Home »
PHÚ TIẾN ĐƯỢC GỌI LÀ LÀNG "UNG THƯ" DO DÙNG NƯỚC
9:47 AM |
Thôn Phú Tiến, xã Nghĩa Phú và thôn Hoa Vinh Sơn, xã Nghĩa Hội là hai thôn nghèo huyện miền núi Nghĩa Đàn, Nghệ An, thời gian gần đây trở nên “nổi tiếng” vì làng có nhiều người chết vì ung thư
Nhà của bênh nhân 17 tuổi bị ung thư não - Ảnh: Thủy Lợi
|
Cũng như các trưởng xóm khác nhưng có phần đặc biệt hơn, ông Đặng Xuân Pháp - xóm trưởng xóm Phú Tiến có thêm công việc là theo dõi, ghi chép về diễn biến của căn bệnh ung thư, quái thai và dị tật bẩm sinh của cả xóm trong từng năm.
Ông cho biết, số lượng những ca mắc các bệnh này trong xóm là rất lớn và đang tăng nhanh hơn trong những năm gần đây. “Người ta đã quên mất cái tên chính thức của xóm tôi - Phú Tiến mà thay vào đó gọi là làng ung thư. Bởi trong mấy năm gần đây, bình quân mỗi năm, xóm có khoảng 4 -5 ca mắc mới và những người chết hầu như đều do ung thư chứ không phải do tuổi cao.”.
Theo ông Pháp trong vòng 7 năm trở lại đây, toàn xóm có 37 ca mắc ung thư, hiện có 8 ca đang trong tình trạng nguy kịch. Tính sơ bộ thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư trong xóm chiếm khoảng 4,1%. Đó vẫn chưa phải là con số chính thức. “Nhiều người dân vẫn phải âm thầm sống chung với nó mà không hề hay biết. Ngoài bệnh ung thư, trong xóm có tới 9 ca bị dị tật bẩm sinh và quái thai”- ông cho hay.
Nằm liền kề với xóm Phú Tiến còn có 2 xóm Bình Minh, Hoa Vinh Sơn (xã Nghĩa Hội), cũng chung cảnh “làng ung thư”. Ông Cao Xuân Tăng, xóm trưởng xóm Hoa Vinh Sơn cho biết: “Xóm tôi có hơn 200 nhân khẩu nhưng khoảng dăm bảy năm về đây có tới 13 ca ung thư, còn sẩy thai, đẻ non, u xơ thì nhiều vô kể. Chúng tôi lo nhất là có nhiều trường hợp mắc bệnh khi tuổi đời còn rất trẻ, như cháu Lê Đình Vũ (17 tuổi, ung thư não), cháu Cao Xuân Phương (19 tuổi, ung thư máu). Có những gia đình có 2 - 3 người cùng bị mắc ung thư như ông bà Nguyễn Hồng Khâm - Nguyễn Thị Thế, hay trường hợp 2 cha con Cao văn Phượng - Cao Xuân Phương phát hiện bệnh cùng lúc và chết cách nhau chưa đến 1 tháng …”
Ông Tăng kể rằng: “Xóm tôi và mấy xóm xung quanh như Phú Tiến, Bình Minh, Vinh Quang đều dùng nước lấy từ đập Phú Thọ. Con đập này chảy ra từ lòng của nông trường, trước đây trồng cà phê. Dạo trước thì chưa mấy ai quan tâm, nhưng từ khi thấy nhiều người bị ung thư, bà con mới nghi ngờ chất lượng nước.”
Ông Bùi Văn Tú (công nhân đã về hưu) sống tại xóm Phú Tiến cũng cho biết: “Địa bàn xóm Phú Tiến từng là khu vực chứa phân bón và thuốc trừ sâu của nông trường cà phê 1.5. Tại đây, có 2 kho chứa thuốc bảo vệ thực vật loại 666 và DDT. Đây là những loại thuốc cực độc đối với con người và hiện đã bị cấm sử dụng, nhưng để phân huỷ thì phải mất hàng chục năm”.
Trong khi đó, ông Pháp cho biết, bà con ở đây hoàn toàn dùng nước giếng khoan thô chưa qua lọc. Do kinh tế khó khăn nên các gia đình không thể mua được máy lọc nước và đành phó mặc số phận cho “thần chết”. “Mấy năm nay, hầu như ở cuộc tiếp xúc cử tri nào chúng tôi cũng kiến nghị vấn đề này nhưng người ta cũng chỉ hứa là sẽ xem xét và báo cáo lên trên. Còn giải pháp như thế nào, bao giờ triển khai, thì không ai biết”, ông Pháp lo lắng.
Trao đổi với PV, ông Trương Quang Thắng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phú cho biết, sau khi người dân phản ánh, đã có 3 đoàn công tác của Sở Tài Nguyên và Môi trường về kiểm tra, khảo sát. “ Các đoàn cho rằng có nguyên nhân từ nguồn nước ô nhiễm bởi thuốc sâu và khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước giếng như hiện nay”, ông Thắng nói. Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho biết, UBND xã đã đề nghị xây dựng nhà máy nước sạch nhưng chưa làm được vì vướng ngân sách.
PTT
|
Phải thử phân bón giả bằng miệng, vậy thuốc trừ sâu giả thử bằng gì?
9:39 AM |
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời trước câu hỏi “truy vấn” của các ĐBQH về tình trạng hàng giả, hàng lậu kém chất lượng tràn lan trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 17/11.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Để xác định chất lượng phân bón trên thị trường, ở khá nhiều nơi anh em quản lý thị trường đã phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón
Dùng miệng kiểm nghiệm hàng giả
Đặt câu hỏi xoay quanh tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng lậu đang tràn lan với trưởng ngành công thương, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nêu vấn đề: “Hiện nhiều mặt hàng trong nước sản xuất được, xài không hết nhưng hàng nhái, hàng giả, hàng lậu lại tràn ngập thị trường, nhất là trong lĩnh vực phân bón khiến người dân vô cùng hoang mang. Từ nay tới cuối năm 2015 bộ trưởng có dám cam kết với Đại biểu (ĐB), cử tri sẽ truy quét các loại hàng giả, hàng nhái? Liệu tỷ lệ sẽ giảm được bao nhiêu phần trăm?”.
Thừa nhận tình trạng hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề “nhức nhối” từ nhiều năm nay, lực lượng chức năng đã hết sức cố gắng nhưng kết quả còn hạn chế trong đó có lực lượng quản lý thị trường (QLTT).
Bộ trưởng Hoàng cũng cho biết, trong báo cáo kiểm điểm cá nhân để phục vụ lấy phiếu tín nhiệm ông cũng đã nhận trách nhiệm về hạn chế này.
“Dù ngành công thương, quản lý thị trường đã có nhiều cố gắng, các ngành khác như biên phòng, công an nỗ lực nhưng hiệu quả không cao. 10 tháng đầu năm 2014 số vụ kiểm tra và xử phạt đều cao hơn từ 12 – 14%, nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp”- Bộ trưởng Hoàng nói.
“Tư lệnh” ngành công thương lý giải nguyên nhân là do dung lượng thị trường ngày càng phát triển mạnh, độ mở của nền kinh tế lớn nên việc giao thương hàng hóa có tỷ trọng ngày càng tăng. Cùng với đó một số phần tử làm ăn không chính đáng cũng lợi dụng kẽ hở để đưa hàng chất lượng kém, hàng giả vào tiêu thụ trong thị trường nội địa, thách thức với cơ quan quản lý.
Phân tích nguyên nhân cụ thể hơn, theo ông Hoàng là dù lực lượng QLTT đã rất cố gắng, nhưng phương tiện, công cụ để tác nghiệp, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa còn quá thiếu, yếu.
“Thậm chí, để xác định chất lượng phân bón trên thị trường, ở khá nhiều nơi anh em QLTT đã phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón. Đây là hiện tượng có thật”
Ngoài ra, không loại trừ trong lực lượng QLTT, dù thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra nhưng vẫn còn tình trạng tiêu cực, làm việc chưa hết trách nhiệm, thậm chí có thể bao che cho hành vi sai phạm.
Và cuối cùng là sự phối hợp lỏng lẻo trong công tác quản lý giữa bộ, ngành và chính quyền địa phương.
Tình trạng thực tế là vậy, song Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng không đưa ra cam kết tới năm 2015 sẽ giảm được bao nhiêu phần trăm hàng giả, hàng lậu kém chất lượng trên thị trường, mà chỉ bày tỏ “chắc chắn không thể không cải thiện, ngành sẽ hết sức nỗ lực cố gắng”.
Ông cũng tin tưởng, với sự ra đời của Ban chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại (Ban chỉ đạo 389) do trực tiếp Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành thì công tác chống hàng giả sẽ cải thiện hơn.
“Không có lý do gì để không tin rằng hoạt động này sẽ có chuyển biến trong 2015 và những năm tiếp theo”- ông nói
“Tôi buồn vì câu trả lời của Bộ trưởng Hoàng”
Ngay sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, ĐB Nguyễn Thị Khá xin bấm nút lần thứ 2 để “truy” trách nhiệm cho rõ: “Tôi buồn vì Bộ trưởng nói thiếu phương tiện kiểm định, tới phân bón phải kiểm nghiệm bằng miệng, thì nếu là thuốc trừ sâu sẽ kiểm nghiệm bằng gì?”.
Ngay sau đó, chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội về phần trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, ĐB Khá tỏ ra khá bức xúc. Theo bà, dư luận xã hội đang rất trông chờ một câu trả lời có trách nhiệm từ Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Bộ trưởng phải trả lời sao để người dân họ tin tưởng, chứ với câu trả lời về cách chống hàng gian, hàng giả như bộ trưởng nói thì dân không phục, tôi cũng không đồng tình và cảm thấy rất buồn.
“Chống hàng gian, hàng giả mà đi chống bằng cách “nếm bằng miệng” thì biết chừng nào chống được. Biết chừng nào làm rõ để người dân họ yên tâm sản xuất đúng theo pháp luật? Trong khi những kẻ gian dối thì làm như vậy, Bộ trưởng lại nói cán bộ dùng phương tiện thô sơ như thời cổ đại để kiệm nghiệm hàng như vậy thì khó có thể chấp nhận được”- ĐB Nguyễn Thị Khá khảng khái.
Theo bà, công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái không chỉ có riêng trách nhiệm của ngành công thương mà gồm nhiều cơ quan khác. Nhưng Bộ Công thương là cơ quan tham mưu cho Đảng, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công thương còn là phó ban Ban chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại (Ban chỉ đạo 389) thì với những công việc liên quan tới ngành mình thì mình phải “sắm vai chính”. Phải có đề xuất, mua sắm trang thiết bị ra sao, phương tiện gì cần thiết cho mặt hàng nào để cán bộ có thể tác nghiệp.
“Nếu thực sự thiếu phương tiện đến mức này , trách nhiệm chính ở cơ quan quản lý Nhà nước. Lĩnh vực mua bán của ngành thương mại, thì trách nhiệm rõ ràng ngành công thương. Chứ bộ trưởng không thể trả lời như vậy được. Tôi không đồng ý”- ĐB Khá nhắc lại
Nguồn tổng hợp
TD
XIN ĐỪNG ĐỂ LÀNG ... TRÔI
9:26 AM |
Những năm nay, nước con sông Cầu bị "đầu độc" bởi nước thải của nhà máy cồn cạnh sông. Cá tôm trốn sạch khiến cuộc sống của người dân làng thuyền vốn đã khó càng vất vả hơn. Không những vậy, lượng thuyền về neo bến lại ngày một đông hơn, lượng người không có việc làm cũng tăng theo. Nguy cơ đói nghèo có thể trở lại.
Ô nhiễm bủa vây
Chỉ tay xuống con nước đục lờ, xộc lên mùi cồn hoăng hoắc, chua chua, trưởng thôn Nguyệt Đức (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) Trần Văn An, lắc đầu ngán ngẩm: “Anh nhìn xem, cá tôm nào mà sống được ở nước này, nghề chài lưới của dân Nguyệt Đức cũng vì thế mà không còn đất sống. Hồi trước, họ (nhà máy cồn - PV) chỉ xả thải theo giờ, nay họ xả cả ngày lẫn đêm. Kêu cứu mãi mà có được đâu. Người Nguyệt Đức khó sống đến nơi rồi”.
Điều lo lắng của ông trưởng thôn không phải là không có cơ sở, tôm cá dần biến mất do nước sông ô nhiễm nặng, thuyền chạy hàng theo tuyến sông không cạnh tranh nổi với đội tàu hàng trăm tấn của các tỉnh khác, đến tàu hút cát cũng không có chỗ hoạt động vì không đủ tải để xin vào hợp tác xã.
Thời điểm này hằng năm là lúc làm ăn, thôn Nguyệt Đức chưa bao giờ tàu thuyền về neo bến nhiều như thế. Nghĩa là, người dân không có việc làm, nghĩa là số hộ nghèo và tái nghèo ở ngôi làng không đất này có nguy cơ tăng phi mã.
Theo trí nhớ của những người già ở đây, thôn Nguyệt Đức hình thành từ sau năm 1954, ban đầu chỉ có dăm bảy chiếc thuyền gỗ nhỏ tụ lại trên khúc sông Cầu, sinh nhai bằng nghề chài lưới. Theo thời gian, đến nay cả thôn có 181 hộ dân, 779 khẩu. Những chiếc thuyền gỗ cũng được thay bằng thuyền xi măng - cốt thép tải trọng hàng chục tấn, "nhà thuyền" được xây gạch hoặc gỗ tùy khả năng của chủ nhà. Mỗi "ngôi nhà" như thế là nơi trú ngụ của cả gia đình, thậm chí đại gia đình ba, bốn thế hệ có hàng chục nhân khẩu.
Chục năm trước, người làng tứ tán làm ăn xa, chỉ áp Tết mới về lại, neo thuyền đón giao thừa. Nay những chiếc thuyền đi không còn nhiều, chỉ khoảng một phần ba số gia đình trẻ của thôn. Người già, phụ nữ định cư ở hai ven bờ sông, kéo điện, mua nước và làm đủ thứ việc để sinh sống, chỉ trừ làm ruộng bởi cả làng hầu hết chẳng ai có lấy một tấc đất "cắm dùi". Đến như người chết, con cái cũng phải "mua" một chỗ an nghỉ ở khu đất của các thôn ven sông để mai táng.
Ông Trần Hữu Trịnh, 76 tuổi, cư dân làng Nguyệt Đức cũng không nhớ được gia đình ông định cư ở đây từ khi nào. Nhà có tám người con, ông bà gắng gỏi sắm cho mỗi đứa một chiếc thuyền để chúng tự sinh nhai. Thế mà có đứa làm ăn được cũng có tiền lên bờ, mua đất, làm nhà.
Ông Trịnh cho biết chưa khi nào nước sông Cầu ô nhiễm nặng thế này, "đến tắm cũng còn không dám tắm do nước sông đầy nước thải cồn, ngứa ngáy lắm".
Trưởng thôn Trần Văn An, vốn là lính vận tải Đoàn 559, xuất ngũ, lấy vợ cũng có bốn mặt con. "Cơi nới" mỗi đứa một "nhà" cho chúng tự kiếm sống còn mình thì cùng cậu út mở xưởng hàn xì ngay trên thuyền. Gần hai nhiệm kỳ trưởng thôn, ông An đã là một người kỳ cựu, thành tích nổi bật là danh hiệu Làng văn hóa, rồi vận động cho trẻ được đến trường...
“Không biết bao giờ người thôn Nguyệt Đức mới có thể lên bờ định cư được. Từ ngày tôi làm trưởng thôn, chưa năm nào cuộc sống của người dân làng thuyền khó khăn như năm nay”, ông tự hỏi.
Một số người dân và sinh hoạt ở làng nổi Nguyệt Đức.
Xin đừng để làng... trôi
Làm việc với UBND xã Vân Hà, anh Bùi Tá Thành, Phó chủ tịch UBND xã Vân Hà cũng ngậm ngùi nói về cái khó, cái khổ của người làng thuyền và chính quyền xã.
"Lo được an sinh cho bà con, học hành cho các cháu đã là cố gắng lắm rồi. Chứ công ăn việc làm, tìm đất cho bà con định cư thì ngoài tầm với của chính quyền xã", anh tâm sự.
Đưa chúng tôi ra bờ sông, anh chỉ xuống dòng sông Cầu, giọng bùi ngùi: “Các anh xem đấy, nước này làm sao cá sống nổi. Hơn chục năm nay, nhà máy cồn bên đất Bắc Ninh xả trực tiếp ra sông. Chúng tôi kêu nhiều, kiến nghị cả tỉnh bạn nhưng họ có để ý đâu”.
Quả thật, với diện tích nhỏ hẹp, giáp sông, nhiều đồi núi như địa bàn xã Vân Hà, để cấp đất an cư cho hơn 180 hộ dân Nguyệt Đức quả là khó như lên trời. Mà nếu cứ để vậy, mỗi năm số hộ, khẩu của thôn đều tăng, chẳng mấy chốc cả hai bên bờ sông dài hàng cây số sẽ chật kín nhà thuyền.
Nói đâu xa, hồi năm 1954, cả khúc sông này chỉ có đúng năm chiếc thuyền, toàn loại thuyền vỏ gỗ nhỏ xíu, lợp nứa lá. Nay cả thôn có hơn 180 thuyền, đa số là loại vỏ xi măng, tải trọng 50 - 80 tấn. Những năm trước, Nguyệt Đức cũng không có mấy người ở nhà mà đưa cả gia đình theo những chuyến hàng ngược nguồn, xuôi biển, gần Tết mới lại về, buông neo, sắm sửa. Trẻ con không được đi học là chuyện thường.
Gần đây do làm ăn khó khăn, người già, trẻ con nhiều nên có nhiều nhà buông neo định cư. Lần hồi kiếm sống từ dòng sông khó hơn nhưng nhờ đó mà trẻ con được đến trường. Lứa nọ nối tiếp lứa kia, thế mà cũng đã có đứa đỗ đại học. Đến năm nay, tổng cộng cũng được sáu, bảy đứa.
Theo anh Bình, năm 2013, thôn Nguyệt Đức có chưa đầy 5% hộ nghèo. Dù không có đất nhưng người dân có nghề vận chuyển hàng hóa, khai thác cát sỏi... cũng cho thu nhập khá. Tuy nhiên đến giờ rất khó khăn do bị cạnh tranh và tàu thuyền của thôn không vào được hợp tác xã. Bà con về định cư nhiều khiến quỹ an sinh của xã phình to và rất khó khăn trong công tác quản lý...
"Định cư ở làng để ổn định cuộc sống là điều tốt nhưng để định cư được cho hơn 180 hộ dân thôn Nguyệt Đức thì chúng tôi bó tay. Trước mắt chỉ cố gắng tìm cách tạo cho bà con việc làm, đấu tranh giảm bớt ô nhiễm nguồn nước và vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Không biết rồi sẽ ra sao chứ nếu vì khó khăn quá mà để bà con dời đi thì chúng tôi mang tội", vị Phó Chủ tịch thành thật.
Dân đã nghèo lại càng lo thêm, làng trôi thì dân sống ra sao? Xin đừng để làng trôi...
PTT
Liên khúc cười: Môi ta cười môi trường
9:12 AM |
Dĩ vãng và môi trường
- Cậu nên biết rằng: “Nếu ta bắn vào dĩ vãng một phát súng lục, tương lai sẽ bắn trả ta bằng một quả đại bác”.
- Thế nếu tớ ném tặng vào dĩ vãng “một triệu đóa hoa hồng”?
- À! Thì... là... một lượng rác đáng kể đấy!
Nhiễm bố
Cô giáo hỏi một học sinh sau khi nộp bài tập về nhà:
- Sao bài văn tả con sông của em nghe ghê quá vậy?
- Em làm theo gợi ý của bố em mà cô.
- Bố em gợi ý kiểu gì lạ vậy?
- Cô thông cảm, bố em là phóng viên chuyên về môi trường mà.
Bệnh công việc
Nhà môi trường học vào cửa hàng may sẵn. Ông ta săm soi nhãn một chiếc áo khoác hồi lâu rồi tiến đến chỗ cô bán hàng nói với giọng phẫn nộ;
- Tôi đang tự hỏi bao nhiêu gam polietilen đã bị lấy ra từ loài thú hoang đáng thương để làm thành cái sản phẩm “trời đánh” này?
Môi trường
Diễn thuyết về đê tài “hôn nhân và gia đình”, một diễn giả ví von:
- Gia đình ví như một môi trường tươi mát để chúng ta hít thở...
Một giọng nói cất lên từ hàng ghế thính giả:
- Như vậy là môi trường của tôi bị ô nhiễm rồi.
Hạn chế ô nhiễm
Giảng bài học về rừng, giáo viên hỏi học sinh:
- Để không phải hít thở thường xuyên nguồn không khí ngày càng ô nhiễm do nạn phá rừng thì theo em người ta phải động viên mọi người làm gì?
- Dạ, ta nên khuyên mọi người hạn chết hít thở ạ!
TD
TẶNG NHƯ THẾ LÀ "LỢI" HAY "HẠI"?
9:02 AM |
Nhiều người dân ở xã Vân Trục (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) phản ánh, xe của Cty TNHH Miwon Việt Nam bị vỡ ống dẫn khiến “phân bón” dạng lỏng xả thẳng ra, làm 3 giếng nước sinh hoạt chuyển màu đen kịt, bốc mùi hắc nồng nặc...
Nhiều hộ nông dân ở nhiều tỉnh/thành đang sử dụng loại “phân bón” này cũng rất hoang mang vì liệu có phải phân bón hữu cơ MV-L dạng lỏng hay là “nước thải” của Miwon?
Vỡ ống, giếng nước sinh hoạt ô nhiễm hàng loạt
Theo trình bày của người dân tại đại phương, ngày 16/10/2014, chiếc xe ô tô của Cty CP Thương mại và Dịch vụ Quang Minh chở “phân bón” MV-L dạng lỏng của Cty Miwon đến khu vực nhà ông Nguyễn Văn Ban (thôn Tam Phú, xã Vân Trục) thì xả chất lỏng xuống. Việc xả thải chất lỏng đã khiến giếng nước của gia đình ông Công chuyển thành màu đen kịt, bốc mùi hôi hám nồng nặc. “Mới đầu không phát hiện ra, gia đình dùng nước giếng nấu ăn thì bụng đầy hơi, hoa mắt, chóng mặt. Hiện tại có 6 giếng thì 3 cái ô nhiễm nặng”, ông Công kể lại.
Khi tiếp xúc thực tế địa điểm xả “phân bón” MV-L dạng lỏng xuống, chứng kiến cây chuối bị khô vàng lá, đất có màu đen và bốc mùi hôi, hắc... Theo một số người dân, những hôm thời tiết nắng nóng, khu vực này bốc mùi nồng nặc, mưa xuống thì nước dềnh lên đen ngòm.
Ông Nguyễn Văn Ban ra chỉ chỗ được cho là vỡ ống khiến chất lỏng tràn ra ngoài ngấm vào nước giếng ăn nhà ông. |
Trao đổi về hiện tượng này, ông Phạm Hữu Hạnh, Trưởng thôn Tam Phú cho biết: “Ngay sau khi được gia đình ông Nguyễn Văn Ban thông báo, chúng tôi đã có mặt để xác minh, lập biên bản sự việc. Chất lỏng này được mang từ Nhà máy Miwon cho người dân, gọi là phân MV-L dạng lỏng, để bón cây thanh long. Nay có hiện tượng như vậy, rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ nguồn gốc của loại chất lỏng này”.
Tại buổi làm việc về sự việc trên, ông Jung Jin Ho- Giám đốc Nhà máy Miwon Việt Nam thừa nhận Cty Miwon có thuê Cty CP Thương mại và Dịch vụ Quang Minh vận chuyển “phân bón” MV-L. Trong quá trình cấp phân, đường ống không đảm bảo đã gây rò rỉ.
Nói rõ hơn về sự việc, ông Giang Trung Thanh - Giám đốc kinh doanh phân bón (Nhà máy Miwon) cho biết, số lượng tùy thuộc vào mùa vụ, thường mỗi ngày nhà máy phân phối ra ngoài thị trường khoảng 100 - 130 tấn, tuy nhiên thời gian này chỉ khoảng 20 - 30 tấn/ngày. Theo ông Thanh, phần lớn phân bón dạng lỏng của Cty Miwon đều cho, tặng, chỉ bán một số ít cho đại lý.
Ông Thanh cho rằng, một số hộ dân ở một vài địa phương sử dụng không đúng hướng dẫn của Công ty khiến đất vón cục, cây cối bị chết. Còn về việc nhà ông Nguyễn Văn Nam và một số hộ dân khác bị ô nhiễm nước giếng ăn Công ty Miwon đang tích cực xử lý, đưa ra hướng giải quyết sớm nhất.
Được biết, ngày 10/11/2014, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49- Công an tỉnh Vĩnh Phúc) đã vào cuộc điều tra sự việc trên.
Phân bón dạng lỏng hay nước thải?
Tìm hiểu tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) được biết, từ năm 2007, rất nhiều hộ dân ở đây đã dùng loại phân bón dạng lỏng này. Giá bán khoảng 10 nghìn đồng/1can nhựa 20lít. Người dân chủ yếu dùng để tưới cỏ mía cho bò ăn lấy sữa.
Trên địa bàn xã có 4 điểm bán, tại tất cả các điểm này các thùng, can đựng “nước thải” được bày bán la liệt, sản phẩm không nhãn mác, không hướng dẫn sử dụng, không có quy chuẩn chất lượng; nhìn ngoài có màu đen, mở ra thì mùi hắc sộc lên. Những người bán hàng cho biết, thông thường, một chủ đại lý xe téc của nhà máy chở đến đây vào ban đêm, bơm vào thùng to, rồi các hộ tự chiết ra can 20 lít để bán.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Tùng Lâm, cán bộ môi trường xã Vĩnh Thịnh cho hay, năm 2007 địa phương có một đại lý lớn liên kết với Công ty Miwon kinh doanh loại phân bón dạng lỏng này. Lượng tiêu thụ khoảng 3.000 lít/1ngày. “Nhà tôi cũng mua về để tưới cỏ cho bò ăn, bản thân tôi đi tưới khoảng 100lít/1ngày cũng thấy chóng mặt, đau đầu. Thực ra, chuyên môn chúng tôi có hạn nên vẫn chưa biết phân hữu cơ MV-L dạng lỏng của công ty Miwon có thực sự tốt cho môi trường không. Dân làng rất mong cơ quan cấp trên có lời giải cho bà con, tránh gây hoang mang khi sử dụng”.
Nước MV-L -“nước thải” được bày bán tràn lan trên đường |
Quá trình tìm hiểu của PV cho thấy, thời gian gần đây người dân ở nhiều địa phương như Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc... đều được Cty Miwon tặng “phân bón” dạng lỏng. Theo phản ánh, khi nông dân huyện Văn Chấn - Yên Bái sử dụng thấy lá chè xanh dày, năng suất tăng, nhưng các cây cỏ xen kẽ dưới tán chè cùng giun, dế đều chết.
Trước đó, sáng 22/5/2013, Ðội Chống hàng giả thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đột xuất kiểm tra tài liệu và hồ sơ của hộ ông Đinh Trọng Vương (thôn 3, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn) cho thấy, việc kinh doanh từ năm 2010, cứ hai ngày nhập một xe chở khoảng 20 nghìn lít phân ML-L (tương ứng hai mươi tấn) bán trực tiếp cho các hộ dân. Việc mua bán này không có hợp đồng kinh tế với đơn vị cung ứng; không có giấy phép kinh doanh phân bón, không có kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa kèm lô hàng; không có tem, nhãn hàng hóa theo quy định. Ðáng chú ý là toàn bộ các lô hàng nói trên, Công ty Miwon đều không thu tiền.
Ðội Chống hàng giả đã lấy mẫu phân bón dạng lỏng trên gửi đi giám định tiêu chuẩn chất lượng tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia. Kết quả thử nghiệm số 189/KQ - PBQG ngày 4/6 của Trung tâm cho thấy các chỉ tiêu thử nghiệm đều vượt so với Thông tư 65/2010/BNNPTNT và tài liệu quảng cáo phân hữu cơ MV-L. Như vậy, toàn bộ số phân hữu cơ MV-L dạng lỏng đã được tiêu thụ trên các đồi chè của nông dân hai huyện Văn Chấn, Trấn Yên ước đạt cả triệu lít, nhưng không một cơ quan thẩm quyền nào thẩm định việc có hay không sự độc hại đối với môi trường.
Có quá nhiều bất thường về phân bón MV-L dạng lỏng Miwon. Qua sự việc, rất cần cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, kiểm nghiệm chất lượng loại phân bón này, tránh để bà con nông dân hoang mang khi sử dụng.
PTT
LÃNH ĐẠO TỈNH PHẢI ĐỐI THOẠI VỚI DÂN VÌ BÃI RÁC Ô NHIỄM
2:36 PM |
Trưa ngày 9-11, người dân thôn Thọ Vức, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa (Phú Yên) mới chịu cho các xe chở rác của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Phú Yên vào bãi rác Thọ Vức để xử lý.
Hàng loạt xe chở rác phải đậu đợi vì không thể vào bãi rác - Ảnh: KIM THỦY |
Đó là kết quả sau khi lãnh đạo tỉnh Phú Yên và TP Tuy Hòa cam kết sẽ xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do nước từ bãi rác này gây ra, cũng như bố trí đất tái định cư cho người dân.
Tại buổi đối thoại, ông Lê Văn Trúc, phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, yêu cầu Công ty cổ phần Môi trường và đô thị Phú Yên phải xử lý dứt điểm mùi hôi thối và kiểm tra lại quy trình vận hành các hồ chứa thải.
Khi trời mưa, đơn vị này phải tăng tặn suất bơm nước ngược lên hồ xử lý nhằm tránh tình trạng nước thải tràn xuống khu dân cư. Các đơn vị liên quan phải thường xuyên lấy mẫu nước ở khu vực này để kiểm tra mức độ ô nhiễm để có hướng xử lý tiếp theo.
Về việc tái định cư những hộ dân bị ảnh hưởng bởi nước bẩn từ bãi rác Thọ Vức, ông Trúc đề nghị TP Tuy Hòa bố trí khu tái định cư rộng khoảng 1,5ha đất cách bãi rác hơn 1km. Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Phú Yên phải có phương án cung cấp nước sạch phục vụ cuộc sống các hộ dân.
Trước đó, chiều 8-11, hàng trăm người dân ở thôn Thọ Vức tập trung tại đường đến bãi rác Thọ Vức dựng lều, chặn xe chở rác thải sinh hoạt của Công ty cổ phần Môi trường và đô thị Phú Yên.
Người dân yêu cầu đơn vị này và TP Tuy Hòa phải giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời trả lời rõ việc cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và tổ chức di dời người dân đến khu tái định cư.
Bà Lê Thị Kim Khuê, người dân thôn Thọ Vức, bức xúc: “Sáng 7-11, nhân viên phụ trách bãi rác lại xả nước thải đen ngòm xuống suối Cây Sanh. Chúng tôi phải ra đường chặn xe, yêu cầu ngành chức năng và chính quyền địa phương phải trả lời thỏa đáng về vấn đề này”.
Dựng lều và đem bàn ghế ra ngồi để chặn xe chở rác- Ảnh: KIM THỦY |
Ông Lê Văn Trúc - phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên (đứng)- đối thoại với người dân tại trụ sở xã Hòa Kiến - Ảnh: KIM THỦY |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - phó giám đốc Công ty cổ phần Môi trường và đô thị Phú Yên - cho biết dự án xây dựng bãi rác Thọ Vức do Chính phủ vương quốc Bỉ tài trợ. Do trong quá trình thực hiện dự án, đơn vị không tính toán kỹ lượng mưa tại tỉnh nên công suất thiết kế không đủ chứa, dẫn đến tình trạng rò rỉ nước thải ra khu dân cư.
Công ty đã dùng bạt che phủ toàn bộ bãi rác để hạn chế nước mưa làm đầy hồ chứa và đã xin tỉnh Phú Yên và Chính phủ vương quốc Bỉ cho phép chỉnh sửa lại quy hoạch bãi rác. Phía Bỉ đã đồng ý phối hợp với tỉnh khắc phục tình trạng này vào đầu năm 2015.
PTT
Nhập khẩu rác thải công nghiệp, Việt Nam trở thành bãi rác
2:34 PM |
Nguy cơ nhập khẩu phế liệu lẫn rác thải công nghiệp có thể biến Việt Nam thành bãi rác của thế giới là vấn đề được đông đảo người dân quan tâm.
Nhiều ý kiến đề nghị tại Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII sắp tới, cần xây dựng những "hàng rào" quy định chi tiết nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý hiệu quả để bảo vệ môi trường...
Nhiều ý kiến đề nghị tại Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII sắp tới, cần xây dựng những "hàng rào" quy định chi tiết nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý hiệu quả để bảo vệ môi trường...
Một container rác thải bị cơ quan chức năng bắt giữ tại Cảng Hải Phòng. |
Nhập khẩu phế liệu và rác thải công nghiệp không phải là câu chuyện mới tại Việt Nam. Gần đây nhất, cuối năm 2013, hình ảnh hơn 3.000 container quá thời hạn làm thủ tục, trong đó có nhiều container chứa rác thải công nghiệp nguy hại gồm: ắc quy chì, cao su, nhựa phế thải, thiết bị điện tử hay nội tạng động vật khiến không ít người rùng mình ghê sợ.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 34 tỉnh với khoảng 160 doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất, tái chế trực tiếp nhập khẩu phế liệu chiếm khoảng 75%; nhập khẩu để phân phối chiếm khoảng 18%, còn lại là doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác. Do lợi nhuận cao, nên không ít doanh nghiệp đã dùng mọi thủ đoạn để vận chuyển, nhập khẩu phế liệu lẫn chất thải nguy hại trái phép núp dưới hình thức ký hợp đồng xuất - nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất sang nước thứ ba. Thông qua con đường này, nhiều mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (như máy móc, thiết bị lạc hậu cũ, hỏng, hết niên hạn sử dụng; linh kiện điện tử có chứa chất nguy hại) đã bị nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đề nghị cần sớm có các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả những trường hợp vi phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh môi trường quốc gia. Lường trước những tác động xấu của việc nhập khẩu phế liệu đối với môi trường, tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII diễn ra cuối năm ngoái, khi cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường, nhiều đại biểu kiến nghị quy định rõ nhóm phế liệu được phép nhập khẩu, công bố danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài và từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan vào nội địa; nghiêm cấm việc mua bán phế liệu đã nhập khẩu vào trong nước.
Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của đại biểu và cử tri, tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XIII) mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã có nhiều chỉnh sửa, thay đổi quan trọng. Dự thảo đã chỉnh sửa lại quy định về nhập khẩu phế liệu, quy định cụ thể "phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm: Kim loại và hợp kim, giấy, thủy tinh và nhựa"; yêu cầu phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có quy định chặt chẽ về danh mục phế liệu được nhập khẩu và điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu như tại Điều 78: "Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu."
Tuy nhiên, theo ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những chỉnh sửa trên vẫn thiếu những quy định chi tiết, giám sát chặt chẽ trong việc thực hiện nhập phế liệu. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đề nghị, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khái niệm "phế liệu" để tránh lạm dụng nhập khẩu chất thải và quy định cụ thể danh mục phế liệu được nhập khẩu. Cho rằng không nên cấm nhập khẩu phế liệu, song theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, đây là việc làm không được khuyến khích nên cần lập ra hàng rào kỹ thuật tốt hơn để hạn chế và kiểm soát. Có thái độ kiên quyết đối với việc nhập khẩu phế liệu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi: "Người ta bỏ đi rồi chúng ta nhập về làm gì? Nếu không thực sự cân nhắc kỹ về quy định này thì chúng ta thành bãi rác thải của thế giới".
Với những quy định lỏng lẻo trong nhập khẩu phế liệu trước đây, Việt Nam đã từng là nơi tập kết phế liệu, rác thải công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và tốn thời gian, tiền bạc để xử lý hậu quả. Thiết nghĩ, để tránh việc lạm dụng trong nhập khẩu phế liệu, rác thải, bên cạnh những hàng rào kỹ thuật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu ủy thác, cũng cần xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm liên quan công tác quản lý lĩnh vực này.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 34 tỉnh với khoảng 160 doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất, tái chế trực tiếp nhập khẩu phế liệu chiếm khoảng 75%; nhập khẩu để phân phối chiếm khoảng 18%, còn lại là doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác. Do lợi nhuận cao, nên không ít doanh nghiệp đã dùng mọi thủ đoạn để vận chuyển, nhập khẩu phế liệu lẫn chất thải nguy hại trái phép núp dưới hình thức ký hợp đồng xuất - nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất sang nước thứ ba. Thông qua con đường này, nhiều mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (như máy móc, thiết bị lạc hậu cũ, hỏng, hết niên hạn sử dụng; linh kiện điện tử có chứa chất nguy hại) đã bị nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đề nghị cần sớm có các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả những trường hợp vi phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh môi trường quốc gia. Lường trước những tác động xấu của việc nhập khẩu phế liệu đối với môi trường, tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII diễn ra cuối năm ngoái, khi cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường, nhiều đại biểu kiến nghị quy định rõ nhóm phế liệu được phép nhập khẩu, công bố danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài và từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan vào nội địa; nghiêm cấm việc mua bán phế liệu đã nhập khẩu vào trong nước.
Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của đại biểu và cử tri, tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XIII) mới được tổ chức, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã có nhiều chỉnh sửa, thay đổi quan trọng. Dự thảo đã chỉnh sửa lại quy định về nhập khẩu phế liệu, quy định cụ thể "phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm: Kim loại và hợp kim, giấy, thủy tinh và nhựa"; yêu cầu phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có quy định chặt chẽ về danh mục phế liệu được nhập khẩu và điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu như tại Điều 78: "Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu."
Tuy nhiên, theo ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những chỉnh sửa trên vẫn thiếu những quy định chi tiết, giám sát chặt chẽ trong việc thực hiện nhập phế liệu. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đề nghị, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khái niệm "phế liệu" để tránh lạm dụng nhập khẩu chất thải và quy định cụ thể danh mục phế liệu được nhập khẩu. Cho rằng không nên cấm nhập khẩu phế liệu, song theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, đây là việc làm không được khuyến khích nên cần lập ra hàng rào kỹ thuật tốt hơn để hạn chế và kiểm soát. Có thái độ kiên quyết đối với việc nhập khẩu phế liệu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi: "Người ta bỏ đi rồi chúng ta nhập về làm gì? Nếu không thực sự cân nhắc kỹ về quy định này thì chúng ta thành bãi rác thải của thế giới".
Với những quy định lỏng lẻo trong nhập khẩu phế liệu trước đây, Việt Nam đã từng là nơi tập kết phế liệu, rác thải công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và tốn thời gian, tiền bạc để xử lý hậu quả. Thiết nghĩ, để tránh việc lạm dụng trong nhập khẩu phế liệu, rác thải, bên cạnh những hàng rào kỹ thuật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu ủy thác, cũng cần xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm liên quan công tác quản lý lĩnh vực này.
TD
Liên kết bạn bè
công ty môi trường sacotec
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Link hay
thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
Hot
-
Ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, sự cố vỡ đê phụ diễn ra tại hồ thải đuôi quặng chứ không phải hồ chứa bùn đỏ. Loại nước thải này không bị ...
-
Hơn một tuần nhập viện, bé trai 9 tuổi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đau đầu dữ dội vì nhiễm ký sinh trùng có trong loại ốc ma ăn trước đó...
-
Người dân ở gần một con sông tại Serbajadi, huyện East Aceh, tỉnh Aceh, gần khu bảo tồn rừng sinh thái Leuser trên đảo Sumatra, Indonesia...
-
http://hocmoitruong.com/giao-trinh-cong-nghe-xu-li-nuoc-thai-bang-bien-phap-sinh-hoc-luong-duc-pham/ Giáo trình Công Nghệ Xử Lí Nước Thải ...
-
Sáng 14/9 đã diễn ra hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hoạt động này do một...
-
Con cá cóc sần được cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phát hiện xử lý nước thải ...
-
Ngày 20/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Công an vừa kết hợp với công an địa phương bắt giam bà Đặng Thị Ngợi - Giám đốc C...
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức gây ra, UBND thành phố Hà Nội đã phê...
-
Khói từ nhà máy của Công ty CP kính nổi Chu Lai (Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) khiến người dân trong khu vực phả...
-
Trong công nghiệp sản xuất nước mắm thì nước thải phát sinh từ khâu vệ sinh và lượng nước mắm còn đọng lại trong thiết bị. Thành phần chủ ...