PHÁT HIỆN MỎ KHÍ LỚN NHẤT VIỆT NAM

9:30 AM |
Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn vừa phát hiện được mỏ khí lớn nhất Việt Nam tại vùng thềm lục địa, cách đất liền 80 – 85 km, giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Cũng theo lãnh đạo PVN, hiện dự án đang triển khai nhiều hoạt động để xác định trữ lượng và phương án phát triển, khai thác mỏ để cung ứng khí cho các nhà máy điện.

“Theo dự kiến, đến năm 2021 sẽ có dòng khí đầu tiên phát điện từ mỏ khí này. Tuy nhiên, dự án đang gặp thách thức giữa bên bán và bên mua, bên bán muốn giá khí tốt, bên mua muốn giá thấp để giá điện có tính cạnh tranh”, ông Sơn chia sẻ.

Ảnh minh họa: VnMedia

Trong khi đó, liên quan đến các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn trong thời gian vừa qua, báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm của PVN cho thấy, tổng sản lượng khai thác quy dầu 9 tháng đạt 20,34 triệu tấn, bằng 108,7% kế hoạch 9 tháng và 79% kế hoạch năm, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng khai thác dầu thô đạt 12,71 triệu tấn, bằng 108,8% kế hoạch 9 tháng và 78,4% kế hoạch năm; sản lượng khai thác khí đạt 7,64 tỷ m3, bằng 108,6% kế hoạch 9 tháng và 80,4% kế hoạch năm.

Sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia 9 tháng đạt 11,92 tỷ kWh, bằng 109,4% kế hoạch 9 tháng và 76% kế hoạch năm.

Riêng về công tác đầu tư xây dựng, giá trị thực hiện đầu tư 9 tháng đạt 58 nghìn tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch 9 tháng và 58% kế hoạch năm.

Trong 9 tháng Tập đoàn đã hoàn thành phát điện thương mại Nhà máy Thủy điện Đăkđrinh (tổ máy số 1 ngày 23/5, tổ máy số 2 ngày 25/8); hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành Sân phân phối 500kv Trung tâm Điện lực Vũng Áng (ngày 28/5); đưa vào vận hành thương mại dự án nhà máy xơ sợi Đình Vũ, dự án Nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, hoàn thành công tác sửa chữa bảo dưỡng tổng thể lần 2 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trước 4 ngày so với kế hoạch, khởi công chế tạo giàn BK Thiên Ưng Lô 04-3 trong chuỗi dự án Nam Côn Sơn 2 (ngày 13/5).

Tiến độ các dự án trọng điểm của Tập đoàn như: dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2, các dự án nhiệt điện: Vũng Áng 1, Thái Bình 2, Long Phú 1,…. được kiểm soát chặt chẽ.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM PHÈN SẮT MỚI NHẤT

11:37 AM |

Việt Nam là một  nước có hệ thống sông ngòi dày đặc cùng với mạng lưới nước ngầm phong phú có trữ lượng và số lượng lớn. Nguồn nước sông và nước ngầm đóng vai trò quan trọng to lớn đối với đời sống của người dân trên mọi miền đất nước; nó là nguồn cấp nước chủ yếu cho các hoạt động sinh hoạt, ăn uống, tưới tiêu sản xuất hằng ngày. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các tác nhân tự nhiên và do con người  gây ảnh hưởng to lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng. Một trong các nguyên nhân ô nhiễm thường gặp phải đó là nước sông ngòi và nước giếng khoan bị nhiễm phèn sắt và không thể sử dụng cho mọi sinh hoạt đời sống hằng ngày.

giai phap xu ly nuoc nhiem phen sat XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM PHÈN SẮT MỚI 2014
phương pháp xử lý nước ô nhiễm phèn sắt
Để xử lý nước nhiễm phèn sắt hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Minh Việt; chúng tôi chuyên cung cấp, tư vấn dịch vụ  xử lý nước nhiễm phèn sắt mới nhất uy tín nhất, chất lượng nhất, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn, luôn cập nhật những công nghệ mới  và hiện đại, giảm chi phí đầu tư. Công ty tập hợp đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về lĩnh vực môi trường, là các giảng viên đến từ các trường đại học lớn ở thành phố HCM. Với tiêu chí: “Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.
>> Xem thêm: hệ thống xử lý nước thải
  1. Khái niệm và đặc điểm của phèn sắt
Phèn sắt là một muối kép của sắt (III) sunfat với muối sunfat enviroment science của kim loại kiềm hay amoni, ví dụ. kali sắt sunfat [K2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O hay KFe(SO4)2.12H2O]. Ở dạng tinh khiết, Phèn sắt là tinh thể không màu, nhưng thường có màu tím vì có vết mangan; tan trong nước. Phèn sắt được điều chế bằng cách kết tinh hỗn hợp sắt (III) sunfat với muối sunfat của các kim loại kiềm hoặc amoni. Phèn sắt thường được dùng làm thuốc thử trong các phòng thí nghiệm.
Trong tự nhiên phèn sắt tồn tại ở dạng hợp chất trong nước ngầm và nước mặt làm cho nước có mùi tanh, có nhiều cặn bẩn màu vàng, nước nếm có vị chua chua,nước bị nhiễm phèn sắt khi dùng  giặt quần áo sẽ bị ố vàng.
Trong nước mặt, sắt tồn tại ở dạng hợp chất Fe3+, dạng keo hay huyền phù. Hàm lượng này thường không lớn và sẽ được khử trong quá trình làm trong nước.
Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion sắt hóa trị 2 trong thành phần của các muối hòa tan như bicacbonat, sunfat, clorua..Hàm lượng sắt này thường cao và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới sâu.
Khi trong nước có hàm lượng sắt cao, nước có mùi tanh và có nhiều cặn bẩn màu vàng, làm giảm chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, khi trong nước có hàm lượng sắt lớn hơn giới hạn cho phép thì phải tiến hành khử sắt.
       2. Các phương pháp xử lý
       a) Dùng tro bếp
 Phương pháp xử lý nước giếng khoan này đơn giản, nguyên vật liệu dễ tìm, có thể tận dụng tro bếp là rác thải sinh hoạt, thân thiện với môi trường. Cách làm này có thể áp dụng quy mô hộ gia đình, nhất là những vùng người dân đang phải sử dụng nước giếng khoan.
    Sau đó, tro bếp được cho vào mẫu nước với liều lượng từ 5 đến 10g/l rồi để lắng trong vòng 15 phút. Các phản ứng hóa học xảy ra và hợp chất sắt không tan sẽ bị loại bỏ qua quá trình lọ
        b) Dùng hệ thống bể lọc nước
Bể được xây bằng gạch và xi măng, với 3 ngăn – lắng, lọc và chứa, mỗi ngăn 0,35 – 0,49 m3, trong đó ngăn lắng có thể tích lớn nhất, ngăn lọc nhỏ nhất.
    Ngăn lắng được lắp đặt giàn phun mưa gồm một số đoạn ống có đục lỗ hoặc vòi hoa sen bằng nhựa có trên thị trường. Ngăn lọc có lớp sỏi đỡ (cỡ 5 – 10 cm) dày 10 cm, trên đó là lớp cát lọc (0,4 – 0,85 mm) dày 40 cm; và trên cùng là lớp cát mịn (0,15 – 0,3 mm) dày 20 cm. (Có thể đổ thêm một lớp than trên lớp sỏi, để khử mùi của nước). Ngăn này có lắp ống nhựa từ đáy lên, sao cho đầu ra nằm cao hơn lớp cát trên cùng một chút, để khi nước chảy qua ngăn thành phẩm đến cạn kiệt, không làm phơi mặt cát. Ngăn thành phẩm có nắp đậy.
    Khi bơm từ giếng lên, nước chảy qua vòi sen, xuống bể lắng. Nhờ tiếp xúc với không khí, thành phần sắt trong nước bị oxy hóa. Nước được lắng cặn một phần, đến ngăn lọc, nước được lọc sạch cặn lơ lửng, trở nên trong, theo ống dẫn đến ngăn chứa nước thành phẩm.
    Hệ thống này lọc được 4 – 5 m3 nước/ngày. Chi phí xây dựng cả hệ thống khoảng 3 triệu đồng. Nếu làm theo kiểu tiết kiệm thì chi phí thấp hơn.
          c) Khử sắt bằng vôi
Khi cho vôi vào nước, độ pH của nước tăng lên. Ở điều kiện giàu ion OH-, các ion Fe2+ thuỷ phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và lắng xuống một phần, thế ôxy hoá khử tiêu chuẩn của hệ Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống, do đó sắt(II) dễ dàng chuyển hoá thành sắt (III). Sắt (III) hyđroxyt kết tụ thành bông cặn, lắng trong bể lắng và có thể dễ dàng tách ra khỏi nước.
    Phương pháp này có thể áp dụng cho các nhà máy nước với cả nước bề mặt và nước ngầm. Nhược điểm của phương pháp này là phải dùng đến các thiết bị pha chế cồng kềnh, quản lý phức tạp.
         d) Khử  sắt bằng phương pháp làm thoáng
 Thực chất của phương pháp khử sắt bằng làm thoáng là làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện để Fe2+ oxy hóa thành Fe3+ thực hiện quá trình thủy phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH)3 rồi dùng bể lọc để giữ lại.
         e) Khử sắt bằng phương pháp hóa chất
  • Khử sắt bằng các chất oxy hóa mạnh
Các chất oxy hóa mạnh thường sử dụng để khử sắt là: Cl2, KMnO4, O3…Phản ứng diễn ra như sau
2Fe2+ + Cl2 + 6H2O → 2Fe(OH)3  ↓ + 2Cl- + 6H+
3Fe2+ + KMnO4 + 7H2O → 3Fe(OH)3  ↓ + MnO2 + K+ + 5H+
Trong phản ứng, để oxy hóa 1 mg Fe2+ cần 0.64mg Cl2 hoặc 0.94mg KMnO4 và đồng thời độ kiềm của nước giảm đi 0.018meq/l
  •  Khử sắt bằng vôi
Phương pháp khử sắt bằng vôi thường không đứng đôc lập, mà kết hợp với các quá trình làm ổn định nước hoặc làm mềm nước. Phản ứng xảy ra theo 2 trường hợp
♦ Có oxy hòa tan
4Fe(HCO3)2 + O2 + 2H2O + 4Ca(OH)2 → 4Fe(OH)3 ↓ + 4Ca(HCO3)2
Sắt (III)hydroxyt được tạo thành, dễ dàng lắng lại trong bể lắng và giữ lại hoàn toàn trong bể lọc.
♦ Không có oxy hòa tan
Fe(HCO3)2 + Ca(OH)2 → Fe CO3 + CaCO3 + 2H2O
Sắt được khử đi dưới dạng FeCO3 chứ không phải hydroxyt sắt.
Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi:


CÔNG TY KHOA HỌC KĨ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 15 Đường số 6, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh 
MST: 4102035327 E – mail: mivitechvn@gmail.com

Điện thoại: 08.62731380 – 08.62741380
Website: http://moitruongmivitech.com
Read more…

TƯ VẤN VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP

8:49 AM |

Vận hành hệ thống xử lý nước cấp đúng cách, sẽ giúp cho hệ thống kéo dài tuổi thọ, lượng nước đầu ra ổn định, tránh tình trạng xuống cấp hư hỏng, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí lâu dài.

tu van giam sat moi truong Tư vấn vận hành hệ thống xử lý nước cấp
Chính vì vậy các doanh nghiệp đang có nhu cầu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước cấp, có thể gọi cho chúng tôi tư vấn vận hành hệ thống xử lý nước cấp miễn phí. 
Với hệ thống đội ngũ là các kĩ sư có chuyên môn kĩ thuật cao, xuất phát là các sinh viên, giảng viên ưu tú các trường đại học trong thành phố, thêm vào đó với nhiều năm kinh nghiệm trong việc lắp đặt, thi công, thiết kế, vận hành, giám sát các công trình xử lý nước cấp. Quý doanh nghiệp có thể yên tâm trong việc lựa chọn chúng tôi làm đối tác.
Công ty chúng tôi chuyên tư vấn vận hành hệ thống xử lý nước thải sau:
- Xử lý nước thải sinh hoạt, khu đô thị, chung cư, nhà hàng, khách sạn, trường học,… với công nghệ SBR, MBR.
- Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện với công nghệ AAO.
- Xử lý nước thải nhà máy, khu công nghiệp tập trung với các công nghệ hiện đại.

Tại sao nên lựa chúng tôi để tư vấn giám sát hệ thống của quý doanh nghiệp:

– CHẤT LƯỢNG: Chúng tôi đảm bảo chất lượng trên từng công trình chúng tôi tư vấn vận hành.
– THỜI GIAN: Chúng tôi luôn nỗ lực để tư vấn vận hành sao cho việc vận hành luôn dễ dàng cho mọi doanh nghiệp.
– TIẾT KIỆM: Việc vận hành hệ thống xử lý nước cấp của quý khách sẽ được chúng tôi tư vấn chặt chẽ và nhanh chóng, đồng thời tiết kiệm chi phí cho quý doanh nghiệp .
– UY TÍN: Là những người giảng viên UY TÍN trong các trường đại học, những điều chúng tôi dạy cho sinh viên đầu tiên là phải UY TÍN.Chúng tôi cũng vậy, luôn đảm bảo hệ thống của quý doanh nghiệp đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Chúng tôi cam kết gì với quý doanh nghiệp ?
- Vận hành với chi phí tiết kiệm nhất
- Bảo dưỡng thiết bị đúng quy trình nhằm tăng cường tuổi thọ thiết bị.
- Đội ngũ giàu kinh nghiệm, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Ngoài ra, công ty chúng tôi còn tư vấn các dịch vụ về môi trường, xin giấy phép về môi trường và kiểm định an toàn thiết bị, cung cấp hóa chất EMTECH- GREEN xử lý nước,..
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
Website: http://moitruongmivitech.com
Read more…

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tốt nhất

2:08 PM |

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tốt nhất - Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Nghành dệt là nghành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nguyên liệu, hóa chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã, màu sắc, chủng loại khác nhau.
Nguyên liệu chủ yếu là xơ bông, xơ nhân tạo để sản xuất các loại vải cotton và vải pha. Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay gai, tơ tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng.
Thông thường công nghệ dệt nhuộm gồm 3 quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải và xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hoàn thiện vải. Trong đó được chia thành các công đoạn sau:
  • Làm sạch nguyên liệu.
  • Chải.
  • Kéo sợi, đánh ống, mắc sợi.
  • Hồ sơi dọc.
  • Dệt vải.
  • Giã hồ.
  • Nấu vải.
  • Làm bóng vải.
  • Tẩy tắng.
  • Nhuộm vải và hoàn thiện.
PHẠM VI SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM TRONG CÔNG NGHIỆP DỆT
 Sợi bôngSợi từ xenlulo thực vâtLenTơ lụaPolyamitPolyesterpolyacylonillril
Trực tiếpXx     
Hoàn nguyênXx     
Hoàn nguyên ( indigozol)X      
Lưu huỳnhXx     
Hoạt tínhXxx    
NaphtholX      
Phân tán    xx 
Pigmentx      
Axit  xxx  
Phức kim loại  x x  
Cation ( kiềm)      x
crom  x    
Độ gắn màu của các loại thuốc nhuộm vào sợi rất khác nhau. Tỷ lệ màu gắn vào sợi nằm trong khoảng 50 – 98 %. Phần còn lại sẽ đi vào nước thải.
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý công nghệ dệt nhuộm hàng sợi bông và các nguồn nước thải
  1. Sản xuất hơi:                                                                                          53%
  2. Nước làm lạnh thiết bị:                                                                           6.4%
  3. Nước làm mát và xử lý bụi trong xí nghiệp sợi, dệt:                              7.8%
  4. Nước cho các quá trình chính trong xí nghiệp dệt -  nhuộm:                 72.3%
  5. Nước vệ sinh:                                                                                          7.6%
  6. Nước cho việc phòng cháy và các vấn đề khác:                                      0.6%
     Tổng:                                                                                                          100%

Các nguồn gây ô nhiễm, đặc tính nước thải nghành dệt – nhuộm và các tác động môi trường. Các chất gây ô nhiễm môi trường chính trong nước thải của công nghiệp dệt nhuộm bao gồm:
-          Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nito, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi ( trung bình chiếm 6% khối lượng tơ sợi).
-          Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tình bột. H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO4,…các loại thuốc nhuộm, các chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng với từng loại vải, từng loại màu thường khác nhau và chủ yếu đi vào nước thải của từng công đoạn tương ứng.
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải của nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm là sự dao động lớn cả về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt hàng xuất và chất lượng sản phẩm. Nhìn chung nước thải từ các cơ sở dệt -  nhuộm có độ kị nước khá cao, có độ màu, nhiệt độ và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao.
 CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI NGHÀNH DỆT NHUỘM.
Công đoạnChất ô nhiễm trong nước thảiĐặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồTinh bột, glucose, carboxy metyl xenlulo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp.BOD cao (34 – 50 % tổng BOD)
Nấu tẩyNaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri và xơ sợi vụn.Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao( tổng 30% BOD)
Tẩy trắngHypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit…Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD
Làm bóngNaOH, tạp chất….Độ kiềm cao, BOD thấp ( dưới 1% tổng BOD)
NhuộmCác loại thuốc nhuộm, axit axetic và các muối kim loại.Độ màu cao, BOD khá cao ( 6% tổng BOD), TS cao.
InChất màu, tinh bột màu, đât sét, muối kim loại, axit…Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thiệnViết tinh bột, mỡ động vật, muối.Kiềm nhẹ, BOD thấp.
ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP DỆT -  NHUỘM HÀNG BÔNG DỆT KIM.
Các thông sốĐơn vịGiá trị nhỏ nhấtGiá trị trung bìnhGiá trị cực đại
pH-8.5-10.3
Nhiệt độ0C252738
CODmg O2/l4206501400
BOD5mg O2/l80180500
TOCmg/l100202350
Tổng photphomg/l265080
SO4-mg/l7508101050
S2-mg/l<0.1<0.10.18
Cl-mg/l4008001650
AOXmg/l0.50.81.2
Crommg/l<0.010.0150.034
Nikelmg/l<0.1<0.10.4
Thành phần nước thải công nghiệp dệt rất đa dạng, bao gồm các chất ô nhiễm dạng hữu cơ thuốc nhuộm, tinh bột, tạp chất) và dạng vô cơ( các muối trung tính, các chất trợ nhuộm)…..
Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận có thể tóm tắt như sau:
-          Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước. Nếu pH>9 sẽ gây độc hại với các loại thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thông xử lý nước thải.
-          Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS. Lượng thải lớn gây tác hại đối với các loại thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu.
-          Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đồi sống thủy sinh do làm giảm ô xy hòa tan trong nước.
-          Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, xấu cảnh quan.
-          Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật.
Read more…

10 NĂM XẢ THẢI LÉN RỒI ĐẤY!

10:22 AM |

KCN Suối Đầu đã 10 năm xả thải trái phép mà không ai hay biết, nay sự thật được phơi bày bởi áp lực của người dân, sự bức xúc tột cùng.

Quá bức xúc vì nước thải ô nhiễm, người dân và chính quyền xã Suối Tân đã gây áp lực buộc Công  ty CP KCN  Suối Dầu - đơn vị quản lý KCN Suối Dầu - phải tìm ra đường ống nước thải xả vào kênh thủy lợi N5 chảy qua địa bàn 2 thôn Đồng Cau, Dầu Sơn. Nhiều năm qua, nguồn nước thải này đã làm hoa màu của người dân bị hư hại, môi trường bị ô nhiễm.

“Cháy nhà ra mặt chuột”
Ông Nguyễn Hồng Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Suối Tân, cho biết: Vào chiều 1-10, việc “khai quật” ống nước thải có sự chứng kiến của đại diện KCN Suối Dầu. Tại vị trí phía trong cổng chính của KCN khoảng 25 m đã tìm thấy một cống thải có đường kính khoảng 0,5 m hướng từ một hố ga gần cổng KCN và một cống thải có đường kính 1,2 m hướng từ trung tâm KCN xuống. Cả 2 đều đổ vào kênh thủy lợi N5 với màu nước đen, hôi thối. Đại diện KCN cho rằng không hề hay biết về các cống này. Sau đó chính quyền xã cho lấp 2 cống này để ngăn nước thải vào kênh N5.
Cống nước thải bí mật của KCN Suối Dầu bị người dân phát hiện đã bị đào lên
Cống nước thải bí mật của KCN Suối Dầu bị người dân phát hiện đã bị đào lên
Sau khi lấp cống, từ tối 1-10 đến sáng 2-10, nước từ cống thoát của KCN chảy lênh láng ra ngoài, có nơi ngập sâu khoảng 25 cm, tràn ra cả Quốc lộ 1. Nước này đục ngầu, mùi hôi nồng nặc. Trưa cùng ngày, lãnh đạo KCN đã cho người đào chỗ 2 cống đã bị lấp để thoát nước tràn. Điều này đã làm nhiều người dân bức xúc, vây lấy Công ty CP KCN Suối Dầu. “Lãnh đạo KCN bảo 2 cống thải không liên quan vậy mà khi bị lấp thì nước ngập tràn. Cháy nhà ra mặt chuột. KCN phải có trách nhiệm xử lý vấn đề này” - bà Lê Thị Thắm, một người dân thôn Đồng Cau, phẫn nộ.
Nguồn nước thải từ KCN Suối Dầu đã làm người dân nơi đây mất ăn mất ngủ từ năm 2005. Họ đã kiến nghị rất nhiều lần nhưng không được các cơ quan liên quan xử lý rốt ráo. Gần đây, UBND xã Suối Tân và huyện Cam Lâm mới khảo sát và có văn bản khẳng định nguồn nước thải này đã ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của gần 600 hộ dân tại 2 thôn Đồng Cau và Dầu Sơn. Nước thải cũng khiến hơn 12 ha lúa nơi đây phải bỏ hoang.
Xả thải tinh vi
Ông Vũ Văn Tâm, thôn trưởng thôn Dầu Sơn, bức xúc: “Việc xả thải này thường diễn ra vào sáng sớm, xế chiều và gần giữa đêm. Trước khi trời chuyển mưa, lập tức nước thải đổ về như thác. Nước hôi thối, màu đen kịt khiến người dân đau đầu, khó thở... Đặc biệt, việc xả lén hết sức tinh vi, hễ có đoàn kiểm tra đến là nước trong trở lại”.
Từ kiến nghị của UBND huyện Cam Lâm, tháng 7-2014, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa đã lấy 2 mẫu nước ở hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Suối Dầu để phân tích. Kết quả, mẫu nước trước khi xả vào hồ sinh học có 4 chỉ tiêu (BOD5, COD, TSS, tổng nitơ) vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; mẫu nước trước khi xả ra môi trường có 3 chỉ tiêu (BOD5, COD, tổng nitơ) vượt quy chuẩn này. Trong đó cả 2 mẫu nước đều có BOD5 vượt 1,67 lần, tổng nitơ vượt hơn 3 lần. Tuy vậy, các cơ quan chức năng vẫn chưa hề chế tài KCN này.
Chiều 2-10, trước phản ứng gay gắt của người dân, lãnh đạo KCN Suối Dầu đã tổ chức một cuộc đối thoại có sự chứng kiến của cơ quan chức năng địa phương. Ông Hồ Thượng Thâm, Phó Giám đốc Công ty CP KCN Suối Dầu, phân bua: “Công ty có một hệ thống xử lý nước thải và một hệ thống thoát nước mưa, nước rửa cát ở nhà máy nước. Hai cống thoát nước mà người dân phát hiện không thể hiện trên bản thiết kế nên ngay cả công ty cũng không biết. Chỉ khi chính quyền bịt 2 đường cống thì công ty mới biết cống này liên quan đến hệ thống nước thải của KCN. Công ty nhận sai sót về điều này”.
Sau khi đào lên kiểm tra vào sáng 3-10, ông Thâm thừa nhận cống thải đường kính 1,2 m thuộc hệ thống thoát nước của KCN nhưng lắp sai thiết kế. Cống nhỏ đường kính 0,5 m không biết lắp đặt từ đâu đổ vào. Trước mắt, công ty sẽ đấu nối hệ thống thoát nước của KCN vào kênh N5 và chịu toàn bộ trách nhiệm nếu hệ thống này gây ô nhiễm. Việc kiểm tra mức độ ô nhiễm như thế nào, ảnh hưởng ra sao, xử lý các trường hợp xả lén... cần được cơ quan chức năng kiểm tra cụ thể. 
nld.com.vn
Read more…

Phát hoảng vì sữa chua đầy móc meo

9:42 AM |
Mặc dù trên bao bì của hộp sữa chua hoa quả PETIT do Công ty TNHH TM&XNK Nhất Lâm, địa chỉ số 376 phố Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội phân phối có ghi thời hạn sử dụng đến ngày 28/10/2014, tuy nhiên khi khách hàng mở nắp ra đã phát hoảng vì hộp sữa đã bị mốc meo, vón thành nhiều cục trông rất ghê sợ. 

 
Khách hàng kinh hãi khi hộp sữa mốc meo, vón thành nhiều cục rất ghê sợ


Thời hạn sử dụng ghi trên nhãn hộp đến ngày 28/10/2014
Chị Khúc Thị Chiều, sống tại tòa nhà Green Park, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội phản ánh đến đường dây nóng Báo Điện tử Xây dựng (baoxaydung.com.vn) cho biết:
Ngày 28/9/2014, chị mua 2 vỉ sữa chua hoa quả nhãn hiệu PETIT của Công ty TNHH TM&XNK Nhất Lâm về sử dụng, khi mở hộp sữa đầu tiên cho cháu ăn, chị Khúc Thị Chiều tá hỏa trước những cục mốc xanh, vón lại nổi trên mặt hộp sữa trông rất ghê sợ.
Chị Khúc Thị Chiều đã điện thoại nhiều lần đến số máy đường dây nóng của Công ty TNHH TM&XNK Nhất Lâm để phản ánh về tình trạng trên thì số máy này không liên lạc được, liên hệ đến số máy cố địnhcủa Công ty TNHH TM&XNK Nhất Lâm 04.35380102 cũng rơi vào tình cảnh trên.


Sẽ còn bao nhiêu hộp sữa bị mốc như thế này?

Số điện thoại đường dây nóng của Công ty TNHH TM&XNK Nhất Lâm ghi cho oai?
Trước sự việc trên, đề nghị Chi cục Quản lý thị trường TP Hà Nội, Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm Bộ Y tế cần khẩn trương tiến hành thanh, kiểm tra lô hàng trên, cũng như nguồn gốc xuất sứ của những vỉ sữa chua hoa quả của Công ty TNHH TM&XNK Nhất Lâm, để bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của người tiêu dùng.
Theo nguồn: Tinnhanhmoitruong.vn
Read more…

MÁY LỌC NƯỚC BIẾN NƯỚC THẢI THÀNH NƯỚC UỐNG NGAY

12:25 PM |

Nước các sông ô nhiễm như Tô Lịch, Kim Ngưu sau khi lọc có thể uống ngay không cần đun, đó là giới thiệu về hệ thống lọc nano của Hàn Quốc.
Biến nước thải thành nước uống

Hệ thống lọc nước nano được các nhà khoa học Hàn Quốc giới thiệu và trình diễn công nghệ tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Theo đó, hệ thống lọc nước bằng mạc lọc nano. Nguồn nước được lấy thử nghiệm là nước ở các sông ô nhiễm nhất Hà Nội là Tô Lịch, Kim Ngưu, một số ao hồ nước tù đọng để lọc. 

Hệ thống lọc không cần điện, loại được các chất hữu cơ hay vi khuẩn độc hại và không có nước thải. Hệ thống thế năng có độ cao 2m trở lên sẽ đẩy nước qua màng lọc giống như những cột áp đẩy qua hệ thống lọc và nước sạch được chảy ra tại vòi. Hơn 99% lượng nước đi vào sẽ được đi ra.

Ống lọc 1 sẽ lọc những vật thể lớn như đất đá, cát sỏi, oongcs lọc thứ 2 lọc các vật liệu nhỏ hơn và ống lọc thứ 3 lọc các vật liệu có kích cỡ micromet. Ống thứ 4 tùy theo chất lượng nước đầu vào để lắp đặt vì là ống lọc than hoạt tính, cho phép loại bỏ mùi hôi và chất độc hại trong nước.

Với màng lọc này, ngay cả asen là thành phần kim loại gây hại trong nước cũng sẽ được giữ lại để cho một nguồn nước sinh hoạt an toàn. Để chứng minh khả năng lọc sạch của hệ thống, nhóm các nhà khoa học đã thực hiện trình diễn hệ thống, nước được uống ngay từ vòi lọc với mùi và vị giống như nước uống tinh khiết.

TS Nguyễn Văn Lạng, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, cho biết, nước sau khi lọc có khoáng chất tốt cho cơ thể. So với hệ thống lọc RO phổ biến hiện nay thì đây là một giải pháp công nghệ hữu ích, phù hợp với nhiều địa phương ở Việt Nam. Mỗi năm chỉ cần thay bộ lọc 1 lần là có thể sử dụng mãi mãi. 

Hiện các nhà khoa học đã tiến hành lắp thử nghiệm ở một số tỉnh như Đồng Tháp, Hà Nội. Nếu được đón nhận và phát huy hiệu quả thì các cơ quan chức năng sẽ tiến hành ký kết chuyển gia công nghệ, sản xuất màng lọc trong nước để hạ giá thành sản phẩm.
Hệ thống lọc nước bằng màng lọc nano. 

Cẩn trọng nguồn nước đưa vào lọc

TS Trần Đức Hạ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường đặt câu hỏi về nước nguồn đưa vào lọc. Nếu lấy nước nguồn từ sông Tô Lịch, Kim Ngưu thì sợ là nước uống sẽ có vấn đề vì đây là những con sông ô nhiễm nhất Hà Nội, hơn nữa có thể sẽ làm tắc màng lọc. 

Tuy nhiên, theo khẳng định của các nhà khoa học Hàn Quốc, điều này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến màng lọc. Vì có thể lọc được vật liệu có kích thước nano nên asen cũng sẽ bị chặn lại. Duy chỉ có một tồn tại là hệ thống không lọc được nước mặn thành nước ngọt. Hệ thống chỉ xử lý được nước ngầm, nước mưa, nước sông hồ. 

Ông Phạm Đình Kiên, Viện Nước, Khí tượng và Môi trường cho hay, hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam, để xử lý asen thì người ta phải sử dụng vật liệu hấp thụ cứ không dùng màng lọc. 

Việc xử lý asen cần cẩn trọng vì nếu không cẩn thận, sau khi sử dụng một thời gian, vật liệu màng lọc sẽ bão hòa, không hấp thụ được asen nữa dẫn đến lượng asen bị giữ lại trong quá trình lọc trước sẽ đi vào đường nước lọc. 

Việt Nam đang nhập khẩu hạt hấp thụ asen từ Nga và đã ứng dụng khá rộng rãi để xử lý nước. Màng lọc asen có thể coi là một đột phá mới về công nghệ cần khảo nghiệm chắc chắn trước khi ứng dụng.

Theo các chuyên gia, hệ thống lọc nước cho cả vùng nông thôn đang là vấn đề rất thiếu, hiện mới chỉ có các hệ thống lọc thí điểm phục vụ người dân vùng lũ, chưa có một hệ thống hoàn chỉnh để áp dụng. 

Tới đây, các nhà khoa học sẽ cùng nhau thử nghiệm chất lượng nước sau lọc tại Hà Nội và Đồng Tháp để tính phương án nhân rộng ở các địa phương có nhu cầu về nước sạch. 
Theo nguồn: moitruong.com.vn

Read more…

Hot