Home »
ĐẺ BẢO VỆ TRÁI ĐẤT
9:30 AM |
Báo cáo State of the World’s Forests 2014 (Tạm dịch: Hiện trạng Rừng Thế giới 2014) của FAO mới công bố cho thấy một tỷ lệ đáng kể dân số thế giới hiện đang phụ thuộc vào lâm sản nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về năng lượng, nhà ở và chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, Báo cáo cũng cho thấy sự cần thiết phải đưa ra những chính sách chú trọng hơn việc duy trì và nâng cao vai trò của rừng trong duy trì sinh kế, cung cấp lương thực, dược liệu và năng lượng.
Hiện trạng Rừng Thế giới 2014 chỉ ra rằng những lợi ích kinh tế xã hội thường không được giải quyết thỏa đáng trong các chính sách lâm nghiệp và chính sách có liên quan khác, mặc dù rừng có tiềm năng to lớn góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và xanh hóa nền kinh tế. Vai trò của rừng trong đảm bảo an ninh lương thực cũng thường bị coi nhẹ.
“Hiện trạng Rừng Thế giới 2014 tập trung phân tích những lợi ích kinh tế xã hội thu được từ rừng. Đóng góp của rừng cho những nhu cầu cơ bản và sinh kế nông thôn thật ấn tượng. Rừng cũng là bể chứa cácbon và nơi bảo tồn đa dạng sinh học. Chúng ta không thể đảm bảo an ninh lương thực hoặc phát triển bền vững mà không bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng một cách có trách nhiệm.” – Ông José Graziano da Silva, Tổng Giám đốc FAO nhấn mạnh.
Gỗ củi – nguồn cung năng lượng chính cho các hộ gia đình – bị coi nhẹ trong các chính sách
Ở nhiều nước đang phát triển, gỗ củi là loại nhiên liệu giá rẻ duy nhất mà đa số người dân có thể tiếp cận. Theo thống kê, 1/3 số hộ gia đình ở các nước đang phát triển sử dụng củi làm nhiên liệu chính để nấu ăn. Gỗ củi cung cấp hơn một nửa tổng nguồn cung năng lượng tại 29 quốc gia, trong đó có 22 quốc gia châu Phi. Điển hình như ở Tanzania, năng lượng từ gỗ chiếm khoảng 90% tổng năng lượng tiêu thụ của quốc gia này.
Năng lượng gỗ củi cần thiết cho an ninh lương thực của hàng tỷ người, tuy nhiên, các chính sách lâm nghiệp, năng lượng và an toàn thực phẩm lại không đề cập đầy đủ điều này. Do vậy, cần có nhiều hành động hơn để cải thiện sản lượng năng lượng gỗ củi, biến nó trở thành nguồn cung năng lượng bền vững hơn, đồng thời giảm gánh nặng tìm kiếm nguồn cung cho phụ nữ và trẻ em – những người phải thu thập khoảng 85% củi đốt trong gia đình.
1/5 dân số sống trong những ngôi nhà gỗ
Cũng theo báo cáo, có ít nhất 1,3 tỷ người, tương đương 18% dân số thế giới, hiện đang sống trong những căn nhà gỗ. Loại vật liệu xây dựng này đặc biệt quan trọng ở các nước kém phát triển, nơi gỗ rẻ hơn nhiều so với các loại vật liệu khác. Việc khai thác vật liệu xây dựng, năng lượng từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ hiện sử dụng ít nhất 41 triệu lao động dưới hình thức phi chính thức, gấp ba lần số lượng người làm việc trong khu vực lâm nghiệp chính thức.
Thêm vào đó, rừng cũng thực hiện nhiều dịch vụ môi trường thiết yếu như kiểm soát xói mòn, thụ phấn, kiểm soát sâu bệnh tự nhiên và giảm nhẹ rủi ro thiên tai do biến đổi khí hậu, cũng như cung cấp hàng loạt các dịch vụ văn hóa, xã hội và thực phẩm quanh năm cho cộng đồng địa phương.
Điều chỉnh chính sách lâm nghiệp
Hiện trạng Rừng Thế giới 2014 nhấn mạnh, việc cho phép cộng đồng và các gia đình tại địa phương quyền tiếp cận các khu rừng, xâm nhập vào các thị trường và tăng cường quyền sở hữu rừng là những biện pháp hữu hiệu để tăng cường các lợi ích kinh tế xã hội của rừng cũng như hỗ trợ giảm nghèo ở các vùng nông thôn.
Báo cáo còn khẳng định sự cần thiết phải cải thiện năng suất của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả các nhà sản xuất không chính thức và nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý bền vững các nguồn tài nguyên mà các doanh nghiệp lâm nghiệp đang phụ thuộc. Ghi nhận vai trò của dịch vụ môi trường của rừng, có các cơ chế thanh toán để đảm bảo duy trì các dịch vụ này là việc làm cần thiết.
Dựa theo những dữ liệu và phân tích trong báo cáo, FAO khẳng định chính sách của nhiều quốc gia cần phải định hướng lại. “Các quốc gia cần thay đổi quan điểm của họ, cả trong thu thập dữ liệu và hoạch định chính sách, từ sản xuất đến lợi ích – nói cách khác là từ cây tới người. Các chính sách và các chương trình, không chỉ trong lĩnh vực lâm nghiệp, phải khẳng định một cách rõ ràng vai trò của rừng trong việc cung cấp thực phẩm, năng lượng và nhà ở. Với một khái niệm mới, toàn diện sẽ làm rừng hấp dẫn hơn trong mắt các nhà tài trợ, các nhà đầu tư và đảm bảo rằng rừng có lợi cho tất cả người, đặc biệt là những người cần nó nhất.” – Trợ lý Tổng giám đốc Lâm nghiệp FAO, Eduardo Rojas-Briales nói.
FAO đã ký một thỏa thuận 4 năm với AgriCord – Mạng lưới toàn cầu của các cơ quan phát triển nông nghiệp do các tổ chức nông dân chuyên nghiệp và các doanh nghiệp nông dân điều hành – để cộng tác với Ban Rừng và Cơ sở vật chất chuồng trại (FFF) – liên minh giữa FAO, Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế (IIED) và Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), để hỗ trợ cho các tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp.
FAO và Chính phủ Hàn Quốc cũng ký một biên bản ghi nhớ nhằm hỗ trợ Cơ chế Phục hồi Cảnh quan Rừng – cơ chế được thiết kế để hỗ trợ việc thực hiện, giám sát và báo cáo việc phục hồi cảnh quan rừng cấp quốc gia.
|
THÙNG RÁC VÀ MÔI TRƯỜNG
9:00 AM |
Theo phản ánh của người dân P. Hải Châu 1 (Q. Hải Châu, Đà Nẵng), từ sau Tết Nguyên đán 2014 đến nay, công nhân vệ sinh tập kết thùng rác về khu vực ngã tư Hùng Vương- Yên Bái (đoạn trước trụ sở Văn phòng đại diện Báo Nhi Đồng tại Đà Nẵng) gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị (ảnh 1, 2).
Hằng ngày, có khoảng gần 10 thùng rác tập trung về đây để xe tải chuyên dụng đến chở đi. Trước đây, khu vực này có đặt nhà vệ sinh công cộng lưu động nhưng sau đó được dời đi nơi khác, nay thành điểm tập kết rác khiến người dân bức xúc, đề nghị Xí nghiệp môi trường Hải Châu 1 (Cty TNHH MTV môi trường đô thị Đà Nẵng) sớm có hướng giải quyết.
Thùng rác được tập kết tại khu vực ngã tư Hùng Vương- Yên Bái gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị. |
XẺ NÚI TRƯỜNG BẮN ĐỂ LẤY ĐẤT TRÁI PHÉP
8:30 AM |
Chính quyền TP Đà Nẵng đề nghị dừng khai thác đất đồi trái phép.
Trường Quân sự Quân khu 5 lại nói đây là đất quốc phòng nên không cần
xin phép.
Thời gian qua, mỗi ngày có hàng trăm
lượt xe tải chở đất đá ùn ùn chạy ra khỏi cổng Trường bắn 327 thuộc
Trường Quân sự Quân khu 5 nằm trên quốc lộ 14B (phường Hòa Thọ Tây, quận
Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).
Chấn chỉnh không xong
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN&MT
TP Đà Nẵng, cho hay tại khu vực Trường bắn 327 đang diễn ra hoạt động
khai thác đất đồi trái phép làm vật liệu san lấp với quy mô lớn. Việc
khai thác, vận chuyển đất khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Ngày
14-7, Sở TN&MT TP Đà Nẵng đã có công văn kiến nghị UBND TP Đà Nẵng
giao UBND quận Cẩm Lệ phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đình
chỉ hoạt động khai thác đất đồi trái phép tại khu vực trường bắn. Đồng
thời có văn bản gửi Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đề nghị kiểm tra vụ việc.
Tới ngày 30-7, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
Văn Hữu Chiến có công văn giao Sở TN&MT làm việc với Trường Quân sự
Quân khu 5, yêu cầu đơn vị dừng hoạt động khai thác đất đồi trái phép
tại khu vực trường bắn. Nếu muốn khai thác, vận chuyển đất ra khỏi khu
vực để lấy mặt bằng xây dựng công trình quốc phòng, đơn vị này phải lập
thủ tục thăm dò, khai thác khoáng sản theo đúng quy định của Luật Khoáng
sản 2010. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng giao Công an TP, Sở TN&MT,
UBND quận Cẩm Lệ bố trí điểm chốt chặn tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm
Lệ để xử lý nghiêm các xe vận chuyển đất đồi trái phép.
Báo cáo của Sở TN&MT TP Đà Nẵng về tình hình khai thác đất trái phép tại Trường bắn 327. Ảnh: LÊ PHI
Do tình hình vẫn không được cải thiện, đến ngày 11-8, ông Văn Hữu Chiến tiếp tục có công văn khẩn nhắc lại yêu cầu trên.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM,
ông Nguyễn Điểu cho hay: “Việc khai thác trái phép đất đồi ở Trường bắn
327 đã kéo dài khá lâu. Ngày 14-8, tôi sẽ làm việc với Trường Quân sự
Quân khu 5 để tìm cách giải quyết”.
Xâm nhập khu vực xẻ núi
Ngày 12-8, chúng tôi có mặt tại Trường
bắn 327 để tìm hiểu tình hình. Những đoàn xe tải nặng vẫn ùn ùn nối đuôi
nhau chở đất đá chạy từ cổng Trường bắn 327 lao vút ra quốc lộ 14B,
xuôi cầu vượt Hòa Cầm thẳng hướng xã Điện Tiến (huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam) về khu vực cầu Nguyễn Tri Phương. Đội xe tải này thuộc hai
công ty T. và P. Đất đá vận chuyển từ khu vực trường bắn được chở đi bán
cho các đơn vị đang có nhu cầu san lấp mặt bằng.
Bên trong trường bắn, một khu vực đồi
núi rộng lớn bị máy múc xẻ nát. Đường được mở cho xe tải chạy thẳng vào
núi. Các ngọn núi bị khoét nham nhở, bụi phủ trắng cây rừng. Máy xúc gầm
rú khoét sâu vào lòng núi, xúc đất đổ lên hàng chục xe tải chờ sẵn. Xe
ra vào liên tục, máy múc không có thời gian để nghỉ. Trong khi đó, khu
vực phía tây trường bắn vẫn đì đùng tiếng súng tập bắn của các học viên
của trường.
Khi PV đang chụp ảnh, quay phim lại cảnh
khai thác đất thì có hai người chạy đến yêu cầu PV phải xóa bỏ tất cả
hình ảnh, nếu không sẽ gọi người đến bắt giữ. Trong khi hai người này
mải gọi điện thoại kêu thêm người tới hỗ trợ, PV đã kịp chạy xe ra khỏi
khu vực trường bắn.
CHỖ NÀO CHO TÚI NI-LÔNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
8:00 AM |
Đã từ lâu con người sử dụng túi ni-lông
như một vật không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Bởi vì loại túi
này tiện dụng, bền, giá rẻ nên đâu đâu chúng ta cũng thấy sự hiện diện
của nó. Thống kê tại TP.HCM, năm 2012, ước tính mỗi ngày có khoảng 9
triệu túi, tương đương 50-70 tấn túi ni-lông được phát miễn phí thông
qua hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ...
Hành trình gian nan
Quỹ Bảo vệ Môi trường TP.HCM, Sở TN&MT TP.HCM phối hợp cùng UBND quận 5 tổ chức buổi tọa đàm Giảm sử dụng túi ni-lông: Khó khăn và giải pháp.
Chương trình quy tụ đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành TP; lãnh đạo
UBND quận 5; ban quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà sách,
cửa hàng tiện lợi; doanh nghiệp (DN) sản xuất túi thân thiện môi trường
(TTMT)…
Túi ni-lông khó phân hủy tồn tại khắp
nơi, bất kỳ ở đâu… và phải mất 100 năm mới phân hủy đang làm đau đầu các
nhà quản lý môi trường. (Ảnh minh họa: NG.MẪN)
Mục tiêu của tọa đàm là giới thiệu các
hoạt động giảm sử dụng túi ni-lông khó phân hủy. Đồng thời trao đổi kinh
nghiệm, thảo luận về khó khăn, giải pháp hỗ trợ các đơn vị bán lẻ giảm
sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, chuyển sang sử dụng túi ni-lông TTMT.
Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp
chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn 2050 chỉ ra mục tiêu giảm túi
ni-lông tại siêu thị và trung tâm thương mại. Cụ thể giảm 40% vào năm
2015; 65% năm 2020 và 85% năm 2025. Ngoài ra theo đề án tăng cường kiểm
soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni-lông khó phân hủy trong sinh
hoạt, mục tiêu giảm đến năm 2015 tại siêu thị, trung tâm thương mại là
40%, chợ dân sinh là 20%, khối lượng thu gom tái chế là 25%. Con số này
theo chỉ tiêu tương tự vào năm 2020 lần lượt là 65%, 50% và 50%. Để đạt
được mục tiêu trên không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự tham gia của
tất cả thành phần xã hội.
DN gặp khó
TP.HCM có khoảng 11 DN được Bộ TN&MT
cấp chứng nhận túi ni-lông TTMT. Tuy nhiên đến nay, DN sản xuất loại
túi này vẫn loay hoay tìm lối ra bởi nhiều lý do. Tại hội thảo, ông Lê
Sanh Mỹ, đại diện Công ty CP Bao bì Vafaco, chia sẻ mục tiêu là giảm sử
dụng túi ni-lông khó phân hủy nhưng khó khăn thuộc về chủ trương. Giữa
túi TTMT và túi khó phân hủy có hai điểm cần lưu ý.
Một là để đạt
chứng nhận, cơ sở sản xuất túi TTMT phải tuân thủ quy định pháp luật về
môi trường, nghĩa là trải qua quá trình giám sát môi trường định kỳ, kèm
theo các tiêu chuẩn về xây dựng nhà xưởng, đăng ký tiêu chuẩn bảo vệ
môi trường, hoàn thiện khâu pháp lý… làm phát sinh nhiều chi phí. Trong
khi đó cơ sở sản xuất túi khó phân hủy lại không phải tuân thủ những quy
định trên.
Hai là các công ty sản xuất túi ni-lông TTMT và tiểu thương không thể tìm thấy điểm chung để cùng giao thương. Ông Mỹ cho rằng: “Lý
do đơn giản là giá. Hiện khung giá của các tiểu thương, chợ mua túi
ni-lông khó phân hủy chỉ trên dưới 30.000 đồng/kg, trong khi túi TTMT là
bốn mươi mấy ngàn đồng một kilogam, nếu có thuế là cao hơn nữa”.
Như vậy ở khía cạnh lợi nhuận, người tiêu dùng tất nhiên sẽ chọn lựa
loại túi rẻ. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do nhiều cơ sở sản xuất túi
khó phân hủy không phải đóng thuế bảo vệ môi trường.
Ông Mỹ chia sẻ thêm ngày 1-1-2012, Luật
Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực. Trong khi đó tháng 7-2012 ban hành
tiêu chí túi ni-lông TTMT và đến tháng 11 Vafaco mới được trao chứng
nhận. Như vậy trong vòng 11 tháng, công ty ông đã phải thực hiện nghĩa
vụ thuế gần 50 tỉ đồng. Tính ra giá sản phẩm là hơn 80.000 đồng/kg, mức
giá này quả thật rất khó cạnh tranh với thị trường. Tại hội thảo, vị đại
diện Vafaco đề xuất Nhà nước, cơ quan chức năng nên xem xét phương án
hỗ trợ DN sản xuất túi TTMT bằng cách trợ giá, giảm thuế VAT… Đồng thời
các công ty cần tăng cường gặp gỡ, trao đổi, hợp tác với nhau để tìm lối
ra phù hợp.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở
TN&MT TP.HCM, nhận định chúng ta đã thấy rõ sự khó khăn, băn khoăn,
trăn trở cũng như chính sách hỗ trợ đối với đơn vị sản xuất. Sở và TP sẽ
tiếp thu những vấn đề trên và mong mỏi các DN tiếp tục có kiến nghị, ý
kiến đề xuất. Mục đích chung tay giảm thiểu túi ni-lông khó phân hủy,
bảo vệ môi trường, công bằng trong kinh doanh.
BIẾT VỀ TRIỆU CHỨNG VÀ ĐƯỜNG LÂY NHIỄM EBOLA
7:30 AM |
Cũng như người lớn, trẻ em có cơ chế lây nhiễm
Ebola giống nhau, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người lây nhiễm
Ebola, động vật, môi trường ô nhiễm bởi dịch thể của người nhiễm.
Cơ chế lây Ebola ở trẻ em giống như ở người lớn. |
Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh do virus Ebola do
Bộ Y tế tổ chức sáng 12/8, ông Masaya Kato – Chuyên gia về bệnh truyền
nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh do vi rút Ebola có
hai đường lây: Trực tiếp và gián tiếp.
Vấn đề lây nhiễm ở trẻ em còn thêm một
đường nữa là thông qua đường bú mẹ. Nếu mẹ nhiễm Ebola không nên cho con
bú. Việc lây nhiễm Ebola chỉ thực sự xảy ra khi người bị nhiễm xuất
hiện các triệu chứng.
Cũng trong buổi họp báo, trước thông tin
đến năm 2015 sẽ có vắc xin phòng bệnh Ebola, ông Masaya Kato cho biết
hiện tại không có vắc xin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu
điều trị hỗ trợ, triệu chứng.
Vấn đề vắc xin phòng Ebola cả thế giới
đang nỗ lực, tuy nhiên rất khó có thể trả lời chính xác khi nào có. Việc
sản xuất vắc xin mới cần rất nhiều khâu như thử nghiệm lâm sàng ở động
vật, người và phải có sự cho phép của chính phủ nước sở tại. Với cố gằng
hiện nay, ông Kato hy vọng sẽ sớm có vắc xin này.
Triệu chứng của nhiễm vi rút Ebola gồm:
XỬ PHẠT 8 TÀU NGÃ CÀO TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG VEN BỜ BIỂN QUẢNG NAM
7:39 PM |
Các đôi tàu bị tạm giữ. (Ảnh: Nguyễn Sơn/Vietnam+)
Ngày 12/8, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam đã
bắt giữ và lập biên bản xử phạt bốn đôi tàu giã cào của ngư dân Quảng
Ngãi khai thác hải sản trái phép tại vùng biển Quảng Nam. Mức xử phạt
hành chính mỗi tàu 24 triệu đồng.
Những đôi tàu bị bắt và bị phạt hành chính gồm tàu QNg 97480 và QNg 97481 của ngư dân Lê Văn Trà (trú Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi); tàu QNg 95638 và QNg 92479 của ngư dân Lê Văn Kỳ (trú Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi); tàu QNg 97847 và QNg 97848 của ngư dân Nguyễn Đông (trú Nghĩa Phú, Quảng Ngãi); tàu QNg 92935 và QNg 92976 của ngư dân Hồ Văn Tường (trú Nghĩa An, Quảng Ngãi).
Các tàu nói trên đã khai thác hải sản trái phép dọc theo các tuyến bờ của Quảng Nam. Việc khai thác trái phép tại tuyến bờ đã tận diệt nguồn lợi hải sản, làm hư hỏng các ngư lưới cụ của ngư dân sản xuất tại các vùng bãi ngang của tỉnh Quảng Nam, khiến ngư dân trong vùng bất bình.
Ông Nguyễn Văn Giỏi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam, cho biết trước tình hình các tàu giã cào của ngư dân Quảng Ngãi khai thác trái phép tại tuyến bờ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, Chi cục đang tiến hành xử lý theo quy định.
Sau khi các chủ tàu trên đóng xong tiền phạt, đơn vị sẽ trao trả tàu.
Bên cạnh đó, Chi cục tiếp tục tuyên truyền những chủ tàu trên ra khơi đánh bắt theo đúng quy định, không tái phạm việc khai thác tuyến bờ./.
Những đôi tàu bị bắt và bị phạt hành chính gồm tàu QNg 97480 và QNg 97481 của ngư dân Lê Văn Trà (trú Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi); tàu QNg 95638 và QNg 92479 của ngư dân Lê Văn Kỳ (trú Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi); tàu QNg 97847 và QNg 97848 của ngư dân Nguyễn Đông (trú Nghĩa Phú, Quảng Ngãi); tàu QNg 92935 và QNg 92976 của ngư dân Hồ Văn Tường (trú Nghĩa An, Quảng Ngãi).
Các tàu nói trên đã khai thác hải sản trái phép dọc theo các tuyến bờ của Quảng Nam. Việc khai thác trái phép tại tuyến bờ đã tận diệt nguồn lợi hải sản, làm hư hỏng các ngư lưới cụ của ngư dân sản xuất tại các vùng bãi ngang của tỉnh Quảng Nam, khiến ngư dân trong vùng bất bình.
Ông Nguyễn Văn Giỏi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam, cho biết trước tình hình các tàu giã cào của ngư dân Quảng Ngãi khai thác trái phép tại tuyến bờ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, Chi cục đang tiến hành xử lý theo quy định.
Sau khi các chủ tàu trên đóng xong tiền phạt, đơn vị sẽ trao trả tàu.
Bên cạnh đó, Chi cục tiếp tục tuyên truyền những chủ tàu trên ra khơi đánh bắt theo đúng quy định, không tái phạm việc khai thác tuyến bờ./.
HẬU QUẢ CỦA MŨI NHỌN KINH TẾ BIỂN
4:42 PM |Hậu quả của "mũi nhọn kinh tế biển" nuôi tôm trên cát theo phong trào bất chấp tất cả đã, đang và sẽ còn gây ra nhiều hậu họa, di chứng nghiêm trọng cho môi trường sống của con người ở hầu khắp các tỉnh duyên hải miền Trung.
Tại các xã ven biển tỉnh Hà Tĩnh, "phong trào" lại đang trỗi dậy. Hàng chục hécta rừng phi lao ven biển có hàng trăm năm tuổi đang bị đốn hạ không thương tiếc để thực hiện cái gọi là nuôi tôm sạch trên cát.
Hất dân ra biển để cưa cây phá rừng
Từ phản ánh của người dân, chúng tôi tìm về thôn Ba Đồng, xã Kỳ Phương (Kỳ Anh) chứng kiến nhiều máy móc đang san ủi làm hồ nuôi tôm ngay cạnh bờ biển, đó là rừng phi lao đã trồng hàng chục năm nay. Nhiều cây cao lớn người ôm không xuể. Tuy nhiên, cách đây khoảng 2 tháng, đơn vị thi công đã dùng cưa xăng cắt hết. Bức xúc, nhiều người dân đã ra ôm cây để ngăn cản, nhưng lực lượng chức năng đã kéo người dân đi để bảo vệ việc chặt phá rừng.
Phá trắng rừng phòng hộ
Một người dân ở thôn Ba Đồng bức xúc vì rừng phi lao ven biển này được ông cha họ trồng để chắn cát, chắn mưa bão, bảo vệ làng mạc; bình thường ai đó chặt một nhánh củi cũng bị kiểm lâm, chính quyền xã bắt phạt rất nặng. Tuy nhiên, lần này thì họ thật sự "sốc" trước việc chính quyền cho chặt bỏ trắng rừng không thương tiếc, bất chấp người dân quyết liệt phản đối.
Ông Lê Mạnh Hà - Trưởng thôn Ba Đồng - cho biết, rừng phi lao bị chặt phá là để thực hiện dự án nuôi tôm trên cát. Hiện đơn vị thi công đang triển khai nhanh việc san ủi, đào hồ. “Dự án này dân không được biết và không được bàn. Khi thấy rừng bị chặt, tôi ra huyện hỏi nhưng họ nói không biết, mà do tỉnh chỉ đạo. Hôm Cty tiến hành chặt phá rừng, nhiều người dân ra ngăn cản, ôm cây ngăn máy cắt, nhưng người ta đẩy dân ra để chặt phá” - ông Hà nói.
Rừng phòng hộ ở thôn Ba Đồng (xã Kỳ Phương) bị chặt phá để san ủi làm hồ nuôi tôm.
|
Tại thôn Ba Đồng có khoảng 200 hộ dân. Họ đang vô cùng bức xúc và hoang mang lo lắng vì rừng phi lao vừa bị chặt phá khi mưa bão về, nhà cửa của họ sẽ bị cuốn đi bất cứ lúc nào.
Sai phạm nghiêm trọng
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, ngày 26.3, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản số 1131 đồng ý cho Cty TNHH Grobest Việt Nam khảo sát dự án khu nuôi tôm trên cát theo công nghệ sạch tại xã Kỳ Phương.
Ngày 10.4, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ký văn bản số 1390 đồng ý cho điều chỉnh cục bộ quy hoạch sử dụng đất Khu kinh tế Vũng Áng khoảng 40ha tại thôn Ba Đồng, từ đất cây xanh sinh thái tự nhiên sang đất nuôi trồng thủy sản cho Cty TNHH Grobest Việt Nam. Ngày 9.5, BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh có công văn số 428 giới thiệu địa điểm thực hiện dự án nuôi tôm trên cát cho Cty Grobest Việt Nam. Đó là nguyên nhân khiến rừng phi lao bị chặt phá.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT) - Sở TNMT Hà Tĩnh - ông Phạm Văn Bình - cho biết, ngày 6.8, đoàn công tác do Cảnh sát môi trường - CA tỉnh chủ trì cùng với Chi cục BVMT, Phòng TNMT huyện Kỳ Anh đã vào thôn Ba Đồng kiểm tra và xác định vùng đất của dự án nuôi tôm cách mặt nước biển khoảng 200m.
Dự án đang thi công san ủi, đào hồ nuôi tôm, phía nam của trụ sở văn phòng có khoảng 10m3 gỗ cây phi lao nằm rải trên diện tích khoảng 200m2, đường kính khúc to nhất khoảng 55cm. Đoàn đã yêu cầu ông Thành - cán bộ đại diện của Cty Grobest cung cấp hồ sơ thủ tục, nhưng ông Thành không cung cấp được văn bản nào.
Ông Thành cho biết, mọi thủ tục về thuê đất, thủ tục về công tác bảo vệ môi trường... văn phòng đại diện tại Hà Tĩnh không lưu giữ. Theo ông Bình, phía Cty Grobest chưa có đánh giá tác động môi trường. "Rõ ràng Cty đã sai về nguyên tắc, vì chưa được phép mà đã chặt phá rừng. Như thế là sai hoàn toàn rồi" - ông Bình nói.
Ngày 8.8, ông Lê Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Thanh tra, pháp chế Chi cục Kiểm lâm (KL) Hà Tĩnh - cho biết, ngày 6.6, phát hiện rừng phi lao ở thôn Ba Đồng bị chặt phá, Hạt kiểm lâm (KL) Kỳ Anh đã đến hiện trường kiểm tra thì phía Cty Grobest không xuất trình được thủ tục nào, nên Hạt KL đã đình chỉ việc khai thác rừng phi lao.
Ngày 7.6, hạt kiểm tra hiện trường thì diện tích bị khai thác là 1,57ha, mật độ cây 350 cây/ha, đường kính cây 22 - 35cm, rừng trồng khoảng năm 1970 - 1975. Về thủ tục pháp lý, lúc này phía Cty có xuất trình được một số giấy tờ, nhưng còn thiếu quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ ven biển sang nuôi tôm trên cát; dự án đầu tư trên rừng chuyển đổi mục đích sử dụng; báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Vì vậy, Hạt KL Kỳ Anh yêu cầu Cty phải hoàn thiện thủ tục mới được tiếp tục thi công. Tuy nhiên, những ngày sau đó, đơn vị thi công vẫn không chấp hành, tiếp tục chặt phá rừng phi lao. Đến ngày 1.8, đại diện Chi cục KL Hà Tĩnh vào kiểm tra hiện trường, xác định có khoảng 9ha rừng phi lao thuộc rừng phòng hộ ven biển ở thôn Ba Đồng đã bị chặt phá. Ông Tuấn cũng khẳng định, phía Cty đã sai nghiêm trọng khi chặt phá rừng phòng hộ mà chưa có thủ tục chuyển đổi.
Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh - ông Hán Duy Anh - khẳng định, diện tích rừng phi lao ở thôn Ba Đồng là rừng phòng hộ. "Đến thời điểm này (8.8), phía Cty nuôi tôm chưa gửi một thủ tục nào để xin chuyển đổi rừng phòng hộ ở thôn Ba Đồng sang nuôi tôm trên cát" - ông Anh khẳng định. (còn tiếp)
Theo ông Lê Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Thanh tra, pháp chế Chi cục KL Hà Tĩnh, Nghị định 157 của Chính phủ ngày 11.11.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì phạt tiền từ 30 triệu đồng - 50 triệu đồng đối với hành vi phá rừng phòng hộ từ 2.000m2 – 3.000m2. Nếu phá rừng phòng hộ trên 0,3ha thì hết khung xử phạt hành chính, mà sẽ bị khởi tố.
Liên kết bạn bè
công ty môi trường sacotec
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Link hay
thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
Hot
-
Ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, sự cố vỡ đê phụ diễn ra tại hồ thải đuôi quặng chứ không phải hồ chứa bùn đỏ. Loại nước thải này không bị ...
-
Hơn một tuần nhập viện, bé trai 9 tuổi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đau đầu dữ dội vì nhiễm ký sinh trùng có trong loại ốc ma ăn trước đó...
-
Người dân ở gần một con sông tại Serbajadi, huyện East Aceh, tỉnh Aceh, gần khu bảo tồn rừng sinh thái Leuser trên đảo Sumatra, Indonesia...
-
http://hocmoitruong.com/giao-trinh-cong-nghe-xu-li-nuoc-thai-bang-bien-phap-sinh-hoc-luong-duc-pham/ Giáo trình Công Nghệ Xử Lí Nước Thải ...
-
Sáng 14/9 đã diễn ra hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hoạt động này do một...
-
Con cá cóc sần được cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phát hiện xử lý nước thải ...
-
Ngày 20/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Công an vừa kết hợp với công an địa phương bắt giam bà Đặng Thị Ngợi - Giám đốc C...
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức gây ra, UBND thành phố Hà Nội đã phê...
-
Khói từ nhà máy của Công ty CP kính nổi Chu Lai (Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) khiến người dân trong khu vực phả...
-
Trong công nghiệp sản xuất nước mắm thì nước thải phát sinh từ khâu vệ sinh và lượng nước mắm còn đọng lại trong thiết bị. Thành phần chủ ...