TẶNG NHƯ THẾ LÀ "LỢI" HAY "HẠI"?

9:02 AM |
Nhiều người dân ở xã Vân Trục (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) phản ánh, xe của Cty TNHH Miwon Việt Nam bị vỡ ống dẫn khiến “phân bón” dạng lỏng xả thẳng ra, làm 3 giếng nước sinh hoạt chuyển màu đen kịt, bốc mùi hắc nồng nặc...
Nhiều hộ nông dân ở nhiều tỉnh/thành đang sử dụng loại “phân bón” này cũng rất hoang mang vì liệu có phải phân bón hữu cơ MV-L dạng lỏng hay là “nước thải” của Miwon?
Vỡ ống, giếng nước sinh hoạt ô nhiễm hàng loạt
Theo trình bày của người dân tại đại phương, ngày 16/10/2014, chiếc xe ô tô của Cty CP Thương mại và Dịch vụ Quang Minh chở “phân bón” MV-L dạng lỏng của Cty Miwon đến khu vực nhà ông Nguyễn Văn Ban (thôn Tam Phú, xã Vân Trục) thì  xả chất lỏng xuống. Việc xả thải chất lỏng đã khiến giếng nước của gia đình ông Công chuyển thành màu đen kịt, bốc mùi hôi hám nồng nặc. “Mới đầu không phát hiện ra, gia đình dùng nước giếng nấu ăn thì bụng đầy hơi, hoa mắt, chóng mặt. Hiện tại có 6 giếng thì 3 cái ô nhiễm nặng”, ông Công kể lại.  
Khi tiếp xúc thực tế địa điểm xả “phân bón” MV-L dạng lỏng xuống, chứng kiến cây chuối bị khô vàng lá, đất có màu đen và bốc mùi hôi, hắc... Theo một số người dân, những hôm thời tiết nắng nóng, khu vực này bốc mùi nồng nặc, mưa xuống thì nước dềnh lên đen ngòm. 

Ông Nguyễn Văn Ban ra chỉ chỗ được cho là vỡ ống khiến chất lỏng tràn ra ngoài ngấm vào nước giếng ăn nhà ông. 
Trao đổi về hiện tượng này, ông Phạm Hữu Hạnh, Trưởng thôn Tam Phú cho biết: “Ngay sau khi được gia đình ông Nguyễn Văn Ban thông báo, chúng tôi đã có mặt để xác minh, lập biên bản sự việc. Chất lỏng này được mang từ Nhà máy Miwon cho người dân, gọi là phân MV-L dạng lỏng, để bón cây thanh long. Nay có hiện tượng như vậy, rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ nguồn gốc của loại chất lỏng này”.
Tại buổi làm việc về sự việc trên, ông Jung Jin Ho- Giám đốc Nhà máy Miwon Việt Nam thừa nhận Cty Miwon có thuê Cty CP Thương mại và Dịch vụ Quang Minh vận chuyển “phân bón” MV-L. Trong quá trình cấp phân, đường ống không đảm bảo đã gây rò rỉ.
Nói rõ hơn về sự việc, ông Giang Trung Thanh - Giám đốc kinh doanh phân bón (Nhà máy Miwon) cho biết, số lượng tùy thuộc vào mùa vụ, thường mỗi ngày nhà máy phân phối ra ngoài thị trường khoảng 100 - 130 tấn, tuy nhiên thời gian này chỉ khoảng 20 - 30 tấn/ngày. Theo ông Thanh, phần lớn phân bón dạng lỏng của Cty Miwon đều cho, tặng, chỉ bán một số ít cho đại lý. 
Ông Thanh cho rằng, một số hộ dân ở một vài địa phương sử dụng không đúng hướng dẫn của Công ty khiến đất vón cục, cây cối bị chết. Còn về việc nhà ông Nguyễn Văn Nam và một số hộ dân khác bị ô nhiễm nước giếng ăn Công ty Miwon đang tích cực xử lý, đưa ra hướng giải quyết sớm nhất.
Được biết, ngày 10/11/2014, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49- Công an tỉnh Vĩnh Phúc) đã vào cuộc điều tra sự việc trên.
Phân bón dạng lỏng hay nước thải?
Tìm hiểu tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) được biết, từ năm 2007, rất nhiều hộ dân ở đây đã dùng loại phân bón dạng lỏng này. Giá bán khoảng 10 nghìn đồng/1can nhựa 20lít. Người dân chủ yếu dùng để tưới cỏ mía cho bò ăn lấy sữa.
Trên địa bàn xã có 4 điểm bán, tại tất cả các điểm này các thùng, can đựng “nước thải” được bày bán la liệt, sản phẩm không nhãn mác, không hướng dẫn sử dụng, không có quy chuẩn chất lượng; nhìn ngoài có màu đen, mở ra thì mùi hắc sộc lên. Những người bán hàng cho biết, thông thường, một chủ đại lý xe téc của nhà máy chở đến đây vào ban đêm, bơm vào thùng to, rồi các hộ tự chiết ra can 20 lít để bán.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Tùng Lâm, cán bộ môi trường xã Vĩnh Thịnh cho hay, năm 2007 địa phương có một đại lý lớn liên kết với Công ty Miwon kinh doanh loại phân bón dạng lỏng này. Lượng tiêu thụ khoảng 3.000 lít/1ngày. “Nhà tôi cũng mua về để tưới cỏ cho bò ăn, bản thân tôi đi tưới khoảng 100lít/1ngày cũng thấy chóng mặt, đau đầu. Thực ra, chuyên môn chúng tôi có hạn nên vẫn chưa biết phân hữu cơ MV-L dạng lỏng của công ty Miwon có thực sự tốt cho môi trường không. Dân làng rất mong cơ quan cấp trên có lời giải cho bà con, tránh gây hoang mang khi sử dụng”.

 Nước MV-L -“nước thải” được bày bán tràn lan trên đường
Quá trình tìm hiểu của PV cho thấy, thời gian gần đây người dân ở nhiều địa phương như Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc... đều được Cty Miwon tặng “phân bón” dạng lỏng. Theo phản ánh, khi nông dân huyện Văn Chấn - Yên Bái sử dụng thấy lá chè xanh dày, năng suất tăng, nhưng các cây cỏ xen kẽ dưới tán chè cùng giun, dế đều chết. 
Trước đó, sáng 22/5/2013, Ðội Chống hàng giả thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đột xuất kiểm tra tài liệu và hồ sơ của hộ ông Đinh Trọng Vương (thôn 3, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn) cho thấy, việc kinh doanh từ năm 2010, cứ hai ngày nhập một xe chở khoảng 20 nghìn lít phân ML-L (tương ứng hai mươi tấn) bán trực tiếp cho các hộ dân. Việc mua bán này không có hợp đồng kinh tế với đơn vị cung ứng; không có giấy phép kinh doanh phân bón, không có kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa kèm lô hàng; không có tem, nhãn hàng hóa theo quy định. Ðáng chú ý là toàn bộ các lô hàng nói trên, Công ty Miwon đều không thu tiền. 
Ðội Chống hàng giả đã lấy mẫu phân bón dạng lỏng trên gửi đi giám định tiêu chuẩn chất lượng tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia. Kết quả thử nghiệm số 189/KQ - PBQG ngày 4/6 của Trung tâm cho thấy các chỉ tiêu thử nghiệm đều vượt so với Thông tư 65/2010/BNNPTNT và tài liệu quảng cáo phân hữu cơ MV-L. Như vậy, toàn bộ số phân hữu cơ MV-L dạng lỏng đã được tiêu thụ trên các đồi chè của nông dân hai huyện Văn Chấn, Trấn Yên ước đạt cả triệu lít, nhưng không một cơ quan thẩm quyền nào thẩm định việc có hay không sự độc hại đối với môi trường.
Có quá nhiều bất thường về phân bón MV-L dạng lỏng Miwon. Qua sự việc, rất cần cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, kiểm nghiệm chất lượng loại phân bón này, tránh để bà con nông dân hoang mang khi sử dụng.


PTT
Read more…

LÃNH ĐẠO TỈNH PHẢI ĐỐI THOẠI VỚI DÂN VÌ BÃI RÁC Ô NHIỄM

2:36 PM |
Trưa ngày 9-11, người dân thôn Thọ Vức, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa (Phú Yên) mới chịu cho các xe chở rác của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Phú Yên vào bãi rác Thọ Vức để xử lý.
Xe chở rác của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Phú Yên phải đậu dọc đường, do không thể vào bãi rác. KIM THỦY
Hàng loạt xe chở rác phải đậu đợi vì không thể vào bãi rác - Ảnh: KIM THỦY
Đó là kết quả sau khi lãnh đạo tỉnh Phú Yên và TP Tuy Hòa cam kết sẽ xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do nước từ bãi rác này gây ra, cũng như bố trí đất tái định cư cho người dân.
Tại buổi đối thoại, ông Lê Văn Trúc, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, yêu cầu Công ty cổ phần Môi trường và đô thị Phú Yên phải xử lý dứt điểm mùi hôi thối và kiểm tra lại quy trình vận hành các hồ chứa thải.
Khi trời mưa, đơn vị này phải tăng tặn suất bơm nước ngược lên hồ xử lý nhằm tránh tình trạng nước thải tràn xuống khu dân cư. Các đơn vị liên quan phải thường xuyên lấy mẫu nước ở khu vực này để kiểm tra mức độ ô nhiễm để có hướng xử lý tiếp theo.
Về việc tái định cư những hộ dân bị ảnh hưởng bởi nước bẩn từ bãi rác Thọ Vức, ông Trúc đề nghị TP Tuy Hòa bố trí khu tái định cư rộng khoảng 1,5ha đất cách bãi rác hơn 1km. Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Phú Yên phải có phương án cung cấp nước sạch phục vụ cuộc sống các hộ dân.
Trước đó, chiều 8-11, hàng trăm người dân ở thôn Thọ Vức tập trung tại đường đến bãi rác Thọ Vức dựng lều, chặn xe chở rác thải sinh hoạt của Công ty cổ phần Môi trường và đô thị Phú Yên. 
Người dân yêu cầu đơn vị này và TP Tuy Hòa phải giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời trả lời rõ việc cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và tổ chức di dời người dân đến khu tái định cư.
Bà Lê Thị Kim Khuê, người dân thôn Thọ Vức, bức xúc: “Sáng 7-11, nhân viên phụ trách bãi rác lại xả nước thải đen ngòm xuống suối Cây Sanh. Chúng tôi phải ra đường chặn xe, yêu cầu ngành chức năng và chính quyền địa phương phải trả lời thỏa đáng về vấn đề này”.
Người dân thôn Thọ Vức dựng lều, mang bàn ghế ra đường chặn xe chở rác. KIM THỦY
Dựng lều và đem bàn ghế ra ngồi để chặn xe chở rác- Ảnh: KIM THỦY
Ông Lê Văn Trúc- phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên (đứng)- đối thoại với người dân tại trụ sở xã Hòa Kiến. KIM THỦY
Ông Lê Văn Trúc - phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên (đứng)- đối thoại với người dân tại trụ sở xã Hòa Kiến - Ảnh: KIM THỦY
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - phó giám đốc Công ty cổ phần Môi trường và đô thị Phú Yên - cho biết dự án xây dựng bãi rác Thọ Vức do Chính phủ vương quốc Bỉ tài trợ. Do trong quá trình thực hiện dự án, đơn vị không tính toán kỹ lượng mưa tại tỉnh nên công suất thiết kế không đủ chứa, dẫn đến tình trạng rò rỉ nước thải ra khu dân cư.
Công ty đã dùng bạt che phủ toàn bộ bãi rác để hạn chế nước mưa làm đầy hồ chứa và đã xin tỉnh Phú Yên và Chính phủ vương quốc Bỉ cho phép chỉnh sửa lại quy hoạch bãi rác. Phía Bỉ đã đồng ý phối hợp với tỉnh khắc phục tình trạng này vào đầu năm 2015.

PTT
Read more…

Nhập khẩu rác thải công nghiệp, Việt Nam trở thành bãi rác

2:34 PM |
Nguy cơ nhập khẩu phế liệu lẫn rác thải công nghiệp có thể biến Việt Nam thành bãi rác của thế giới là vấn đề được đông đảo người dân quan tâm.

Nhiều ý kiến đề nghị tại Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII sắp tới, cần xây dựng những "hàng rào" quy định chi tiết nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý hiệu quả để bảo vệ môi trường...
 
Một container rác thải bị cơ quan chức năng bắt giữ tại Cảng Hải Phòng.
Một container rác thải bị cơ quan chức năng bắt giữ tại Cảng Hải Phòng.
Nhập khẩu phế liệu và rác thải công nghiệp không phải là câu chuyện mới tại Việt Nam. Gần đây nhất, cuối năm 2013, hình ảnh hơn 3.000 container quá thời hạn làm thủ tục, trong đó có nhiều container chứa rác thải công nghiệp nguy hại gồm: ắc quy chì, cao su, nhựa phế thải, thiết bị điện tử hay nội tạng động vật khiến không ít người rùng mình ghê sợ.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 34 tỉnh với khoảng 160 doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất, tái chế trực tiếp nhập khẩu phế liệu chiếm khoảng 75%; nhập khẩu để phân phối chiếm khoảng 18%, còn lại là doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác. Do lợi nhuận cao, nên không ít doanh nghiệp đã dùng mọi thủ đoạn để vận chuyển, nhập khẩu phế liệu lẫn chất thải nguy hại trái phép núp dưới hình thức ký hợp đồng xuất - nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất sang nước thứ ba. Thông qua con đường này, nhiều mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (như máy móc, thiết bị lạc hậu cũ, hỏng, hết niên hạn sử dụng; linh kiện điện tử có chứa chất nguy hại) đã bị nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đề nghị cần sớm có các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả những trường hợp vi phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh môi trường quốc gia. Lường trước những tác động xấu của việc nhập khẩu phế liệu đối với môi trường, tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII diễn ra cuối năm ngoái, khi cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường, nhiều đại biểu kiến nghị quy định rõ nhóm phế liệu được phép nhập khẩu, công bố danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài và từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan vào nội địa; nghiêm cấm việc mua bán phế liệu đã nhập khẩu vào trong nước.

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của đại biểu và cử tri, tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XIII) mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã có nhiều chỉnh sửa, thay đổi quan trọng. Dự thảo đã chỉnh sửa lại quy định về nhập khẩu phế liệu, quy định cụ thể "phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm: Kim loại và hợp kim, giấy, thủy tinh và nhựa"; yêu cầu phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có quy định chặt chẽ về danh mục phế liệu được nhập khẩu và điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu như tại Điều 78: "Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu."

Tuy nhiên, theo ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những chỉnh sửa trên vẫn thiếu những quy định chi tiết, giám sát chặt chẽ trong việc thực hiện nhập phế liệu. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đề nghị, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khái niệm "phế liệu" để tránh lạm dụng nhập khẩu chất thải và quy định cụ thể danh mục phế liệu được nhập khẩu. Cho rằng không nên cấm nhập khẩu phế liệu, song theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, đây là việc làm không được khuyến khích nên cần lập ra hàng rào kỹ thuật tốt hơn để hạn chế và kiểm soát. Có thái độ kiên quyết đối với việc nhập khẩu phế liệu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi: "Người ta bỏ đi rồi chúng ta nhập về làm gì? Nếu không thực sự cân nhắc kỹ về quy định này thì chúng ta thành bãi rác thải của thế giới".

Với những quy định lỏng lẻo trong nhập khẩu phế liệu trước đây, Việt Nam đã từng là nơi tập kết phế liệu, rác thải công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và tốn thời gian, tiền bạc để xử lý hậu quả. Thiết nghĩ, để tránh việc lạm dụng trong nhập khẩu phế liệu, rác thải, bên cạnh những hàng rào kỹ thuật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu ủy thác, cũng cần xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm liên quan công tác quản lý lĩnh vực này.
TD
Read more…

KHU DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH NƠI CHỨA BÃI SẮN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1:58 PM |
Cứ đến vụ ép sắn của Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đăk Tô (ở thôn 1, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) là hàng trăm hộ dân và học sinh các trường học ở quanh khu vực sân bay Phượng Hoàng, huyện Đăk Tô lại chịu cảnh ô nhiễm do mùi hôi thối của bã sắn. 
 


Nằm sát quốc lộ 14, từ nhiều năm nay Khu di tích lịch sử sân bay Phượng Hoàng ở huyện Đăk Tô đã trở thành bãi tập kết và phơi bã sắn của Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đăk Tô. Hằng ngày, hàng chục tấn bã sắn từ Nhà máy được chở ra tập kết tại sân bay để phơi khô, gây ô nhiễm.

Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, khu vực đối diện sân bay Phượng Hoàng là các trường học, trạm y tế và cơ quan hành chính của xã Tân Cảnh. Xung quanh khu vực này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ hoạt động của Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đăk Tô.

Nằm ngay hướng gió thổi vào, ngày ngày phải hứng chịu mùi hôi xộc thẳng vào, trường Mầm non Vành Khuyên với 150 cháu bé phải sống chung với ô nhiễm. Các cô giáo ở đây cho biết dù nhà trường đã trồng rất nhiều cây xanh, lắp các cửa kính nhưng không thể ngăn được mùi hôi.

Nhiều năm nay, các hộ dân đã có ý kiến gửi các cấp có thẩm quyền, nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Ông Nguyễn Văn Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, cho biết: "Chính quyền địa phương cũng không đồng ý với việc phơi bã sắn ở khu vực sân bay Phượng Hoàng, chúng tôi đã làm báo cáo gửi lên các cấp có thẩm quyền, nhưng đến nay vẫn không có phương án giải quyết. Khu vực sân bay Phượng Hoàng thuộc Quân khu 5 quản lý nên địa phương không có quyền can thiệp.
PTT
Read more…

Nước thải từ chuồng heo phải uống được?

1:53 PM |
Người chăn nuôi lợn  ở Việt Nam đang đối mặt nhiều quy định lạ lùng. Ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc công ty CP Thanh Bình (hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam), cho biết: Trong ngành thức ăn gia súc, thế giới đăng ký chất lượng chỉ yêu cầu 4 tiêu chuẩn, nhưng ở Việt Nam bắt tới 15 tiêu chuẩn.
Theo ông, thế giới chỉ yêu cầu chất nào không khuyến khích cho tối đa là bao nhiêu; còn chất khuyến khích có quy định tối thiểu. “Chẳng hạn đạm là chất khuyến khích, tôi đăng ký 15%, nhưng khi làm có thể lên 16% (tốt hơn 15%) thì thanh tra cứ máy móc, thấy khác là phạt. Còn những chất như canxi, muối… không khuyến khích, tỷ lệ dưới mức đăng ký chút có thể được, nhưng cũng bị phạt. Tôi kiến nghị nhiều lần, Bộ NN&PTNT nói cân nhắc, mà mãi vẫn chưa sửa”, ông Bình nói.


Nhiều người nuôi lợn cho rằng một số quy định nuôi gia súc bất hợp lý gây khó khăn cho người nuôi.
Nhiều người nuôi lợn cho rằng một số quy định nuôi gia súc bất hợp lý gây khó khăn cho người nuôi.

Ông Bình nói thêm: “Chẳng hạn, tôi chỉ đăng ký một chất là 10%. Nói thật, tính toán công thức vậy, chứ chả đơn vị nào làm đúng 10% được. Bởi vì một sản phẩm được tổ hợp rất nhiều thành phần cộng vào, phải có sai số chứ. Đằng này, cơ quan thanh tra, thấy không giống là đè ra phạt. Rất mệt mỏi, cái này đưa ra để quản lý, sao lại thích phạt”, ông Bình nói.
Từng đầu tư nuôi hàng chục nghìn con heo ở Đông Nam Bộ, ông Bình cho hay, quy định về xử lý môi trường của Bộ TN&MT đang “tiêu diệt ngành chăn nuôi”. Theo ông, nếu quy định nước thải từ trại heo ra phải đạt tiêu chuẩn loại A - tức là uống được, loại B - là tắm được… chắc không ai làm nổi; kể cả DN lớn chứ đừng nói cơ sở chăn nuôi nhỏ.
Nhiều DN chăn nuôi ở Đồng Nai bị phạt “lên bờ xuống ruộng” vì quy định trên. Ông Bình cho rằng, không ai làm được, mà vẫn áp dụng, doanh nghiệp tìm mọi cách để “lách”. “Trước đây, tôi cũng nuôi tới 20.000 con heo, nhưng đã đóng cửa trại cho khỏe, vì những quy định đưa ra nhìn đã bất hợp lý”, ông Bình cho biết.
Trong khi đó, tại HTX Chăn nuôi Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội)- HTX chăn nuôi lớn nhất miền Bắc cũng “khóc dở mếu dở” vì những quy định về môi trường. Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX cho biết: Nông dân bươn chải làm ăn, trình độ a, b, c…, bảo phải đầu tư xử lý công nghệ nước thải theo quy định A, B,C gì đó khó lắm! Điều lạ là, cảnh sát môi trường, cán bộ môi trường cứ xuống kiểm tra phạt lên, phạt xuống, mà cũng không hướng dẫn cho cách nào để xử lý.
Ông Chiến cho biết, bản thân ông là chủ nhiệm HTX, được Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ TN&MT) hỗ trợ xây dựng mô hình nước thải. Thế nhưng, khi công trình vận hành, cán bộ môi trường của thành phố xuống kiểm tra, bảo không đạt chuẩn. Từ đó, cán bộ chức năng “đè” ra phạt không thương tiếc, công trình phải “đắp chiếu”.
TD

Read more…

XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

11:13 AM |
Xây đô thị với các hành lang xanh, cải thiện hệ thống mặt nước, tận dụng thay đổi tích cực của khí hậu… là những hướng đi để đô thị Việt Nam hạn chế những thách thức từ biến đổi khí hậu như mưa lũ, nắng nóng, nước biển dâng.
Tạo thêm không gian đô thị xanh
Việc mất đi mảng xanh, gia tăng mật độ xây dựng làm đô thị ngày càng phải chịu ảnh hưởng từ hiện tượng đảo nhiệt đô thị. Hiện tượng này khiến nhiệt độ ở nhiều khu vực có thể cao hơn 8 - 10 độ C so với nhiệt độ trung bình ở các khu vực xung quanh.

TP.HCM và Hà Nội - 2 thành phố lớn nhất thì cũng là 2 đô thị có nguồn khí thải nhà kính lớn nhất trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, tình trạng úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường cũng đang là những vấn đề lớn nhất ở 2 thành phố này.

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu với sự phát triển bền vững của các đô thị Việt Nam, các nhà khoa học bắt đầu đưa ra một số dự án xây dựng các khu đô thị như xây dựng hành lang xanh, vành đai xanh, cải thiện và phát triển hệ thống nước… 


“Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh” cũng là chủ đề chính trong Ngày Đô thị Việt Nam 8/11 năm 2014.

Theo đó, xây dựng đô thị Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như quy hoạch, quản lý quy hoạch theo hướng tiếp cận đô thị bền vững, đảm bảo hiệu quả kinh tế, sinh thái. Công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật cũng cần đồng bộ, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, phát triển các loại hình đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh vùng với nâng cao diện tích không gian xây xanh, mặt nước…

Hiện Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, làm tiền đề triển khai các chương trình, dự án phục vụ định hướng phát triển đô thị ở Việt Nam.
Quy hoạch để thích ứng với biến đổi khí hậu

TP.HCM là thành phố chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nề với những hiện tượng như ngập lụt, nước biển dâng, xâm mặn… Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cũng cho thấy TP.HCM là 1 trong 10 thành phố bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Từ đó, nhiều công trình được xây dựng cùng với các giải pháp đã đưa triển khai để giúp TP.HCM thích ứng với biến đổi khí hậu.


Theo Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM tới năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt, phát triển cảng biển và đô thị biển sẽ là hướng phát triển lớn của TP.HCM. Hướng phát triển này còn giúp thành phố mở rộng vùng không gian phát triển đô thị, tạo thêm mặt bằng mới cho thành phố, xây dựng khu công nghiệp và khu dân cư.

Tuy nhiên, hướng phát triển này cũng khiến TP.HCM đối mặt với tình trạng nhập nước, đặc biệt biến đối khí hậu ngày càng phức tạp. Từ đó, TP.HCM đang xây dựng Chiến lược tiến ra biển trên cơ sở rà soát lại tất cả các quy hoạch của thành phố hiện nay, kết hợp lại với nhau, phân tích các điểm mạnh, yếu.

TP.HCM cũng đang nghiên cứu các giải pháp để đón đầu và tận dụng những ảnh hưởng tích cực của biến đổi khí hậu, thích ứng với thiên tai, phát triển bền vững.

Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN&MT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Hành động thích ứng với biến đổi khí hậu TP.HCM cho biết, TP.HCM phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành các công trình cơ bản ứng phó với biến đổi khí hậu như cảng biển, công trình đê điều chống ngập lụt, đập ngăn mặn, mạng lưới giao thông thủy, quản lý mạng lưới nước tiêu thụ, mở tuyến đường từ nội thành sang Cần Giờ…

Những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu của Hà Nội và TP.HCM cũng cho thấy xu hướng mới trong quy hoạch phát triển của nhiều đô thị khác trong cả nước. Trong đó, những kế hoạch ứng phó từ xa, tận dụng biến đổi tích cực càng đóng vài trò then chốt đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững về KT - XH.
Nguồn: tổng hợp
TD
Read more…

ĐỒNG NAI: TRIỆT ĐỂ XỬ LÝ NGUỒN RÁC THẢI Y TẾ

11:11 AM |
Mỗi ngày, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thải ra khoảng 8 tấn chất thải, trong đó có 1/4 số chất thải là rác thải y tế, cần được thu gom và xử lý theo quy trình nghiêm ngặt. Tuy nhiên, thời gian qua công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế, đặc biệt là rác thải lây nhiễm tại các bệnh viện vẫn chưa được chú ý xử lý triệt để.
Đồng[-]Nai:[-]Triệt[-]để[-]xử[-]lý[-]nguồn[-]rác[-]thải[-]y[-]tế
Rác thải y tế- Ảnh: minh họa

Để thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để nguồn rác thải y tế lây nhiễm tại các bệnh viện tuyến huyện và thị xã Long Khánh, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định chi trên 36 tỷ đồng mỗi năm để xử lý nguồn rác thải y tế lây nhiễm. Kinh phí này được trích từ nguồn thu phí dịch vụ và bổ sung từ ngân sách của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 10 bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực thuộc ngành y tế tỉnh Đồng Nai được giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn lây nhiễm phát sinh tại các cơ sở y tế. Trong số 10 bệnh viện, có 2 bệnh viện chưa có lò đốt chất thải y tế là bệnh viện huyện Tân Phú và Nhơn Trạch. UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu 2 bệnh viện trên sử dụng phương tiện chuyên dùng, mỗi ngày 2 lần vận chuyển rác thải y tế đến các bệnh viện lân cận ở Định Quán và Long Thành để xử lý triệt để chất thải lây nhiễm. Những bệnh viện còn lại phải thực hiện phương án thu gom, vận chuyển bằng xe chuyên dùng để đưa rác thải đến các lò đốt xử lý theo đúng quy chuẩn.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng chấp thuận để 10 bệnh viện thành lập các tổ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế, trong đó mỗi tổ có 3 thành viên bao gồm cả lái xe.
PTT
Read more…

Hot