LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI

10:32 AM |
Trong các nghành công nghiệp thường thải ra các chất thải rắn nguy hại, nếu không được quản lý tốt sẽ làm mất vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, gây hại đến sức khỏe con người hiện tại và sau này.
Tuy nhiên phần lớn các chất thải rắn, kể cả chất thải nguy hại được mang đi chôn lấp hoặc lưu trữ tạm thời trong hàng rào của các nhà máy trong khu công nghiệp. Rác thải cần được phân loại để được tận dụng, tái chế và tìm biện pháp xử  lý cho phù hợp. Trong  đó, phương pháp đốt cháy chất thải rắn cho khả năng xử lý triệt để hơn đối với chất thải nguy hại và tiết kiệm diện tích chôn lấp.
Lò đốt chất thải rắn nguy hại cần phải phù hợp với TCVN và Quy chế quản lý chất thải nguy hại do Bộ KHCN&MT (trước đây) ban hành. Công nghệ, thiết bị chính phải hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, thao tác vận hành dễ dàng, nhiên liệu đốt bổ sung thông dụng.
Công suất đáp ứng phần lớn nhu cầu xử lý chất thải rắn được thải ra tứ các doanh nghiệp, khu đô thị…. Phù hợp với đặc điểm chất cùa từng loại chất thải rắn để mang lại hiệu quả cao nhất.
Với phương châm “ uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”, vì một tương lai xanh, môi trường sạch đẹp, phát triển bền vững, công ty Môi Trường Minh Việt giới thiệu với quý khách hàng, quý doanh nghiệp phương pháp đốt chất thải rắn nguy hại, đảm bảo với giá thành rẻ nhất, chất lượng nhất.
lò đốt chất thãi rắn nguy hại LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI
  1. Nguyên lý hoạt động.
Lò đốt CN150 sử dụng buồng đốt đa vùng và có lắp đặt đầu đốt, các quá trình cháy cốc và các khí xảy ra riêng biệt theo cả không gian và thời gian, vì thế có thể kiểm soát và tối ưu hóa quá trình cháy ở mỗi vùng, nhờ đó quá trình cháy ổn định, mặc dù các thành phần của chất thải đưa vào thay đổi, đồng thời nồng độ các khí độc hại có trong khói thải ít.
  1. Các giai đoạn xảy ra trong quá trình đốt.
Sấy khô – bốc chất bốc – cháy chất bốc – cháy cốc – cháy cốc – cháy kiệt tro xỉ – thải tro xỉ
Khi bắt đầu vận hành, 2 đầu đốt ở buồng đốt thứ cấp hoạt động, nâng nhiệt độ trong buồng đốt đến nhiệt độ cần thiết khoảng từ 500- 80000C, đầu đốt ở buồng đốt sơ cấp sẽ bắt đầu hoạt động. Chất thải rắn nguy hại được đưa vào buồng đốt sơ cấp qua cửa nạp và được đẩy vào đáy buồng đốt có nhiệt độ cao nhờ hệ thống thủy lực. Lượng không khí cần thiết cấp cho quá trình cháy sẽ được kiểm soát và điều chỉnh thổi vào thông qua van gió. Khói trong buồng đốt sơ cấp được vẫn vào đốt ở vùng nhiệt độ 9500C đến 10500C trong buồng đốt thứ cấp. nhiệt độ buồng sơ cấp và thứ cấp được diều khiển tự động hoặc theo chế độ được cài đặc trước của người vận hành.
Trong quá trình đốt, hệ thống xử lý khói thải luôn hoạt động tạo áp suất âm thích hợp cho hai buồng đốt cho khói thải ra thuận lợi. ngoài ra còn lấp đặt hệ thống cấp gió bổ sung cho hai buồng đốt, nhờ đó sẽ tiết kiệm nhiên liệu. khói thải từ buồng đốt thứ cấp đi qua hệ thống xử lý khói thải rồi ào ống khói thoát ra ngoài.
Quá trình đốt cháy chất thải rắn công nghiệp nguy hại xảy ra trong buồng đốt rất phức tạp và nhiệt độ cháy cao, thành phần và độ ẩm chất thải rắn công nghiệp nguy hại đưa vào lò đốt không ổn định, áp suất khói thải trong buồng đốt thay đổi…
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax:08.5427.3427
Website: http://moitruongmivitech.com
Read more…

PHÁT MINH MỚI TỪ CHẤT THẢI NGƯỜI.

10:27 AM |

Xe buýt sinh học chạy bằng chất thải của người 1
Chiếc xe buýt đầu tiên chạy bằng "xăng nước thải" của con người
Với khuynh hướng nghiên cứu, tìm tòi nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường thay thế cho xăng và diesel hiện đang được dùng trong các phương tiên giao thông, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí, hiệu ứng nhà kín. Mới đây một loại xăng được tạo từ chất thải của người được sản xuất ở một nhà máy nước thải Briston thuộc công ty GENeco dùng cho xe buýt đã ra đời.

Xăng này được tạo nên trong quá trình xử lý rác thải và đồ ăn thừa từ con người. Các kĩ sư tin rằng xe buýt sinh học có thể cung cấp nguồn nhiên liệu thay thế cho phương tiện công cộng trong khi chất lượng không khí đô thị đang được cải thiện.

Ông Saddiq, tổng giám đốc GENeco cho biết “Các động cơ chạy bằng xăng làm từ rác thải đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng không khí tại các thành phố ở Anh, nhưng xe buýt sinh học còn làm được nhiều hơn thế bởi nó được làm từ chính người dân địa phương”

Xe buýt sinh học có thể di chuyển 186 dặm nếu đổ đầy xăng, lượng xăng trong một bình đó được làm từ chất thải của 5 người. Và theo dự đoán xe buýt sinh học sẽ được sử dụng thịnh hành trong tương lai, có thể xem đó là một trong những thành công lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ cuộc sống củ con người.

MXD

Read more…

CẢNH BÁO KHÁNG SINH CẤM TRONG CÁ TRA XUẤT KHẨU

10:16 AM |
Nafiqad nhận được thông tin về 11 lô hàng cá tra bị cơ quan thẩm quyền EU phát hiện dư lượng kháng sinh cấm sử dụng.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ NN&PTNT cảnh báo về tình hình vi phạm các chất là dẫn xuất của Nitrofuran của Cơ quan Quản lý chất lượng thủy sản Hàn Quốc (NFQS) chuyển tiếp thông báo của Bộ Dược phẩm và thực phẩm Hàn Quốc cho biết, từ ngày 5/11/2014, Hàn Quốc sẽ áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường các chỉ tiêu trong nhóm Nitrofuran đối với các lô hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam do phát hiện kháng sinh cấm sử dụng (Nitrofuran và các dẫn xuất) trong các lô hàng cá tra của Việt Nam.
Nafiqad cho rằng, việc các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam đồng thời cảnh báo mất an toàn thực phẩm do phát hiện kháng sinh cấm sử dụng trong sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam cho thấy tình trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản đang ở mức báo động và hệ thống tự kiểm soát của nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
Nafiqad đã có công văn số  gửi các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, các Hiệp hội và các cơ quan liên quan để thông báo tình hình đồng thời đề nghị có các biện pháp kiểm soát đồng bộ, hiệu quả.
Theo đó, các cơ sở chế biến xuất khẩu cá tra cần giám sát, kiểm tra các hộ nuôi, đại lý cá tra nguyên liệu tuân thủ việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi theo đúng quy định của Bộ NN&PTNT và các quy định của thị trường nhập khẩu.
Rà soát điều chỉnh, bổ sung việc nhận diện và kiểm soát chặt chẽ mối nguy hóa chất, kháng sinh trong sản xuất sản phẩm cá tra xuất khẩu, đặc biệt là kháng sinh Nitrofuran và Chloramphenicol.
Hiệp hội cá tra và Hiệp hội Thủy sản Việt Nam phổ biến cho các doanh nghiệp về tình hình cảnh báo vi phạm dẫn xuất Nitrofuran tại các thị trường nhập khẩu. Hướng dẫn, vận động các doanh nghiệp kiểm soát nghiêm ngặt các kháng sinh cấm đặc biệt là dẫn xuất Nitrofurazone, Fuzazolidon của Nitrofuran.
Việc kiểm soát này góp phần khắc phục tình trạng sử dụng kháng sinh độc hại, nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu và tạo nên thị trường bền vững cho ngành xuất khẩu cá tra.
PTT
Read more…

Tràn 300 tấn hoá chất cảng Cửa Cấm

10:04 AM |

Chưa rõ nguyên nhân sự cố vỡ đường ống hóa chất ở Hải Phòng 

Chưa rõ nguyên nhân sự cố vỡ đường ống hóa chất ở Hải Phòng
Sáng 21/11, 300 tấn hóa chất đã bị chảy ra khu vực Cảng Cửa Cấm (Hải Phòng). Sự cố hiện đang được khắc phục để hạn chế mức độ ảnh hưởng môi trường.
Hiện tại, chưa xác định được chính xác nguyên nhân sự cố vì đoạn ống dẫn này nằm dưới lòng đất. Theo đánh giá ban đầu có hai khả năng xảy ra là lưu lượng phương tiện giao thông qua lại quá dày đặc hoặc áp lực bơm dầu quá lớn.
Cơ quan chức năng đã xác định được loại hóa chất này là một trong những chế phẩm dầu mỏ dùng để sản xuất bột giặt có thể gây ngứa, chóng mặt khi tiếp xúc. Mẫu nước dính hóa chất cũng đang trong quá trình phân tích để có kết luận chính xác hơn.
Để khắc phục và xử lý sự cố, Công ty MTV 128 Hải quân thuộc Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu phía Bắc và Công ty CP Hòa Anh đã vào cuộc.
Nguồn: theo VTV
Tổng hợp: TD
Read more…

ĐƯỜNG DÂY TẬN DIỆT RÙA BIỂN LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

9:34 AM |

Về vụ triệt phá đường dây chế tác rùa biển lớn tại Khánh Hòa, ngày 21/11, cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện kiểm đếm số lượng rùa biển và sản phẩm từ rùa biển.

Trước đó, Cục Cảnh sát Môi trường và Công an tỉnh Khánh Hòa phát hiện một lượng lớn rùa biển tại một cơ sở chế tác mỹ nghệ ở xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Đến chiều qua (21/11), sau khi kiểm đếm, lượng rùa biển và sản phẩm rùa biển được cơ quan chức năng thu giữ đã lên đến gần 4,5 tấn.
Theo lời khai của chủ cơ sở chế tác mỹ nghệ Hoàng Tuấn Hải, cơ sở này bắt đầu hoạt động từ năm 2007 và đã tiến hành mua gom rùa biển từ nhiều nguồn.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, đây là một trong những vụ săn bắt, chế tác và tiêu thụ rùa biển quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Nguồn: vtv.vn
TD
Read more…

THỦ ĐÔ HƯỞNG TRỌN NGUỒN NƯỚC THẢI TỪ BÃI RÁC

9:21 AM |

Kinh hoàng nước thải từ bãi rác chảy thẳng ra nguồn cấp nước cho Thủ đô

Bãi rác lớn nhất và duy nhất của TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) đang là mối đe dọa với nguồn nước sinh hoạt của người dân Hà Nội.
Bãi rác Dốc Búng thuộc phường Tân Hòa, TP Hòa Bình được đưa vào sử dụng từ năm 2003 với thiết kế là bãi rác tạm cho thành phố, sau khi bãi rác trước đây bị đóng cửa do quá tải. Tuy nhiên, 11 năm nay, bãi rác Dốc Búng đã trở thành bãi rác chính và duy nhất của cả TP Hòa Bình.
Với trên 5 tấn rác được chuyển đến bãi Dốc Búng mỗi ngày, nhưng rác chỉ được xử lý bằng phương pháp ủi, san và chôn lấp, không hề có bất cứ biện pháp nào khác. Bãi rác đã được nhanh chống tận dụng thành bãi chăn nuôi bò với hàng chục đàn bò đến ăn rác tại bãi rác Dốc Búng hàng ngày.
Người dân nơi đây luôn chịu ảnh hưởng từ mùi hôi thối của bãi rác và trở thành nỗi ám ảnh của người dân nơi đây. Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, môi trường nước và sức khỏe của người dân. Hàng loạt các phản ánh của người dân, về việc xử lý và di chuyển bãi rác.
Mặc dù, bãi rác Dốc Búng đã được liệt vào danh sách cơ sở ô nhiễm môi tường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để từ năm 2007. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có hàng vài chục khối nước rỉ rác từ bãi rác này chảy thẳng ra Sông Đà. Hàng ngày với hàng chục m3 nước thải chảy thẳng ra Sông Đà.
Nghiêm trọng hơn nữa là nguồn nước này được nhà máy cấp nước Hà Nội sử dụng để làm nguồn nước cấp cho các hộ dân ở Hà Nội. Ông chủ tịch TP Hòa Bình cũng thừa nhận những nguy hiểm của nước rỉ rác đến nguồn nước sinh hoạt của Hà Nội nhưng lại cho rằng, Lỗi là do ngân sách hạn hẹp, nếu muốn xử lý triệt để rác thải phải mất từ 250.000 - 300.000 đồng/1 tấn; hiện kinh phí bố trí xử lý rác chỉ chiếm 1/9 trong số đó, việc chôn lấp thủ công có lẻ đó cũng là điều dĩ nhiên phải làm.
Việc nước thải chảy thẳng ra sông Đà và tới các địa phương khác được cho rằng không ảnh hưởng đến TP. Hòa Bình, và đó cũng là lý do việc ô nhiễm nơi đây chưa được tập trung xử lý khó có thể được ưu tiên trong nguồn kinh phí hạn hẹp.
Thế nhưng, tỉnh Hòa Bình lại đang có một khu xử lý rác thải được đầu tư trên 20 tỷ đồng, nhưng nằm đắp chiếu lãng phí từ năm 2009 đến nay. Nguyên nhân được lý giải việc xây xong rồi nhưng không được sử dụng  là do thiếu tiền di dời dân cư xung quanh khu vực ảnh hưởng của bãi rác. Thế nên bãi rác bị ô nhiễm vẫn tiếp tục hoạt động.

PTT
Read more…

KINH HOÀNG THUỐC ÉP CHÍN TRÁI CÂY TUNG HOÀNH THỊ TRƯỜNG

9:04 AM |
Bên cạnh thuốc nhập lậu TQ gọi là “thúc chín tố” nhằm ép chín trái cây thì ít người biết, một loại thuốc “made in VN” cũng làm trái mau chín, nhưng thực chất là một loại phân bón lá, đang tung hoành thị trường.
 
“Thúc chín tố” nhập lậu của Trung Quốc

Theo hướng dẫn của anh Võ Dũng, công nhân Nông trường Minh Hưng (thuộc Cty Cao su Phú Riềng), có vợ là thương lái trái cây “cấp 2” ở xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, chuyên đi bỏ mối trái cây ở TX Đồng Xoài (Bình Phước), chúng tôi tìm đến vựa trái cây của bà Minh (xã Minh Hưng).
Tại đây, bán đủ loại trái cây gồm sầu riêng, nho, đu đủ, mít, xoài.. Trong đó, nhiều nhất vẫn là mít, loại trái cây đặc sản của địa phương. Hàng trăm trái mít lớn nhỏ xếp thành đống lớn nằm dọc trước hiên nhà.
Thấy tôi đi cùng anh Dũng, bà Minh ngỡ là người “một nhà” nên không ngần ngại nói với anh Dũng: “Mày nói vợ mày lên lấy mấy chục trái mít đi, có mấy trái còn non tao cho chín ép để lâu quá nó thúi ráng chịu!”. “Mà chị dùng thuốc gì?” - anh Dũng hỏi. “Tao “tắm” thuốc nội, loại này nhẹ, mít có lâu chín một xíu nên không đảm bảo giữ được lâu như của Trung Quốc”.
“Thuốc” bà Minh nói “tắm” trái mít có vỏ chai 500 ml nằm lăn lóc trong góc nhà. Tôi chú ý quan sát, té ra đó là loại phân bón lá HPC của Công ty TNHH Sinh học HPH (327/37 Hà Huy Giáp, P.Thạnh xuân, Q.12, TPHCM) có tên “Trái chín” và tuyệt nhiên trên bao bì không hề có một dòng chữ nào ghi “phân bón lá”.

"Thúc chín tố" made in VN của Cty TNHH sinh học HPH (Q12, TPHCM) núp bóng là "phân bón lá"
Theo bà Minh, đây là một sản phẩm “thuốc” BVTV dung dịch màu vàng đậm, xuất hiện 2 năm nay bán khá chạy, nhờ bán chạy mà giá cũng “chạy” theo. Năm 2012, 1 chai 500 ml bán có 30 ngàn, năm 2013 giá lên đến 50 ngàn đồng.
Cách sử dụng là pha 10-25ml “thuốc” cho 1 lít nước, sau đó là “phun, nhúng” trái cây xanh như mít, chuối, cam, quýt, bưởi, sầu riêng, nho, chôm chôm, sapô, thanh long. Sau 15-20 phút để khô, ủ chín thì... trái chín.
“Lúc cao điểm, chị gom cả tấn/ngày mà ngày nào giải quyết xong ngày nấy, không có chuyện tồn hàng. Trước đây chưa có “thuốc” thì làm mít cực lắm. Trái già, trái non chín không đều, mỗi ngày chín một ít, tính ra không có ăn mà đôi khi còn lỗ. Bây giờ có thuốc bán công khai thì mình làm đỡ tốn công, gọn nhẹ hơn” - bà Minh thừa nhận.
Sau khi đọc thành phần ghi trên bao bì gồm 0,5% Ethylen, ThS hóa học Nguyễn Minh Phúc (Đại học Bách khoa TPHCM) cho biết, thực chất đây là sản phẩm nằm trong nhóm điều hòa sinh trưởng với thành phần chính là Ethephon, tức là chất kích thích phục vụ cho việc ra mủ cao su, ra hoa các loại trái cây ăn quả.
“Cách đây 5 năm, năm 2008, Cục BVTV của Bộ NN-PTNT cũng đã có văn bản yêu cầu Chi cục BVTV các tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm việc buôn bán, sử dụng các loại thuốc BVTV có hoạt chất Ethephon với mục đích làm chín các loại rau, củ, quả. Vì vậy, việc đưa chất này vào mục đích làm trái cây chín núp dưới “vỏ” sản phẩm phân bón lá đưa ra thị trường là điều không bình thường” - ThS Phúc nhận định.
Tuy nhiên, không khó để tìm ra loại phân bón lá nhập nhèm với thuốc BVTV này, nó xuất hiện nhan nhản ở các cửa hàng bán thuốc BVTV, phân bón nằm ven quốc lộ 14, tỉnh Bình Phước.
Bà Kim Yến, chủ đại lý thuốc BVTV ở chợ Nha Bích, huyện Chơn Thành cho biết: “Nói thật, hàng Trung Quốc còn gọi “thúc chín tố” tốt hơn hàng VN, do nhập lậu nên Chi cục BVTV tỉnh họ siết mạnh, tụi này không dám lấy. Chỉ có người quen đặt hàng mới nhận. Loại đậm đặc của Trung Quốc giá 500 ngàn/lít, gấp 5 lần giá trị hàng của VN như loại sản phẩm “trái chín” của Cty HPH”.
Theo chỉ dẫn của bà Yến, ngày 18/8, trong vai là một thương lái mít mới vào nghề, chúng tôi liên hệ qua điện thoại di động với ông Thoại, một chủ vựa mít nằm trên quốc lộ 14 thuộc xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập để mua mít giá sỉ. May mắn chiều hôm đó, ông Thoại vừa trở về nhà sau khi chở mít gửi xe khách về TPHCM tiêu thụ. 
Khi hỏi về kinh nghiệm “ép” trái mít non mau chín, bà V (vợ ông Thoại) cũng ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen của bà Yến, nên lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một cái dùi sắt đầu mài nhọn hoắt. Sau đó, bà lấy bịch thuốc được gói kín trong túi ni lông, có mười lọ nhỏ bằng ngón tay út, màu trắng, không có mùi. Bên ngoài bao bì ghi chằng chịt chữ Trung Quốc và hình ảnh các loại trái cây.
Dùng ống chích để bơm vào cuống trái mít ép chín sớm
Bên cạnh đó là một can nhựa khoảng 10 lít nước, sau đó bà V lấy dao cắt từng lọ thuốc hòa lẫn với nhau rồi đem khuấy đều tạo ra dung dịch “thuốc nước” để bơm vào mít.
Do đã quá quen sử dụng thuốc “thúc chín tố” nên bà V thao tác khá gọn, chỉ dẫn: “Đây nè, lấy dùi đâm vào cuống trái, sau đó bơm khoảng 5-10 cc vào nhiều hay ít tùy trọng lượng trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn nhé. Sau khi bơm để khoảng 2 ngày thì bảo đảm trái chín đều, không sượng đâu mà lo. Trường hợp nào trái chín chưa đều, chỗ nào còn non thì bơm tiếp vào chỗ đó”.
Bà V cho hay số lượng mít mỗi ngày bà mua của nông dân trong vùng mỗi ngày khoảng nửa tấn, sau khi sử dụng “thuốc” mít chín đều thì bán ra thị trường. “Tui gom hàng chừng 5 tấn là đủ chuyến đưa ra miền Trung bằng xe tải, thời gian vận chuyển khoảng 2 ngày khi tới nơi là trái chín đều để giao các đầu mối” - bà V, nói.
Hoạt chất Ethrel trong “thúc chín tố” cũng có trong cả đất đèn, nhưng nếu sử dụng ở dạng lỏng để bôi hoặc ngâm tẩm trái cây thì rất độc hại. Tên phiên âm của loại hóa chất này là “thúc chín tố”, là một hợp chất hữu cơ do nhiều xí nghiệp khác nhau ở Trung Quốc sản xuất. Đây là một chất có tính acid và dễ bị ôxy hóa khi để ngoài không khí (ThS Nguyễn Minh Phúc).
Bộ NN-PTNT vừa đưa ra cảnh báo về các loại thuốc nhập lậu ép chín trái cây non đang diễn ra tràn lan trên thị trường, đồng thời yêu cầu cần phải kiểm tra, làm rõ loại thuốc nào nguy hiểm, loại nào an toàn cho người tiêu dùng và phải kiểm soát mức dư lượng đến hoặc dưới ngưỡng cho phép, nếu vượt là phải xử lý, loại bỏ ngay...

Theo nguồn: tinmoitruong.vn
Read more…

Hot