SÓNG WIFI VÀ NHỮNG NGUY HẠI KHÔN LƯỜNG

10:07 PM |
Hằng ngày chúng ta đều làm việc với sóng Wifi nhưng không biết hết những tác hại mà nó có thể gây ra cho sức khỏe.
Chắc hẳn bạn có thói quen bật mạng Wifi cả ngày, vì nó rất thuận tiện cho việc sử dụng điện thoại di động hay máy tính.
Thậm chí ngay cả khi đi ngủ, nhiều người vẫn bật điện thoại đặt cạnh gối, dường như chúng ta đều không thể tách rời Internet một giây phút nào!
Nhưng bạn có biết không? Wifi đã trở thành một "sát thủ vô hình" đe dọa đến sức khỏe chúng ta!


Theo tờ Daily Mail, một nhóm 5 nữ sinh trung học người Đan Mạch đã nảy sinh nghi ngờ rằng những chiếc điện thoại truy cập Internet không dây có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ.

Do đó, họ đã tiến hành một thí nghiệm: Đặt cải xoong và những hạt đậu thuộc một trong 6 loại bổ dưỡng tốt cho máu bên trong 2 căn phòng khác biệt. Một phòng bật Wifi cả ngày, phòng còn lại thì không.


Cây trồng bị chết chỉ trong vòng hai tuần, thủ phạm lại chính là Wifi.

Sau 12 ngày, kết quả là trong căn phòng không có tín hiệu Wifi, hạt đậu đã nảy mầm và tăng trưởng mạnh mẽ, còn tại phòng có tín hiệu Wifi, cải xoong và hạt đậu đều... chết sạch.

Từ đó họ kết luận, bức xạ sóng Wifi chỉ trong vòng gần 2 tuần có thể khiến cho cây chết đi, và vì vậy cũng rất có hại cho các cơ thể sống, trong đó có con người.

Những tác hại khác mà sóng wifi có thể gây ra
Có bao giờ bạn cảm thấy tỉnh táo hay trằn trọc khó ngủ sau một thời gian dài sử dụng Wifi?
Theo một nghiên cứu vào năm 2007 của Cunnington, Junge và Fernando: người sử dụng điện thoại có sóng Wifi thường gặp tình trạng mất ngủ và khó ngủ hơn những người khác.


Nhiều bậc phụ huynh cũng xác nhận rằng con cái họ thường khó ngủ nếu ngày hôm ấy sử dụng nhiều các thiết bị có sóng Wifi.

Gây căng thẳng

Một nghiên cứu khác của hai nhà khoa học Havas M. và Marrongelle J cho thấy sóng Wifi khiến cho nhịp tim của những người tham gia nghiên cứu đập nhanh hơn bình thường, gần với nhịp tim của một người gặp căng thẳng, stress.
Hai nhà khoa học cho lời khuyên rằng những ai vốn bị trầm cảm hoặc stress lâu ngày cần tránh làm việc với sóng Wifi.
Giảm chất lượng tinh trùng
Nam giới đừng vội mừng khi biết sóng Wifi không ảnh hưởng tới hoạt động não của mình, vì nó sẽ ảnh hưởng tới một điều khác còn đáng sợ hơn: chất lượng tinh trùng.
Theo nghiên cứu vào năm 2013 đăng trên tạp chí khoa học Pediatric Urology, sóng Wifi ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của tinh trùng cũng như các tế bào DNA. Nghiên cứu trên người và động vật đều cho những kết quả tương tự nhau.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

THIẾT BỊ MỚI - THIẾT BỊ LỌC NƯỚC NGỌT NHỜ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

8:53 PM |
Nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, diện tích xâm nhập mặn ngày càng nhiều kèm theo hạn hán và nhiều vấn đề khác nữa dẫn đến nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm, đặc biệt là nguồn nước ngọt còn khang hiếm hơn nữa. Vì thế mà các thiết bị lọc nước ra đời ngày càng và càng tân tiến hiện đại.
Vừa qua thiết bị biến nguồn nước ô nhiễm, nước mặn thành nước tinh khiết bằng năng lượng mặt trời được một nhóm nghiên cứu người anh chế tạo thành công và đã được bán trên thị trường với giá rẻ bất ngờ.
Cấu tạo của thiết bị bao gồm: một mặt phẳng nghiêng được bao bọc bởi 1 lớp các tế bào quang năng, đặc biệt phần dưới là các bánh xe địa hình giúp dễ dàng di chuyển và cơ động nhiều hơn.
Thiết bị tạo nước ngọt này được đánh giá cao và được thị trường ưa chuộng bởi nó có hiệu quả hơn các cách khử mặn truyền thống mà từ xưa nay giới môi trường thường áp dụng như thẩm thấu ngược qua màng lọc...Không những thế điều đặc biệt đáng nói ở thiết bị này là tự cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động mà không cần tốn hao thêm bất kì nguồn nhiên liệu nào.



Theo Anh William Janssen, người sáng lập công ty Desolenator  cho biết, thiết bị lọc này làm việc vô cùng hiệu quả nó có khả năng cung cấp nước sạch cho 1 tỷ người ở những vùng thiếu nước sạch

Và anh cũng cho biết: “Chúng tôi dự đoán rằng sản phẩm công nghệ mới này thích hợp với bất kỳ quốc gia trên thế giới đang khan hiếm nguồn nước sạch như Somali, Peru, Chile, Philppines hay nhiều quốc gia ở Trung Đông”.

Read more…

NGẮM THẮNG CẢNH SIỆU ĐẸP TỪ TRÊN CAO

9:35 PM |
Với ý tưởng độc đáo, một nhóm nhiếp ảnh gia đã đem đến cho người xem những hình ảnh thắng cảnh mới mẻ, khác lạ và đẹp đến "nín thở" được chụp từ trên cao trong khuôn hình rộng, điều mà trước đây chúng ta chỉ có thể tận mắt chiêm ngưỡng khi đi trên máy bay.


Sự hùng vĩ của Thác Thiên thần tại Venezuela- thác nước cao nhất thế giới với độ cao từ đỉnh thác xuống chân thác là 979 m.



Thơ mộng với cầu vồng bắc ngang qua thác Victoria ở Zambia.



Thác Iguasu tuyệt đẹp tại Argentina.



Bức ảnh hoàn hảo về đỉnh núi Everest, nóc nhà thế giới. 


Núi lửa Plosky Tolbachik tại Kamchatka, Nga "nổi giận" phun trào nhan thạch.


Rạn san hô ở Australia nổi bật với màu ngọc lam.


Vịnh Hạ Long của Việt Nam, nơi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.


Các tảng băng rải tác tại Iceland.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

MƯA SẮT TẤN CÔNG TRÁI ĐẤT

1:23 PM |
Sắt đã xâm nhập vào lớp manti dày 3.200km ở lõi Trái đất cách đây hơn 4 tỉ năm như thế nào là một câu hỏi hóc búa đối với giới khoa học. Hầu hết các chuyên gia cho rằng, đó là do các va chạm với thiên thạch. Tuy nhiên, một giả thuyết mới lại đưa ra đáp án khác: mưa sắt.
Hình mô phỏng sắt từ thiên thạch đã biến thành dạng hơi khi va chạm với Trái đất. Ảnh: NASA

Bằng cách tái phân tích điểm bốc hơi của sắt, một nghiên cứu đã xác định rằng, các điều kiện trên Trái đất thuở sơ khai có thể đã khiến sắt rơi như mưa xuống bề mặt hành tinh chúng ta.

Nghiên cứu được tiến hành với máy Z ở phòng thí nghiệm quốc gia Sandia tại Albuquerque, bang New Mexico, Mỹ. Máy Z hiện là thiết bị sản sinh xung năng lượng điện mạnh nhất trên thế giới.

Thông qua nghiên cứu áp suất sóng xung cần thiết để làm bay hơi sắt, các chuyên gia phát hiện giá trị nhỏ hơn 40% so với suy nghĩ trước đây.

Các nhà vật lý thiên văn nói, áp suất thấp hơn này - 507 gigapascal (GPa) so với con số phỏng đoán 887 GPa - dễ dàng đạt được trong các giai đoạn sau của quá trình hình thành Trái đất.

"Vì các nhà khoa học hành tinh luôn cho rằng rất khó làm bay hơn sắt, nên họ chưa bao giờ nghĩ đến việc bay hơi như một quá trình quan trọng trong sự hình thành Trái đất và lõi của nó. Dẫu vậy, qua các thí nghiệm, chúng tôi đã cho thấy rất dễ để tác động làm bay hơi sắt", tiến sĩ Rick Kraus, trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.

Mọi việc có thể xảy ra như sau: một thỏi sắt, sau khi va chạm với Trái đất vì là thành phần của thiên thạch, phân rã thành hơi sắt do lực va chạm. Hành tinh của chúng ta được cho là đã liên tục bị các thiên thạch tấn công trong giai đoạn cách đây từ 4,1 - 3,8 tỉ năm.

Các đám mây hơi sắt tiếp đó hình thành phía trên bề mặt Trái đất, rốt cuộc sẽ trút xuống như mưa và trộn lẫn vào lớp manti (lớp giữa vỏ và lõi Trái đất), vốn nóng chảy vào thời điểm đó.

Trong những giả thuyết trước đây, các tác giả từng đề xuất rằng, sắt có nguồn gốc từ các cuộc va chạm giữa Trái đất và các thiên thạch có đường kính từ vài mét đến hàng trăm kilômét. Quá trình này có thể xảy ra vào các giai đoạn hình thành cuối cùng của Trái đất, cách đây hơn 4 tỉ năm, với sắt được bắn như đạn vào lớp manti.

Tuy nhiên, nếu các giả thuyết trên là đúng, khi đó Mặt trăng cũng phải có lượng sắt tương tự ở lớp manti của nó, do thiên thể này cũng trải qua quá trình bị thiên thạch "oanh kích" tương tự. Dẫu vậy, điều đó không xảy ra trong thực tế. Đây là lí do khiến các nhà khoa học Mỹ đi đến các kết luận mới của họ.

Nhóm nghiên cứu mới cũng giải thích thêm rằng, lực hấp dẫn của Mặt trăng đã quá yếu, không thể hút giữ được nhiều hơi sắt trút xuống như mưa giống Trái đất. Và điều này là lí do khiến lớp manti của Mặt trăng ít có sắt nằm rải rác hơn so với lớp manti của hành tinh chúng ta.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH SẼ LÀM CÁC LOÀI CHIM TRÊN TRÁI ĐẤT TUYỆT CHỦNG

10:09 PM |
Tình trạng nóng lên của khí hậu Trái Đất, nếu không được kiểm soát, có thể đẩy 72% số loài chim trên hành tinh tới bờ vực của sự tuyệt chủng, Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) cảnh báo.
Chim di cư rất nhạy cảm với những thay đổi khí hậu. Ngay tại thời điểm hiện nay, tình trạng nóng lên của Trái Đất đang gây nên những tác động xấu đối với cuộc sống của nhiều loài, kể cả chim cánh cụt và chim hút mật. Đây là kết luận của WWF trong hội thảo bàn về thay đổi khí hậu tại Kenya vào ngày 13/11.

“Sự biến mất của nhiều loài chim cho thấy hiệu ứng nhà kính đã gây ra một chuỗi tác động đối với các hệ sinh thái trên phạm vi toàn cầu. Tình trạng thay đổi khí hậu cũng tác động tới hành vi của chim di cư. Bằng chứng là một số loài chim di cư đã không còn bản năng thay đổi nơi sinh sống nữa”, báo cáo viết.

Trong tương lai, WWF khẳng định, nếu hiệu ứng nhà kính vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ như hiện nay thì khoảng 72% số loài chim sẽ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, nguy cơ tuyệt chủng của chim có thể được ngăn chặn nếu con người thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, chẳng hạn như cắt giảm lượng khí thải công nghiệp.

Số lượng nhiều loài chim di cư đang giảm đi ở châu Âu và Mỹ khi nguồn thức ăn cho chúng biến mất bởi tình trạng nóng lên của khí hậu. Tại nhiều nơi, chẳng hạn như phía bắc vịnh Hudson của Canada, muỗi đang sinh sôi nảy nở rất nhanh và đã đạt tới mức kỷ lục về số lượng vào mùa xuân năm nay. Thế nhưng nhiều loài chim biển ở những nơi này không hề thay đổi hành vi để thích nghi với điều kiện mới. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Hà Lan, nơi 90% số lượng cá thể ở một số loài chim đã biến mất trong 2 thập kỷ qua.

Nếu nhiệt độ khí hậu tiếp tục tăng, những vùng đất ẩm ướt ở bờ biển Địa Trung Hải – nơi sinh sống của đa số loài chim di cư trên hành tinh – sẽ trở nên khô hạn vào năm 2080. Ngoài ra, sự tăng lên của nhiệt độ cũng sẽ hủy diệt nhiều điểm đến khác của chim di cư, khiến chúng có ít lựa chọn hơn.

“Những loài chim sống ở đảo và núi sẽ chẳng có chỗ nào để tránh rét. Chẳng hạn, loài đại bàng sống trong các khu bảo tồn ở Tây Ban Nha sẽ không còn nơi sinh sống trong vài năm nữa”, báo cáo viết.
Read more…

CHẶN NHẬP LẬU GIA SÚC ĐỂ NGĂN DỊCH BỆNH

8:52 AM |
Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương đã xuất hiện một số ổ dịch lở mồm long móng gia súc tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguyên nhân phát sinh các ổ dịch chủ yếu là do nhập lậu lợn nái loại thải qua biên giới đã bị mắc bệnh lở mồm long móng hoặc vận chuyển gia súc từ vùng có ổ dịch lở mồm long móng cũ ở trong nước.

                    
Tiêu hủy lợn bị mắc bệnh lở mồm long móng ở Hà Giang. (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã ban hành Công điện khẩn số 2144/CĐ-BNN-TY về việc phòng chống dịch lở mồm long móng và ngăn chặn việc nhập lậu gia súc qua biên giới.

Nội dung Công điện nêu rõ, các địa phương khu vực biên giới tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng tại địa phương (biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường, thanh tra giao thông) phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y trên địa bàn triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa triệt để các hoạt động nhập lậu động vật, sản phẩm động vật.

Cùng với đó, các đơn vị cơ sở cần tổ chức tuyên truyền, vận động cư dân biên giới không mua động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, đặc biệt là không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới.

Mặt khác, các địa phương cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật theo quy định đồng thời có biện pháp xử lý tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật nhập lậu trái phép qua biên giới theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nêu rõ, việc tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng cho đàn gia súc tại một số địa phương chưa được đảm bảo do tập quán nuôi thả rông gia súc của người dân; việc người dân tự mua bán, giết mổ gia súc để tiêu thụ hoặc làm quà tặng trong dịp Tết Ất Mùi và các lễ hội đầu năm là khá phổ biến, tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát tán. Ngoài ra, thời tiết lạnh kết hợp với mưa phùn, độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và lây lan.

“Trước diễn biến phức tạp của dịch lở mồm long móng tại một địa phương trong nước và một số nước, nhiều tồn tại nêu trên chưa được khắc phục triệt để, do vậy nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xâm nhập, phát tán và lây lan là rất cao…” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát kết quả tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng trên địa bàn, đặc biệt là địa bàn đang có ổ dịch lở mồm long móng, nơi có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao; khẩn trương tổ chức tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng đợt 1/2015 và tiêm phòng bổ sung, không để dịch lở mồm long móng phát sinh hoặc lây lan./.
Read more…

BỆNH VIỆN TRÁNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÌ TỐN KÉM

6:01 PM |

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội nhiều bệnh viện tuy đã có hệ thống xử lý nước thải, song vẫn lơ là trong việc vận hành xử lý vì cho rằng chi phí đầu tư vận hành tốn kém nên đã xả nước thải ra môi trường gây ô nhiễm ở các khu vực xung quanh.






Theo thống kê mới nhất của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 1/19 bệnh viện tuyến Trung ương và 4/41 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chưa có hệ thống xử lý nước thải.




Tuy nhiên, theo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hà Nội, ngay cả những bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải thì hầu hết nước thải sau khi qua xử lý lại không đạt tiêu chuẩn cho phép. Tại sao các bệnh viện lại chưa đầu tư đúng mức tới việc xử lý nước thải trong thời gian qua?
Read more…

Hot