãi Cháy

Đến bãi tắm Thanh Niên thuộc khu du lịch Bãi Cháy, đập vào mắt tất cả những du khách là một đoạn cống lộ thiên dẫn nước thải từ khu vực Vườn Đào, qua đường Hạ Long, chảy về Vịnh Hạ Long. Các tấm lưới đã được lắp ở giữa cống để hứng rác nhưng không xuể.

Mang vấn đề này đến hỏi Ban giám đốc Ban quản lý các dịch vụ công ích TP. Hạ Long, chúng tôi nhận được câu trả lời, hệ thống cống khu vực Bãi Cháy xử lý nước mưa và nước thải sinh hoạt chung. Sau những cơn mưa lớn, nước từ trên đồi cao chảy xuống cống này với lưu lượng rất lớn kèm theo rác rưởi các khu dân cư. Đạt đến độ cao nhất định, nước được phép thải tràn.

Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, vào những ngày nắng ráo, bằng mắt thường và mũi ngửi, cũng có thể nhận biết được mùi hôi từ cống nước thải này.

Dọc trên bãi tắm Thanh Niên, nơi hàng ngàn lượt du khách đến tắm vào dịp cao điểm của mùa du lịch, có đến ít nhất 4 rãnh ống dẫn nước thải chôn trong cát, dòng nước đen sì chỉ lộ ra khi thủy triều xuống.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Khi nước triều xuống, những họng cống nước thải như thế này càng lộ rõ trên bờ biển

Hồ nước trung tâm thành phố bị đầu độc

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Nước thải đen sì từ chợ Hạ Long 1 đổ ra Vịnh Hạ Long phía trước mặt

Một điểm nóng khác về nước thải ngay trong TP. Hạ Long chính là hồ nước trước Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh. Trong lòng hồ này là 2 họng cống ngày đêm chảy những dòng nước đen sì, hôi thối.

Ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng cho biết, chỉ một phần nước thải sinh hoạt được đấu nối vào đường ống dẫn vào nhà máy nước thải Hà Khánh, còn lại một phần lớn nước thải từ khu dân cư các phường Cao Thắng, phường Trần Hưng Đạo và khu 5 phường Bạch Đằng chảy vào hồ, qua khu dịch vụ nhà hàng Hồ Cô Tiên và chảy thẳng ra Vịnh Hạ Long.

Đang là mùa khô nên đi qua khu vực này có thể dễ dàng nhận thấy hồ cạn trơ đáy, phần nước đọng trong hồ tỏa mùi hôi thối rất khó chịu.

Trả lời vấn đề này, một cán bộ yêu cầu giấu tên của Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Hạ Long một mực cho rằng toàn thành phố không có cống nào xả thải trực tiếp ra Vịnh. Những miệng cống mà mọi người nhìn thấy xả nước thải đều là nơi thoát nước mưa. Nước đục và nước có mùi hôi là do hệ thống cống hoạt động lâu ngày, không được nạo vét thường xuyên nên cũng có thể xảy ra tình trạng trên.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Người dân dọn rác tại cống nước thải trên bãi tắm Thanh Niên không xuể

Nhà máy xử lý nước thải quá tải, nước thải chảy đi đâu?

Theo tài liệu được cung cấp bởi Ban Quản lý các dịch vụ công ích TP. Hạ Long, toàn TP. Hạ Long có 2 nhà máy xử lý nước thải: Nhà máy Ao Cá tại khu vực Bãi Cháy và Nhà máy Hà Khánh tại khu vực Hòn Gai. Ngoài ra, có thêm 11 trạm xử lý nước thải của các khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện...

Tuy nhiên, tất cả các đường ống xử lý nước thải của hai nhà máy trên đều ngầm dưới lòng đất và hoạt động khép kín. Không phải nước thải tại điểm dân cư nào cũng được phép đấu nối vào hệ thống xử lý ngầm này mà đều phải qua kiểm tra.

Công suất của nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh hiện tại là 5.000 mét khối/ngày đêm. Còn tại nhà máy xử lý nước thải Ao Cá, công suất 3.500 mét khối/ngày đêm và đã chạy hết công suất từ lâu.

Mật độ nhà hàng, khách sạn và khu dân cư tại Bãi Cháy ngày càng đông, có ngày nhà máy Ao Cá nhận 5.000 mét khối nước thải hoặc nhiều hơn/ngày đêm, vậy thì phần nước thải được xả đi đâu, hay đổ luôn ra Vịnh Hạ Long?

Ông Nguyễn Công Thái, Phó ban quản lý Vịnh Hạ Long cho biết có mắt thấy, tai nghe chuyện nước thải đen sì chảy thẳng ra Vịnh Hạ Long, nhưng Ban quản lý Vịnh gần như lực bất tòng tâm, riêng việc bố trí đội chèo đò vớt rác trôi nổi khắp mặt Vịnh và quanh các hang động cũng đã rất mệt mỏi. Việc quản lý môi trường tại các khu dân cư ven Vịnh phải giao quyền cho các địa phương, ví dụ tại TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả…

Theo ông Thái, các nhà hàng ven Vịnh, các tàu du lịch, tàu nghỉ đêm trên Vịnh đều bắt buộc phải có bể ngầm xử lý trước nước thải, sau đó mới được phép xả thải ra Vịnh. Tuy nhiên, ý thức của người dân và người làm du lịch chưa phải ai cũng cao nên vẫn có tình trạng xả trộm, xả lén lút, không thể kiểm soát hết.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Ai dám tắm ở Bãi Cháy khi nhìn thấy cống nước thải này chạy ngang bãi tắm

Cần có tầm nhìn xa 

Thực tế, trước phản ánh của nhiều người dân về tình trạng nước thải gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại cảnh quan ven Vịnh Hạ Long, ngày 25/7/2014, Hội đồng nhân dân TP. Hạ Long đã ra nghị quyết phê chuẩn danh mục công trình đầu tư xây dựng mới năm 2015.

Trong đó, đầu tư cho hệ thống thu gom xử lý nước thải Bãi Cháy, TP. Hạ Long là 10 tỷ đồng. Riêng việc thu gom xử lý nước thải phường Hồng Hải, TP. Hạ Long sẽ được đầu tư 2 tỷ đồng.

Rõ ràng, số tiền đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải không hề nhỏ, nhưng nếu không nghiên cứu để công nghệ nhà máy không lỗi thời, công suất đảm bảo trong thời gian dài, khoản đầu tư trên khó lòng phát huy hết tác dụng.

Được biết, hai nhà máy xử lý nước thải của thành phố là Nhà máy xử lý nước thải Ao Cá và Nhà máy Hà Khánh đã được bàn giao cho TP. Hạ Long từ 2007 và 2009, nhưng các nhà máy trên phải thiết kế, chạy thử từ trước đó ít nhất 2 năm.

Sau gần 10 năm vận hành, nhà máy nước thải Bãi Cháy quá tải. Còn nhà máy Hà Khánh, sau 5 năm vận hành đã đạt trên 70% công suất thiết kế.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, chẳng lẽ cứ thêm mỗi năm, thêm nước thải, lại dỡ đường, phá cống, cơi nới thêm nhà máy xử lý nước thải?

Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải là phục vụ cho sự phát triển bền vững, nhưng chưa có một quy hoạch mang tầm nhìn xa cho hệ thống xử lý nước thải ở thành phố có di sản Vịnh Hạ Long.

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

[-]Nước[-]thải[-]đua[-]nhau[-]nhuộm[-]đen[-]Di[-]sản[-]thế[-]giới[-]Vịnh[-]Hạ[-]Long

Quang cảnh bãi biển Bãi Cháy khi thủy triều xuống.
Nguồn: tổng hợp


Read more…

KHÁNH HOÀ - LÒ GẠCH THỦ CÔNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

9:38 AM |
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quy định về lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng trên địa bàn tỉnh và yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất phải chấp hành chậm nhất vào cuối tháng 6/2014. Thế nhưng, đến nay tại xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa vẫn còn tồn tại trên 100 lò gạch thủ công, gây ô nhiễm môi trường.

[-]Khánh[-]Hòa,[-]lò[-]gạch,[-]thủ[-]công,[-]ô[-]nhiễm,[-]môi[-]trường

Xã Ninh Xuân là địa phương có nhiều lò gạch thủ công nhiều nhất tỉnh Khánh Hòa với 54 cơ sở sản xuất, bao gồm 98 lò đứng, 8 lò vòng, mỗi năm sản xuất từ 100-120 triệu viên gạch. Với lý do chưa được hỗ trợ để chuyển đổi nghề hoặc đầu tư công nghệ mới, đồng thời đang tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, các chủ cơ sở sản xuất gạch thủ công ở đây vẫn tiếp tục sản xuất.

Gần đây nhất, Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa phối hợp với Công ty Cổ phần Chế tạo máy và sản xuất vật liệu mới (Thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành quảng bá, tuyên truyền về thiết bị máy sản xuất gạch không nung để các chủ lò gạch thủ công ở Ninh Xuân tham khảo, đầu tư chuyển đổi công nghệ. Tuy nhiên, mức đầu tư khoảng 7 tỷ đồng/ cơ sở sản xuất gạch không nung là quá khả năng đầu tư của chủ các lò gạch. Đồng thời, trên địa bàn xã Ninh Xuân không có nguyên liệu để sản xuất gạch không nung, nên việc chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch không được người dân đón nhận.

Được biết, tháng 7/2014, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có tờ trình về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất ngoài công lập (trong đó có cơ sở sản xuất gạch thủ công) gây ô nhiễm môi trường và di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh, nhưng tờ trình này không được Kỳ họp thứ 8 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V thông qua.

Read more…

ĐẶC SẢN HÀNH TỎI TRƯỚC NGUY CƠ BỊ ĐE DOẠ

9:19 AM |
Nuôi trồng thủy sản tự phát không theo quy hoạch, xây dựng các trại nuôi nhưng không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tự ý xả nước thải ra môi trường trong thời gian dài… nên nhiều diện tích đất màu mỡ sản xuất nông nghiệp của xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đứng trước nguy cơ thành đồng muối. Hàng chục ha hành, tỏi đặc sản của địa phương được người tiêu dùng trong nước biết đến đang đứng trước nguy cơ xoá sổ do nhiễm mặn từ nước thải của các trại nuôi trồng thủy sản này.

[-]Đặc[-]sản[-]hành,[-]tỏi[-]Ninh[-]Thuận[-]trước[-]tác[-]động[-]từ[-]các[-]trại[-]nuôi[-]trồng[-]thủy[-]sản[-]tự[-]phát

Ảnh minh hoạ 

Tại hai thôn Mỹ Tường 1 và Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, các trại nuôi tôm và ốc hương mọc lên san sát. Các trại nuôi này chủ yếu là dân ở các nơi khác đến thuê, mua đất để đầu tư nuôi trồng. Dù nuôi trồng thủy sản đã vài ba năm nay nhưng các trại lại không xây dựng hệ thống chứa, xử lý nước thải. Cứ thế, mỗi ngày nước thải ào ào chảy tràn lan ra bãi đất canh tác của người dân. Một số trại nuôi tuy có xây dựng ao chứa nhưng không mang tính chất xử lý nước thải, đáy ao không tráng bê tông, nước thải cứ theo thời gian thẩm thấu, gây nhiễm mặn nghiêm trọng đất sản xuất của người dân.

Ông Phạm Văn Mỹ ở thôn Mỹ Tường 2 bức xúc: Mấy năm trước, đất canh tác nơi đây rất tốt, cuộc sống của người dân dựa vào đất để trồng hành, tỏi. Hành, tỏi ở đây thơm ngon được nhiều người ngoài tỉnh biết đến, chẳng thua kém gì hành, tỏi ở Quảng Ngãi. Tuy nhiên, hiện nay người dân địa phương không còn đất để trồng nữa bởi nhiều diện tích đất đang bị phủ một lớp muối trắng, phải bỏ hoang. Đã đến mùa trồng trọt nhưng nước ngọt trong các giếng dùng tưới tiêu cho hoa màu nay đã trở thành nước mặn, chẳng khác gì nước biển, người dân đành bất lực nhìn mặn nhiễm tràn lan. Theo ông Mỹ, cách đây mấy tháng, chính quyền xã Nhơn Hải và huyện Ninh Hải có xuống làm việc với các trại nuôi tôm, ốc hương nhưng đến nay chẳng thấy động tĩnh gì.

Theo người dân xã Nhơn Hải, thời gian này là vụ chính trồng hành, tỏi. Lẽ ra mùa này diện tích đất nông nghiệp nơi đây đã phủ một màu xanh của hoa màu nhưng hiện tại diện tích đất canh tác lớn đành phải bỏ hoang. Ước tính có khoảng 50 ha bị nhiễm mặn, trong đó 25 ha bị nhiễm mặn rất nặng. Những diện tích còn lại đã được đánh hàng, đánh dòng để trồng nhưng phải chờ trời mưa mới dám xuống giống, bởi các giếng nước giờ đã mặn chát. Một số hộ chạy nước máy để rửa mặn, số khác lỡ xuống giống cũng phải gắng trả tiền nước, dùng nước sinh hoạt để phun xịt nhưng xem ra vẫn không hiệu quả, bởi hành, tỏi mới bắt đầu xanh giờ đã lại héo đi.

Ông Phạm Khắc Hào, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết: Nhơn Hải có quy hoạch vùng nuôi tôm với diện tích khoảng 100 ha. Tuy nhiên do thấy có giá trị kinh tế, nhiều hộ dân đã thuê đất, tự ý mở rộng diện tích nuôi ốc hương. Việc nuôi ốc hương của người dân là tự phát, với diện tích khoảng 50 ha. Không như nuôi tôm, nuôi ốc hương phải đưa nước ra vào ao thường xuyên. Chính nguồn nước nuôi thải ra đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây nhiễm mặn 50 ha diện tích đất chuyên trồng hành, tỏi của người dân. Việc này đã kéo dài gần 2 năm nhưng đến giờ vẫn chưa thấy các doanh nghiệp nuôi trồng xây dựng hệ thống xử lý, khắc phục thiệt hại cho người dân. Với chức năng của mình, chính quyền xã đã kiến nghị với UBND huyện cần sớm có biện pháp xử lý. UBND huyện cũng thành lập đoàn khảo sát, đánh giá mức độ nhiễm mặn để có hướng xử lý, đồng thời giải quyết thoả đáng những kiến nghị của người dân trồng hành, tỏi.

Xã Nhơn Hải có 80% người dân sống bằng nghề nông. Được đánh giá là vùng nuôi trồng giống thủy sản có chất lượng tốt, lợi nhuận thu được từ việc nuôi trồng thủy sản khá cao nhưng không thể vì thế mà quên đi hệ lụy kèm theo do sản xuất tự phát, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân
Read more…

QUẬN 8 - VỰA CÁT HOẠT ĐỘNG CẢ NGÀY LẪN ĐÊM

9:03 AM |
Nhiều hộ ở đường Tạ Quang Bửu (khu phố 2, phường 5, quận 8, TP HCM) rất bức xúc trước tình trạng vựa cát nơi đây hoạt động suốt ngày đêm, gây ồn ào và bụi bặm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

[-]Vựa[-]cát[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]ở[-]quận[-]8,[-]TP[-]HCM

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND phường 5, cho biết: Vựa cát  này hoạt động từ năm 2008, đến nay đã thay chủ mới. Cơ sở nằm trên đất tư nhân nhưng thuộc dự án của Công ty CP Địa ốc 8. Từ năm 2011 đến nay, phường đã làm việc với chủ cơ sở nhiều lần và yêu cầu phải hoạt động đúng giờ, không được gây ồn ào.

Về vấn đề bụi bặm, cơ sở này đã có cam kết bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 8. “Trước mắt, UBND phường sẽ tăng cường kiểm tra và nhắc nhở chủ cơ sở thực hiện đúng cam kết về bảo vệ môi trường” - ông Cường nói.

Read more…

TÌNH TRẠNG Ô NHIỂM Ở VÌ RÁC Ở CÀ MAU ĐÃ CHẤM DỨT

10:16 AM |
(tinnhanhmoitruong.vn)- Theo Công ty công trình đô thị tỉnh Cà Mau, mỗi ngày đơn vị này thu gom và xử lý từ 90 đến 100 tấn rác thải, góp phần cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường của tỉnh Cà Mau. Riêng tại thành phố Cà Mau, mỗi ngày công ty thu gom 50 tấn rác, còn lại là lượng rác thu gom từ các huyện trong tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Ba, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau cho biết: Trước đây, nhiều người dân vẫn "vô tư" vứt rác ra đường, xuống sông ngòi. Việc làm này đã khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm trên sông do rác khiến nhiều du khách có dịp tới Cà Mau đều... lắc đầu. Nhằm sớm khắc phục tình trạng trên, năm 2010, chính quyền địa phương đã cấp phép cho doanh nghiệp tư nhân Công Lý đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác với tổng mức vốn đầu tư lên tới gần 400 tỷ đồng. Đây là nhà máy xử lý rác đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với dây chuyền công nghệ hiện đại, công suất xử lý 200 tấn rác/ngày.

Theo tính toán ban đầu, nhà máy này chỉ xử lý rác thu gom của thành phố Cà Mau. Nhưng do lượng rác của thành phố không đủ cung cấp cho nhà máy nên Công ty công trình đô thị đưa ra sáng kiến sử dụng xe chuyên dùng hàng ngày đi thu gom rác từ các trung tâm huyện về để đưa vào nhà máy xử lý tập trung. Hiện nay, mỗi huyện đã hình thành 3 điểm tập kết rác để cuối ngày có xe tới thu gom. Các địa phương cũng thành lập các đội thanh niên tình nguyện vớt rác trên sông đưa về điểm tập kết. Nhờ vậy, chỉ sau 2 năm kể từ khi nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động, từ trung tâm thành phố Cà Mau tới các huyện, tình trạng ô nhiễm môi trường vì rác đã chấm dứt.

Thời gian đầu, Sở Tài nguyên và Môi trường Cà Mau hỗ trợ một phần kinh phí để Công ty công trình đô thị tổ chức cho công nhân và phương tiện đi các huyện thu gom rác. Từ đầu năm đến nay, người dân các huyện đã tự nguyện đóng góp mỗi hộ 70.000 đồng/năm để hỗ trợ kinh phí cho việc thu gom rác thải. Hiện nay công tác xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đi vào nền nếp,
 chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trần Thành Nên (TMT)
Read more…

Hot