Home »
CẦN XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ Ô NHIỄM Ở "LÁ PHỔI" CỦA THỦ ĐÔ
9:22 AM |Hồ Tây - vùng thơ ca, vùng văn hóa với nhiều quần thể danh thắng vào loại bậc nhất Thăng Long – Hà Nội. Cũng ở nơi đây, các di tích, các thắng cảnh đã tạo nên một “con đường di sản” của đất kinh kì với khung cảnh trữ tình, thơ mộng mà mỗi du khách từng tới đây đều cảm thấy nhớ, thấy yêu.
Song, khoảng không gian xanh với diện tích mặt hồ lớn nhất Thủ đô đang chịu những tác động nặng nề từ quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế một cách nhanh chóng những năm qua. Mức độ ô nhiễm của Hồ Tây ngày một gia tăng, chất lượng nước của hồ ngày càng suy giảm. Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ không còn là không gian xanh trong lòng thành phố.
"Lá phổi" của Thủ đô
Hồ Tây được coi là "lá phổi" của thành phố Hà Nội. Hệ sinh thái Hồ Tây có sự đa dạng, đặc thù về động thực vật được coi là điển hình nhất của hệ sinh thái nước ngọt đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu Hà Nội có lượng bức xạ mặt trời dồi dào, tạo điều kiện phát triển cho thực vật thủy sinh và thực vật trên bờ của hồ.
Hồ Tây còn chứa một lượng nước rất lớn, góp phần chống ngập úng cho khu vực phía tây bắc nội thành Hà Nội. Vào mùa khô (các tháng mùa đông) thì hồ lại là nơi chứa nước và xử lý một phần nước thải của thành phố bằng cơ chế tự động làm sạch.
Thế nhưng, hiện nay Hồ Tây đang phải “gồng mình” tiếp nhận nước mưa và nước thải sinh hoạt từ các khu vực xung quanh hồ đổ vào. Việc này tác động lớn đến chức năng tự nhiên như một hồ điều hòa rất giá trị cho môi trường và người dân thành phố.
Theo kết quả điều tra của phó giáo sư – tiến sỹ Lưu Thị Lan Hương, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và nhóm nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và làm suy giảm đa dạng thành phần loài thực vật ở Hồ Tây.
Điển hình là sự phá vỡ và mất nơi cư trú, sự ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, sự gia tăng dân số, sự mở rộng nơi cư trú của con người, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống kinh tế thiếu sự định giá thích hợp cho môi trường. Hà Nội hiện mới chỉ bảo vệ Hồ Tây theo hướng bảo vệ cảnh quan, khai thác hồ chống úng, phát triển du lịch, nuôi cá, chứ chưa áp dụng biện pháp bảo vệ theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.
Những nguy cơ hiện hữu
Theo Ban Quản lý Hồ Tây và số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu trên, có hơn 200 tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động kinh doanh xung quanh Hồ Tây (kể cả trên bờ ven hồ và mặt nước). Các loại hình kinh doanh chủ yếu là ăn uống, giải khát, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở dịch vụ giải trí, tham quan, mua sắm, công viên nước, đua thuyền. Còn có một số doanh nghiệp có tàu du lịch, xuồng, thuyền hoạt động trên hồ.
Tuy nhiên rất ít các cơ sở kinh doanh có giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cũng như các hợp đồng phục vụ vệ sinh môi trường, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt. Thêm vào đó, tình trạng xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng xung quanh hồ không đồng đều và đang có xu hướng biến đổi mạnh mẽ theo các năm. Các hộ sống xung quanh thường xuyên xả nước thải trực tiếp ra hồ.
Cũng điều tra theo hướng này, nhóm nghiên cứu của giáo sư – tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết: Diễn biến các thông số ô nhiễm môi trường nước Hồ Tây thực tế trong 25 năm qua cho thấy, biện pháp xây cống vòng quanh hồ để ngăn chặn và thu gom không cho các nguồn nước thải đổ thẳng vào hồ là biện pháp kỹ thuật có hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước hồ.
Tuy vậy, đối với Hồ Tây hiện còn tồn tại nhiều nguồn thải nước ô nhiễm từ các cửa hàng ăn uống, các khách sạn và các công trình dịch vụ nằm ở khu vực sát bờ hồ. Ở trong khu bán đảo Tây Hồ và ở ngay trên mặt nước hồ, vì chưa được xử lý triệt để nên môi trường nước gần bờ Hồ Tây còn bị ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất ô nhiễm nước gần bờ gấp khoảng 2 lần so với nước ở giữa hồ.
Biện pháp sinh học và vật lý
Các nhà khoa học cho rằng, đối với Hồ Tây cũng như các hồ khác của nội thành Hà Nội, cần phải chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống cống xung quanh hồ để thu gom và ngăn ngừa 100% nước thải, không cho chảy vào hồ. Có như vậy nước các hồ mới nhanh chóng phục hồi thành môi trường nước trong sạch như những năm 60 của thế kỷ trước. Bên cạnh đó, còn cần đến những biện pháp sinh học để bảo tồn đa dạng các loài sinh vật của Hồ Tây.
Thực tế cho thấy, biện pháp xây kè bờ hồ, bờ sông nội thành Hà Nội trong thời gian qua bằng đá hộc dốc thoải 45 độ đã gây ra nhiều bất lợi về môi trường nước mặt Hà Nội so với phương án xây kè bờ theo phương thẳng đứng.
Cụ thể, phương pháp này đã làm giảm đáng kể thể tích chứa nước mưa của hồ, sông; làm giảm khoảng 20 - 30% tiết diện dòng chảy thoát nước mưa của sông; làm giảm khả năng thẩm thấu nước của sông hồ và làm giảm điều kiện môi sinh của các thủy sinh vật, các loài sinh vật đáy và các loài vi khuẩn có khả năng tiêu hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước. Trước thực trạng đó, giáo sư – tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng cho rằng, Hà Nội nên dần dỡ bỏ tất cả các kè bờ bằng đá hộc dốc thoải 45 độ này và thay bằng tường chắn thẳng đứng.
Đề cập đến các biện pháp sinh học để bảo tồn đa dạng sinh học Hồ Tây, phó giáo sư - tiến sỹ Lưu Thị Lan Hương đề nghị sử dụng thực vật thủy sinh cỡ lớn đi liền với kiểm soát chặt chẽ sức sinh sản mạnh của chúng để xử lý ô nhiễm cho hồ, vừa có tác dụng cải tạo chất lượng nước, vừa tạo cảnh quan đẹp. Kết quả thử nghiệm của tiến sỹ Hương cho thấy, bèo tây kết hợp với thủy trúc có khả năng hút kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ rất tốt, đồng thời có thể làm lắng đọng các chất lơ lửng tạo nên độ trong của hồ.
Không gian sinh thái tự nhiên của Hồ Tây sẽ không còn quý hiếm trong lòng đô thị Hà Nội ngàn năm văn hiến nếu tình trạng ô nhiễm tiếp tục. Trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn không gian xanh Hồ Tây không chỉ là công việc của các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương mà còn đòi hỏi ý thức, tinh thần tự giác của người dân, nhất là cộng đồng dân cư ven hồ để có thể gìn giữ một cách tốt nhất “báu vật cảnh quan” đặc biệt này.
Read more…
Hồ Tây lung linh trong đêm, với nhiều cao ốc soi bóng xuống mặt hồ. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
|
Song, khoảng không gian xanh với diện tích mặt hồ lớn nhất Thủ đô đang chịu những tác động nặng nề từ quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế một cách nhanh chóng những năm qua. Mức độ ô nhiễm của Hồ Tây ngày một gia tăng, chất lượng nước của hồ ngày càng suy giảm. Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ không còn là không gian xanh trong lòng thành phố.
"Lá phổi" của Thủ đô
Hồ Tây được coi là "lá phổi" của thành phố Hà Nội. Hệ sinh thái Hồ Tây có sự đa dạng, đặc thù về động thực vật được coi là điển hình nhất của hệ sinh thái nước ngọt đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu Hà Nội có lượng bức xạ mặt trời dồi dào, tạo điều kiện phát triển cho thực vật thủy sinh và thực vật trên bờ của hồ.
Hồ Tây còn chứa một lượng nước rất lớn, góp phần chống ngập úng cho khu vực phía tây bắc nội thành Hà Nội. Vào mùa khô (các tháng mùa đông) thì hồ lại là nơi chứa nước và xử lý một phần nước thải của thành phố bằng cơ chế tự động làm sạch.
Thế nhưng, hiện nay Hồ Tây đang phải “gồng mình” tiếp nhận nước mưa và nước thải sinh hoạt từ các khu vực xung quanh hồ đổ vào. Việc này tác động lớn đến chức năng tự nhiên như một hồ điều hòa rất giá trị cho môi trường và người dân thành phố.
Theo kết quả điều tra của phó giáo sư – tiến sỹ Lưu Thị Lan Hương, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và nhóm nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và làm suy giảm đa dạng thành phần loài thực vật ở Hồ Tây.
Điển hình là sự phá vỡ và mất nơi cư trú, sự ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, sự gia tăng dân số, sự mở rộng nơi cư trú của con người, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống kinh tế thiếu sự định giá thích hợp cho môi trường. Hà Nội hiện mới chỉ bảo vệ Hồ Tây theo hướng bảo vệ cảnh quan, khai thác hồ chống úng, phát triển du lịch, nuôi cá, chứ chưa áp dụng biện pháp bảo vệ theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.
Những nguy cơ hiện hữu
Theo Ban Quản lý Hồ Tây và số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu trên, có hơn 200 tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động kinh doanh xung quanh Hồ Tây (kể cả trên bờ ven hồ và mặt nước). Các loại hình kinh doanh chủ yếu là ăn uống, giải khát, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở dịch vụ giải trí, tham quan, mua sắm, công viên nước, đua thuyền. Còn có một số doanh nghiệp có tàu du lịch, xuồng, thuyền hoạt động trên hồ.
Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây được ngăn cách bởi đường Thanh Niên, mang vẻ đẹp riêng "hồ trong phố" đặc trưng của Thủ đô, được ôm trọn trong không gian kiến trúc của thành phố. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
|
Cũng điều tra theo hướng này, nhóm nghiên cứu của giáo sư – tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết: Diễn biến các thông số ô nhiễm môi trường nước Hồ Tây thực tế trong 25 năm qua cho thấy, biện pháp xây cống vòng quanh hồ để ngăn chặn và thu gom không cho các nguồn nước thải đổ thẳng vào hồ là biện pháp kỹ thuật có hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước hồ.
Tuy vậy, đối với Hồ Tây hiện còn tồn tại nhiều nguồn thải nước ô nhiễm từ các cửa hàng ăn uống, các khách sạn và các công trình dịch vụ nằm ở khu vực sát bờ hồ. Ở trong khu bán đảo Tây Hồ và ở ngay trên mặt nước hồ, vì chưa được xử lý triệt để nên môi trường nước gần bờ Hồ Tây còn bị ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất ô nhiễm nước gần bờ gấp khoảng 2 lần so với nước ở giữa hồ.
Biện pháp sinh học và vật lý
Các nhà khoa học cho rằng, đối với Hồ Tây cũng như các hồ khác của nội thành Hà Nội, cần phải chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống cống xung quanh hồ để thu gom và ngăn ngừa 100% nước thải, không cho chảy vào hồ. Có như vậy nước các hồ mới nhanh chóng phục hồi thành môi trường nước trong sạch như những năm 60 của thế kỷ trước. Bên cạnh đó, còn cần đến những biện pháp sinh học để bảo tồn đa dạng các loài sinh vật của Hồ Tây.
Thực tế cho thấy, biện pháp xây kè bờ hồ, bờ sông nội thành Hà Nội trong thời gian qua bằng đá hộc dốc thoải 45 độ đã gây ra nhiều bất lợi về môi trường nước mặt Hà Nội so với phương án xây kè bờ theo phương thẳng đứng.
Cụ thể, phương pháp này đã làm giảm đáng kể thể tích chứa nước mưa của hồ, sông; làm giảm khoảng 20 - 30% tiết diện dòng chảy thoát nước mưa của sông; làm giảm khả năng thẩm thấu nước của sông hồ và làm giảm điều kiện môi sinh của các thủy sinh vật, các loài sinh vật đáy và các loài vi khuẩn có khả năng tiêu hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước. Trước thực trạng đó, giáo sư – tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng cho rằng, Hà Nội nên dần dỡ bỏ tất cả các kè bờ bằng đá hộc dốc thoải 45 độ này và thay bằng tường chắn thẳng đứng.
Đề cập đến các biện pháp sinh học để bảo tồn đa dạng sinh học Hồ Tây, phó giáo sư - tiến sỹ Lưu Thị Lan Hương đề nghị sử dụng thực vật thủy sinh cỡ lớn đi liền với kiểm soát chặt chẽ sức sinh sản mạnh của chúng để xử lý ô nhiễm cho hồ, vừa có tác dụng cải tạo chất lượng nước, vừa tạo cảnh quan đẹp. Kết quả thử nghiệm của tiến sỹ Hương cho thấy, bèo tây kết hợp với thủy trúc có khả năng hút kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ rất tốt, đồng thời có thể làm lắng đọng các chất lơ lửng tạo nên độ trong của hồ.
Không gian sinh thái tự nhiên của Hồ Tây sẽ không còn quý hiếm trong lòng đô thị Hà Nội ngàn năm văn hiến nếu tình trạng ô nhiễm tiếp tục. Trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn không gian xanh Hồ Tây không chỉ là công việc của các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương mà còn đòi hỏi ý thức, tinh thần tự giác của người dân, nhất là cộng đồng dân cư ven hồ để có thể gìn giữ một cách tốt nhất “báu vật cảnh quan” đặc biệt này.
Báo tin tức
NHỮNG HÌNH ẢNH " BIẾT NÓI " VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
1:57 PM |
Cuộc thi do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức thu hút rất nhiều nhiếp ảnh gia từ khắp đất nước Việt Nam tham dự. Khoảng 50 bức ảnh đã được ban giám khảo cuộc thi gồm một nhiếp ảnh gia Đan Mạch và hai nhiếp ảnh gia Việt Nam lựa chọn để triển lãm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, ông John Nielsen khẳng định: “Trái đất nóng lên và những thay đổi về môi trường đang đe dọa cuộc sống của nhiều người Việt Nam. Qua cuộc thi, tôi thấy rất nhiều bức ảnh đẹp và mạnh mẽ, qua đó cho thấy những tác động khác nhau của biến đổi khí hậu đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Tôi hy vọng rằng cuộc thi này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về biến đổi khí hậu và về những hành động mà mỗi chúng ta có thể làm để ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu”.
Xin trích giới thiệu một số hình ảnh nổi bật:
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, ông John Nielsen khẳng định: “Trái đất nóng lên và những thay đổi về môi trường đang đe dọa cuộc sống của nhiều người Việt Nam. Qua cuộc thi, tôi thấy rất nhiều bức ảnh đẹp và mạnh mẽ, qua đó cho thấy những tác động khác nhau của biến đổi khí hậu đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Tôi hy vọng rằng cuộc thi này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về biến đổi khí hậu và về những hành động mà mỗi chúng ta có thể làm để ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu”.
Xin trích giới thiệu một số hình ảnh nổi bật:
Bức ảnh “Sự tàn phá của con người” của tác giả Mai Thành Chương đã đoạt giải thưởng lớn với trị giá 2.500 USD
Giải Smartphone dành cho tác phẩm đẹp nhất được chụp từ điện thoại thông minh, trị giá 6 triệu đồng tiền mặt đã được trao cho Đào Đức Thanh với tác phẩm “Panorama phố sau mưa”
Giải khán giả bình chọn dành cho bức ảnh có đông số người bình chọn nhất, trị giá 6 triệu đồng tiền mặt đã được trao cho chùm ảnh “Phía sau thành phố” của tác giả Phạm Doãn Tuấn
Phía sau thành phố 2
Phía sau thành phố 3
Phía sau thành phố 4
Theo nguồn: moitruong.com.vn
QUYẾT ĐỊNH MỚI CỦA ĐÀ NẴNG VỀ XẢ THẢI RA CÁC LƯU VỰC SÔNG, SUỐI...
1:34 PM |
Mới đây Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa kí quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng... tài nguyên nước trên địa bàn TP
UBND TP Đà Nẵng nghiêm cấm xả nước thải chưa xử lý đạt tiêu chuẩn quy định vào nguồn nước sông Hàn |
Trong khu vực bảo vệ nguồn nước mặt, nghiêm cấm xây dựng bất cứ công trình nào trên bờ, trên mặt nước, dưới mặt nước (trừ các công trình phục vụ cho việc bơm nguồn nước mặt) làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước; nghiêm cấm xả nước thải vào nguồn nước sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao khi chưa xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
Khu vực hạn chế khai thác nước tại Đà Nẵng bao gồm khu vực có các tầng chứa nước mặn, nhạt xen kẽ diện tích 40 km2; khu vực cách biển, bờ sông Hàn 250m vào đất liền và khu vực quận Liên Chiểu để tránh nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và hiện tượng xâm nhập mặn của nước ngầm; khu vực đã có hệ thống cung cấp nước máy ổn định, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhu cầu sử dụng nước cho các tổ chức, cá nhân.
Khu vực cấm khai thác nước là những vùng nước dưới đất đã bị nhiễm mặn bao gồm diện tích 20km2 khu vực phía Bắc khu công nghiệp Hoà Khánh; phường Thanh Lộc Đán (quận Thanh Khê).
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị thực hiện khoan các giếng thăm dò, đánh giá trữ lượng, khai thác nước dưới đất trên địa bàn TP phải có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất và phải thực hiện đầy đủ các quy định theo quy định tại Thông tư 40/2014/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ TN-MT.
Đối với khu vực quận Liên Chiểu: Đến ngày 1/1/2015 dừng cấp mới giấy phép khai thác nước dưới đất; đồng thời giảm lưu lượng và số lượng công trình khai thác nước hiện có. Đối với các khu vực khác, các hoạt động tài nguyên nước được thực hiện bình thường quy định của pháp luật hiện hành.
MXD
RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ ĐANG " TẤN CÔNG " GÂY RỐI CUỘC SỐNG DÂN CƯ
12:18 PM |
Rắn lục đuôi đỏ kể cả khi chết vẫn có thể gây tổn thương cho người. Rắn lục đuôi đỏ tấn công khu dân cư, làm gì để khống chế?
Loài rắn lục đuôi đỏ đang "gây rối" cuộc sống của nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi...
Hốt hoảng rắn cắn người từ miền Tây đến miền Trung
Năm rồi, Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9) cho biết đã tiếp nhận trên 150 ca bị rắn cắn (chủ yếu là rắn lục đuôi đỏ).
Năm nay, tháng 3-2014, nhiều người dân ở một số khu vực của TP Cần Thơ và Vĩnh Long lo lắng khi rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều hơn trước.
Tính từ đầu năm đến cuối tháng 10-2014, tại Tiền Giang đã có 886 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Mới đây, tháng 10-2014, người dân xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An) vô cùng lo lắng khi rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều hơn trước.
Chị Nguyễn Thị Thành (43 tuổi, ngụ xóm 3, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) bị thương ở ngón tay do rắn lục đuôi đỏ cắn - Ảnh: Cảnh Phúc |
Trung tuần tháng 11-2014, trên địa bàn quận Sơn Trà và Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, người dân rất lo lắng khi thường xuyên thấy rắn lục đuôi đỏ ở khu vực dân cư, thậm chí chui vào nhà.
Không chỉ Đà Nẵng, rắn lục đuôi đỏ còn xuất hiện ở các tỉnh miền Trung, cắn nhiều người phải nhập viện.
Nhiều khu dân cư ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam xuất hiện rắn lục đuôi đỏ cắn người và hàng chục người phải nhập viện.
Rắn lục đuôi đỏ không chủ động tấn công người
PGS.TS Lê Nguyên Nhật (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết đặc điểm nhận dạng rắn lục: đầu nhỏ, không đối xứng, giữa mắt và mũi có hố má, cổ nhỏ, đầu hình tam giác và cơ thể ngắn.
Loài rắn này thường sống trên cây và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Thức ăn chủ yếu là thú, chim nhỏ, ếch, nhái.
“Loài rắn lục đuôi đỏ này không chủ động tấn công người”, PGS.TS Lê Nguyên Nhật và TS Nguyễn Quảng Trường (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật) đều có chung nhận định.
Không chủ động tấn công nhưng nếu đụng trúng, chạm trúng thì loài rắn này sẽ cắn và tiết nọc độc vào trong cơ thể người. Độc ở mức độ nào tùy thuộc vào lượng nọc đi vào cơ thể người, các nhà khoa học cho biết.
Có không việc có người cố tình thả rắn?
Rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều có thể do năm nhuận nên mùa sinh sản kéo dài.
TS Lê Nguyên Nhật cho biết thêm là mùa sinh sản của loài rắn này vào khoảng tháng 4, tháng 5 đến tháng 9, tháng 10. Đặc biệt, loài rắn này đẻ con chứ không đẻ trứng như một số loài rắn khác.
Rắn lục đuôi đỏ đẻ con chứ không đẻ trứng. Một con rắn cái đẻ 10 con thì 100 con rắn cái đã có thể làm số lượng rắn lục đuôi đỏ tăng lên 1.000 con |
TS Nguyễn Quảng Trường cho biết mỗi lần rắn lục đuôi đỏ có thể đẻ từ 4 - 14 con/lứa. Và theo phỏng đoán của TS Trường, do năm nay là năm nhuận, mùa nóng kéo dài làm mùa sinh sản của loài rắn này cũng được kéo dài theo. Và vì thế, đó có thể là nguyên nhân làm rắn đuôi đỏ xuất hiện nhiều như hiện nay.
PGS.TS Lê Quang Nhật cho rằng chính vì rắn lục đuôi đỏ đẻ con nên số lượng cá thể có thể tăng ở một mức nào đó vào thời điểm mùa sinh sản này.
Một con rắn cái đẻ 10 con thì 100 con rắn cái đã có thể làm số lượng rắn lục đuôi đỏ tăng lên 1.000 con. TS Lê Quang Nhật cũng nhấn mạnh rằng rắn con vừa đẻ ra đã có khả năng gây độc.
Thấy rắn: giết hay không giết?
Với những loài rắn độc, kể cả khi đã chết nó vẫn có thể gây tổn thương cho con người. Rắn có phản xạ hồi tỉnh khi chết.
“Rắn có thể cắn và phóng nọc độc thông qua phản xạ đến 90 phút sau khi nó đã chết”, TS Nguyễn Quảng Trường cảnh báo.
TS Nguyễn Quảng Trường cho biết vì đặc tính của loài rắn này sống ở những bụi cây ven rừng hoặc nương rẫy nên người dân cần phát quang những bụi cây, dây leo quanh nhà để tránh tạo sinh cảnh cho rắn lục đuôi đỏ đến sống gần con người.
Khi di chuyển vào ban đêm thì người dân nên soi đèn và có sử dụng những đồ bảo hộ như ủng, găng tay… TS Nguyễn Quảng Trường còn lưu ý là khi bắt rắn nên dùng gậy hoặc kẹp để tránh nguy hiểm cho bản thân.
Hiện tượng hấp dẫn như kiểu Pheromone thì chưa có ai chứng minh được, cũng chưa có tài liệu nào nhắc đến
|
PGS.TS Lê Quang Nhật cho biết thêm nếu thấy rắn trong nhà thì phải đuổi đi ngay hoặc đập chết vì nếu ban đêm không nhìn thấy sẽ dễ giẫm phải, chạm phải gây nguy hiểm cho chính mình.
Nhiều người dân băn khoăn về việc giết rắn và vứt đi thì những con rắn khác sẽ tìm đến, TS Nguyễn Quảng Trường cho biết chưa có tài liệu nào chứng minh điều này. Tuy nhiên, rắn cái và rắn đực thường đi với nhau vào mùa sinh sản.
“Hiện tượng hấp dẫn như kiểu Pheromone hiện chưa có ai chứng minh được, cũng chưa có tài liệu nào nhắc đến” - TS Nguyễn Quảng Trường nói thêm.
Riêng PGS.TS Lê Quang Nhật cho biết đối với một số loài, trong đó có rắn, vào mùa sinh sản con cái thường tiết ra chất kích thích và bò đến đâu sẽ để lại vết đến đấy. Và rắn đực khi phát hiện mùi này sẽ tìm đến rắn cái để giao phối.
Khi người dân giết rắn cái vào mùa sinh sản và kéo lê nó hoặc mang nó về nhà để làm thịt thì đôi khi rắn đực sẽ theo mùi chất kích thích mà tìm đến.
Xử trí kịp thời khi bị rắn cắn
PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM) cho biết nọc độc của rắn sẽ tác động lên tim, thận, hệ thần kinh của con người. Do đó, khi bị rắn cắn thì nọc rắn sẽ qua vết thương xâm nhập vào máu. Vì thế, việc sơ cứu kịp thời là ngăn không cho nọc độc theo dòng máu đến tim.
Cách làm cụ thể là dùng một sợi dây hoặc dây thun buộc garô (băng garô là dùng miếng băng dài hay miếng vải cột vết thương) phía trên vết cắn. Lưu ý là không được buộc chặt và khoảng 30 phút thì tháo ra để mạch máu lưu thông và sau đó buộc lại. Người dân cũng nên nhanh chóng đưa người bị rắn cắn đến cơ sở y tế.
PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong cũng cho rằng người dân không nên rạch vết thương và nặn máu hoặc dùng miệng hút máu độc ra. Việc làm đó không những không ngăn cản được nọc độc mà còn làm vết thương nhiễm trùng.
Địa phương đã vào cuộc
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan khẩn trương kiểm tra, xác định nguyên nhân rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, giao Sở Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng mở chuyên trang, chuyên mục để hướng dẫn cách phòng tránh, sơ cứu, cấp cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố tổ chức phát động toàn dân ra quân vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phát quang bụi rậm để tiêu diệt, xua đuổi và hạn chế rắn ẩn nấp gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Theo nguồn: tuoitre.vn
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHÁCH SẠN
11:49 AM |Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính: hoạt động dịch vụ ăn uống và quá trình sinh hoạt của khách hàng và công nhân viên.
- Nước thải trong hoạt động dịch vụ có đặc điểm là chứa nhiều dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, các chất lơ lửng, đặc biệt có chứa nhiều cặn rác thực phẩm từ quá trình chế biến thức ăn và quá trình vệ sinh vật dụng.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của khách hàng và công nhân viên chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, nước thải và chất thải của các nhà vệ sinh, nhà tắm chứa hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều Nitơ và Phốtpho. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ:
Như đã khảo sát và phân tích ban đầu, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính:
- Nước thải từ hoạt động ăn uống, chế biến thức ăn và vệ sinh của Khách sạn.
- Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các văn phòng làm việc của công nhân viên.
Cả hai nguồn thải đều được dẫn về cụm bể gom- tách mỡ trước khi được bơm vào bể điều hòa. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải, các thành phần rắn có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy thiết bị, các chất dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt do trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, dưới tác dụng của trọng lực và cơ cấu hướng dòng sẽ nổi lên trên bề mặt, phần nước trong sẽ từ bên dưới chảy sang ngăn trung gian, phần dầu mỡ định kỳ được công nhân vận hành vớt và thải bỏ đúng quy định. Sau đó nước thải bơm chìm bơm sang bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, hệ thống phân phối khí sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm lên cụm Bể sinh học thiếu khí ( Anoxic)- bể Arotank
Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3. Trong bể Arotank, bố trí một ngăn chứa hệ màng MBR, mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý nước thải được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua giúp. Điều này giúp loại bỏ các loại vi sinh trong nước thải mà không cần quá trình khử trùng thông thường. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, giúp duy trì mật độ vi sinh cao làm hiệu suất xử lý tăng và tiết kiệm diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải lên đến 50%. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa trung gian và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc.
Nước sau khi được hút từ bơm hút ra ngoài, trên đường ống dẫn ra ngăn trung gian bơm định lượng bơm hóa chất khử trùng vào.Hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục, sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận .
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu resort cho giá trị nước sau xử lý đảm bảo đạt giá trị C cột A – QCVN 14 : 2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI
Lúa “bỏ chạy” trước ô nhiễm
11:40 AM |
Vài năm trước, đi qua khu vực cầu An Hạ (huyện Củ Chi) còn thấy lúa mọc mênh mông. Bây giờ khoảng 130ha đất trồng lúa trước đây đã trở thành đồng không mông quạnh.
Vài năm trở lại đây, nước ô nhiễm từ kênh An Hạ tràn vào đã biến khu ruộng này thành một bãi lầy bốc mùi tanh tưởi, sủi bọt đỏ quạch… Vài năm trước, có thể thấy cánh đồng này sớm muộn nông dân cũng bỏ đất hoang nên thành phố đã cho quy hoạch. Tuy nhiên, sau khi thấy đất cứ bỏ hoang do “dự án treo”, mới đây vài nông dân tiếc đất lại xách cuốc ra đồng khai mương, cày đất tiếp tục trồng lúa. Theo anh Hoàng Minh Lành, một nông dân ở đây, giờ đất này hoàn toàn không thể trồng lúa được vì nguồn nước và đất đã bị ô nhễm nặng.
Dù ruộng đã bị ô nhiễm do nước thải từ các KCN, nông dân vẫn phải cố cải tạo để trồng lúa.
Trong khi đó, tại cụm xí nghiệp sản xuất cao su ở ấp 7, 8 (xã Bình Mỹ, Củ Chi) nhiều ha đất trồng lúa trước đây giờ cũng đã bỏ hoang hoặc cho thuê để trồng rau muống. Anh Vũ Mạnh Hơn – một nông dân trồng rau muống, cho biết: “Đất này sao trồng lúa được. Mấy cái xí nghiệp sản xuất cao su ở đây xả thải ra đồng ruộng gây ô nhiễm nguồn nước dữ lắm, chỉ có cây rau muống sống được thôi”.
5ha đất trồng lúa cạnh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) nhiều năm nay cũng rơi vào cảnh bỏ hoang. Khu đất này giờ là “đất chết” vì bị nguồn nước thải từ khu công nghiệp này gây ô nhiễm nặng. Ông Trần Văn Giàu – một chủ đất ở khu này cho hay, trồng cây gì, nuôi con gì ở đây cũng chết nên tốt nhất là… bỏ hoang!
Chưa hết, nhiều ha đất trồng lúa ở huyện này cũng đang bị áp lực rất lớn từ nguồn nước thải của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân và các khu công nghiệp thượng nguồn theo kênh Thầy Cai – An Hạ đổ về. Nhiều ha đất trồng lúa năng suất cao bây giờ chỉ còn thu được khoảng 3 tấn/ha, trong khi năng suất trồng lúa ở đây là 5 tấn/ha.
Theo thống kê, chỉ riêng 3 huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn đã có hơn 2.000ha đất nông nghiệp bỏ hoang, trong đó có lý do bị ô nhiễm môi trường.
Xây dựng lại hệ thống tưới tiêu có hiệu quả?
Hiện 8 tuyến kênh chính phục vụ tưới tiêu cho hàng ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp cho huyện Bình Chánh và Hóc Môn đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Theo kết quả phân tích chất lượng nguồn nước kênh Thầy Cai - An Hạ, kênh B, C của Sở NNPTNT TP.HCM, các thông số COD, BOD5, Coliform đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thủy lợi và tiêu chuẩn nước thải công nghiệp từ vài lần đến hàng chục lần.
Nếu như nguồn nước kênh Thầy Cai – An Hạ (con kênh đầu nguồn của hệ thống nước phục vụ tưới tiêu toàn công trình thủy lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh) bị ô nhiễm là do các khu công nghiệp Tân Phú Trung, Hiệp Phước, thì nguồn nước kênh B, C lại bị Khu công nghiệp Lê Minh Xuân đầu độc. Việc ô nhiễm kênh B và C đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước tưới toàn bộ khu nam Tỉnh lộ 10 thuộc hệ thống thủy lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh.
Được biết, hiện Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở NNPTNT TP.HCM) đang xây dựng hệ thống tưới tiêu mới cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp thành phố. Chẳng biết, nếu không thẳng tay xử lý triệt để các khu công nghiệp đang gây ô nhiễm nguồn nước tưới tiêu thì hệ thống tưới tiêu mới có ngăn được được đất nông nghiệp thành phố đang chết dần hay không?
Vài năm trở lại đây, nước ô nhiễm từ kênh An Hạ tràn vào đã biến khu ruộng này thành một bãi lầy bốc mùi tanh tưởi, sủi bọt đỏ quạch… Vài năm trước, có thể thấy cánh đồng này sớm muộn nông dân cũng bỏ đất hoang nên thành phố đã cho quy hoạch. Tuy nhiên, sau khi thấy đất cứ bỏ hoang do “dự án treo”, mới đây vài nông dân tiếc đất lại xách cuốc ra đồng khai mương, cày đất tiếp tục trồng lúa. Theo anh Hoàng Minh Lành, một nông dân ở đây, giờ đất này hoàn toàn không thể trồng lúa được vì nguồn nước và đất đã bị ô nhễm nặng.
Dù ruộng đã bị ô nhiễm do nước thải từ các KCN, nông dân vẫn phải cố cải tạo để trồng lúa.
Trong khi đó, tại cụm xí nghiệp sản xuất cao su ở ấp 7, 8 (xã Bình Mỹ, Củ Chi) nhiều ha đất trồng lúa trước đây giờ cũng đã bỏ hoang hoặc cho thuê để trồng rau muống. Anh Vũ Mạnh Hơn – một nông dân trồng rau muống, cho biết: “Đất này sao trồng lúa được. Mấy cái xí nghiệp sản xuất cao su ở đây xả thải ra đồng ruộng gây ô nhiễm nguồn nước dữ lắm, chỉ có cây rau muống sống được thôi”.
5ha đất trồng lúa cạnh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) nhiều năm nay cũng rơi vào cảnh bỏ hoang. Khu đất này giờ là “đất chết” vì bị nguồn nước thải từ khu công nghiệp này gây ô nhiễm nặng. Ông Trần Văn Giàu – một chủ đất ở khu này cho hay, trồng cây gì, nuôi con gì ở đây cũng chết nên tốt nhất là… bỏ hoang!
Chưa hết, nhiều ha đất trồng lúa ở huyện này cũng đang bị áp lực rất lớn từ nguồn nước thải của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân và các khu công nghiệp thượng nguồn theo kênh Thầy Cai – An Hạ đổ về. Nhiều ha đất trồng lúa năng suất cao bây giờ chỉ còn thu được khoảng 3 tấn/ha, trong khi năng suất trồng lúa ở đây là 5 tấn/ha.
Theo thống kê, chỉ riêng 3 huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn đã có hơn 2.000ha đất nông nghiệp bỏ hoang, trong đó có lý do bị ô nhiễm môi trường.
Xây dựng lại hệ thống tưới tiêu có hiệu quả?
Hiện 8 tuyến kênh chính phục vụ tưới tiêu cho hàng ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp cho huyện Bình Chánh và Hóc Môn đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Theo kết quả phân tích chất lượng nguồn nước kênh Thầy Cai - An Hạ, kênh B, C của Sở NNPTNT TP.HCM, các thông số COD, BOD5, Coliform đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thủy lợi và tiêu chuẩn nước thải công nghiệp từ vài lần đến hàng chục lần.
Nếu như nguồn nước kênh Thầy Cai – An Hạ (con kênh đầu nguồn của hệ thống nước phục vụ tưới tiêu toàn công trình thủy lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh) bị ô nhiễm là do các khu công nghiệp Tân Phú Trung, Hiệp Phước, thì nguồn nước kênh B, C lại bị Khu công nghiệp Lê Minh Xuân đầu độc. Việc ô nhiễm kênh B và C đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước tưới toàn bộ khu nam Tỉnh lộ 10 thuộc hệ thống thủy lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh.
Được biết, hiện Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở NNPTNT TP.HCM) đang xây dựng hệ thống tưới tiêu mới cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp thành phố. Chẳng biết, nếu không thẳng tay xử lý triệt để các khu công nghiệp đang gây ô nhiễm nguồn nước tưới tiêu thì hệ thống tưới tiêu mới có ngăn được được đất nông nghiệp thành phố đang chết dần hay không?
TD
DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA GÃ KHỔNG LỒ MICROSOFT
10:52 AM |Dự án trang trại gió Đồi Pilot
Các dự án đầu tư bảo vệ môi trường của Microsoft chú trọng đến năng lượng tái tạo, nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên, giảm lượng khí carbon thải ra môi trường…
Dự án Đồi Pilot
Kế hoạch này mới được ban lãnh đạo tập đoàn Microsoft thông qua và đây được cho là dự án năng lượng gió thứ ba có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Microsoft. Theo đó, Microsoft đã ký kết một hợp đồng mua bán điện năng trong vòng 20 năm với Tập đoàn Năng lượng tái tạo (EDF) để khai thác năng lượng tại trang trại gió ở Đồi Pilot, bang Illinois (Mỹ) với công suất lên tới 175 MW.
Và tập đoàn này sẽ mua khoảng 675.000 MWh/năm năng lượng tái tạo từ Dự án Đồi Pilot, tương đương với lượng điện tiêu thụ của khoảng 70.000 hộ gia đình ở bang Illinois.
Ông Robert Bernard, Giám đốc chiến lược môi trường của Microsoft cho biết, Dự án Đồi Pilot đã được chính thức khởi động và sẽ bắt đầu cung cấp nguồn năng lượng “xanh” vào năm 2015 chủ yếu phục vụ cho Trung tâm Dữ liệu ở Chicago của Microsoft.
“Bằng cách sử dụng năng lượng gió, chúng tôi sẽ giảm được đáng kể lượng khí thải carbon, đồng thời thúc đẩy đầu tư hơn nữa cho nguồn năng lượng tái tạo. Các dự án tương tự như Dự án Đồi Pilot sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn năng lượng không gây ô nhiễm và khí nhà kính như các nguồn điện thông thường hiện nay”, ông Bernard cho biết thêm.
Còn Phó Chủ tịch điều hành EDF Ryan Pfaff nhận định, Dự án Đồi Pilot của Microsoft sẽ được rất nhiều người quan tâm và sớm được triển khai trên toàn lãnh thổ Mỹ, châu Á, châu Âu…
“Chi phí cho năng lượng trong tương lai sẽ giảm rất nhiều và nó nên được khuyến khích để phát triển quy mô lớn nhằm bảo vệ môi trường”, ông Pfaff cho biết. Được biết, tháng 11-2013, Microsoft cũng đã ký một thỏa thuận mua bán tương tự cho Dự án năng lượng tái tạo ở trang trại gió Keechi bang Texas.
Nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên
Đầu năm 2014, Microsoft đã kết hợp với trường Đại học Texas ở San Antonio (Mỹ) để triển khai dự án chế tạo turbin máy phát điện quy mô nhỏ nhưng có thể sử dụng được nhiều loại nhiên liệu “xanh” như khí tự nhiên và dầu diesel sinh học.
Những chiếc máy phát mini thông minh này có thể dần thay thế cho những dòng máy phát điện hiện nay - tuy thông dụng nhưng chất lượng kém, ồn ào và gây ô nhiễm không khí.
Microsoft còn có dự án năng lượng mặt trời cực lớn ở Thung lũng Silicon, Mountain View, bang California với 2.288 tấm pin năng lượng mặt trời có thể tạo ra 480 KW điện, giúp tiết kiệm khoảng 15% sản lượng điện tiêu thụ tại đây.
Ngoài ra, một trong những dự án khác cũng được Microsoft nỗ lực triển khai là dự án bảo tồn rừng nhiệt đới dọc theo con sông Purus, một nhánh của sông Amazone trải dài qua các tỉnh phía Tây của Brazil.
Dự án này nhằm ngăn chặn người dân phá rừng và kêu gọi người dân bản địa từ bỏ thói quen gây thiệt hại tới môi trường bằng những dịch vụ công nghệ hiện đại cũng như xây dựng nền nông nghiệp bền vững và lâu dài, tạo nên một không gian xanh cho hành tinh.
“Hiện chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những dự án năng lượng tái tạo, các tòa nhà thông minh, những trung tâm dữ liệu có hiệu quả cao nhất trong tương lai”, Giám đốc chiến lược môi trường của Microsoft Robert Bernard cho biết.
Nguồn: theo báo An Ninh Thủ Đô
Tổng hợp: TD
Liên kết bạn bè
công ty môi trường sacotec
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Link hay
thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
Hot
-
Ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, sự cố vỡ đê phụ diễn ra tại hồ thải đuôi quặng chứ không phải hồ chứa bùn đỏ. Loại nước thải này không bị ...
-
Hơn một tuần nhập viện, bé trai 9 tuổi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đau đầu dữ dội vì nhiễm ký sinh trùng có trong loại ốc ma ăn trước đó...
-
Người dân ở gần một con sông tại Serbajadi, huyện East Aceh, tỉnh Aceh, gần khu bảo tồn rừng sinh thái Leuser trên đảo Sumatra, Indonesia...
-
http://hocmoitruong.com/giao-trinh-cong-nghe-xu-li-nuoc-thai-bang-bien-phap-sinh-hoc-luong-duc-pham/ Giáo trình Công Nghệ Xử Lí Nước Thải ...
-
Sáng 14/9 đã diễn ra hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hoạt động này do một...
-
Con cá cóc sần được cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phát hiện xử lý nước thải ...
-
Ngày 20/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Công an vừa kết hợp với công an địa phương bắt giam bà Đặng Thị Ngợi - Giám đốc C...
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức gây ra, UBND thành phố Hà Nội đã phê...
-
Khói từ nhà máy của Công ty CP kính nổi Chu Lai (Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) khiến người dân trong khu vực phả...
-
Trong công nghiệp sản xuất nước mắm thì nước thải phát sinh từ khâu vệ sinh và lượng nước mắm còn đọng lại trong thiết bị. Thành phần chủ ...