Home »
LONG AN - CÔNG BỐ "SÁCH XANH" VÀ SÁCH ĐEN" VỀ MÔI TRƯỜNG
11:03 AM |
Để công tác quản lý bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, Long An đang xây dựng kế hoạch truyền thông bảo vệ môi trường; công bố “Sách xanh”, “Sách đen” về môi trường; xây dựng đề án tổng thể về truyền thông bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020;
Ảnh minh họa
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Long An, toàn tỉnh có 7 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay, 7/7 cơ sở này đã hoàn tất các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Với sự quyết liệt của tỉnh, đến nay nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã được xử lý.
Đến nay đã có 549 đơn vị được kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đa số các đơn vị đều có lập hồ sơ môi trường cho dự án trước khi đi vào hoạt động, nhiều đơn vị đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải; việc giám sát môi trường định kỳ tại các đơn vị được thực hiện thường xuyên hơn; công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn được thực hiện tương đối nghiêm túc, đặc biệt trong công tác xử lý chất thải nguy hại.
Sở TN&MT cũng đã hoàn thành xử lý 15/16 điểm đen, điểm nóng về môi trường, còn đơn vị đang tiếp tục theo dõi, đôn đốc thực hiện việc xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải là Công ty TNHH Hoàng Gia Long An (cụm công nghiệp Hoàng Gia).
Từ đầu năm đến nay, Sở TN&MT Long An đã thực hiện 40 cuộc thanh tra về bảo vệ môi trường với 52 đơn vị; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 8 đơn vị với tổng số tiền phạt 129 triệu đồng.
Để công tác quản lý bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, Long An đang xây dựng kế hoạch truyền thông bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra môi trường năm 2015; triển khai thực hiện các dự án tăng cường phòng, chống ô nhiễm môi trường; thành lập quy hoạch hệ thống giám sát toàn diện.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; xây dựng quy định khuyến khích áp dụng các công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất; áp dụng sản xuất xanh, sản xuất sạch, sản xuất sạch hơn, ISO 14000, tiêu dùng xanh; xây dựng cơ chế hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoạt động ngoài các khu - cụm công nghiệp;
Công bố “Sách xanh”, “Sách đen” về môi trường; xây dựng đề án tổng thể về truyền thông bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; xây dựng đề án kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã cho giai đoạn 2015-2020.
PTT
KHÔNG NGẠI ĐƯỜNG XA MANG "PHÂN BÓN" ĐEM TẶNG - NGƯỜI DÂN HOANG MANG
10:44 AM |Không thông qua chính quyền địa phương, không có bất cứ hướng dẫn, khuyến cáo nào, công ty TNHH MiWon Việt Nam (trụ sở tại Việt Trì, Phú Thọ) đã chở lượng “phân bón” lớn “tặng” cho người dân thôn Tam Phú (xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc).
Điều đáng nói, sau khi sử dụng thứ nước được gọi là phân bón này, hàng loạt các giếng nước của người dân đã bị ô nhiễm nghiêm trọng…
Người dân thôn Tam Phú nhiều ngày nay sống trong sự lo lắng bởi nhiều giếng khơi đang trong vắt bỗng chuyển màu, có mùi lạ. Có giếng nước còn biến thành màu đen kịt như nước đỗ đen, mùi rất khó ngửi.
Anh Triệu Trần Anh, người dân thôn Tam Phú cho biết: “Giếng nước nhà tôi sử dụng mấy chục năm nay, nước lúc nào cũng trong vắt. Bây giờ, màu như nước đỗ đen, mùi thum thủm, không ai dám ăn…”.
Cũng theo anh Triệu Trần Anh thì giếng nước nhà anh vẫn được sử dụng chung cho những gia đình lân cận nhiều năm nay. Giếng chỉ có hiện tượng chuyển màu, ô nhiễm từ khi người dân được “tặng” cho loại phân bón dạng lỏng để tưới cây thanh long (vào ngày 16/10/2014-PV).
Cũng không ai biết vì đâu lại có chiếc xe bồn chở lượng lớn phân bón đến để “tặng” người dân như vậy? Họ chỉ biết, được “cho không” thì vui vẻ nhận. Ai ngờ, chỉ gần 1 tuần sau nước giếng khơi đang trong vắt lại ô nhiễm nghiêm trọng.
Anh Nguyễn Văn Hà, thôn Tam Phú cũng chia sẻ: “6 chiếc giếng khơi của tổ liên gia chúng tôi thì hiện nay đã có tới 3 cái bị ô nhiễm, không ai dám ăn. Không biết đó là phân bón hay là loại chất thải gì. Người dân ăn nước giếng thì bị đầy bụng, hoa mắt, chóng mặt…”.
Lo lắng cho sức khỏe của mình và gia đình, anh Triệu Trần Anh đã làm đơn kiến nghị tới chính quyền địa phương. Ông Phạm Hữu Hạnh, trưởng thôn Tam Phú cho biết: “Ngay sau khi được gia đình anh Triệu Trần Anh thông báo, chúng tôi đã có mặt để xác minh, lập biên bản sự việc. Người dân nơi đây trồng cây thanh long, nhu cầu phân bón là rất cần thiết. Chính vì vậy khi có người mang đến cho thì người dân nhận. Tuy nhiên, chính quyền địa phương hoàn toàn không được biết. Chúng tôi cũng đã báo cáo lên chính quyền xã, huyện. Rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ nguồn gốc của loại nước này”.
Phân bón rỉ ra rãnh nước có màu đen kịt.
Còn chị Trần Thị Hương, một người dân vẫn ăn chung nước giếng nhà anh Anh, cũng là người nhận phân “miễn phí” chị bày tỏ: “Thấy người trong xóm bảo bón loại phân này tốt nên tôi cũng lấy một ít để tưới cho thanh long. Khi phát hiện nước bị ô nhiễm, chúng tôi mới thấy bất an…”
Ghi nhận thực tế, bãi chuối bị rỉ thứ nước gọi là “phân bón” của công ty MiWon đã khô lá và chết. Nước có màu đen và bốc mùi hôi thối. Người dân cho biết khi thời tiết nắng nóng thì nước khô đi, nhưng khi có mưa thì lại dềnh lên, đen ngòm. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, thứ nước phân này lại ngấm xuống giếng khơi rất nhanh và gây ô nhiễm.
Bãi chuối bị chết khi bị tưới "phân bón".
Dư luận địa phương đang đặt ra hàng loạt những câu hỏi nghi vấn trong lo âu. Liệu đây thực sự là phân bón hay chỉ là nước thải ô nhiễm? Tại sao công ty lại chở một quãng đường rất xa đem cho miễn phí? Hơn nữa, là công ty chuyên sản xuất sản phẩm mì chính, bột ngọt nhưng công ty lại chở phân bón đi “tặng” nông dân?
PTT
NHỮNG NGHI VẤN VỀ HÀO DƯƠNG!
3:43 PM |
Điểm qua một số vụ vi phạm nổi cộm trong lĩnh vực môi trường, có lẽ chuỗi sai phạm của Công ty CP Thuộc da Hào Dương (gọi tắt là Hào Dương) là hiện tượng lạ nhất với 11 lần sai phạm bị các cơ quan chức năng phát hiện.
Vẫn vi phạm trong thời gian chờ xử lý
Hào Dương từng gây ô nhiễm môi trường nên năm 2003 phải chuyển về hoạt động tại KCN Hiệp Phước, là nơi tập trung tiếp nhận các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ở TP HCM. Hơn 10 năm qua, ý thức chấp hành bảo vệ môi trường của doanh nghiệp (DN) này vẫn không khá hơn khiến sông Đồng Điền chết dần chết mòn, người dân sống nhờ nguồn nước sông khốn đốn, kêu cứu khắp nơi.
Từ 2007 đến nay, năm nào cơ quan chức năng cũng phát hiện Hào Dương xả thải vượt chuẩn hay xả lén nước thải, chất thải ra môi trường. Đáng nói, trong thời gian khắc phục hậu quả và chờ kết quả xử lý từ cơ quan chức năng, DN này vẫn vi phạm, thách thức pháp luật. Đơn cử, năm 2009, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) phát hiện Hào Dương xả thải quá quy định và đã chuyển hồ sơ về Sở TN-MT TP HCM. Trong khi chờ Sở TN-MT xử phạt, công ty này vẫn tiếp tục gây ô nhiễm.
Tháng 6-2012, Công ty CP KCN Hiệp Phước gửi văn bản “cầu cứu” các cơ quan chức năng về việc Hào Dương liên tục dẫn nước thải chưa qua xử lý và hóa chất nhuộm da vào hệ thống thu gom nước mưa để xả ra sông Đồng Điền. Tháng 7-2012, Ban Quản lý các KCX-KCN TP HCM (Hepza) phát hiện công ty này xả nước thải, khí thải vượt chỉ tiêu cho phép nên đã lập biên bản vi phạm hành chính, trình UBND TP xử phạt.
Tháng 8-2012, Hepza lại phát hiện Hào Dương không khắc phục hậu quả, vẫn tiếp tục vi phạm nên kiến nghị UBND TP đình chỉ hoạt động và thanh tra toàn diện.
Tháng 9-2012, Hào Dương gửi văn bản đến các cơ quan chức năng hứa khắc phục sai phạm, xin được tiếp tục hoạt động nhưng khi Hepza tái kiểm tra vẫn chứng kiến nước thải chứa mỡ, chất thải từ công ty này thoát thẳng ra sông Đồng Điền, lượng nước thải đổ về nhà máy xử lý nước thải tập trung trong KCN chỉ bằng 50% lượng nước tiêu thụ hằng ngày.
Quá bức xúc, tháng 10-2012, Hepza gửi văn bản đề nghị Thanh tra Sở TN-MT tham mưu cho UBND TP xử lý vi phạm của Hào Dương. Tuy nhiên, tháng 11-2012, Sở TN-MT báo cáo riêng UBND TP, đề xuất không xử lý vi phạm theo đề nghị của Hepza vì các sai phạm của Hào Dương không đủ điều kiện để đình chỉ hoạt động, trong khi Hepza cho rằng hoàn toàn đủ điều kiện đình chỉ hoạt động theo điều 48, điều 49 của Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31-12-2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tháng 11-2013, UBND TP chỉ đạo Sở TN-MT đình chỉ hoạt động của Hào Dương trong 6 tháng để khắc phục hậu quả các sai phạm và cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
Sự khó hiểu của Sở TN-MT TP HCM
Nghiêm trọng nhất là tháng 10-2013, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49 – Bộ Công an) bắt quả tang Hào Dương lắp đặt 3 đường ống ngầm, 1 đường ống hở và 4 máy bơm để bơm nước thải, mỡ thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Còn nhớ, Hào Dương từng xin Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM “trả góp” mỗi tháng 100 triệu đồng cho số tiền nợ phí bảo vệ môi trường hơn 640 triệu đồng và cơ quan này không còn cách nào ngoài việc cho “trả góp”, dù điều đó là không công bằng với các DN đóng phí đầy đủ. Lần này, nếu số tiền phạt đề xuất được UBND TP chấp thuận, liệu Hào Dương sẽ trả trong bao lâu?C49 đề xuất mức phạt đối với mỗi vị trí xả chui là 550 triệu đồng (có 3 vị trí) và buộc phải nộp gần 4,4 tỉ đồng là tiền thu lợi bất hợp pháp có được do hành vi xả chui; tổng số tiền phạt là 6,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, Sở TN-MT cho rằng Hào Dương dùng 3 ống bơm để bơm nước thải từ một hệ thống xử lý nước thải có tính chất tương đồng nên vẫn có thể xác định không thuộc trường hợp có nhiều điểm xả thải. Do đó, Sở TN-MT đề xuất phạt 1 tỉ đồng. Tháng 7 vừa qua, tại cuộc họp giữa các cơ quan chức năng, C49 và Sở Tư pháp thống nhất xử phạt Hào Dương đã xả thải 3 vị trí. Vì thế, con số hơn 6,3 tỉ đồng tiền phạt đã được Sở TN-MT đưa vào dự thảo quyết định xử phạt hành chính trình UBND TP.
MXD
KHI CÁN BỘ "LÀM GƯƠNG" PHÁ RỪNG
2:36 PM |
Với việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.
Dân phá đã đành. Nhưng điều đau đớn hơn là việc phá rừng ở đây lại do cán bộ làm trước. Chủ tịch UBND xã An Lạc cho báo chí biết, gia đình ông có phá khoảng… vài ha. Rồi các gia đình phó chủ tịch, cán bộ mặt trận tổ quốc, tư pháp, trưởng phó thôn, cựu lãnh đạo xã, đảng viên… cũng phá.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động phải dùng cụm từ “toàn dân phá rừng” để chỉ hiện tượng này. Chưa bao giờ câu nói “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”, đúng theo nghĩa đen của nó, lại được thể hiện một cách sinh động đến thế qua vụ “phá rừng tập thể”, phá rừng có “đầu tàu gương mẫu” ở Sơn Động này.
Vì sao lại có hiện tượng đó?
Theo phản ánh của dân, phần lớn là những người được giao giữ rừng hàng chục năm nay, và họ đã giữ rất tốt, dù chẳng được một xu nào, cứ thấy cán bộ phá rừng trong khu bảo tồn đi để trồng keo, thì mình cũng phá, vì tưởng chính sách đã thay đổi. Trước đây phải giữ rừng nay được phá để trồng cây khác. Và “Chúng tôi không tin cán bộ địa phương thì tin ai?”.
Cán bộ xã, thôn là cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức chính quyền, là những người đưa đường lối, chính sách cũng như pháp luật của đảng và nhà nước đến trực tiếp với từng người dân.
Lời nói của họ được dân tin. Việc làm của họ hiện hữu rành rành trước dân, nên có tác dụng rất lớn trong việc lôi kéo, thúc đẩy dân làm theo.
Chính vì thế mà một khi đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương trở nên tha hóa, biến chất, có những việc làm trái pháp luật, thì chúng gây tác hại cực kỳ khủng khiếp, mà vụ “toàn dân phá rừng” nói trên là một dẫn chứng. Hiện tượng đó phản ánh điều gì, nếu không phải là việc lâu nay, những tiêu chuẩn và trình độ bắt buộc phải có của cán bộ xã còn bị xem nhẹ?
Và rồi những cánh rừng bị tàn phá nằm đó và chờ vào sự can thiệp của pháp luật, nhanh hơn, triệt để hơn để giữ những cánh rừng còn lại.
MXD
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ SẼ ĐẠT 30 TRIỆU TẤN VÀO NĂM 2020
3:07 PM |
Lượng chất thải rắn đô thị đến năm 2020 sẽ lên tới 30 triệu tấn, gấp 2,6 lần so với hiện nay. Đó là dự báo của Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra tại hội thảo "Giới thiệu, trình diễn công nghệ xử lý rác thải đô thị" diễn ra hôm nay (14/10) tại TP.HCM.
>> Xem thêm Công ty xử lý nước thải
|
Hằng năm, lượng chất thải rắn đô thị thải ra môi trường là 11,5 triệu tấn. Ở nước ta hiện chủ yếu áp dụng 3 phương pháp xử lý gồm: chôn lấp, ủ sinh học làm phân hữu cơ và công nghệ đốt rải rác tại một số địa phương. Hiện cả nước có khoảng 26 nhà máy xử lý chất thải rắn, tập trung tại các đô thị lớn với tổng công suất thiết kế khoảng 5.000 tấn/ngày.
Công nghệ xử lý rác thải rắn bằng chôn lấp được áp dụng nhiều nhất với gần 460 bãi chôn lấp rác thải, nhưng chỉ có 26% số bãi hợp vệ sinh. Vì vậy, các nhà khoa học và nhà quản lý cho rằng, cần phải thay thế công nghệ này bằng các công nghệ tiên tiến hơn. Hội thảo cũng đã giới thiệu và trình diễn một số công nghệ xử lý chất thải rắn được đánh giá là hiện đại, bảo đảm về môi trường, như: công nghệ lò đốt rác thải đa năng sử dụng công nghệ nhiệt phân tạo ra sản phẩm gạch; công nghệ đốt rác bằng khí tự nhiên, công nghệ tiêu hủy rác thải phát điện…enviroment science Tiến sỹ Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, cơ quan này đang khuyến khích tìm kiếm những phải pháp mới để tiến tới việc kiến nghị chính phú cấm áp dụng công nghệ chôn lấp tập trung.
Theo nguồn: vov.vn
|
NAM SINH CHẾ THẢM DO NGÃ TỪ ĐỈNH ĐẬP THỦY ĐIỆN.
10:39 AM |
TP - Ngày 9/11, UBND xã Trà Tân (Bắc Trà My, Quảng
Nam) cho biết, thi thể của em Huỳnh Văn Trà, 14 tuổi học sinh lớp 8
Trường THCS Trà Tân đã được tìm thấy tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2.
>> Xem thêm: công ty xử lý nước thải
Thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: minh họa.
Trước đó, vào khoảng 16h ngày 8/11, Trà tranh thủ ngày nghỉ lên trên
đập thủy điện Sông Tranh 2 để chơi. Khi đang leo qua lan can của đập để
đi dạo, em trượt chân, ngã xuống phía đập tràn từ độ cao gần 100m.
Do phía dưới chân đập có nhiều ghềnh đá, dòng sông lại trơ đáy, nên thi thể nạn nhân bị biến dạng hoàn toàn enviroment science.
Phải mất nhiều giờ, chính quyền địa phương cùng người nhà nạn nhân
mới hoàn tất công việc tìm kiếm từng mảnh thi thể của nạn nhân.
Theo nguồn: tienphong.vn
HÀNG NGÀN GIA ĐÌNH SỐNG TRONG TÚI RÁC
11:58 AM |
>>Xem thêm: xử lý nước thải
Nằm dọc mép biển gần cảng Quy Nhơn, xóm nhà rầm thuộc khu vực 6 và một phần khu vực 11, thuộc phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định)
Chân dung cuộc sống của cư dân nhà rầm là những ngôi nhà hình thành trên biển, nối với nhau bằng những phên gỗ chằng chịt, tạm bợ, hòa cùng mùi biển mặn, mùi tanh tưởi, mùi rác thối...
Không ngoa khi gọi xóm nhà rầm là túi rác khổng lồ. Nơi đây tích rác từ biển dạt vào, từ sông đổ xuống và còn là hố rác cho chính người dân cư ngụ trong xóm
Hơn 400 hộ gia đình nhưng không có lấy một thùng chứa rác, nhà vệ sinh. Toàn bộ rác thải, vệ sinh... đều xả thẳng xuống biển
Chị Nguyễn Thị Bích Hạnh (37 tuổi), một cư dân của xóm nhà rầm than thở: “Nhà nhỏ hẹp, dựng tạm bợ trên mặt nước nên không đủ điều kiện làm nhà vệ sinh. Thói quen có từ lâu rồi, mọi người sống ở đây quen xả thải ngay xuống biển cho khỏe”.
Giống như chị Hạnh, cư dân xóm nhà rầm bây giờ quen việc sống chung với rác. Biết là ô nhiễm, bệnh tật nhưng chính bản thân họ không muốn thay đổi
“Thi thoảng có công nhân môi trường đến dọn rác, nhưng gom rác đem vứt lên đường cái cũng xa xôi nên làm biếng. Thôi tiện tay xả xuống biển cho gần, với lại đâu phải rác của chúng tôi không đâu, rác ở đây từ biển đẩy vào, sông đổ xuống chất đầy”, một người dân trong xóm nhà rầm nói
Nỗi ám ảnh của cư dân nhà rầm không chỉ là cảnh sống tạm bợ, là khó khăn mưu sinh hay chuyện ô nhiễm môi trường, mà còn là hiểm họa cháy nổ chực chờ. Từ khi hình thành, xóm nhà rầm đã 3 lần bị bà hỏa viếng thăm vào năm 1973, 1993 và năm 1998
Riêng trận hỏa hoạn năm 1998 là nỗi ám ảnh kinh hoàng với cư dân nhà rầm khi ngọn lửa thiêu rụi 120 căn nhà
Hệ thống nhà gỗ chằng chịt như hiện nay có nguy cơ cháy nổ rất lớn
“Dù có lực lượng thu gom nhưng với lượng rác lớn làm nằm len lỏi giữa những trụ nhà, việc tích rác ở nhà rầm là tất yếu. Chúng tôi đã nhiều lần tuyên truyền người dân thu gom rác để đúng nơi quy định nhưng do thói quen, bà con vẫn cứ xả rác xuống biển", Khu vực trưởng khu vực 6, ông Trương Văn Dư cho hay.
Ông Dư cũng cho biết: "Không khí ô nhiễm, các hộ dân ở đây đều mắc những bệnh hô hấp, viêm xoang, viêm mũi thường xuyên. Lo ngại hơn nữa là nguy cơ cháy nổ bùng phát và ảnh hưởng mưa bão hàng năm”
Bao nhiêu năm qua, cư dân nhà rầm chấp nhận sống chung với ô nhiễm, đối mặt với mưa bão và nhiều hiểm họa khác
“Cuộc sống tạm bợ khó khăn, nhưng bây giờ đỡ hơn trước, khi có điện, có nước. Sống chung với sợ hãi, hiểm nguy là điều ai cũng thấy, nhưng ở đây có kế mưu sinh, chúng tôi phải ở lại chứ không thể đi đâu được. Đi rồi, sống bằng gì”, bà Phạm Thị Nga nói
Gắn cuộc đời mình với một nơi được ví như ổ chuột mà con người vẫn chấp nhận, bởi lẽ ở nơi đây họ mới có thể mưu sinh
“Xóm nhà rầm hình thành từ trước giải phóng đến nay. Cư dân xóm thuộc quản lý của địa phương. Tuy nhiên toàn bộ người ở đây đều thuộc diện ngự cư trái phép, lấn chiếm mặt nước mà hình thành nhà cửa”, ông Đinh Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND phường Hải Cảng, cho biết. Theo ông Tuấn, xóm nhà rầm thuộc vùng nguy hiểm, bị ảnh hưởng do bão lũ, các hiểm họa cháy nổ, ô nhiễm môi trường...enviroment science, song người dân vẫn chọn sống chung vì nơi đây thích hợp với công việc của họ
Các hộ dân ở đây làm nghề biển đón đáy tại các luồng lạch ra vào cảng Quy Nhơn. Năm 2011, TP. Quy Nhơn quy hoạch dự án chỉnh trang đô thị, làm bờ kè, đổ đất cho xóm nhà rầm
Tuy nhiên, do nguồn ngân sách lớn nên đến nay dự án chưa thể triển khai hệ thống xử lý nước thải. Ngoài dự án của thành phố, tỉnh Bình Định cũng có quyết định quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn. Theo quy hoạch này, toàn bộ khu nhà rầm nằm trong vùng mở rộng cảng
Nếu 2 dự án này không thể triển khai, về lâu dài, muốn ổn định cuộc sống cho người dân nơi đây chỉ còn cách hỗ trợ cho người dân tái định cư tại chỗ
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Liên kết bạn bè
công ty môi trường sacotec
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Link hay
thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
Hot
-
Ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, sự cố vỡ đê phụ diễn ra tại hồ thải đuôi quặng chứ không phải hồ chứa bùn đỏ. Loại nước thải này không bị ...
-
Hơn một tuần nhập viện, bé trai 9 tuổi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đau đầu dữ dội vì nhiễm ký sinh trùng có trong loại ốc ma ăn trước đó...
-
Người dân ở gần một con sông tại Serbajadi, huyện East Aceh, tỉnh Aceh, gần khu bảo tồn rừng sinh thái Leuser trên đảo Sumatra, Indonesia...
-
http://hocmoitruong.com/giao-trinh-cong-nghe-xu-li-nuoc-thai-bang-bien-phap-sinh-hoc-luong-duc-pham/ Giáo trình Công Nghệ Xử Lí Nước Thải ...
-
Sáng 14/9 đã diễn ra hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hoạt động này do một...
-
Con cá cóc sần được cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phát hiện xử lý nước thải ...
-
Ngày 20/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Công an vừa kết hợp với công an địa phương bắt giam bà Đặng Thị Ngợi - Giám đốc C...
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức gây ra, UBND thành phố Hà Nội đã phê...
-
Khói từ nhà máy của Công ty CP kính nổi Chu Lai (Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) khiến người dân trong khu vực phả...
-
Trong công nghiệp sản xuất nước mắm thì nước thải phát sinh từ khâu vệ sinh và lượng nước mắm còn đọng lại trong thiết bị. Thành phần chủ ...