KINH HOÀNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT "GIẤY ĂN"

9:59 AM |
Phong Khê và Phú Lâm được coi là hai làng tái chế giấy lớn nhất ở miền Bắc, với hơn 95% hộ dân trong làng tham gia sản xuất, 200 doanh nghiệp lớn nhỏ, cung cấp ra thị trường mỗi năm ước đạt 300.000 tấn giấy. Thế nhưng “công nghệ” sản xuất ở đây hết sức độc hại.

  
Cơ sở tái chế giấy - Ảnh minh họa

Làng Phong Khê thuộc P.Phong Khê, TP.Bắc Ninh còn làng Phú Lâm thuộc xã Phú Lâm, H.Tiên Du, cũng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Trong vai một người đi nhập giấy ăn về phân phối cho các quán ăn trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi tiếp cận cơ sở của ông Đ. ở làng Phong Khê. Theo lời ông này, cơ sở của ông thuộc loại có tiếng ở làng, bình quân mỗi ngày sản xuất cả chục tấn giấy các loại.

“Cần tới 1,3 tấn giấy thải loại thì mới có thể tái chế được thành 1 tấn giấy ăn thành phẩm. Do vậy, để có đủ nguyên liệu đầu vào và cạnh tranh được với các cơ sở khác trong làng, bạn  hàng cũng như thị trường thu gom giấy thải loại của tôi rải khắp trong Nam ngoài Bắc”, ông Đ. khoe.

Tiết lộ của người thu mua đồng nát

“Các anh đừng có tưởng giấy ở quán ăn, sau khi khách lau chùi, bám bẩn đen sì, ném dưới nền nhà là vứt đi đâu nhé. Chính loại giấy này dân Phong Khê và Phú Lâm mới kết, bởi vì bản thân chúng đã trắng sẵn rồi, quá trình tái chế đỡ tốn công, cũng như mất ít hóa chất hơn”, bà Trần Ngọc Hoa (42 tuổi, ngụ tại thị trấn Chờ, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, chủ một cơ sở chuyên thu mua đồng nát, tiết lộ.

Theo bà Hoa, thường thì những quán nhậu, cửa hàng ăn… cho không cánh đồng nát số giấy đã lau chùi. Tuy nhiên, sau khi thu gom, chúng sẽ được đem bán lại cho cơ sở của bà với giá 1.000 – 1.500 đồng/kg. Mỗi ngày có hàng chục lượt xe thồ, xe ba gác chở giấy thải đổ hành cho cơ sở bà Hoa, trước khi chúng được gom thành kiện đưa tới các lò tái chế ở Phong Khê và Phúc Lâm.

“Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại theo vòng tuần hoàn đi vào cơ thể người và gây ra các triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, chảy nước và ngứa trên da. Còn khi tiếp xúc lâu thì có thể mắc các loại bệnh về hô hấp, bệnh về da và mắt”. (PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh)

Ông N., chủ một doanh nghiệp tái chế giấy lớn nhất nhì làng Phúc Lâm, cũng thừa nhận giấy ăn “made in Phúc Lâm” đều được tái chế từ nguồn giấy phế phẩm. Điều này khác hoàn toàn với loại giấy ăn sử dụng nguyên liệu từ các nguồn gỗ, tre, trúc.

Không chỉ lò của gia đình ông N., mà nhiều lò khác ở Phúc Lâm, quá trình tái chế giấy ăn cũng bỏ qua các bước nhằm tách tạp chất, bụi bẩn, khử hóa chất. Theo các chủ cơ sở, thực tế này bắt nguồn từ việc thiếu máy móc và để giảm chi phí trong sản xuất. Chính vì vậy, lò chứa bột giấy thải bao giờ cũng lẫn rất nhiều mực in, phẩm màu, tạp chất. Tuy nhiên, dù bột giấy có đen, hoặc phẩm màu đỏ quạch như cua gạch, tạp chất nhiều như mùn cưa… khi hòa thứ hóa chất hỗn hợp gồm xút, javen, bột giấy thải loại bỗng trắng phau. Và giấy ăn ra đời từ đây.

Quy trình sản xuất giấy cho phép việc sử dụng xút và javen.Tuy nhiên, nếu sản xuất từ nguyên liệu sạch như tre, nứa, gỗ và bột bả mía thì chỉ cần sử dụng một lượng rất nhỏ hóa chất javen và xút là ổn.Trong khi đó, ở Phong Khê và Phúc Lâm, loại hóa chất này đã bị các cơ sở tái chế giấy lạm dụng quá mức.

Chủ một lò tên Hoàng ở Phong Khê phân tích: “Bình thường 1 tấn giấy phế phẩm trắng cũng phải mất 9kg hóa chất xút và 35 lít javen. Còn giấy viết, sách, giấy photo tài liệu… phải tốn 10 kg xút và 40 lít javen. Ở đây chẳng ai là không biết xút và javen độc hại với sức khỏe con người. Nhưng đã tái chế giấy thải thì bắt buộc phải dùng, giấy càng đen, càng bẩn, lượng xút và javen càng nhiều.

Vòng tuần hoàn của hóa chất cực độc

kinh hoang giay chui mieng hinh anh 3
 Bột giấy thải được ngâm trong bể chứa hóa chất xút và Javen

Trao đổi với PV, PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh, công tác tại Viện Công Nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) cảnh báo: Việc lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. “Lượng hóa chất tồn dư độc hại này còn được xả thẳng ra môi trường, khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm độc. Nguồn nước này lại tiếp tục được sử dụng trong quá trình tái chế giấy, khiến trong giấy ăn, giấy vệ sinh lẫn thêm nhiều chất độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại theo vòng tuần hoàn đi vào cơ thể người và gây ra các triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, chảy nước và ngứa trên da. Còn khi tiếp xúc lâu thì có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt”, TS Thịnh nói.
Theo PGS-TS Lê Văn Cát – Trưởng phòng Hóa môi trường thuộc Viện Hóa học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN), việc sử dụng quá nhiều hóa chất và nguồn nước ô nhiễm khiến quá trình sản xuất giấy sẽ sinh ra chất hữu cơ clo trong không khí và sản phẩm. Điều này rất nguy hại vì chất hữu cơ clo chính là chất gây ung thư.

Ông Nguyễn Văn Bảy, nguyên trưởng xóm Hạ Giang (xã Phú Lâm) – người từng có hơn 9 năm mang đơn đi kiện các cơ sở, doanh nghiệp tái chế giấy do có hành vi xả thải khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng, bức xúc kể:“Nước thải từ lò giấy thấm ra tới đâu, lúa và hoa màu héo úa tới đó. Cả chục ki lô mét của sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa bàn huyện Yên Phong, Tiên Du và TP.Bắc Ninh giờ đã thành sông chết, không cá tôm nào có thể sống nổi”.

Theo chân ông Bảy đến bờ sông Ngũ Huyện Khê, chúng tôi cũng đã chứng kiến những miệng cống lớn được đấu nối với lò giấy để xả thẳng dòng nước thải nồng nặc hóa chất ra sông.
Bác Hoàng Đắc San – Trạm trưởng Trạm y tế P.Phú Lâm, cho biết: “Người dân làng nghề mắc các bệnh liên quan về đường hô hấp, bệnh ngoài da không đếm nổi. Số ca tử vong vì ung thư năm sau luôn tăng hơn năm trước. Từ năm 2012 – 2014, số ca tử vong do ung thư từ 10 -12 người”.

Môi trường “luôn ở mức nghiêm trọng”

Trong báo cáo “Đánh giá hiện trạng môi trường” của SởTài nguyên – Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã nêu: Những điểm lấy mẫu ô nhiễm đều thể hiện có các thông số COD, BODs, TTS, Fe, amoni vượt quy chuẩn V.N từ 5 lần trở lên.
Ông Lê Văn Tấn – Phó chủ tịch P.Phong Khê (TP.Bắc Ninh) cũng thừa nhận, môi trường Phong Khê trong nhiều năm qua luôn ở mức nghiêm trọng. Cơ quan chức năng đã thành lập tổ công tác liên ngành, bao gồm cả lực lượng công an tỉnh và công an TP nhằm kiểm soát hoạt động vận chuyển chất thải. Tuy nhiên, dù tổ chức công tác liên ngành này có lập chốt, kiểm soát thì trên thực tế, chúng tôi vẫn phát hiện các cơ sở ngang nhiên đốt lò, phả khói đen sì ngay giữa khu dân cư, nước thải lẫn hóa chất độc hại vẫn xả thẳng ra môi trường.

Để làm rõ trách nhiệm của cơ quan liên quan, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ làm việc với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Bắc Ninh) nhưng chỉ nhận được câu trả lời từ trực ban là lãnh đạo đi vắng.

Người chùi miệng hít vi khuẩn độc

Theo PGS-TS Lê Văn Cát, trong quá trình tái chế giấy thải loại lại lạm dụng liều lượng hóa chất, sử dụng nguồn nước ô nhiễm trầm trọng nên phát sinh vi khuẩn khẩn E.coli, chất formaldehyde. Khi hít phải E.coli, formaldehyde với liều lượng lớn và trong thời gian dài sẽ gây tiêu chảy, các bệnh về nhiễm trùng máu, suy thận, hoặc các căn bệnh liên quan tới ung thư. Ngoài ra, người tiêu dùng khi bị nhiễm chất hữu cơ clo sinh ra trong quá trình tái chế giấy cũng có thể bị mắc các loại bệnh về ung thư.
Nguồn: tapchimoitruong.com
Read more…

XÀ THẦN CANH GIỮ RỪNG LIM NGÀN TUỔI

9:51 AM |
Đám lâm tặc ‘hồn xiêu, phách lạc” khi thấy con rắn to bằng thân đứa bé, dài cả chục mét, trên đầu có mào đỏ chót như gà trống đang ngóc đầu, nhe nanh nhìn trừng trừng. 
Chuyện xảy ra chính xác khi nào không ai nhớ nữa, chỉ biết rằng từ đó mấy chục năm qua, không một người dân nào trong vùng dám bén mảng đến khu rừng này đốn chặt cây.

Huyền thoại ly kỳ

Lần theo sự chỉ dẫn của một số cán bộ huyện Tây Trà, chúng tôi tìm đến rừng Nà Trút, thuộc tổ 4, thôn Xanh, xã Trà Trung vào một ngày gần giữa tháng 11.

Nhìn khu rừng rộng hàng trăm ha nằm cách tuyến đường Di Lăng (huyện Sơn Hà)-Trà Trung (huyện Tây Trà), tỉnh Quảng Ngãi, chỉ hơn cây số với dày đặc các loại gỗ quý, như: Lim, chò, sến, táu... nằm san sát nhau đến ngút tầm mắt. Trong số đó có cây gốc to đến 6 người ôm không xuể, giống như “mỡ treo miệng mèo” nhưng vẫn còn gần như nguyên vẹn suốt hàng trăm năm qua, khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.

Theo lời của già làng nơi đây, thì rừng Nà Trút được như vậy là nhờ có xà thần canh giữ. Chuyện kể rằng ngày xưa cả một khu vực Nà Trút là vùng đất khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Vì vậy, nơi đây rất đông đúc và sầm uất chứ không thưa thớt như bây giờ.

Cuộc sống của người dân làng này đang êm ấm, với lúa thóc tràn bồ, lợn gà đầy chuồng, thì bất ngờ một hôm bỗng dưng xuất hiện một con xà thần hung dữ. Không chỉ gia súc, gia cầm mà xà thần còn bắt cả người để ăn thịt, làm ngôi làng tiêu điều hoang vắng, sợ hãi bao trùm.

Không đành lòng rời bỏ nơi bao đời gắn bó như nhiều người khác, 8 gia đình đã lần lập đàn cúng Giàng (cúng trời - người viết) để cầu xin trừ hậu họa. Nghe động lòng, Giàng đã cưỡi mây xuống và dùng phép vun một phần đất của Nà Trút thành một vách núi cao; đồng thời biến nơi đây thành một khu rừng rậm. Trước khi đi, Giàng gọi số gia đình này lại và căn dặn: Phải giữ khu rừng nguyên vẹn để xà thần có chỗ ở, mới không quấy phá.
Cây gỗ lim ở rừng Nà Trút 

Theo lời Giàng dặn, ngày ngày người dân trong làng cắt người đi tuần tra để trông giữ khu rừng này cẩn mật. Nhiều người còn kể: Một lần thấy rừng Nà Trút gỗ quý dày đặc, một nhóm người làng bên nảy lòng tham nên rủ nhau vào đốn chặt.

Khi những nhát rìu đầu tiên vung lên và cắm phập vào gốc cây chò hàng trăm năm tuổi, thì bất ngờ nghe có tiếng thở phì phò sát bên. Theo đó nhóm người dừng tay và quay lại và tất cả ‘hồn xiêu, phách lạc” khi nhìn thấy một con rắn to bằng thân đứa bé, dài cả chục mét, còn trên đầu có mào đỏ chót như gà trống đang ngóc đầu, nhe nanh nhìn trừng trừng. Thế là tất cả quăng, vứt rìu rựa cắm đầu bỏ chạy thục mạng.

Kể từ đó đến nay, không một người dân nào trong vùng dám bén mảng đến khu rừng này đốn chặt cây nữa. Một số khác khẳng định: Xà thần thì chưa biết có thật hay không, thế nhưng đã không ít lần vào rừng đã gặp rắn hổ to bằng bắp chân người.

Không bò trườn dưới đất như thường thấy, con rắn đi như lướt trên ngọn bụi cây. Cứ mỗi lần nó di chuyển đến nơi nào, thì cuốn theo gió làm cây cối nơi đó oằn xuống và ngã rạp, tạo nên âm thanh ào ào như gió lốc. Chưa hết, có người còn bắt gặp mảnh da rắn lột to bằng 2 bàn tay gộp lại.

Những “thần rừng” thời hiện đại

Truyền thuyết về “xà thần” hay rắn hổ lướt như bay trên ngọn cây... có thật không thì chưa rõ, thế nhưng một sự thật mà không ai có thể phủ nhận, đó là suốt từ hàng trăm năm qua khu rừng này luôn được canh giữ bởi những thế hệ của người dân sinh sống ở Nà Trút này.

Trong ngôi nhà đơn sơ nằm ngay lối mòn nhỏ dẫn vào khu rừng, già Hồ Văn Ba (74 tuổi), người được ví là “mắt thần” canh cửa cho “mỏ vàng xanh” này, chậm rãi: Việc giữ rừng Nà Trút thì thời tao tóc còn để chỏm đã có rồi. Và nó trở thành chuyện đương nhiên như thể “con người muốn sống phải ăn” của người dân ở làng này vậy.

Hồi còn giặc Mỹ, có lần thấy máy bay vòng quanh, sợ nó phun lửa, bỏ chất độc để phá khu rừng này nên tao đã lấy súng bắn đuổi. Già Ba (70 tuổi), nhớ lại.

Gần cả cuộc đời gắn bố với rừng Nà Trút, đến nay tuy tuổi đã cao nên cái chân của già Ba không còn đủ sức để ngày nào cũng vào rừng kiểm tra nữa. Thế nhưng dù ngày, hay đêm thì sự xâm nhập và những tiếng động khác lạ nào phát ra từ khu rừng này, gần như cũng không lọt qua được ánh mắt, đôi tai của già Ba.

Bọn chúng (lâm tặc) chỉ muốn chặt cây lớn mới bán được nhiều tiền. Nhưng cây lớn cứng lắm phải dùng cưa máy, tiếng kêu rất to; xung quanh rừng Trút dốc cao và chỉ có một con đường ra duy nhất là đi qua làng nên biết liền, già Ba giảng giải.
Một góc ngôi làng của người dân ở tổ 4 ở cạnh bìa rừng 

Và nhiệt huyết giữ rừng của già Ba ngày nào giờ truyền sang cho con cháu không chỉ trong làng này, mà cả những vùng lân cận. Nhà cách đây gần 4 cây số, thế nhưng mỗi khi rảnh rỗi thì anh Hồ Văn Hùng (25 tuổi), ở thôn Vàng, cùng xã lại đi xe đến cùng với mọi người ở tổ 4 đi tuần tra rừng.

Nói về lý do “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” của mình, anh Hùng giải thích: Già Ba đã dạy phải giữ rừng để con thú có chỗ ở không phải bỏ đi nơi khác; con chim có cây để đậu, làm tổ. Và mùa khô, con suối sẽ không bị cạn để người trong làng lấy nước về dùng.

Dù đang giữ cả một “kho” gỗ quý, lên đến hàng ngàn cây thế nhưng 100% ngôi nhà của người dân ở thôn 4 đều làm bằng các loại gỗ tạp. Nếu tao đốn làm nhà được, thì người khác cũng sẽ làm theo. Vậy thì rừng sẽ mất đi nhiều cây - già Ba bày tỏ.

Bao năm nay, cuộc sống của 8 hộ, khoảng 40 khẩu của tổ 4, khó khăn và thiếu thốn trăm bề thế nhưng cũng chưa bao giờ có người dân nào đốn hạ cây trong khu rừng này để bán. Theo lời của nhiều chủ gỗ khét tiếng ở Quảng Ngãi, thì với mỗi cây gỗ lim có đường kính như nói trên, thì hiện thị trường cũng có giá cả tỷ đồng.

Trao đổi với báo Dòng Đời, ông Nguyễn Phúc Ánh, cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Trà, chủ rừng Nà Trút, cho biết: Rừng Nà Trút có diện tích ước khoảng 150ha, nằm trong Tiểu khu rừng phòng hộ 104, thuộc xã Trà Trung. Đây là một trong những khu rừng nguyên sinh khá hiếm hoi nằm gần khu vực dân cư nhưng được giữ gìn gần như nguyên vẹn.

Ngoài các loại cây gỗ quý như táu, sến... thì nhiều nhất là lim xanh, lim xẹt... với tuổi đời nhiều cây lên đến 300-500 năm tuổi. Và trong số gần 700ha rừng phòng hộ của Tiểu khu 104, mà đơn vị đã hợp đồng giao cho người dân thôn Xanh của xã này quản lý, thì khu vực tổ 4 được đánh giá là ổn định nhất. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, số trường hợp xâm nhập trái phép để đốn chặt gỗ tại Nà Trút tính chưa hết “bàn tay xòe”, ông Ánh khẳng định.

Với công gắn bó, trông giữ từ nhiều thế hệ đối với khu rừng này, nếu có nhu cầu sử dụng một vài cây cho gia đình, thì cơ quan chức năng có thể hoàn toàn linh động giải quyết. Thế nhưng chưa bao giờ những hộ gia đình tổ 4 kiến nghị về việc này - ông Ánh bày tỏ.

Chỉ vì cái lợi trước mắt mà thời gian qua không biết bao nhiêu cánh rừng ở Quảng Ngãi và nhiều tỉnh thành khác trong nước đã bị triệt hạ để lấy gỗ bán, lấy đất sản xuất; thì người dân ở tổ 4 không quản ngày đêm để bảo vệ và trông giữ khu rừng Nà Trút gần như nguyên vẹn. Với việc làm đó, không có gì là quá khi ví von rằng họ như những “thần rừng” ở thời hiện đại.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more…

Ô NHIỄM SÔNG PHÚ LỘC PHẢI XỬ LÝ DỨT ĐIỂM

9:25 AM |
Ngày 2-12, đồng chí Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan đã có chuyến đi thị sát và làm việc với Trạm xử lý nước thải Phú Lộc, thuộc Cty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng.

Đồng chí Trần Thọ kiểm tra thực tế hệ thống xử lý nước thải. Ảnh: Phương Kiếm

Đồng chí Trần Thọ cho rằng, tình trạng ô nhiễm môi trường sông Phú Lộc đã tồn tại 9-10 năm nay và đã trở thành “điểm đen” của TP Đà Nẵng, sau Âu thuyền Thọ Quang.

Ông Mai Mã, Giám đốc Cty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng cho biết, hiện nay, hệ thống thoát nước Trạm XLNT Phú Lộc quản lý trên 324,5km. Năm 2014, Trạm XLNT Phú Lộc tiếp nhận vận hành thêm các tuyến thu gom nước thải như: Tuyến Yên Khê 1&2, tuyến KDC Trung Nghĩa và tuyến dọc kênh Hòa Minh; nâng tổng lượng nước thải thu gom và xử lý lên khoảng 10,9 triệu m3 nước thải (theo công suất bình quân 30.500m3/ngày đêm), nhưng thực tế công suất xử lý hiện tại đã lên đến 35.000m3/ngày đêm. Toàn bộ nước thải sinh hoạt khu vực của thành phố theo các trạm bơm tự động bơm về trạm xử lý, trước khi phân phối vào 2 bể sinh học yếm khí, nước thải sẽ đi qua bể lắng cát và vào ngăn phối để phân phối đầu vào 2 bể yếm khí. Ông Mã cho rằng, công nghệ xử lý của trạm hiện rất đơn giản, chủ yếu xử lý bậc 1 bằng công nghệ yếm khí sau bơm và xử lý trong bể yếm khí. Nước sau khi xử lý được kết nối với tuyến ống D630 và đưa ra nguồn tiếp nhận ở biển tại cửa sông Phú Lộc, cách mép tường chắn sóng khoảng 50m. Vấn đề ô nhiễm mùi hôi vẫn diễn ra khi thủy triều xuống và kéo dài khoảng 3 tháng/năm.

Đồng chí Trần Thọ nghe thuyết trình việc xả nước thải ra sông Phú Lộc
gây ô nhiễm môi trường.

Dành nhiều thời gian nghe lãnh đạo các ngành liên quan trình bày các phương án xử lý ô nhiễm môi trường sông Phú Lộc, đưa ra những ý kiến chỉ đạo giải quyết vấn đề một cách rốt ráo nhất, đồng chí Trần Thọ nhấn mạnh: Ô nhiễm môi trường sông Phú Lộc dứt khoát phải được giải quyết, bởi đây là 1/10 công trình trọng điểm của năm 2015 đã được Thành ủy đưa vào Nghị quyết. Do vậy, cần phải đầu tư nhân lực, vật lực, tập trung chỉ đạo làm một cách quyết liệt để đảm bảo không còn mùi hôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cũng như môi trường du lịch. Đặc biệt, đồng chí lưu ý, công trình không thể làm chắp vá theo kiểu giải pháp tình thế, để “hôi vẫn hoàn hôi” là không được. Trên cơ sở đề xuất của lãnh đạo các sở ngành liên quan, về cơ bản, đồng chí Trần Thọ đồng ý lựa chọn phương án 2 để nghiên cứu đầu tư trên cơ sở sử dụng diện tích 1,5 ha đất vùng đệm bên cạnh Trạm XLNT Phú Lộc để đầu tư, cải tạo xây dựng trạm XLNT có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả lâu dài với tổng vốn đầu tư vào khoảng 200 tỷ đồng là hết sức cần thiết và cấp bách.

Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Trần Thọ chỉ đạo: “Cần lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp nhưng tốt nhất là mạnh dạn dùng ngân sách của địa phương trên cơ sở cắt, giảm những chi tiêu chưa cần thiết để dồn nguồn lực cho công trình xử lý ô nhiễm môi trường sông Phú Lộc. Sắp đến, HĐND TP họp xong, ra Nghị quyết là xốc vào làm ngay. Trước mắt có thể ứng vốn để công trình có thể hoàn thành sau một năm”.

CAND
Read more…

ĐỀ NGHỊ XỬ PHẠT VÀ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY TNHH THÉP ĐỒNG TIẾN

9:20 AM |
Đoàn thanh tra Tổng Cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường do ông Lương Duy Thanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty TNHH thép Đồng Tiến, ở Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về tình hình hoạt động và công tác bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp.



Tại buổi làm việc, Đoàn thanh tra đã lập biên bản và đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về công tác bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH thép Đồng Tiến với số tiền gần 1 tỷ đồng; đình chỉ hoạt động từ 3 đến 6 tháng để Công ty khắc phục những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường. Qua khảo sát, Đoàn phát hiện nhiều vấn đề sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường của phía doanh nghiệp như: Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định; không đăng ký cấp lại chủ nguồn thải, chất thải nguy hại theo quy định; thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.

Ngoài ra, Công ty còn chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức không có giấy phép quản lý chất thải nguy hại theo quy định; không thu gom triệt để chất thải nguy hại vào khu vực lưu giữ tạm thời theo quy định, để chất thải nguy hại ngoài trời mà chất thải nguy hại đó có thể tràn, đổ, phát tán ra ngoài môi trường; xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần trong trường hợp thải lượng nước từ 5m3/ngày đến dưới 10m3/ngày; không xây lắp, không vận hành công trình xử lý môi trường đã cam kêt trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép quản lý chất thải nguy hại…

Công ty TNHH thép Đồng Tiến hoạt động từ năm 2006, với các sản phẩm thép cán nguội như: tole tráng kẽm, tole mạ màu. Từ năm 2010, Công ty mở rộng thêm chức năng luyện phôi thép, công suất 250.000 tấn/năm. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã nhiều lần xả khói, bụi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như học sinh các trường: Tiểu học Nguyễn Công Trứ - xã Mỹ Xuân và Mầm non Hắc Dịch. Các ngành chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã nhiều lần kiểm tra, lấy mẫu và phát hiện nhiều sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp này.

Gần đây nhất, vào ngày 4/11/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) tiến hành kiểm tra tình trạng xả khói bụi, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường tại nhà máy Thép Đồng Tiến thuộc Công ty TNHH thép Đồng Tiến. Qua kiểm tra thực tế tại kho lưu giữ phế liệu, Đoàn kiểm tra phát hiện có khoảng 500 vỏ thùng phi sắt chứa hóa chất, dung môi, sơn, keo… đã qua sử dụng nhưng chưa được xử lý, làm sạch đã được Công ty ép, dập để chuẩn bị đưa vào lò luyện.
Nguồn: tinmoitruong.com
Read more…

BẮT QUẢ TANG QUANG MINH XẢ NƯỚC THẢI Ô NHIỄM CHƯA QUA XỬ LÝ

9:15 AM |
Trong buổi kiểm tra đột xuất chiều ngày 1/12 vừa qua, cơ quan chức năng đã bắt quả tang Công ty cổ phần dầu thực vật Quang Minh, đang xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Cơ quan chức năng lấy mẫu nước thải chưa qua xử lý để phân tích và căn cứ xử lý vi phạm

Tại thời điểm kiểm tra, Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên đã phát hiện Công ty cổ phần dầu thực vật Quang Minh, tỉnh Hưng Yên đang xả nước thải có màu đen, bọt trắng xóa và bốc mùi hôi thối chảy ra kênh mương thủy lợi của thị trấn Lương Bằng, với lượng nước thải khoảng trên 500 m3/ ngày đêm.

Đáng chú ý, đơn vị này đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải trong quá trình sản xuất, nhưng đã ngụy trang và trốn tránh không xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra ngoài môi trường, với thủ đoạn hệ thống ống ngầm tinh vi.

Trước đó, ngày 29/10 vừa qua, Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường đã thanh tra và phát hiện Công ty có nhiều vi phạm Luật Bảo vệ môi trường như: không thực hiện đúng Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý chất thải không đúng quy định, xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần và yêu cầu công ty đình chỉ hành vi vi phạm.

Hiện Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu nước thải chưa qua xử lý phân tích làm căn cứ để xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Được biết, Công ty cổ phần dầu thực vật Quang Minh hoạt động chiết xuất dầu với công suất 700 tấn/ngày và lưu lượng nước thải cần phải xử lý khoảng 600 m3/ngày đêm.

VTV

Read more…

RAU MUỐNG TƯỚI BẰNG XÁC ĐỘNG VẬT TRÊN ĐẤT Ô NHIỄM ĐƯỢC BÁN KHẮP CHỢ HÀ NỘI

9:03 AM |
Rau muống không cần chăm sóc, ngày ngày "ăn" xác động vật thối rữa, "uống" nước sông ô nhiễm trở nên mập mạp, được người dân thu hoạch bán khắp các chợ tại Hà Nội.

Vào "vựa" rau muống sông

Dọc theo hai bên bờ sông Đáy từ khu vực chân cầu Mai Lĩnh (Hà Đông) cho đến khu vực cầu Ba Thá (Ứng Hòa, Hà Nội) lâu nay được biết đến là một trong những "vựa" cung cấp rau muống sông cho các chợ đầu mối của Hà Nội khi hàng trăm hec-ta mặt nước được người dân tận dụng làm nơi thả trồng các bè rau muống sông.

Theo bà Lê Thị Kim nhà ở khu vực Đồng Mai (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, việc thả trồng rau muống bè trên sông không tốn nhiều vốn và công sức chăm bón nhưng đem lại thu nhập cũng khá ổn định cho một số hộ dân chuyên làm nghề trồng và hái rau muống bè nơi đây.
"Trước tiên chỉ cần căng dây cố định trên mặt nước rồi kết bè, thả rau, sau khoảng 2 - 3 tháng là các bè rau này bắt đầu cho thu hái được rồi", bà Thu cho biết.

Hình ảnh  số 1
Khu vực sông Đáy đoạn gần cầu Mai Lĩnh (Hà Đông, Hà Nội) lâu nay được xem là một trong những "vựa" cung cấp rau muống cho các chợ đầu mối ở Hà Nội.

Rau muống sau khi cắt sẽ được bó thành những bó to, khoảng từ 2,5 - 4kg và được bán buôn với giá 3.000 - 4.000 đồng/kg.

Sau khi mua về, những lái buôn từ các chợ đầu mối chuyên cung cấp về rau và nông sản như chợ Long Biên (Long Biên, Hà Nội), chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội),... sẽ "chẻ" nhỏ những bó rau to như vậy thành năm hoặc bảy mớ rau như bình thường rồi đem bán lại tại các chợ cho người tiêu dùng với giá từ 5.000 - 7.000 đồng/mớ.

“Rau cứ hái xong rồi dồn lại đến tầm cuối giờ chiều là lái buôn đánh xe ô tô xuống tận nơi thu mua nên đầu ra không bao giờ phải nghĩ. Chỉ sợ không có rau mà bán thôi chứ có thì bao nhiêu người ta cũng mua hết", một người trồng rau ở đây cho biết.

Ông Bùi Văn S. một người đã có hơn chục năm làm nghề trồng và hái rau muống bè nơi đây cho biết bình quân mỗi ngày chỉ riêng tại "vựa" rau dọc sông Đáy đoạn qua hai phường Đồng Mai và Biên Giang (Hà Đông, Hà Nội) đã cung cấp vài tấn rau với số lượng vài nghìn mớ rau muống cho người dân thủ đô Hà Nội.

Hình ảnh  số 2

Rau muống được trồng trên nguồn nước đen kịt, bốc mùi

Mặc dù có thể dễ dàng nhận thấy mức độ ô nhiễm của nguồn nước sông khu vực thả trồng các bè rau muống bằng mắt thường như nước sông có màu đen kịt và bốc mùi hôi, hai bên bờ là đủ các loại rác, nước thải được xả trực tiếp xuống sông.

Thậm chí, nhiều bè rau muống có xác động vật, cá chết lâu ngày bốc mùi hôi thối nồng nặc trôi dạt vào và phần lớn những người trồng rau muống bè ở đây vẫn dùng luôn nguồn nước này để tưới nước lên lá, rửa và ngâm rau sau khi thu hái xong.

Nhiều người trồng rau khẳng định rau này vẫn là "rau sạch" bởi theo họ thì dù rau có trồng trên nguồn nước sông bị ô nhiễm nặng như thế thì cũng không ảnh hưởng vì rau muống này chỉ hái phần ngọn, lại không có thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón hóa học nên so với các loại rau trồng trên cạn thông thường thì còn "sạch chán".

Dù miệng nói là "rau sạch" nhưng trên thực tế, hầu hết các hộ dân trồng rau muống sông đều rất ít khi ăn, hoặc chỉ ăn trừ khi nhỡ bữa chính những mớ rau do mình làm ra với lý do rằng "rau này lá to, cọng cứng, lại hơi chát nên ăn không ngon".

Ẩn họa khôn lường

Trao đổi với PV về những tác hại của việc trồng, ngâm, rửa các loại rau, củ quả trên nguồn nước sông ô nhiễm đối với sức khỏe người sử dụng, Tiến sĩ Hoàng Thị Lệ Hằng - Trưởng Bộ môn Bảo quản chế biến (Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương) đánh giá: Khi sử dụng các nguồn nước ô nhiễm để trồng, ngâm hoặc rửa rau muống cũng như các loại nông sản khác thì có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh vật, nhiễm hóa chất độc hại và có tác động rất lớn tới chất lượng sản phẩm.
Theo tiến sĩ Hằng, trong môi trường nước tại các ao hồ, sông suối,... có rất nhiều các loại vi sinh vật có khả năng gây hại khi vào trong cơ thể con người.
Thậm chí, qua quá trình đun nấu, tẩy rửa thì vẫn có thể còn những nha bào, bào tử của các loại vi sinh vật này còn sót lại, gặp môi trường thuận lợi chúng sẽ sinh sản, nảy nở và gây hại tới sức khỏe con người như E.coli, Coliform,....

Đặc biệt, trong nguồn nước tại các ao hồ, sông suối mà người dân thường sử dụng để trồng và ngâm rửa như rau muống và một số loại nông sản khác thường có những hóa chất độc hại, kim loại nặng như chì, cadimi, đồng, asen, thủy ngân... theo nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp thải ra tích tụ lại.

Cùng với đó, các loại thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình gieo trồng, chăm sóc của người dân sẽ thấm theo nguồn nước xuống nên khi sử dụng những loại rau củ quả rửa không sạch sẽ có những tác hại khôn lường như gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, ảnh hưởng đến tim mạch, não, thậm chí gây ung thư đối với người tiêu dùng.

"Ngoài ra, những sản phẩm như rau muống, nông sản khác là những sản phẩm rất dễ bị tổn thương trong quá trình thu hoạch, chế biến nên khi ngâm, rửa bằng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh thì các loại hóa chất độc hại có thể thâm nhập vào các mô tế bào của sản phẩm. Khi đun nấu, sử dụng sẽ gây biến đổi đặc tính sinh lý và chất lượng của sản phẩm và có tác động không tốt tới sức khỏe của con người" – Tiến sĩ Hoàng Thị Lệ Hằng phân tích.

Theo kết quả thống kê, hằng ngày lưu vực sông Nhuệ – Đáy đang phải tiếp nhận khoảng 2,5 triệu mét khối nước thải từ trồng trọt và chăn nuôi, 610 nghìn mét khối nước thải sinh hoạt, 636 nghìn mét khối nước thải công nghiệp…

Trong đó, thành phố Hà Nội chiếm khoảng 61% lượng nước thải; Nam Định chiếm 15%; Ninh Bình chiếm 11%; Hà Nam chiếm 9% và Hòa Bình 4%. Nước thải sinh hoạt hầu hết đều chưa qua xử lý, đổ thẳng vào lưu vực sông.

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy, có diện tích 8657,21km2, trải dài qua 5 tỉnh, thành: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Đây là tuyến tập trung nhiều khu dân cư, khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), khu chế xuất, làng nghề, các trung tâm y tế, bệnh viện và nhiều cơ sở với đủ các loại hình sản xuất.

SNS
Read more…

XI MĂNG HÀ TIÊN TUNG BỤI VÀO KHU DÂN CƯ

5:42 PM |
[-]TP[-]HCM:[-]Xi[-]măng[-]Hà[-]Tiên[-]“tung[-]bụi”[-]vào[-]khu[-]dân[-]cư
Trạm nghiền Phú Hữu của Xi măng Hà Tiên nằm cạnh khu dân cư

Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 64 về kế hoạch xử lý các cơ sở gây  ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. TP HCM có 37 doanh nghiệp nằm trong quyết định này nhưng đến nay, chỉ còn Công ty CP Xi măng Hà Tiên (Xi măng Hà Tiên) chưa di dời.

Kỳ kèo với thành phố

Trạm nghiền Thủ Đức của Xi măng Hà Tiên từng là nỗi kinh hoàng của người dân TP HCM vì ngày đêm “tung bụi” khu vực xa lộ Hà Nội. Khi đó, Xi măng Hà Tiên đang sử dụng công nghệ từ những năm 1960.

Theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2006, Xi măng Hà Tiên phải giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm: cải tiến công nghệ hoặc di dời. Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho biết dù đã đầu tư nâng cấp hệ thống sản xuất, trang bị hệ thống xử lý bụi tĩnh điện, lọc tay áo… nhưng do công nghệ quá lạc hậu, hệ thống xử lý bụi thường xuyên gặp sự cố nên Xi măng Hà Tiên vẫn tiếp tục gây ô nhiễm.

Ngoài ra, theo quy hoạch của TP, dọc trục xa lộ Hà Nội sẽ là các khu thương mại, dịch vụ và dân cư nên vị trí của trạm nghiền Thủ Đức không phù hợp. Từ năm 2010, TP HCM liên tục kiến nghị Bộ Xây dựng, đơn vị chủ quản của Xi măng Hà Tiên, nhanh chóng di dời trạm nghiền này, trả lại mặt bằng để chỉnh trang đô thị. Thế nhưng, Bộ Xây dựng cũng như Xi măng Hà Tiên đều đề nghị được hoạt động đến năm 2018.

Ông Cao Trung Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM, cho biết công ty đã giảm công suất từ 1,5 triệu tấn/năm còn 0,65 triệu tấn/năm, mức độ ô nhiễm cũng giảm nhưng UBND TP vẫn yêu cầu doanh nghiệp này không kéo dài thời gian thêm nữa và đến năm 2016 phải di dời trạm nghiền Thủ Đức.

“Xi măng Hà Tiên cũng đồng ý sẽ đóng cửa trạm nghiền Thủ Đức trong năm 2016 nhưng không di dời đến nơi mới mà sẽ tăng công suất ở các trạm nghiền Phú Hữu (quận 9) và Cam Ranh (Khánh Hòa). Họ nói vậy thôi chứ chưa gửi hồ sơ nên kế hoạch, lộ trình đóng cửa cụ thể thế nào thì vẫn chưa biết” - ông Sơn nói.

Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng

Thông tin Xi măng Hà Tiên nâng công suất trạm nghiền Phú Hữu để đóng cửa trạm nghiền Thủ Đức khiến quận 9 hết sức lo lắng. Ông Ngô Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận 9, đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM và các sở, ngành liên quan cân nhắc vì quanh khu vực trạm nghiền Phú Hữu theo quy hoạch là các khu dân cư dày đặc.

“Dù người dân ở còn thưa nhưng quận tiếp nhận rất nhiều phản ánh về vấn đề ô nhiễm của trạm nghiền Phú Hữu. Giờ công ty còn tính chuyện nâng công suất trong khu dân cư dày đặc như thế, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng” - ông Tuấn cảnh báo.

Trạm nghiền Phú Hữu hoạt động từ năm 2009, công suất 1,2 triệu tấn/năm với nhiều cam kết về công nghệ hiện đại. Thế nhưng, theo bà Phạm Thị Ái (ngụ tổ 3, khu phố Trường Lưu, phường Long Trường, quận 9), từ khi trạm nghiền Phú Hữu hoạt động, nước mưa hứng từ máng xối không dùng được vì đục, có mùi khăm khắm, chỉ trong một ngày là đáy bể đầy cặn đen.

Ông Phạm Văn Lương, tổ trưởng tổ 3, cho biết khu vực này chưa có nước cấp của TP nên các hộ dân chủ yếu lắp đặt máng xối, xây bể chứa nước mưa để dùng. Giờ nguồn nước mưa cũng bị ô nhiễm vì bụi từ trạm nghiền Phú Hữu nên người dân chỉ sử dụng cho sinh hoạt, nước uống phải mua từ các ghe chở ở Đồng Nai sang với giá 60.000-70.000 đồng/m3. “Đưa cục bông gòn vào vòi nước, 5 phút là nó đen sì, đầy bùn sình. Tôi đem mấy cục bông gòn đó lên cho lãnh đạo phường, quận cùng xem, họ cũng lắc đầu” - ông bức xúc.

Vừa qua, UBND TP HCM đã ra quyết định xử phạt Xi măng Hà Tiên 440 triệu đồng vì xả bụi gây ô nhiễm môi trường tại trạm nghiền Phú Hữu. Theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng TP HCM, đến năm 2020, các nhà máy, trạm nghiền, trạm trộn xi măng phải di dời ra khỏi khu dân cư.
Read more…

Hot