DÂN KÊU TRỜI - AI SẼ GIẢI QUYẾT?

9:11 AM |
Vừa đặt chân xuống một khu vực ở ấp 2, xã Bình Chánh, H.Bình Chánh, TP.HCM, tưởng chừng... ngạt thở vì hít phải mùi hôi thối nồng nặc bao trùm cả một vùng rộng lớn.
Theo phản ánh của người dân địa phương, mùi hôi trên bốc ra từ cơ sở tái chế rác thải thành hạt nhựa ở địa chỉ B19/6 QL1A (ấp 2, xã Bình Chánh).
Cửa chính của cơ sở luôn đóng chặt
Ghi nhận, bên ngoài của cơ sở này không có biển hiệu gì nhưng bên trong nhiều công nhân vẫn quần quật làm việc. Trong nhà xưởng, máy móc và rác thải để ngổn ngang, công nhân ngồi phân loại rác. Ở đằng sau, hàng tấn rác các loại chất thành đống cao ngút bốc mùi hôi nồng nặc. Bên hông của cơ sở này, nước thải đọng thành mương nhỏ nổi váng màu vàng. Nhân viên của cơ sở phải lấy bao đất be bờ để nước thải không thấm vào bên trong nhà xưởng.
Người dân địa phương cho biết, trước đây, ở địa chỉ này là xưởng sản xuất gỗ nên không có tình trạng mùi hôi thối xả ra không khí. Nhưng từ khi chủ của kho này cho một người khác thuê lại để tái chế rác thải thì họ phải sống trong cảnh không khí bị ô nhiễm nặng nề.
Các bao bì nhựa và máy móc bên trong cơ sở
“Hôi kinh khủng lắm. Từ sáng đến tối, ngày nào cũng vậy. Đóng hết cửa nhưng vẫn không chịu nổi. Lớn tuổi như tôi còn thở không nổi huống gì là trẻ nhỏ”, cô Trần Thị Diệu (62 tuổi, người dân địa phương) bức xúc.
Đang mang bầu 2 tháng nên chị Lê Thị Tươi (29 tuổi) ngày nào cũng phải đeo khẩu trang để đảm bảo sức khoẻ cho mình và cả thai nhi. “Hôi nhất là khi họ đốt rác thải, hít vào là nhức đầu, chóng mặt liền. Ở đây ai cũng bị vậy hết nhưng chẳng biết phải làm sao. Giờ thì chưa thấy bệnh tật gì nhưng vài năm sau sức khoẻ của chúng tôi bị ảnh hưởng thì ai chịu trách nhiệm”, chị Tươi phản ánh. Cũng theo chị Tươi, những lúc trời mưa nước thải trong cơ sở theo đường cống trào lên mặt đường vừa hôi thối vừa bốc hơi nóng hừng hực.
Đằng sau cơ sở này là một “núi” rác thải bốc mùi hôi nồng nặc
Còn chị Lại Thị Phượng (33 tuổi, quê Sóc Trăng), công nhân của cơ sở trên cho biết: “Thấy thông báo tuyển công nhân nên tôi xin vào làm. Họ nhận nhưng chẳng nói gì về tiền bảo hiểm, không phát đồ bảo hộ lao động mà chỉ đưa 50 ngàn đồng để mua đôi ủng đi làm”. Làm công nhân cho công ty này được một thời gian ngắn, chị Phượng phải xin nghỉ việc vì bị ngất xỉu do không chịu nổi mùi hôi thối. “Khoảng 10 ngày trước, tôi đang làm việc thì bị choáng rồi ngất xỉu và được người thân đưa đi cấp cứu. Sau đó, tôi xin nghỉ luôn vì làm trong đó chỉ có mang bệnh vào người. Mà ông chủ cũng chẳng thăm hỏi hay ngỏ ngàng tới. Trước đó, cũng có một nữ công nhân bị máy xén cắt vào chân rồi phải tự bỏ tiền để chữa trị thôi”, chị Phượng kể lại.
Chị Tươi phải đeo khẩu trang cả ngày để bảo vệ sức khoẻ của mình và thai nhi
Được biết, cơ sở này có khoảng 30 công nhân làm việc theo ca 24/24. Thực trạng trên diễn ra hơn 1 năm qua, người dân địa phương nhiều lần phản ánh nhưng đến nay vẫn không thấy chính quyền sở tại hay ngành chức năng chấn chỉnh.

PTT
Read more…

Sẽ cưỡng chế nếu Hào Dương không nộp phạt 6,4 tỉ đồng!

9:24 AM |
UBND TP HCM vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương với tổng số tiền gần 6,4 tỉ đồng.
[-]TP[-]HCM:[-]Sẽ[-]cưỡng[-]chế[-]nếu[-]Hào[-]Dương[-]không[-]nộp[-]phạt[-]6,4[-]tỉ[-]đồng!
Số tiền phạt Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương lên đến mức kỷ lục

Cụ thể, Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương bị phạt 250 triệu đồng vì vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; bị phạt thêm 90 triệu đồng vì không thu gom triệt để chất thải nguy hại vào khu vực lưu chứa tạm thời theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời mà chất thải đó có thể tràn, đổ, phát tán ra ngoài môi trường. Công ty này còn bị phạt 1,654 tỉ đồng vì tội xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600m3/ngày đến dưới 800m3/ngày. Tổng số tiền phạt là gần 2 tỉ đồng.

Bên cạnh tiền phạt, Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là gần 4,4 tỉ đồng. Đơn vị này phải nộp phạt trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Nếu không thực hiện, UBND TP HCM sẽ tổ chức cưỡng chế thi hành.

Song song với việc nộp phạt, Công ty Cổ phần Thuộc da Hào Dương phải tổ chức thu gom toàn bộ nước thải, đưa về hệ thống xử lý nước thải cục bộ, xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của Khu công nghiệp Hiệp Phước.

Từ 2007 đến nay, năm nào cơ quan chức năng cũng phát hiện Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương xả thải vượt chuẩn hay xả lén nước thải, chất thải ra môi trường. Đáng nói, trong thời gian khắc phục hậu quả và chờ kết quả xử lý từ cơ quan chức năng, doanh nghiệp này vẫn vi phạm, thách thức pháp luật khi liên tục dẫn nước thải chưa qua xử lý và hóa chất nhuộm da vào hệ thống thu gom nước mưa để xả ra sông Đồng Điền.

[-]TP[-]HCM:[-]Sẽ[-]cưỡng[-]chế[-]nếu[-]Hào[-]Dương[-]không[-]nộp[-]phạt[-]6,4[-]tỉ[-]đồng!
Doanh nghiệp này liên tục xả thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền
Read more…

Những hình ảnh đáng để suy ngẫm!

2:00 PM |
Những bức ảnh do cách nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới ghi lại khiến chúng ta phải suy ngẫm về tác động của ô nhiễm môi trường đối với con người.
Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Ô nhiễm nguồn nước là mối quan lo ngại lớn của nhiều nước trên thế giới. Hình ảnh những đứa trẻ tắm trong vịnh Manila đầy rác.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Cậu bé này đang bơi trong vùng nước ô nhiễm do rác thải trên dòng sông Sabarmati ở Ahmedabad, Ấn Độ, để tìm những đồ cúng tế mà các tín đồ ném xuống.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Những bức ảnh cho chúng ta thấy cách mà thế hệ trẻ buộc phải thích ứng với một hành tinh ô nhiễm và đầy rác.Cậu bé này đang đi qua một con kênh ô nhiễm ở Benguela, Angola.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Những đứa trẻ chơi trên dòng sông ô nhiễm, nổi bọt trắng xóa ở Jakarta, Indonesia.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Giá như đây là dòng nước trong xanh để em tha hồ vẫy vùng. Cậu bé này đang bơi qua dòng sông đầy bùn bẩn Yamuna ở New Delhi, Ấn Độ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Hình ảnh cậu bé làm cú lộn nhào xuống dòng nước đen ngòm, bên cạnh bãi rác ở Jakarta, Indonesia.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Một con mương thoát nước nghiễm nhiên trở thành bể bơi cho 2 em bé này. Hình ảnh được ghi lại ở Manila, Philippines.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Hai cậu bé 'chia nhau' chai nước bẩn bên cạnh vũng nước ô nhiễm, đầy rác thải (Kabul, Afghanistan).


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Sống chung với rác và nước ô nhiễm (Kampala, Uganda). Cống rãnh không có nắp đậy ngay trước cửa nhà dân.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Hình ảnh được chụp tại bãi rác khổng lồ Ghazipur rộng 283.000 m2 ở New Delhi, Ấn Độ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Cô bé này đang đi qua bãi rác do chợ thức phẩm La Terminal thải ra ở thành phố Guatemala.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Đôi bạn nhỏ đi qua những đống rác trên đường phố ở Santa Fe, Argentina.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Những đứa trẻ như 'chìm' trong biển rác ngoại ô New Delhi, Ấn Độ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Thậm chí nhiều người quen với việc sống trong môi trường ô nhiễm nặng nề. Đứa trẻ này đang ăn sáng tren chiếc ghế không phải đặt trong ngôi nhà khang trang, sạch sẽ mà là một bãi rác (Tondo, Philippines).


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Đôi khi những thứ có ích lại được tìm thấy trong bãi rác. Những em nhỏ này đang tìm những thứ có thể làm vật liệu tái chế trên một đường tàu ở Karachi, Pakistan.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Cậu bé đẩy xe chất đầy than củi, đi qua một bãi rác.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Rác trở thành đồ chơi cho cậu bé này. Hình ảnh được chụp ở Karachi, Pakistan.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm

Những vật liệu vứt đi ở bãi rác này trở thành ngôi nhà 'đồ chơi' nho nhỏ của những đứa trẻ nơi đây (Manila, Philippines).


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm

Giá như đây là thảm cỏ xanh mướt để hai chị em được nô đùa thỏa thích (Yangon, Myanmar).



Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Một em bé nhún đu dưới cây cầu giữa một bãi rác ở Kathmandu, Nepal.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Khu phế liệu ở Karachi, Pakistan trở thành sân chơi cho những đứa trẻ nơi đây.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Dhaka, Bangladesh


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Dòng sông chứa đầy rác thải ở Jakarta, Indonesia lại trở thành nơi thám hiểm cho những em bé hiếu kỳ này.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Nụ cười của cô bé này sẽ thật rạng rỡ nếu đây là chiếc đu nằm trong một công viên sạch sẽ.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Bé trai thả diều gần dòng sông Bishnumati ở Kathmandu, Nepal.


Trẻ[-]em[-]ở[-]vùng[-]ô[-]nhiễm,[-]những[-]hình[-]ảnh[-]đáng[-]suy[-]ngẫm
Nhiều trẻ em trên thế giới không có sân chơi, và chúng buộc phải tìm cho mình niềm vui ở những nơi như thế này (Islamabad, Pakistan).
Read more…

PHÚ TIẾN ĐƯỢC GỌI LÀ LÀNG "UNG THƯ" DO DÙNG NƯỚC

9:47 AM |
Thôn Phú Tiến, xã Nghĩa Phú và thôn Hoa Vinh Sơn, xã Nghĩa Hội là hai thôn nghèo huyện miền núi Nghĩa Đàn, Nghệ An, thời gian gần đây trở nên “nổi tiếng” vì làng có nhiều người chết vì ung thư
  
Nhà của bênh nhân 17 tuổi bị ung thư não - Ảnh: Thủy Lợi
Những con số bất thường
Cũng như các trưởng xóm khác nhưng có phần đặc biệt hơn, ông Đặng Xuân Pháp - xóm trưởng xóm Phú Tiến có thêm công việc là theo dõi, ghi chép về diễn biến của căn bệnh ung thư, quái thai và dị tật bẩm sinh của cả xóm trong từng năm.
Ông cho biết, số lượng những ca mắc các bệnh này trong xóm là rất lớn và đang tăng nhanh hơn trong những năm gần đây. “Người ta đã quên mất cái tên chính thức của xóm tôi - Phú Tiến mà thay vào đó gọi là làng ung thư. Bởi trong mấy năm gần đây, bình quân mỗi năm, xóm có khoảng 4 -5 ca mắc mới và những người chết hầu như đều do ung thư chứ không phải do tuổi cao.”.
Theo ông Pháp trong vòng 7 năm trở lại đây, toàn xóm có 37 ca mắc ung thư, hiện có  8 ca đang trong tình trạng nguy kịch. Tính sơ bộ thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư trong xóm chiếm khoảng 4,1%. Đó vẫn chưa phải là con số chính thức. “Nhiều người dân vẫn phải âm thầm sống chung với nó mà không hề hay biết. Ngoài bệnh ung thư, trong xóm có tới 9 ca bị dị tật bẩm sinh và quái thai”- ông cho hay.
Nằm liền kề với xóm Phú Tiến còn có 2 xóm Bình Minh, Hoa Vinh Sơn (xã Nghĩa Hội), cũng chung cảnh “làng ung thư”. Ông Cao Xuân Tăng, xóm trưởng xóm Hoa Vinh Sơn cho biết: “Xóm tôi có hơn 200 nhân khẩu nhưng khoảng dăm bảy năm về đây có tới 13 ca ung thư, còn sẩy thai, đẻ non, u xơ thì nhiều vô kể. Chúng tôi lo nhất là có nhiều trường hợp mắc bệnh khi tuổi đời còn rất trẻ, như cháu Lê Đình Vũ (17 tuổi, ung thư não), cháu Cao Xuân Phương (19 tuổi, ung thư máu). Có những gia đình có 2 - 3 người cùng bị mắc ung thư như ông bà Nguyễn Hồng Khâm - Nguyễn Thị Thế, hay trường hợp 2 cha con Cao văn Phượng - Cao Xuân Phương phát hiện bệnh cùng lúc và chết cách nhau chưa đến 1 tháng …”
Do nguồn nước ô nhiễm
Ông Tăng kể rằng: “Xóm tôi và mấy xóm xung quanh như Phú Tiến, Bình Minh, Vinh Quang đều dùng nước lấy từ đập Phú Thọ. Con đập này chảy ra từ lòng của nông trường, trước đây trồng cà phê. Dạo trước thì chưa mấy ai quan tâm, nhưng từ khi thấy nhiều người bị ung thư, bà con mới nghi ngờ chất lượng nước.” 
Ông Bùi Văn Tú (công nhân đã về hưu) sống tại xóm Phú Tiến cũng cho biết: “Địa bàn xóm Phú Tiến từng là khu vực chứa phân bón và thuốc trừ sâu của nông trường cà phê 1.5. Tại đây, có 2 kho chứa thuốc bảo vệ thực vật loại 666 và DDT. Đây là những loại thuốc cực độc đối với con người và hiện đã bị cấm sử dụng, nhưng để phân huỷ thì phải mất hàng chục năm”.
Trong khi đó, ông Pháp cho biết, bà con ở đây hoàn toàn dùng nước giếng khoan thô chưa qua lọc. Do kinh tế khó khăn nên các gia đình không thể mua được máy lọc nước và đành phó mặc số phận cho “thần chết”.  “Mấy năm nay, hầu như ở cuộc tiếp xúc cử tri nào chúng tôi cũng kiến nghị vấn đề này nhưng người ta cũng chỉ hứa là sẽ xem xét và báo cáo lên trên. Còn giải pháp như thế nào, bao giờ triển khai, thì không ai biết”, ông Pháp lo lắng.
Trao đổi với PV, ông Trương Quang Thắng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phú cho biết, sau khi người dân phản ánh, đã có 3 đoàn công tác của Sở Tài Nguyên và Môi trường về kiểm tra, khảo sát. “ Các đoàn cho rằng có nguyên nhân từ nguồn nước ô nhiễm bởi thuốc sâu và khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước giếng như hiện nay”, ông Thắng nói. Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho biết, UBND xã đã đề nghị xây dựng nhà máy nước sạch nhưng chưa làm được vì vướng ngân sách.

PTT
Read more…

Phải thử phân bón giả bằng miệng, vậy thuốc trừ sâu giả thử bằng gì?

9:39 AM |
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời trước câu hỏi “truy vấn” của các ĐBQH về tình trạng hàng giả, hàng lậu kém chất lượng tràn lan trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 17/11.

[-]Bộ[-]trưởng[-]Công[-]Thương:[-]Cán[-]bộ[-]phải[-]thử[-]phân[-]bón[-]giả[-]bằng..miệng!
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Để xác định chất lượng phân bón trên thị trường, ở khá nhiều nơi anh em quản lý thị trường đã phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón


Dùng miệng kiểm nghiệm hàng giả

Đặt câu hỏi xoay quanh tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng lậu đang tràn lan với trưởng ngành công thương, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nêu vấn đề: “Hiện nhiều mặt hàng trong nước sản xuất được, xài không hết nhưng hàng nhái, hàng giả, hàng lậu lại tràn ngập thị trường, nhất là trong lĩnh vực phân bón khiến người dân vô cùng hoang mang. Từ nay tới cuối năm 2015 bộ trưởng có dám cam kết với Đại biểu (ĐB), cử tri sẽ truy quét các loại hàng giả, hàng nhái? Liệu tỷ lệ sẽ giảm được bao nhiêu phần trăm?”.

Thừa nhận tình trạng hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề “nhức nhối” từ nhiều năm nay, lực lượng chức năng đã hết sức cố gắng nhưng kết quả còn hạn chế trong đó có lực lượng quản lý thị trường (QLTT). 

Bộ trưởng Hoàng cũng cho biết, trong báo cáo kiểm điểm cá nhân để phục vụ lấy phiếu tín nhiệm ông cũng đã nhận trách nhiệm về hạn chế này.

“Dù ngành công thương, quản lý thị trường đã có nhiều cố gắng, các ngành khác như biên phòng, công an nỗ lực nhưng hiệu quả không cao. 10 tháng đầu năm 2014 số vụ kiểm tra và xử phạt đều cao hơn từ 12 – 14%, nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp”- Bộ trưởng Hoàng nói.

“Tư lệnh” ngành công thương lý giải nguyên nhân là do dung lượng thị trường ngày càng phát triển mạnh, độ mở của nền kinh tế lớn nên việc giao thương hàng hóa có tỷ trọng ngày càng tăng. Cùng với đó một số phần tử làm ăn không chính đáng cũng lợi dụng kẽ hở để đưa hàng chất lượng kém, hàng giả vào tiêu thụ trong thị trường nội địa, thách thức với cơ quan quản lý. 

Phân tích nguyên nhân cụ thể hơn, theo ông Hoàng là dù lực lượng QLTT đã rất cố gắng, nhưng phương tiện, công cụ để tác nghiệp, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa còn quá thiếu, yếu.

“Thậm chí, để xác định chất lượng phân bón trên thị trường, ở khá nhiều nơi anh em QLTT đã phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón. Đây là hiện tượng có thật”

Ngoài ra, không loại trừ trong lực lượng QLTT, dù thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra nhưng vẫn còn tình trạng tiêu cực, làm việc chưa hết trách nhiệm, thậm chí có thể bao che cho hành vi sai phạm.

Và cuối cùng là sự phối hợp lỏng lẻo trong công tác quản lý giữa bộ, ngành và chính quyền địa phương.

Tình trạng thực tế là vậy, song Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng không đưa ra cam kết tới năm 2015 sẽ giảm được bao nhiêu phần trăm hàng giả, hàng lậu kém chất lượng trên thị trường, mà chỉ bày tỏ “chắc chắn không thể không cải thiện, ngành sẽ hết sức nỗ lực cố gắng”. 

Ông cũng tin tưởng, với sự ra đời của Ban chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại (Ban chỉ đạo 389) do trực tiếp Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành thì công tác chống hàng giả sẽ cải thiện hơn.

“Không có lý do gì để không tin rằng hoạt động này sẽ có chuyển biến trong 2015 và những năm tiếp theo”- ông nói

“Tôi buồn vì câu trả lời của Bộ trưởng Hoàng”

[-]Bộ[-]trưởng[-]Công[-]Thương:[-]Cán[-]bộ[-]phải[-]thử[-]phân[-]bón[-]giả[-]bằng..miệng!
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh): Tôi buồn vì câu trả lời của Bộ trưởng

Ngay sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, ĐB Nguyễn Thị Khá xin bấm nút lần thứ 2 để “truy” trách nhiệm cho rõ: “Tôi buồn vì Bộ trưởng nói thiếu phương tiện kiểm định, tới phân bón phải kiểm nghiệm bằng miệng, thì nếu là thuốc trừ sâu sẽ kiểm nghiệm bằng gì?”.

Ngay sau đó, chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội về phần trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, ĐB Khá tỏ ra khá bức xúc. Theo bà, dư luận xã hội đang rất trông chờ một câu trả lời có trách nhiệm từ Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Bộ trưởng phải trả lời sao để người dân họ tin tưởng, chứ với câu trả lời về cách chống hàng gian, hàng giả như bộ trưởng nói thì dân không phục, tôi cũng không đồng tình và cảm thấy rất buồn.

“Chống  hàng gian, hàng giả mà đi chống bằng cách “nếm bằng miệng” thì biết chừng nào chống được. Biết chừng nào làm rõ để người dân họ yên tâm sản xuất đúng theo pháp luật? Trong khi những kẻ gian dối thì làm như vậy, Bộ trưởng lại nói cán bộ dùng phương tiện thô sơ như thời cổ đại để kiệm nghiệm hàng như vậy thì khó có thể chấp nhận được”- ĐB Nguyễn Thị Khá khảng khái.

Theo bà, công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái không chỉ có riêng trách nhiệm của ngành công thương mà gồm nhiều cơ quan khác. Nhưng Bộ Công thương là cơ quan tham mưu cho Đảng, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công thương còn là phó ban Ban chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại (Ban chỉ đạo 389) thì với những công việc liên quan tới ngành mình thì mình phải “sắm vai chính”. Phải có đề xuất, mua sắm trang thiết bị ra sao, phương tiện gì cần thiết cho mặt hàng nào để cán bộ có thể tác nghiệp.

“Nếu thực sự thiếu phương tiện đến mức này , trách nhiệm chính ở cơ quan quản lý Nhà nước. Lĩnh vực mua bán của ngành thương mại, thì trách nhiệm rõ ràng ngành công thương. Chứ bộ trưởng không thể trả lời như vậy được. Tôi không đồng ý”- ĐB Khá nhắc lại

Nguồn tổng hợp
TD
Read more…

XIN ĐỪNG ĐỂ LÀNG ... TRÔI

9:26 AM |
Làng nổi Nguyệt Đức.
Làng nổi Nguyệt Đức.

Những năm nay, nước con sông Cầu bị "đầu độc" bởi nước thải của nhà máy cồn cạnh sông. Cá tôm trốn sạch khiến cuộc sống của người dân làng thuyền vốn đã khó càng vất vả hơn. Không những vậy, lượng thuyền về neo bến lại ngày một đông hơn, lượng người không có việc làm cũng tăng theo. Nguy cơ đói nghèo có thể trở lại.
Ô nhiễm bủa vây
Chỉ tay xuống con nước đục lờ, xộc lên mùi cồn hoăng hoắc, chua chua, trưởng thôn Nguyệt Đức (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) Trần Văn An, lắc đầu ngán ngẩm: Anh nhìn xem, cá tôm nào mà sống được ở nước này, nghề chài lưới của dân Nguyệt Đức cũng vì thế mà không còn đất sống. Hồi trước, họ (nhà máy cồn - PV) chỉ xả thải theo giờ, nay họ xả cả ngày lẫn đêm. Kêu cứu mãi mà có được đâu. Người Nguyệt Đức khó sống đến nơi rồi”.
Điều lo lắng của ông trưởng thôn không phải là không có cơ sở, tôm cá dần biến mất do nước sông ô nhiễm nặng, thuyền chạy hàng theo tuyến sông không cạnh tranh nổi với đội tàu hàng trăm tấn của các tỉnh khác, đến tàu hút cát cũng không có chỗ hoạt động vì không đủ tải để xin vào hợp tác xã.
Thời điểm này hằng năm là lúc làm ăn, thôn Nguyệt Đức chưa bao giờ tàu thuyền về neo bến nhiều như thế. Nghĩa là, người dân không có việc làm, nghĩa là số hộ nghèo và tái nghèo ở ngôi làng không đất này có nguy cơ tăng phi mã.
Theo trí nhớ của những người già ở đây, thôn Nguyệt Đức hình thành từ sau năm 1954, ban đầu chỉ có dăm bảy chiếc thuyền gỗ nhỏ tụ lại trên khúc sông Cầu, sinh nhai bằng nghề chài lưới. Theo thời gian, đến nay cả thôn có 181 hộ dân, 779 khẩu. Những chiếc thuyền gỗ cũng được thay bằng thuyền xi măng - cốt thép tải trọng hàng chục tấn, "nhà thuyền" được xây gạch hoặc gỗ tùy khả năng của chủ nhà. Mỗi "ngôi nhà" như thế là nơi trú ngụ của cả gia đình, thậm chí đại gia đình ba, bốn thế hệ có hàng chục nhân khẩu.
Chục năm trước, người làng tứ tán làm ăn xa, chỉ áp Tết mới về lại, neo thuyền đón giao thừa. Nay những chiếc thuyền đi không còn nhiều, chỉ khoảng một phần ba số gia đình trẻ của thôn. Người già, phụ nữ định cư ở hai ven bờ sông, kéo điện, mua nước và làm đủ thứ việc để sinh sống, chỉ trừ làm ruộng bởi cả làng hầu hết chẳng ai có lấy một tấc đất "cắm dùi". Đến như người chết, con cái cũng phải "mua" một chỗ an nghỉ ở khu đất của các thôn ven sông để mai táng.
Ông Trần Hữu Trịnh, 76 tuổi, cư dân làng Nguyệt Đức cũng không nhớ được gia đình ông định cư ở đây từ khi nào. Nhà có tám người con, ông bà gắng gỏi sắm cho mỗi đứa một chiếc thuyền để chúng tự sinh nhai. Thế mà có đứa làm ăn được cũng có tiền lên bờ, mua đất, làm nhà.
Ông Trịnh cho biết chưa khi nào nước sông Cầu ô nhiễm nặng thế này, "đến tắm cũng còn không dám tắm do nước sông đầy nước thải cồn, ngứa ngáy lắm".
Trưởng thôn Trần Văn An, vốn là lính vận tải Đoàn 559, xuất ngũ, lấy vợ cũng có bốn mặt con. "Cơi nới" mỗi đứa một "nhà" cho chúng tự kiếm sống còn mình thì cùng cậu út mở xưởng hàn xì ngay trên thuyền. Gần hai nhiệm kỳ trưởng thôn, ông An đã là một người kỳ cựu, thành tích nổi bật là danh hiệu Làng văn hóa, rồi vận động cho trẻ được đến trường...
“Không biết bao giờ người thôn Nguyệt Đức mới có thể lên bờ định cư được. Từ ngày tôi làm trưởng thôn, chưa năm nào cuộc sống của người dân làng thuyền khó khăn như năm nay”, ông tự hỏi.
Một số người dân và sinh hoạt ở làng nổi Nguyệt Đức.
Xin đừng để làng... trôi
Làm việc với UBND xã Vân Hà, anh Bùi Tá Thành, Phó chủ tịch UBND xã Vân Hà cũng ngậm ngùi nói về cái khó, cái khổ của người làng thuyền và chính quyền xã.
"Lo được an sinh cho bà con, học hành cho các cháu đã là cố gắng lắm rồi. Chứ công ăn việc làm, tìm đất cho bà con định cư thì ngoài tầm với của chính quyền xã", anh tâm sự.
Đưa chúng tôi ra bờ sông, anh chỉ xuống dòng sông Cầu, giọng bùi ngùi: “Các anh xem đấy, nước này làm sao cá sống nổi. Hơn chục năm nay, nhà máy cồn bên đất Bắc Ninh xả trực tiếp ra sông. Chúng tôi kêu nhiều, kiến nghị cả tỉnh bạn nhưng họ có để ý đâu”.
Quả thật, với diện tích nhỏ hẹp, giáp sông, nhiều đồi núi như địa bàn xã Vân Hà, để cấp đất an cư cho hơn 180 hộ dân Nguyệt Đức quả là khó như lên trời. Mà nếu cứ để vậy, mỗi năm số hộ, khẩu của thôn đều tăng, chẳng mấy chốc cả hai bên bờ sông dài hàng cây số sẽ chật kín nhà thuyền.
Nói đâu xa, hồi năm 1954, cả khúc sông này chỉ có đúng năm chiếc thuyền, toàn loại thuyền vỏ gỗ nhỏ xíu, lợp nứa lá. Nay cả thôn có hơn 180 thuyền, đa số là loại vỏ xi măng, tải trọng 50 - 80 tấn. Những năm trước, Nguyệt Đức cũng không có mấy người ở nhà mà đưa cả gia đình theo những chuyến hàng ngược nguồn, xuôi biển, gần Tết mới lại về, buông neo, sắm sửa. Trẻ con không được đi học là chuyện thường.
Gần đây do làm ăn khó khăn, người già, trẻ con nhiều nên có nhiều nhà buông neo định cư. Lần hồi kiếm sống từ dòng sông khó hơn nhưng nhờ đó mà trẻ con được đến trường. Lứa nọ nối tiếp lứa kia, thế mà cũng đã có đứa đỗ đại học. Đến năm nay, tổng cộng cũng được sáu, bảy đứa.
Theo anh Bình, năm 2013, thôn Nguyệt Đức có chưa đầy 5% hộ nghèo. Dù không có đất nhưng người dân có nghề vận chuyển hàng hóa, khai thác cát sỏi... cũng cho thu nhập khá. Tuy nhiên đến giờ rất khó khăn do bị cạnh tranh và tàu thuyền của thôn không vào được hợp tác xã. Bà con về định cư nhiều khiến quỹ an sinh của xã phình to và rất khó khăn trong công tác quản lý...
"Định cư ở làng để ổn định cuộc sống là điều tốt nhưng để định cư được cho hơn 180 hộ dân thôn Nguyệt Đức thì chúng tôi bó tay. Trước mắt chỉ cố gắng tìm cách tạo cho bà con việc làm, đấu tranh giảm bớt ô nhiễm nguồn nước và vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Không biết rồi sẽ ra sao chứ nếu vì khó khăn quá mà để bà con dời đi thì chúng tôi mang tội", vị Phó Chủ tịch thành thật.
Dân đã nghèo lại càng lo thêm, làng trôi thì dân sống ra sao? Xin đừng để làng trôi...

PTT
Read more…

Liên khúc cười: Môi ta cười môi trường

9:12 AM |
Dĩ vãng và môi trường
- Cậu nên biết rằng: “Nếu ta bắn vào dĩ vãng một phát súng lục, tương lai sẽ bắn trả ta bằng một quả đại bác”.
- Thế nếu tớ ném tặng vào dĩ vãng “một triệu đóa hoa hồng”?
- À! Thì... là... một lượng rác đáng kể đấy!
Liên khúc cười: Môi ta cười môi trường - 1
Nhiễm bố
Cô giáo hỏi một học sinh sau khi nộp bài tập về nhà:
- Sao bài văn tả con sông của em nghe ghê quá vậy?
- Em làm theo gợi ý của bố em mà cô.
- Bố em gợi ý kiểu gì lạ vậy?
- Cô thông cảm, bố em là phóng viên chuyên về môi trường mà.
Liên khúc cười: Môi ta cười môi trường - 2
Bệnh công việc
Nhà môi trường học vào cửa hàng may sẵn. Ông ta săm soi nhãn một chiếc áo khoác hồi lâu rồi tiến đến chỗ cô bán hàng nói với giọng phẫn nộ;
- Tôi đang tự hỏi bao nhiêu gam polietilen đã bị lấy ra từ loài thú hoang đáng thương để làm thành cái sản phẩm “trời đánh” này?
Liên khúc cười: Môi ta cười môi trường - 3
Môi trường
Diễn thuyết về đê tài “hôn nhân và gia đình”, một diễn giả ví von:
- Gia đình ví như một môi trường tươi mát để chúng ta hít thở...
Một giọng nói cất lên từ hàng ghế thính giả:
- Như vậy là môi trường của tôi bị ô nhiễm rồi.
Liên khúc cười: Môi ta cười môi trường - 4
Hạn chế ô nhiễm
Giảng bài học về rừng, giáo viên hỏi học sinh:
- Để không phải hít thở thường xuyên nguồn không khí ngày càng ô nhiễm do nạn phá rừng thì theo em người ta phải động viên mọi người làm gì?
- Dạ, ta nên khuyên mọi người hạn chết hít thở ạ!
TD
Read more…

Hot