KHU DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH NƠI CHỨA BÃI SẮN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1:58 PM |
Cứ đến vụ ép sắn của Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đăk Tô (ở thôn 1, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) là hàng trăm hộ dân và học sinh các trường học ở quanh khu vực sân bay Phượng Hoàng, huyện Đăk Tô lại chịu cảnh ô nhiễm do mùi hôi thối của bã sắn. 
 


Nằm sát quốc lộ 14, từ nhiều năm nay Khu di tích lịch sử sân bay Phượng Hoàng ở huyện Đăk Tô đã trở thành bãi tập kết và phơi bã sắn của Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đăk Tô. Hằng ngày, hàng chục tấn bã sắn từ Nhà máy được chở ra tập kết tại sân bay để phơi khô, gây ô nhiễm.

Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, khu vực đối diện sân bay Phượng Hoàng là các trường học, trạm y tế và cơ quan hành chính của xã Tân Cảnh. Xung quanh khu vực này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ hoạt động của Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đăk Tô.

Nằm ngay hướng gió thổi vào, ngày ngày phải hứng chịu mùi hôi xộc thẳng vào, trường Mầm non Vành Khuyên với 150 cháu bé phải sống chung với ô nhiễm. Các cô giáo ở đây cho biết dù nhà trường đã trồng rất nhiều cây xanh, lắp các cửa kính nhưng không thể ngăn được mùi hôi.

Nhiều năm nay, các hộ dân đã có ý kiến gửi các cấp có thẩm quyền, nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Ông Nguyễn Văn Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, cho biết: "Chính quyền địa phương cũng không đồng ý với việc phơi bã sắn ở khu vực sân bay Phượng Hoàng, chúng tôi đã làm báo cáo gửi lên các cấp có thẩm quyền, nhưng đến nay vẫn không có phương án giải quyết. Khu vực sân bay Phượng Hoàng thuộc Quân khu 5 quản lý nên địa phương không có quyền can thiệp.
PTT
Read more…

Nước thải từ chuồng heo phải uống được?

1:53 PM |
Người chăn nuôi lợn  ở Việt Nam đang đối mặt nhiều quy định lạ lùng. Ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc công ty CP Thanh Bình (hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam), cho biết: Trong ngành thức ăn gia súc, thế giới đăng ký chất lượng chỉ yêu cầu 4 tiêu chuẩn, nhưng ở Việt Nam bắt tới 15 tiêu chuẩn.
Theo ông, thế giới chỉ yêu cầu chất nào không khuyến khích cho tối đa là bao nhiêu; còn chất khuyến khích có quy định tối thiểu. “Chẳng hạn đạm là chất khuyến khích, tôi đăng ký 15%, nhưng khi làm có thể lên 16% (tốt hơn 15%) thì thanh tra cứ máy móc, thấy khác là phạt. Còn những chất như canxi, muối… không khuyến khích, tỷ lệ dưới mức đăng ký chút có thể được, nhưng cũng bị phạt. Tôi kiến nghị nhiều lần, Bộ NN&PTNT nói cân nhắc, mà mãi vẫn chưa sửa”, ông Bình nói.


Nhiều người nuôi lợn cho rằng một số quy định nuôi gia súc bất hợp lý gây khó khăn cho người nuôi.
Nhiều người nuôi lợn cho rằng một số quy định nuôi gia súc bất hợp lý gây khó khăn cho người nuôi.

Ông Bình nói thêm: “Chẳng hạn, tôi chỉ đăng ký một chất là 10%. Nói thật, tính toán công thức vậy, chứ chả đơn vị nào làm đúng 10% được. Bởi vì một sản phẩm được tổ hợp rất nhiều thành phần cộng vào, phải có sai số chứ. Đằng này, cơ quan thanh tra, thấy không giống là đè ra phạt. Rất mệt mỏi, cái này đưa ra để quản lý, sao lại thích phạt”, ông Bình nói.
Từng đầu tư nuôi hàng chục nghìn con heo ở Đông Nam Bộ, ông Bình cho hay, quy định về xử lý môi trường của Bộ TN&MT đang “tiêu diệt ngành chăn nuôi”. Theo ông, nếu quy định nước thải từ trại heo ra phải đạt tiêu chuẩn loại A - tức là uống được, loại B - là tắm được… chắc không ai làm nổi; kể cả DN lớn chứ đừng nói cơ sở chăn nuôi nhỏ.
Nhiều DN chăn nuôi ở Đồng Nai bị phạt “lên bờ xuống ruộng” vì quy định trên. Ông Bình cho rằng, không ai làm được, mà vẫn áp dụng, doanh nghiệp tìm mọi cách để “lách”. “Trước đây, tôi cũng nuôi tới 20.000 con heo, nhưng đã đóng cửa trại cho khỏe, vì những quy định đưa ra nhìn đã bất hợp lý”, ông Bình cho biết.
Trong khi đó, tại HTX Chăn nuôi Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội)- HTX chăn nuôi lớn nhất miền Bắc cũng “khóc dở mếu dở” vì những quy định về môi trường. Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX cho biết: Nông dân bươn chải làm ăn, trình độ a, b, c…, bảo phải đầu tư xử lý công nghệ nước thải theo quy định A, B,C gì đó khó lắm! Điều lạ là, cảnh sát môi trường, cán bộ môi trường cứ xuống kiểm tra phạt lên, phạt xuống, mà cũng không hướng dẫn cho cách nào để xử lý.
Ông Chiến cho biết, bản thân ông là chủ nhiệm HTX, được Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ TN&MT) hỗ trợ xây dựng mô hình nước thải. Thế nhưng, khi công trình vận hành, cán bộ môi trường của thành phố xuống kiểm tra, bảo không đạt chuẩn. Từ đó, cán bộ chức năng “đè” ra phạt không thương tiếc, công trình phải “đắp chiếu”.
TD

Read more…

XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

11:13 AM |
Xây đô thị với các hành lang xanh, cải thiện hệ thống mặt nước, tận dụng thay đổi tích cực của khí hậu… là những hướng đi để đô thị Việt Nam hạn chế những thách thức từ biến đổi khí hậu như mưa lũ, nắng nóng, nước biển dâng.
Tạo thêm không gian đô thị xanh
Việc mất đi mảng xanh, gia tăng mật độ xây dựng làm đô thị ngày càng phải chịu ảnh hưởng từ hiện tượng đảo nhiệt đô thị. Hiện tượng này khiến nhiệt độ ở nhiều khu vực có thể cao hơn 8 - 10 độ C so với nhiệt độ trung bình ở các khu vực xung quanh.

TP.HCM và Hà Nội - 2 thành phố lớn nhất thì cũng là 2 đô thị có nguồn khí thải nhà kính lớn nhất trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, tình trạng úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường cũng đang là những vấn đề lớn nhất ở 2 thành phố này.

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu với sự phát triển bền vững của các đô thị Việt Nam, các nhà khoa học bắt đầu đưa ra một số dự án xây dựng các khu đô thị như xây dựng hành lang xanh, vành đai xanh, cải thiện và phát triển hệ thống nước… 


“Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh” cũng là chủ đề chính trong Ngày Đô thị Việt Nam 8/11 năm 2014.

Theo đó, xây dựng đô thị Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như quy hoạch, quản lý quy hoạch theo hướng tiếp cận đô thị bền vững, đảm bảo hiệu quả kinh tế, sinh thái. Công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật cũng cần đồng bộ, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, phát triển các loại hình đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh vùng với nâng cao diện tích không gian xây xanh, mặt nước…

Hiện Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, làm tiền đề triển khai các chương trình, dự án phục vụ định hướng phát triển đô thị ở Việt Nam.
Quy hoạch để thích ứng với biến đổi khí hậu

TP.HCM là thành phố chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nề với những hiện tượng như ngập lụt, nước biển dâng, xâm mặn… Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cũng cho thấy TP.HCM là 1 trong 10 thành phố bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Từ đó, nhiều công trình được xây dựng cùng với các giải pháp đã đưa triển khai để giúp TP.HCM thích ứng với biến đổi khí hậu.


Theo Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM tới năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt, phát triển cảng biển và đô thị biển sẽ là hướng phát triển lớn của TP.HCM. Hướng phát triển này còn giúp thành phố mở rộng vùng không gian phát triển đô thị, tạo thêm mặt bằng mới cho thành phố, xây dựng khu công nghiệp và khu dân cư.

Tuy nhiên, hướng phát triển này cũng khiến TP.HCM đối mặt với tình trạng nhập nước, đặc biệt biến đối khí hậu ngày càng phức tạp. Từ đó, TP.HCM đang xây dựng Chiến lược tiến ra biển trên cơ sở rà soát lại tất cả các quy hoạch của thành phố hiện nay, kết hợp lại với nhau, phân tích các điểm mạnh, yếu.

TP.HCM cũng đang nghiên cứu các giải pháp để đón đầu và tận dụng những ảnh hưởng tích cực của biến đổi khí hậu, thích ứng với thiên tai, phát triển bền vững.

Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN&MT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Hành động thích ứng với biến đổi khí hậu TP.HCM cho biết, TP.HCM phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành các công trình cơ bản ứng phó với biến đổi khí hậu như cảng biển, công trình đê điều chống ngập lụt, đập ngăn mặn, mạng lưới giao thông thủy, quản lý mạng lưới nước tiêu thụ, mở tuyến đường từ nội thành sang Cần Giờ…

Những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu của Hà Nội và TP.HCM cũng cho thấy xu hướng mới trong quy hoạch phát triển của nhiều đô thị khác trong cả nước. Trong đó, những kế hoạch ứng phó từ xa, tận dụng biến đổi tích cực càng đóng vài trò then chốt đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững về KT - XH.
Nguồn: tổng hợp
TD
Read more…

ĐỒNG NAI: TRIỆT ĐỂ XỬ LÝ NGUỒN RÁC THẢI Y TẾ

11:11 AM |
Mỗi ngày, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thải ra khoảng 8 tấn chất thải, trong đó có 1/4 số chất thải là rác thải y tế, cần được thu gom và xử lý theo quy trình nghiêm ngặt. Tuy nhiên, thời gian qua công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế, đặc biệt là rác thải lây nhiễm tại các bệnh viện vẫn chưa được chú ý xử lý triệt để.
Đồng[-]Nai:[-]Triệt[-]để[-]xử[-]lý[-]nguồn[-]rác[-]thải[-]y[-]tế
Rác thải y tế- Ảnh: minh họa

Để thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để nguồn rác thải y tế lây nhiễm tại các bệnh viện tuyến huyện và thị xã Long Khánh, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định chi trên 36 tỷ đồng mỗi năm để xử lý nguồn rác thải y tế lây nhiễm. Kinh phí này được trích từ nguồn thu phí dịch vụ và bổ sung từ ngân sách của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 10 bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực thuộc ngành y tế tỉnh Đồng Nai được giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn lây nhiễm phát sinh tại các cơ sở y tế. Trong số 10 bệnh viện, có 2 bệnh viện chưa có lò đốt chất thải y tế là bệnh viện huyện Tân Phú và Nhơn Trạch. UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu 2 bệnh viện trên sử dụng phương tiện chuyên dùng, mỗi ngày 2 lần vận chuyển rác thải y tế đến các bệnh viện lân cận ở Định Quán và Long Thành để xử lý triệt để chất thải lây nhiễm. Những bệnh viện còn lại phải thực hiện phương án thu gom, vận chuyển bằng xe chuyên dùng để đưa rác thải đến các lò đốt xử lý theo đúng quy chuẩn.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng chấp thuận để 10 bệnh viện thành lập các tổ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế, trong đó mỗi tổ có 3 thành viên bao gồm cả lái xe.
PTT
Read more…

LONG AN - CÔNG BỐ "SÁCH XANH" VÀ SÁCH ĐEN" VỀ MÔI TRƯỜNG

11:03 AM |
Để công tác quản lý bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, Long An đang xây dựng kế hoạch truyền thông bảo vệ môi trường; công bố “Sách xanh”, “Sách đen” về môi trường; xây dựng đề án tổng thể về truyền thông bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020;
Long[-]An:[-]Xây[-]dựng[-]“Sách[-]xanh”,[-]“Sách[-]đen”[-]về[-]môi[-]trường
Ảnh minh họa

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Long An, toàn tỉnh có 7 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Đến nay, 7/7 cơ sở này đã hoàn tất các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Với sự quyết liệt của tỉnh, đến nay nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã được xử lý.

Đến nay đã có 549 đơn vị được kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đa số các đơn vị đều có lập hồ sơ môi trường cho dự án trước khi đi vào hoạt động, nhiều đơn vị đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải; việc giám sát môi trường định kỳ tại các đơn vị được thực hiện thường xuyên hơn; công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn được thực hiện tương đối nghiêm túc, đặc biệt trong công tác xử lý chất thải nguy hại. 

Sở TN&MT cũng đã hoàn thành xử lý 15/16 điểm đen, điểm nóng về môi trường, còn đơn vị đang tiếp tục theo dõi, đôn đốc thực hiện việc xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải là Công ty TNHH Hoàng Gia Long An (cụm công nghiệp Hoàng Gia).  

Từ đầu năm đến nay, Sở TN&MT Long An đã thực hiện 40 cuộc thanh tra về bảo vệ môi trường với 52 đơn vị; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 8 đơn vị với tổng số tiền phạt 129 triệu đồng.

Để công tác quản lý bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, Long An đang xây dựng kế hoạch truyền thông bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra môi trường năm 2015; triển khai thực hiện các dự án tăng cường phòng, chống ô nhiễm môi trường; thành lập quy hoạch hệ thống giám sát toàn diện. 

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; xây dựng quy định khuyến khích áp dụng các công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất; áp dụng sản xuất xanh, sản xuất sạch, sản xuất sạch hơn, ISO 14000, tiêu dùng xanh; xây dựng cơ chế hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoạt động ngoài các khu - cụm công nghiệp; 

Công bố “Sách xanh”, “Sách đen” về môi trường; xây dựng đề án tổng thể về truyền thông bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; xây dựng đề án kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã cho giai đoạn 2015-2020.
PTT
Read more…

KHÔNG NGẠI ĐƯỜNG XA MANG "PHÂN BÓN" ĐEM TẶNG - NGƯỜI DÂN HOANG MANG

10:44 AM |

Không thông qua chính quyền địa phương, không có bất cứ hướng dẫn, khuyến cáo nào, công ty TNHH MiWon Việt Nam (trụ sở tại Việt Trì, Phú Thọ) đã chở lượng “phân bón” lớn “tặng” cho người dân thôn Tam Phú (xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc).

Điều đáng nói, sau khi sử dụng thứ nước được gọi là phân bón này, hàng loạt các giếng nước của người dân đã bị ô nhiễm nghiêm trọng…
Người dân thôn Tam Phú nhiều ngày nay sống trong sự lo lắng bởi nhiều giếng khơi đang trong vắt bỗng chuyển màu, có mùi lạ. Có giếng nước còn biến thành màu đen kịt như nước đỗ đen, mùi rất khó ngửi.
Anh Triệu Trần Anh, người dân thôn Tam Phú cho biết: “Giếng nước nhà tôi sử dụng mấy chục năm nay, nước lúc nào cũng trong vắt. Bây giờ, màu như nước đỗ đen, mùi thum thủm, không ai dám ăn…”.
Cũng theo anh Triệu Trần Anh thì giếng nước nhà anh vẫn được sử dụng chung cho những gia đình lân cận nhiều năm nay. Giếng chỉ có hiện tượng chuyển màu, ô nhiễm từ khi người dân được “tặng” cho loại phân bón dạng lỏng để tưới cây thanh long (vào ngày 16/10/2014-PV).
Cũng không ai biết vì đâu lại có chiếc xe bồn chở lượng lớn phân bón đến để “tặng” người dân như vậy? Họ chỉ biết, được “cho không” thì vui vẻ nhận. Ai ngờ, chỉ gần 1 tuần sau nước giếng khơi đang trong vắt lại ô nhiễm nghiêm trọng.
Anh Nguyễn Văn Hà, thôn Tam Phú cũng chia sẻ: “6 chiếc giếng khơi của tổ liên gia chúng tôi thì hiện nay đã có tới 3 cái bị ô nhiễm, không ai dám ăn. Không biết đó là phân bón hay là loại chất thải gì. Người dân ăn nước giếng thì bị đầy bụng, hoa mắt, chóng mặt…”.
Lo lắng cho sức khỏe của mình và gia đình, anh Triệu Trần Anh đã làm đơn kiến nghị tới chính quyền địa phương. Ông Phạm Hữu Hạnh, trưởng thôn Tam Phú cho biết: “Ngay sau khi được gia đình anh Triệu Trần Anh thông báo, chúng tôi đã có mặt để xác minh, lập biên bản sự việc. Người dân nơi đây trồng cây thanh long, nhu cầu phân bón là rất cần thiết. Chính vì vậy khi có người mang đến cho thì người dân nhận. Tuy nhiên, chính quyền địa phương hoàn toàn không được biết. Chúng tôi cũng đã báo cáo lên chính quyền xã, huyện. Rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ nguồn gốc của loại nước này”.
Phân bón rỉ ra rãnh nước có màu đen kịt.
Phân bón rỉ ra rãnh nước có màu đen kịt.
Còn chị Trần Thị Hương, một người dân vẫn ăn chung nước giếng nhà anh Anh, cũng là người nhận phân “miễn phí” chị bày tỏ: “Thấy người trong xóm bảo bón loại phân này tốt nên tôi cũng lấy một ít để tưới cho thanh long. Khi phát hiện nước bị ô nhiễm, chúng tôi mới thấy bất an…”
Ghi nhận thực tế, bãi chuối bị rỉ thứ nước gọi là “phân bón” của công ty MiWon đã khô lá và chết. Nước có màu đen và bốc mùi hôi thối. Người dân cho biết khi thời tiết nắng nóng thì nước khô đi, nhưng khi có mưa thì lại dềnh lên, đen ngòm. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, thứ nước phân này lại ngấm xuống giếng khơi rất nhanh và gây ô nhiễm.
Bãi chuối bị chết khi bị tưới phân bón.
Bãi chuối bị chết khi bị tưới "phân bón".
Dư luận địa phương đang đặt ra hàng loạt những câu hỏi nghi vấn trong lo âu. Liệu đây thực sự là phân bón hay chỉ là nước thải ô nhiễm? Tại sao công ty lại chở một quãng đường rất xa đem cho miễn phí? Hơn nữa, là công ty chuyên sản xuất sản phẩm mì chính, bột ngọt nhưng công ty lại chở phân bón đi “tặng” nông dân?
PTT
Read more…

NHỮNG NGHI VẤN VỀ HÀO DƯƠNG!

3:43 PM |
Điểm qua một số vụ vi phạm nổi cộm trong lĩnh vực môi trường, có lẽ chuỗi sai phạm của Công ty CP Thuộc da Hào Dương (gọi tắt là Hào Dương) là hiện tượng lạ nhất với 11 lần sai phạm bị các cơ quan chức năng phát hiện.
Vẫn vi phạm trong thời gian chờ xử lý
Hào Dương từng gây ô nhiễm môi trường nên năm 2003 phải chuyển về hoạt động tại KCN Hiệp Phước, là nơi tập trung tiếp nhận các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ở TP HCM. Hơn 10 năm qua, ý thức chấp hành bảo vệ môi trường của doanh nghiệp (DN) này vẫn không khá hơn khiến sông Đồng Điền chết dần chết mòn, người dân sống nhờ nguồn nước sông khốn đốn, kêu cứu khắp nơi.

Lực lượng chức năng lấy mẫu nước thải tại Công ty CP Thuộc da Hào Dương đưa đi phân tích (Ảnh: Minh Khanh/nld.com.vn)
Lực lượng chức năng lấy mẫu nước thải tại Công ty CP Thuộc da Hào Dương đưa đi phân tích
Từ 2007 đến nay, năm nào cơ quan chức năng cũng phát hiện Hào Dương xả thải vượt chuẩn hay xả lén nước thải, chất thải ra môi trường. Đáng nói, trong thời gian khắc phục hậu quả và chờ kết quả xử lý từ cơ quan chức năng, DN này vẫn vi phạm, thách thức pháp luật. Đơn cử, năm 2009, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) phát hiện Hào Dương xả thải quá quy định và đã chuyển hồ sơ về Sở TN-MT TP HCM. Trong khi chờ Sở TN-MT xử phạt, công ty này vẫn tiếp tục gây ô nhiễm.
Tháng 6-2012, Công ty CP KCN Hiệp Phước gửi văn bản “cầu cứu” các cơ quan chức năng về việc Hào Dương liên tục dẫn nước thải chưa qua xử lý và hóa chất nhuộm da vào hệ thống thu gom nước mưa để xả ra sông Đồng Điền. Tháng 7-2012, Ban Quản lý các KCX-KCN TP HCM (Hepza) phát hiện công ty này xả nước thải, khí thải vượt chỉ tiêu cho phép nên đã lập biên bản vi phạm hành chính, trình UBND TP xử phạt. 
Tháng 8-2012, Hepza lại phát hiện Hào Dương không khắc phục hậu quả, vẫn tiếp tục vi phạm nên kiến nghị UBND TP đình chỉ hoạt động và thanh tra toàn diện.
Tháng 9-2012, Hào Dương gửi văn bản đến các cơ quan chức năng hứa khắc phục sai phạm, xin được tiếp tục hoạt động nhưng khi Hepza tái kiểm tra vẫn chứng kiến nước thải chứa mỡ, chất thải từ công ty này thoát thẳng ra sông Đồng Điền, lượng nước thải đổ về nhà máy xử lý nước thải tập trung trong KCN chỉ bằng 50% lượng nước tiêu thụ hằng ngày.
Quá bức xúc, tháng 10-2012, Hepza gửi văn bản đề nghị Thanh tra Sở TN-MT tham mưu cho UBND TP xử lý vi phạm của Hào Dương. Tuy nhiên, tháng 11-2012, Sở TN-MT báo cáo riêng UBND TP, đề xuất không xử lý vi phạm theo đề nghị của Hepza vì các sai phạm của Hào Dương không đủ điều kiện để đình chỉ hoạt động, trong khi Hepza cho rằng hoàn toàn đủ điều kiện đình chỉ hoạt động theo điều 48, điều 49 của Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31-12-2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tháng 11-2013, UBND TP chỉ đạo Sở TN-MT đình chỉ hoạt động của Hào Dương trong 6 tháng để khắc phục hậu quả các sai phạm và cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
Sự khó hiểu của Sở TN-MT TP HCM
Nghiêm trọng nhất là tháng 10-2013, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49 – Bộ Công an) bắt quả tang Hào Dương lắp đặt 3 đường ống ngầm, 1 đường ống hở và 4 máy bơm để bơm nước thải, mỡ thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Còn nhớ, Hào Dương từng xin Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM “trả góp” mỗi tháng 100 triệu đồng cho số tiền nợ phí bảo vệ môi trường hơn 640 triệu đồng và cơ quan này không còn cách nào ngoài việc cho “trả góp”, dù điều đó là không công bằng với các DN đóng phí đầy đủ. Lần này, nếu số tiền phạt đề xuất được UBND TP chấp thuận, liệu Hào Dương sẽ trả trong bao lâu?C49 đề xuất mức phạt đối với mỗi vị trí xả chui là 550 triệu đồng (có 3 vị trí) và buộc phải nộp gần 4,4 tỉ đồng là tiền thu lợi bất hợp pháp có được do hành vi xả chui; tổng số tiền phạt là 6,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, Sở TN-MT cho rằng Hào Dương dùng 3 ống bơm để bơm nước thải từ một hệ thống xử lý nước thải có tính chất tương đồng nên vẫn có thể xác định không thuộc trường hợp có nhiều điểm xả thải. Do đó, Sở TN-MT đề xuất phạt 1 tỉ đồng. Tháng 7 vừa qua, tại cuộc họp giữa các cơ quan chức năng, C49 và Sở Tư pháp thống nhất xử phạt Hào Dương đã xả thải 3 vị trí. Vì thế, con số hơn 6,3 tỉ đồng tiền phạt đã được Sở TN-MT đưa vào dự thảo quyết định xử phạt hành chính trình UBND TP.
MXD


Read more…

Hot