"Sống đọa thác đày" với KCN Đồng Văn (Phần 2)

10:58 AM |

Nước thải, bụi thải, chất thải từ các nhà máy ngấm ngầm đầu độc người dân ở KCN Đồng Văn 

Thậm chí rằng, ở những khu vực nghĩa địa của thôn cũng bị khoan cắt tường bê tông để xả thải ra. gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đào đến đâu, nguồn nước đặc và đen ngòm chảy vào các ruộng lúa, vào cả nhà dân. Bởi thể mà lúa chết, cá chết, người thì mắc bệnh rồi cũng chết lúc nào không hay. Theo thống kê cho thấy, thôn Thần Nữ đã có hàng chục trường hợp chết vì bệnh ung thư kể từ khi họ hiến ruộng cho KCN xây nhà máy này.

Ngồi trong nhà trưởng thôn Ngô Xuân Thẩm, thỉnh thoảng chúng tôi lại nghe người dân chạy đến kêu Cty đồng KTC xả khói bụi, Cty TĂCN Việt Phương xả mùi hơi ngột ngạt. Những tiếng kêu than dường như gào thét như xé trời, nhưng bản thân trưởng thôn Thẩm thì bất lực.

Ông Thẩm nói rằng, ngày nào cũng như ngày nào, không chỉ 400 hộ dân với hơn 1.000 khẩu của Thần Nữ mà cả xã Bạch Thượng này đang bị Cty đồng KTC và Cty Việt Phương tra tấn khủng khiếp. Mỗi ngày đến vài lần, khói đồng từ Cty KTC tỏa ra mùi khai, nước đen đặc ngòm không chịu nổi. Mỗi lần Cty xả khói, trẻ con thì bị ho sặc sụa, hầu như đứa nào cũng mắc bệnh về đường hô hấp. Đến bữa cơm thì nhà nào nhà nấy đóng hết cửa, thậm chí còn móc cả chăn màn lên cửa sổ nhưng nhiều khi cũng không nuốt nổi vì quá hôi.

Báo động nhất là nguồn nước. Cả thôn Thần Nữ mới chỉ có khoảng 30 nhà được sử dụng nước sạch, còn lại đang phải sử dụng nước giếng khoan để ăn uống và sinh hoạt. Trước đây, nguồn nước ngầm của thôn khá trong, nhưng từ khi các nhà máy xả thải, có những lúc bơm lên nước có mùi, nổi váng. Hai năm trở lại đây, nhiều người đàn ông đang khỏe mạnh như ông Hạc, ông Thạc, ông Mỵ, ông Bộc, ông Đong… tự nhiên bị ung thư rồi chết khiến dân tình hoang mang, nhiều người phải đi mua nước sạch về ăn.

“Thanh tra, thanh trẻ... thanh thiên bạch nhật xả thải?” 

Thực trạng một số nhà máy trong KCN Đồng Văn xả thải đầu độc người dân gây bức xúc cho người dân lẫn chính quyền địa phương. Nghe nói, đã có nhiều đoàn thanh tra về kiểm tra môi trường ở các nhà máy nhưng kết quả thế nào thì người dân không được biết. Chính quyền xã Bạch Thượng cũng chỉ nhận được những thông tin chung chung như “các thông số đảm bảo môi trường” hay là dấu chứng nhận “đạt”.

Ông Bùi Đức Long, Phó Chủ tịch UBND xã Bạch Thượng nói thẳng: Nói đến chuyện KCN xả thải thì chán bớ đời. Nhiều đoàn kiểm tra nói là “đạt”, nhưng nếu bằng mũi thường đã không ngửi được rồi thì đạt cái gì? Tiếp xúc cử tri, ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh, xã đều đã có ý kiến nhưng thật ra vẫn đâu vào đấy.

Còn trưởng thôn Ngô Xuân Thẩm giọng cực kỳ chán nản: "Các đoàn thanh tra, kiểm tra chỉ về nhà máy làm việc rồi đi, chưa bao giờ tôi thấy họ xuống gặp dân, nghe dân phản ánh cả. Xã hội bây giờ, các đoàn kiểm tra về rồi đi, chỉ có dân là ở lại chịu khổ", Ngô Xuân Th nói giọng phân trần.

Ví dụ như ở Cty đồng KTC. Có hôm một đoàn về kiểm tra, giám sát việc xả thải, Công ty họ có hai ống xả nhưng chỉ cho chạy một ống. Đoàn kiểm tra cũng đo đo đạc đạc rồi sau đó có thông báo cho xã là vẫn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Thế thì xã chịu thua không làm gì được. Con em chúng tôi làm trong công ty nói rằng, phía Công ty KTC có xây hẳn một hệ thống lọc khí bằng bể nước, nhưng mục đích chính là để sử dụng để đối phó khi có đoàn kiểm tra.


Danh sách người chết vì ung thư ở Bạch Thượng ngày tăng chóng mặt

Mỗi lần có đoàn kiểm tra thường thông báo trước mấy ngày, Cty cho chạy hệ thống, được vài hôm im im lại xả thẳng ra môi trường. Dân lại khổ. Những lúc họ xả, ngồi ở trụ sở ủy ban, cách hàng cây số mà mùi vẫn cứ nồng nặc. Năm ngoái, một công nhân trong Cty đồng KTC không hiểu vì ngộ độc hay sốc khí, tự nhiên ngất xỉu rồi chết trên đường đi cấp cứu?

ĐRồi đến chuyện nước thải. KCN Đồng Văn có một hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Không hiểu họ đã xử lý kiểu gì, theo công nghệ nào mà nước vẫn cứ đen sì, bốc mùi hôi thối? Những khi ấy, người dân kêu mạnh quá nên UBND xã Bạch Thượng cho người đến kiểm tra.

Đích thân ông Long dẫn cán bộ xã chạy ra bắt quả tang xả thải nhưng KCN Đồng Văn I đổ cho Đồng Văn II và không chịu trách nhiệm. Kêu cả đại diện BQL hai bên ra họ vẫn cứ đổ cho nhau xem như không biết. Ngay cả cán bộ xã cũng không được phép vào các nhà máy kiểm tra nên cuối cùng họ phải “tự cứu mình” bằng cách cho dân đập mương máng, đắp đất chặn nước thải tràn vào đồng ruộng và khu dân cư đang sinh sống.

Quyết liệt, tự hết sức mình nhưng mà cũng không thoát được. Các nhà máy thì tinh vi, lợi dụng những lúc trời mưa, các nhà máy đồng loạt xả thải, nước thải tràn lênh láng, ập vào làng, chẳng có cách gì để chặn nổi.

Dân phản ánh: “Cứ có mưa là y như rằng nước thải sản xuất đen ngòm từ KCN chảy ra. Nước sông Nông Giang chảy vòng quanh xã tràn vào hòa trộn nhau thành một màu đen kịt, bốc mùi hôi thối. Sinh hoạt rất khổ sở, cá chết trắng mặt sông. Mỗi lần như thế dòng sông như bị quét sạch. Từ 3 – 4 năm trở lại đây, trong đồng, cua tôm cá không còn, chỉ còn cá rô phi, dọn bể là sống được”, PCT Long bức xúc.

Theo thống kê, người dân xã Bạch Thượng đã mất hơn 65% diện tích đất nông nghiệp cho các nhà máy. Đáng buồn ở chỗ, những thôn mất hết 100% như Thần Nữ, thôn Ngũ, thôn Nội... lại là những nơi có nhiều người bị bệnh ung thư. Ví dụ như thôn Văn Phái, thôn Thần Nữ, có tháng một thôn có tới 4 người chết vì ung thư phổi, dạ dày, ung thư vòm họng.

Đáng báo động hơn, số lượng chết vì ung thư ngày càng tăng khi độ tuổi ngày càng trẻ đi. “Hôm đưa ma cụ thân sinh nhà tôi mới đây, chôn cất cho cụ xong tôi ngồi đếm, chỉ mới sơ sơ thôi mà trong nghĩa trang thôn Văn Phái đã có tới 21 người chết vì bệnh ung thư chưa được bốc mộ”, ông Long nói giọng đầy vẻ phiền muội.


                                                                                                                          
Read more…

"Sống đọa thác đày" với KCN Đồng Văn (Phần 1)

10:58 AM |
Không những thất nghiệp vì mất đất nông nghiệp để xây dựng các nhà máy và KCN gần đây, mà người nông dân ở nhiều ngôi làng thuộc huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) còn phải chịu thêm cảnh "sống đọa thác đày" bởi ô nhiễm môi trường từ nhiều năm nay. Sinh sống ở đây người dân phải chịu ô nhiễm, bệnh tật, chết chóc bủa vây họ kể từ khi các nhà máy mọc lên.


Làng ung thư "mọc" lên 

Mặc dù qua phân tích chưa có một văn bản chính thức nào công bố nguyên nhân tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tăng đột biến trong những năm gần đây, nhưng nhiều lãnh đạo xã Bạch Thượng và người dân địa phương này khẳng định rằng: Thủ phạm chính là các nhà máy trong KCN Đồng Văn. 

Khói bụi, nước thải, mùi hôi... phát sinh từ các nhà máy trong KCN đã và đang ngày ngày đầu độc cuộc sống người dân Bạch Thượng bởi nguồn thải lúc ngang nhiên, khi lại tinh vi, xảo quyệt đã đẩy người dân đến cửa tử. 

Ông Nguyễn Công Chuẩn, Trạm trưởng Trạm y tế xã Bạch Thượng (huyện Duy Tiên) đã làm thống kê: Năm 2013 toàn xã có 11 người chết vì ung thư, đầu năm 2014 đến nay có thêm 6 người chết vì căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên đó chưa phải là những con số chính xác nhất, bởi còn có những người mắc bệnh nhưng đi xét nghiệm là không có điều kiện, do đó mà cái chết đến âm thầm. 

Hôm chúng tôi đến Bạch Thượng, người dân trong xã đang đưa hai chị em bà Nguyễn Thị Hạc và ông Nguyễn Quốc Hựu ra đồng. Cả hai ông bà này theo được biết là đều chết vì bệnh ung thư cùng một lượt. Dọc đường ra nghĩa trang, nhiều dấu vết của những đám tang còn rất mới, những cái chết ngày một nhiều mà phần nhiều do bệnh ung thư. 

Từ một vùng quê lấy nghề nông làm kế sinh nhai và yên bình trước đây, bây giờ Bạch Thượng dần trở thành nỗi ám ảnh về bệnh ttậ, chết chóc. Cũng theo thống kê của Trạm y tế xã, không chỉ số người mắc bệnh ung thư ngày một tăng, các bệnh như lao, viêm phổi, bệnh ngoài da ngày càng nhiều. Về nguyên nhân, theo người dân  ở đây và lẫn chính quyền cho rằng, chỉ có thể là do nguồn nước và cả không khí đã bị ô nhiễm trầm trọng.


Hai thôn có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư cao nhất là Thần Nữ và Văn Phái cũng là những thôn nằm gần với KCN Đồng Văn nhất. Khu vực này, khói bụi bao phủ, nước trong các ao hồ, mương máng quanh làng màu thì nhớt nhờ, mùi thì rất kinh khủng, không chịu nổi. 

Ngô Đức Th, người thôn Thần Nữ dẫn chúng tôi ra cổng đầu làng, nơi mà thời gian vừa rồi người dân phải đắp đê để ngăn nước thải từ KCN xả ra. Nhưng Th bảo rằng, Thần Nữ bây giờ giống như lòng chảo bị bao vây bốn bề bởi các nhà máy rồi. 

Kênh tiêu nước thải sinh hoạt A46 của người dân cũng đã bị các nhà máy chặn không dùng được nữa rồi. Do đó mà chỉ cần một trận mưa nhỏ thôi cũng bị ngập, nhiều gia đình ngồi trên giường có thể rửa chân. Nói thế thôi, chứ loại nước ấy có ai dám đụng tới đâu.


Theo quan sát của chúng tôi, nguồn nước trong các mương máng chảy quanh KCN chờ thải ra ngoài có màu đen đặc ngòm và bốc mùi nặng nề. Mặc dù người dân Thần Nữ đã đắp đê ngăn lại nhưng không ít lần các nhà máy cho người đào để xả trộm nguồn thải này.  (Còn tiếp)


Read more…

Indonesia sử dụng "biệt đội " tò vò chống dịch rệp hồng hiệu quả

10:37 AM |
Các nhà khoa học Indonesia cho biết, ngày 24/9, một “biệt đội thân thiện sinh thái” gồm 2.000 con tò vò tí hon đã được thả trên các cánh đồng để tiêu diệt loài rệp đang đe dọa cây sắn – một loại cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập của hàng triệu người ở nước này.

Loài tò vò mang tên A.Lopezi có kích thước chỉ 2mm, tiêu diệt những con rệp hồng phá sắn bằng cách đẻ trứng trên rệp và khi trứng phát triển thành ấu trùng sẽ ăn rệp từ bên trong.

Rệp hồng ở sắn có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là một trong những dịch bệnh nguy hại nhất đối với cây lương thực. Các nhà khoa học cho rằng dịch rệp hồng lây lan sang châu Phi và châu Á thông qua các sản phẩm sắn có rệp được vận chuyển giữa các quốc gia và châu lục.

Dịch bệnh này có thể làm giảm tới 84% sản lượng thu hoạch sắn và lần đầu tiên được cảnh báo ở châu Á tại Thái Lan vào năm 2008. Dịch cũng đã được phát hiện ở các nước châu Á khác như Campuchia, Lào và Việt Nam.

Vườn sắn ở Indonesia ( Ảnh: businessinsider.com)
Vườn sắn ở Indonesia ( Ảnh: businessinsider.com)

Các nhà khoa học khẳng định tò vò vô hại đối với người và động vật. Nhà côn trùng học Kris Wyckhuys thuộc Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới Colombia nhấn mạnh rằng đã đến lúc phải sử dụng những biện pháp sinh học để bảo vệ mùa màng đồng thời không gây hại cho môi trường.

Indonesia là một trong những nước sản xuất sắn lớn nhất thế giới với diện tích canh tác vài triệu hécta mỗi năm. Đây cũng là loại lương thực được tiêu thụ nhiều thứ hai sau gạo ở quốc gia đang phát triển với 250 triệu dân này. Sắn cũng được sử dụng làm rau và chế biến thành tinh bột để sản xuất mì hay làm dược phẩm.

Mặc dù diện tích trồng sắn bị rệp tại Indonesia hiện nay chưa nhiều, nhưng các nhà khoa học cảnh báo dịch có thể lây lan nhanh chóng nếu không được kiểm soát. Biện pháp thả tò vò diệt rệp hồng phá sắn đã từng được sử dụng thành công ở Thái Lan. 

Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

TÌM RA NGUYÊN NHÂN KHIẾN NƯỚC BIỂN ẤM LÊN

2:42 PM |
Từ lâu, giới khoa học vẫn tin rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến nhiệt độ tại các vùng biển Thái Bình Dương ở Bắc Mỹ gia tăng trong một thế kỷ qua.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ số ra ngày 22/9 lại cho thấy chính sự thay đổi tự nhiên về hướng và vận tốc của gió đại dương mới là “thủ phạm” gây ra tình trạng ấm lên ở các đại dương.
Các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu khí quyển và đại dương thuộc Đại học Washington và Cơ quan Khí quyển và hải dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã tiến hành so sánh nền nhiệt và áp suất không khí trên bề mặt các đại dương từ năm 1900 đến năm 2012. Áp suất không khí là số liệu căn cứ để đo tốc độ gió và xác định hướng gió.
Ảnh minh họa: tumblr.sup.no
Ảnh minh họa: tumblr.sup.no
Theo báo cáo, trong giai đoạn trên, nền nhiệt trên bề mặt các vùng biển từ Hawaii đến Alaska cũng như các vùng biển phía dưới như British Columbia, Washington, Oregon và California đã tăng khoảng 1 độ F. Các nhà khoa học chỉ ra rằng hướng gió và sức gió thay đổi khiến nền nhiệt đại dương thay đổi. Cụ thể, sức gió càng mạnh khiến tốc độ bay hơi nước trên biển càng nhanh. Các loại gió từ phương Nam mang đến nền nhiệt ấm áp hơn, trong khi gió phương Bắc mang đến nền nhiệt mát mẻ hơn.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này sau khi được công bố đã khiến nhiều nhà khoa học nghi ngờ. Một số chuyên gia khí tượng bày tỏ nghi ngại khi nhóm nghiên cứu đã không đưa ra hình ảnh phân tích đồ họa và các số liệu thống kê cặn kẽ. Nhiều chuyên gia khác lại đặt câu hỏi về việc làm thế nào nhóm nghiên cứu khẳng định sự thay đổi về hướng và vận tốc gió là tự nhiên và không phải do biến đổi khí hậu.
Giải thích về điều này, trưởng nhóm nghiên cứu Jim Johnstone nêu rõ giai đoạn nước biển ấm lên nhanh chóng từ năm 1920-1940 xảy ra trước khi lượng khí carbon thế giới thải ra gia tăng khó kiểm soát như hiện nay. Trong khi đó, giai đoạn nước biển mát lên từ 1998-2013 cũng xảy ra khi nền nhiệt trung bình toàn cầu gần như ở mức rất cao. Cũng theo ông Johnstone, sự thay đổi về hướng và vận tốc gió xảy ra trước sự thay đổi về nhiệt của bề mặt các đại dương khoảng 4 tháng. Điều này cho thấy gió chính là yếu tố gây ra sự thay đổi nhiệt độ.
Theo nguồn: thiennhien.net
Read more…

BIẾN ĐỔ KHÍ HẬU: NGUY CƠ NGẬP LỤT "TRÙNG TRÙNG"

2:42 PM |
                       
Theo viễn cảnh này, 2,6 triệu cư dân Anh sẽ đối mặt với nguy cơ ngập lụt thường xuyên



Nước biển bị tác động bởi thay đổi khí hậu dâng lên đúng như suy đoán trước nay, khoảng 2,6% dân số toàn cầu (177 triệu người) đang sống ở nơi có nguy cơ ngập lụt thường xuyên.

Một phần tư số dân Việt Nam (23 triệu) sống ở những vùng có khả năng bị lụt thường xuyên vào cuối thế kỷ này. Bốn phần trăm dân Trung Quốc (50 triệu người) sống ở những nơi có cùng nguy cơ. 12,8 triệu dân Nhật có nguy cơ đối mặt thường xuyên với lũ... Khắp toàn cầu, cứ 40 người có khoảng một người sống ở nơi có khả năng hứng chịu tình trạng lụt lội thường xuyên vào cuối thế kỷ này, trừ khi có những thay đổi quan trọng.

Những con số trên đây là kết quả của một phân tích mới về mực nước biển và nguy cơ lụt lội trên thế giới, do Trung tâm Khí hậu tiến hành dựa trên các dữ liệu chi tiết hơn trước đây về mực nước biển. Phân tích mới đưa ra những dự báo cho từng quốc gia về số dân có nguy cơ thường xuyên hứng chịu lũ lụt.

Theo đó, trên toàn cầu, tám trên mười nước lớn bị tác động nhiều nhất nằm ở châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Hà Lan là nước dễ tổn thương nhất, hơn 40% lãnh thổ bị nguy hiểm, nhưng nó cũng có hệ thống đê điều tiên tiến nhất thế giới, điều đó có nghĩa là trên thực tế rủi ro của họ thấp hơn nhiều.

Một số quốc gia ở châu Á có thể chọn cách cạnh tranh với hệ thống này của Hà Lan trong những thập kỷ tới, nhưng hầu hết những nước bị ảnh hưởng trong khu vực lại không giàu và họ sẽ phải gắng hết sức mới có thể làm được.

Phân tích cũng cung cấp thêm nhiều bằng chứng rằng các nước thải ra nhiều khí carbon nhất, không nhất thiết phải hứng chịu tác động của thay đổi khí hậu. Mỹ - một trong những nhà thải khí lớn nhất tính theo đầu người và về phương diện lịch sử, cũng là nhà thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất - đứng hàng thứ 34 trong danh sách những quốc gia có nguy cơ bị ngập lụt thường xuyên nhất, một vị trí nằm giữa Ấn Độ và Madagascar. Tỷ lệ dân Mỹ được cho là có khả năng chịu ngập lụt thường xuyên (khoảng 1%) có vẻ nhỏ, nhưng nó vẫn chiếm khoảng 3,1 triệu người, nhiều hơn cả số dân ở Chicago và Minneapolis gộp lại.

Mặt khác, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về cả khí thải hiện nay và số dân lớn nhất có nguy cơ chịu lũ lụt.

Climate Central, một cơ quan tin tức và nhóm nghiên cứu, đã tung ra những phân tích mới này khi Liên hiệp quốc đang tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh về thay đổi khí hậu. Các nhà khoa học về khí hậu dự đoán ngập lụt tăng lên khi ấm lên toàn cầu làm tan chảy băng tuyết và làm mở rộng khối lượng đại dương. Phân tích định nghĩa lũ lụt thường xuyên là một trận lụt xảy ra ít nhất một lần trong ba năm.

congan.com.vn
Read more…

Chiến dịch: I Will If You Will 2014: trồng hơn 2000 cây Đước tại Thừa Thiên Huế

11:07 AM |
Chiến dịch I Will If You Will 2014 đã tổ chức buổi họp báo tổng kết với sự tham gia của các đại sứ và doanh nghiệp, tổ chức đồng hành cùng chiến dịch.
Chiến dịch I Will If You Will 2014 đã gây quỹ cộng đồng trồng hơn 2000 cây Đước tại Rú Chả, xã Hương Trà, huyện Hương Phong, tỉnh Thừa Thiên Huế.
IWIYW là dự án quốc tế hưởng ứng giờ trái đất, nhằm nâng cao hiểu biết của công động về biến đổi khí hậu và khuyến khích các hành động có lợi cho môi trường, được ban môi trường công ty BOO thực hiện tại Việt nam từ năm 2011. Với sự bảo trợ của các tổ chức uy tín trong suốt 4 năm qua, chiến dịch đã thu hút được hơn 20 doanh nghiệp, tổ chức, hơn 40 nghệ sĩ tham gia, đưa thông điệp tới hàng chục ngàn bạn trẻ khắp cả nước. Năm 2014, với sự hỗ trợ từ công ty BOO, Live and Learn và WWF, chiến dịch đã đạt được thành công lớn khi gây quỹ cộng đồng thành công, trồng hơn 2000 cây Đước tại Rú Chả, xã Hương Trà, huyện Hương Phong, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trải dài chiến dịch từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2014, chiến dịch đã tổ chức thành công hơn 10 sự kiện lớn nhỏ với sự tham gia trực tiếp của hơn 10000 người, kêu gọi sự tham gia của 05 doanh nghiệp, 07 trường đại học, trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội cùng hơn 50 nghệ sĩ là đại sứ và nghệ sĩ đồng hành cùng chiến dịch. Với mô hình gây quỹ cộng đồng, chiến dịch đã thu hút hàng ngàn người tham gia mua sản phẩm và gây quỹ trồng rừng, không chỉ ở Hà nội mà còn ở các tỉnh thành khác trên cả nước. Các doanh nghiệp tham gia tích cực trồng rừng như BOO-trồng 1063 cây thông qua việc sản xuất và bán áo gây quỹ, Savico Megamall và Unilever gần 500 cây. Đặc biệt với sự ủng hộ nhiệt tình từ các bạn học sinh sinh viên từ trường Trần Phú, Việt Đức và 5 trường đại học lớn, 565 cây đã được trồng thông qua việc ủng hộ và quyên góp các đồ tái chế. Trong khuôn khổ chiến dịch này, BOO cũng đã kết hợp với Microsoft Việt Nam thu hồi được trên 300 chiếc điện thoại di động cũ, góp phần tích cực bảo vệ môi trường. 

Theo báo cáo thực tế của WWF thực hiện tháng 7/2014, hơn 1400 ngập mặn (cây Đước và bần chua) đã được trồng vào tháng 4/2014 tại Rú Chả, Thừa Thiên Huế. Một con đê rộng 4m, dài 80m, cao 1m, giữa ao nuôi đã được đắp để làm nơi trồng cây chính. Đến nay, cây đã cao trung bình từ 0,7-0,9m với 90% cây sinh trưởng tốt, tạo bóng mát, hạn chế xói lở và giảm nhiệt độ ao ngày nắng nóng, tạo môi trường sống tốt cho thủy sản trong hồ.
NHẬT VIÊN (Tinmoitruong.vn)

Read more…

Sang năm Hà Nội sẽ sạch

10:38 AM |

 

Hà Nội có những đặc điểm mà nhiều thủ đô trên thế giới không có. Ở Việt Nam, từ lâu đã phong cho Hà Nội là thành phố bụi nhất nước. Đó là thời “bung ra” làm địa ốc. Xe chở đất cát chạy suốt ngày đêm, rơi vãi đầy đường, bụi bặm làm bạc cả tóc người trẻ tuổi.

Thứ hai là nước thải sinh hoạt, công nghiệp đều chảy thẳng ra môi trường, ra các dòng sông và đã “hoá kiếp” các dòng sông của lịch sử như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ, sông Đáy…
Từ ngày “đổi mới”, Hà Nội có một phong trào làm WC tự hoại thay cho WC thùng. Chất thải con người coi như có lối thoát. Đến hôm nay, Bộ TNMT vừa ban hành thông tư quy định chuẩn kỹ thuật về môi trường trên địa bàn thủ đô, riêng khí thải và nước thải trong các lĩnh vực công nghiệp có 5 quy chuẩn phải thi hành.
Ban hành từ tháng 9.2014, nhưng để có thời gian cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất chuẩn bị để đến 1.1.2015 sẽ có một Hà Nội sạch.
Chúng ta hãy chờ xem, hẹn đến sang năm cùng nhau “chiêm ngưỡng” một thủ đô sạch sẽ!

Read more…

Hot