TÚI NILON "KẺ THÙ" VỚI MÔI TRƯỜNG

10:19 AM |
Nếu bạn có ý định trồng trọt chăn nuôi theo phương pháp tự nhiên hay organic, bạn sẽ phải đối mặt với một thứ giặc, đó là túi nilon.
  
Một bãi rác ứ đọng lâu ngày với các túi nilon gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: Trương Quang Nam
Tôi không hề nói vống lên. Mà xin lưu ý, nếu bạn mua một sản phẩm organic, mà sản phẩm đó được đựng trong túi nilon thì lập tức nó không còn là organic nữa, vì những hóa chất trong túi nilon sẽ “chuyển hóa” vào thịt vào cá vào rau quả, dù mắt thường không nhìn thấy, nhưng chất liệu của sản phẩm sẽ không còn nguyên vẹn, nếu không muốn nói là nó đã nhiễm hóa chất độc hại. Những túi nilon nằm trên đất cũng sẽ khiến cho cây trồng vật nuôi của bạn bị nhiễm hóa chất, dù bạn không dùng thuốc trừ sâu diệt cỏ hay phân hóa học.
>> Xem thêm: công ty xử lý nước thải
Những ngày đầu đến lập khu vườn này tôi thuê người tìm nhặt tất cả những túi nilon và mọi thứ hộp nhựa, chai nhựa tràn lan lưu cữu trên khắp mặt đất. Ngày đầu tiên tôi thấy chị người làm chất thành một đống và định châm lửa đốt. Tôi bảo không, không được đốt. Chị ấy nói thôi để em đào hố chôn, tôi bảo cũng không chôn được, phải cho hết vào các bao tải và tìm nơi nào thường có xe đến gom rác để đó cho người ta gom. Chị cười, nói xe gom rác không bao giờ tới cái xã này, xã kế bên cũng không có, phải đi tuốt lên gần thị trấn mới có. Tôi nói chỗ nào có thì mang tới đó.
Mặc dù tôi dùng biện pháp triệt để để loại túi nilon, nhưng hằng ngày túi nilon vẫn cứ “mọc” ra. Gà bới ra túi nilon, heo ủi ra túi nilon, một cơn gió cũng ra túi nilon. Hôm trước mấy người thợ đến làm hàng rào, hôm sau phải đi nhặt túi nilon, hộp nhựa đựng thức ăn và đầu lọc thuốc lá, mặc dù lần nào cũng nhắc đi nhắc lại là không được vứt những thứ đó ra đất. “Công cuộc” nhặt túi nilon của tôi cứ liên tu bất tận. Dù như thế nào tôi cũng quyết phải loại cho bằng hết, nếu không thì việc trồng trọt chăn nuôi của tôi sẽ chẳng còn bao nhiêu ý nghĩa. Một cái vườn bằng bàn tay còn như vậy, huống hồ là một đất nước.
Chẳng cần phải nói nhiều người cũng biết túi nilon và các loại bao bì bằng nhựa gây độc như thế nào cho người và cho môi trường. Tuy các loại nhựa PE hay PP bản thân nó có thể không độc khi tiếp xúc (các nhà khoa học bảo vậy), nhưng các chất phụ gia làm mềm và hóa dẻo thì độc hại vô cùng, chúng là tác nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư, gây rối loạn nội tiết, hại thần kinh, giảm khả năng sinh sản, làm biến đổi giới tính và vô số những bệnh tiềm ẩn khác. Sử dụng chúng đã đành là có hại, nhưng sử dụng xong đốt chúng đi còn có hại hơn, vì chúng sẽ thải ra những chất gây ung thư. Còn vứt đi hay chôn chúng thì môi trường sống bị đe dọa, vì chúng tồn tại gần như vĩnh viễn (người ta bảo phải bốn năm trăm năm, thậm chí cả ngàn năm chúng mới bị phân hủy), làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, ngăn chặn sự luân chuyển oxy trong đất, gây biến thái hệ vi sinh vật, khiến cho đất đai cằn cỗi, cây cối chậm phát triển, dù có ra hoa kết trái cũng không còn nguyên hương vị. Những tài liệu khoa học phân tích về sự độc hại của chúng người ta phổ biến đầy trên mạng, trên báo chí trên truyền hình, thỉnh thoảng lại có thêm những “phát hiện kinh hoàng”, nhưng hình như có quá ít người sợ.
Túi nilon và các bao bì, vật dụng bằng nhựa gây hại cho toàn dân, từ già tới bé không trừ một người nào, nhưng ở nông thôn là nghiêm trọng nhất. Người thành phố sau khi vô tình đưa các chất độc hại vào cơ thể, rác thải nhựa được bỏ vào giỏ rác, các xe rác mang đi tập trung có nơi có chỗ, một phần để “tái chế”, phần khác người ta xử lý theo kiểu nào đó cũng rất có vấn đề nhưng khuất mắt chúng ta không thấy. Còn ở nông thôn thì chỉ có 3 cách: vứt bừa ra đất, tự đốt hoặc tự chôn, trong khi túi nilon và đồ nhựa ở nông thôn là thứ rẻ tiền tái chế đi tái chế lại nên là thứ độc hại nhất, là cặn bã của cặn bã, là thứ không còn gì để có thể tái chế thêm một lần nào nữa. Cầm những túi nilon mới toanh người ta dùng để gói thịt gói rau, gói dưa gói mắm ngoài chợ, trong tay vẫn dính đầy bột hóa chất như dính bụi, nghĩ kỹ mới thấy rùng mình.
Không phải cái gì gây hại cho dân cũng là lỗi của chính quyền. Cả thế giới này đang là thế giới của túi nilon thì dường như mọi nỗ lực nói không với túi nilon đều tắc tị. Có người sẽ bảo nước Mỹ văn minh cao luật pháp nghiêm mà họ có bỏ được túi nilon triệt để đâu. Chúng ta không “bì” được với Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và không phải cái gì của họ cũng tốt. Trong nền dân chủ vận động hành lang của họ, một đạo luật ra đời hay không ra đời không phải bao giờ cũng vì lợi ích chính đáng của số đông dân chúng, mà thường phụ thuộc vào cường độ lobby của các “nhóm lợi ích”. Mới đây, lệnh cấm sử dụng túi nilon đã được áp dụng trên toàn bang California, sau một thời gian chỉ áp dụng được ở một thành phố của bang này. Hiện nay các tập đoàn sản xuất đồ nhựa đang chi rất nhiều tiền của để tiến hành những chiến dịch vận động hành lang ráo riết nhằm ngăn chặn mở rộng việc áp dụng lệnh cấm này ra các bang khác. Trung Quốc cũng tiến hành một số biện pháp hạn chế sử dụng túi nilon, nhưng có vẻ như người Trung Quốc quan tâm đến trời biển đất đai của thế giới hơn là quan tâm đến việc ăn ở thân thiện với môi trường.
Nước Mỹ và Trung Quốc có lẽ khó mà loại trừ triệt để túi nilon. Nhưng không phải vì vậy mà nước khác không làm được. Xin hãy chú ý nhìn sang châu Phi, nhiều nước ở Đông Phi đã nói không với túi nilon không phải bằng những cuộc vận động mà bằng luật pháp, trong đó Rwanda là nước áp dụng thành công nhất. Rwanda không phải hạn chế sử dụng túi nilon mà cấm hoàn toàn, sử dụng túi nilon ở nước này là phạm pháp. Là một nước trải qua nhiều đau thương của nội chiến và nạn diệt chủng, Rwanda đã đi lên trong nghèo khó, họ hồi sinh đất nước họ bắt đầu từ sự hồi sinh của thiên nhiên cây cỏ. Họ vẫn đang còn rất nghèo, nhưng đang nhận được những lời ngợi ca từ khắp nơi trên thế giới.
Tháng 9 vừa rồi chính quyền TP.HCM cũng có ra một chỉ thị, gọi là “tăng cường quản lý việc sử dụng và thải bỏ túi nilon”, dù có quy định xử phạt các hành vi đốt hay chôn túi nilon, nhưng nó nhẹ hều chẳng thể tạo ra tác dụng. Tuy nhiên, cùng với việc tăng mức thuế đối với túi nilon từ 30.000 đồng lên 40.000 đồng/kg ở phạm vi quốc gia từ năm 2012, việc “tăng cường quản lý” của chính quyền TP.HCM cần được ghi nhận là một cố gắng, chí ít là Nhà nước không có ý định buông lỏng. Không có ý định buông lỏng, nhưng quyết tâm thì hình như chưa.
Các quan chức chúng ta nên bớt bớt các chuyến đi cưỡi ngựa xem hoa tốn tiền tốn của để đến Rwanda học cách làm của họ, hoặc là bỏ tiền ra mời họ về dạy dỗ. Họ nghèo hơn chúng ta, nhưng vươn đến đỉnh cao của sự sạch sẽ. Có lý gì mà chúng ta không thể?
Theo nguồn: Tinnhanhmoitruong.vn

Read more…

THI CHẠY MARATHON CŨNG PHẢI ĐEO KHẨU TRANG - GIẢI PHÁP AN TOÀN

9:24 AM |
Nhiều vận động viên tham gia cuộc thi chạy Marathon quốc tế tại Bắc Kinh, Trung Quốc phải đeo mặt nạ trong suốt cuộc chạy đua dài 42 km vì không khí quá ô nhiễm. 
Đó là giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bản thân mỗi người trong khi tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc hiên nay ngày càng nghiêm trọng, hậu quả của việc tăng trưởng sản xuất quá nhanh nhưng lại không quan tâm đến môi trường. Và một ngày nào đó có thể không chỉ những VĐV thi chạy Marathon mà tất cả người dân Trung Quốc đều phải mang khẩu trang phòng độc.
                      

Hôm 19/10, khoảng 30.000 vận động viên từ 54 quốc gia trên thế giới tham gia cuộc thi chạy Marathon quốc tế hằng năm lần thứ 34 . Tuy nhiên, nhiều người trong số họ phải đeo mặt nạ trong suốt chặng đua dài 42 km vì ô nhiễm không khí quá nặng. 
                      
Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề, tuy nhiên, các nhà tổ chức từ chối hủy bỏ sự kiện mặc những lời cảnh báo về tình trạng ô nhiễm của các chuyên gia. 
                                             Hàng chục ngàn người tập trung tại trước quảng trường Thiên An Môn 
                      
                                    Những mặt nạ phòng chống ô nhiễm độc đáo 
                      
Ban tổ chức cũng chuẩn bị khoảng 140.000 miếng bọt biển phát cho các vận động viên để làm sạch da vì tiếp xúc với không khí. 
                     Tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc (People’s Daily) đã cảnh báo các vận động viên tham gia cuộc đua trong điều kiện thời tiết tồi tệ và cho rằng không khí tại Bắc Kinh “không phù hợp cho các hoạt động ngoài trời”. 
                     
Mức độ ô nhiễm không khí tại Trung Quốc gấp gần 14 lần so với mức độ tiêu chuẩn không khí an toàn được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. 
                     


Không khí quá ô nhiễm khiến nhiều vận động viên phải bỏ cuộc. Chas Pope, một vận động viên người Anh cho biết anh chỉ có thể hoàn thành ¼ chặng đua dù đã đeo mặt nạ. Một vận động viên người Kenya cũng bỏ cuộc sau khi chạy được khoảng 20 km.
                     


                     
“Tôi thấy mình gần như một chiếc máy hút bụi”, vận động viên 30 tuổi nói sau khi hoàn thành chặng đua trong 5 giờ. Anh cũng nói thêm nếu không khí không bị ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe anh có thể chạy nhanh hơn. 
                     

HÌnh ảnh những vận động viên đeo mặt nạ chạy được đăng trên trang Twitter của tờ Nhân dân nhật báo
                      Hai vận động viên người Ethiopia đã giành chiến thắng trong cuộc thi. Nam vận động viên Girmay Birhanu Gebru hoàn thành cuộc đua trong 2h10’42’’ trong khi nữ vận động viên Fatuma Sado Dergo hoàn thành trong 2h30’.

Read more…

TĂNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN.

10:07 AM |
Do bị ô nhiễm nặng, trên mặt kênh luôn có những bọt trắng nổi lên, kèm theo là những mùi hôi thối vô cùng, gây nhiều bức xúc cho nhiều người dân sống xung quanh kênh Ba Bò, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, vừa qua dự án xử lý ô nhiễm kênh Ba Bò đã được thực hiện. 
Và hiện nay, sở GTVT TPHCM cho biết, để đảm bảo an toàn cho người dân sống xung quanh khu vực dự án, UBND TP đã chấp thuận bổ sung hạng mục “Lan can dọc kênh chính” cho dự án. Từ những điều chỉnh trên, tổng mức đầu tư dự án sẽ nâng lên gần 744 tỷ đồng.
          
Dự án kênh Ba Bò được điều chỉnh bổ sung hạng mục “Lan can dọc kênh chính”
Dự án kênh Ba Bò được điều chỉnh bổ sung hạng mục “Lan can dọc kênh chính”
Mức dự kiến đầu tư ban đầu là 345 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị điều chỉnh từ 212 tỷ lên 215 tỷ đồng, chi phí bồi thường GPMB và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm 487 tỷ đồng…
Dự án do chủ đầu tư Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thực hiện từ năm 2009 nhưng do vướng mắc khâu đền bù giải tỏa nên dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2016.
Sau khi hoàn thành, dự án kênh Ba Bò sẽ tiếp nhận và chuyển tải nước mưa, nước thải đã qua xử lý với diện tích lưu vực là 656,21 ha; giải quyết tình trạng tích tụ nước thải, bao gồm lưu vực quận Thủ Đức (KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II), huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương (một phần KCN Đồng An, khu dân cư Đồng An 2 và 3, khu dân cư thủy lợi IV)…
giaothongvantai.com.vn
Read more…

KHI NÀO HẾT NGẬP?

1:12 PM |
Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, phó giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM, trả lời: "không thể trả lời khi nào hết ngập" trước tình hình ngập nước ở nhiều tuyến đường trên địa bàn Tp. HCM
                      “Không[-]thể[-]trả[-]lời[-]khi[-]nào[-]hết[-]ngập”
Cuộc sống người dân quá khổ vì ngập (ảnh chụp ngày 1-10 trên đường Tân Hóa, TP.HCM) - Ảnh: Hữu Khoa



Các đại biểu HĐND TP.HCM đã đặt nhiều câu hỏi chất vấn ông Dũng về hiệu quả các dự án chống ngập của TP tại buổi giám sát về tình hình ngập nước ngày 13-10.

Không chỉ vậy, các điểm ngập được đăng ký xóa trong năm 2014 (theo nghị quyết 38 HĐND TP) cũng sẽ không hoàn thành như kế hoạch, nhiều dự án phải kéo dài trong các năm tiếp theo, người dân TP tiếp tục loay hoay với cảnh nước ngập chưa biết đến bao giờ chấm dứt.

Quy hoạch lỗi thời

Theo ông Dũng, cơ sở để ông khẳng định như vậy là vì quy hoạch thoát nước cho TP theo quyết định 752 của Thủ tướng phê duyệt từ năm 2001 đã lỗi thời.

Cụ thể theo quy hoạch này, khu vực thoát nước của TP được chia làm sáu vùng.

Trong đó khu vực vùng trung tâm với diện tích khoảng 650 km2/1.600 km2 (diện tích toàn TP không tính Cần Giờ) gồm các quận 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình và một phần các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh sẽ được đầu tư 6.000km cống thoát nước ngập do mưa.

UBND TP đã chọn việc giải quyết ngập cho khu vực trung tâm như trên là một trong sáu chương trình đột phá trong giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu cụ thể xóa ngập 58 điểm trong giai đoạn này.

Đến năm 2013, TP đã giải quyết được 47 điểm ngập, năm 2014 sẽ giải quyết tiếp 6/11 điểm ngập còn lại.

Theo ông Dũng, đến nay đã giải quyết tiếp hai điểm ngập trên quốc lộ 1 và tỉnh lộ 43, các điểm còn lại là Đỗ Xuân Hợp, Kinh Dương Vương, Nguyễn Văn Quá sẽ không hoàn thành kịp trong năm do vướng thủ tục, mặt bằng và điểm ngập đường Quang Trung (chân cầu Chợ Cầu) đã triển khai dự án giảm ngập chưa xóa ngập được.

Ông Dũng cũng tính toán đến nay, khu vực trung tâm mới được đầu tư 3.200km cống, mới hơn một nửa so với yêu cầu (6.000km theo quy hoạch). Tuy nhiên vấn đề mà ông Dũng lo ngại là quy hoạch này đã lỗi thời.

“Quy hoạch được duyệt từ năm 2001, với căn cứ mực nước triều 1,32m, lượng mưa khoảng 100mm năm năm mới xuất hiện một lần. Giờ triều đã đạt tới 1,7m, mưa trên 100mm một năm xuất hiện hai lần.

Vì vậy tôi không thể trả lời được là khi nào TP hết ngập mà khi các công trình triển khai xong chỉ giảm ngập chừng mực nào đó” - ông Dũng nói.

Trong khi dự án chống ngập do mưa được triển khai thì quy hoạch thủy lợi chống ngập úng do triều (còn gọi là quy hoạch 1547) được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2008 đến nay cũng chưa đâu vào đâu.

Theo quy hoạch này, TP sẽ đầu tư 13 cống ngăn triều và hệ thống đê bao khép kín. Trong 13 cống được duyệt, hiện chỉ mới triển khai được một cống là Nhiêu Lộc - Thị Nghè, hệ thống đê bao chưa được đụng đến.

Ngoài ra theo ông Dũng, một phần nguyên nhân khiến các dự án chậm còn do việc bố trí vốn cho các công trình chậm, cụ thể trong giai đoạn 2011-2015 cần 59.000 tỉ đồng nhưng trong những năm qua chỉ được bố trí 500 tỉ đồng mỗi năm cho công tác chống ngập.

Chống ngập xong vẫn ngập

Tại buổi giám sát, ông Lê Thanh Liêm - giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP, chủ đầu tư dự án cải tạo đường dọc kênh Tân Hóa thu hẹp dòng chảy gây ngập tại khu vực Tân Bình, Tân Phú - thông tin một viễn cảnh không mấy khả quan cho tình hình chống ngập khu vực này.

Theo ông Liêm, dự án hiện nay đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến hoàn thành cuối năm 2014. Tuy nhiên ông Liêm thẳng thắn nhìn nhận “công trình hoàn thành khu vực này vẫn còn ngập, vấn đề là ít hay nhiều”.

Bởi theo ông Liêm, cống làm xong nhưng khu vực này có cao trình quá thấp, giải pháp cũng không thể nâng cốt nền lên toàn bộ cho khu vực và “với tình hình triều ngày một dâng cao như hiện nay, ngay cả những khu vực đã nâng cao lên 2m như thời gian qua cũng có khả năng lỗi thời” - ông Liêm nhận định.

Ngoài vấn đề cốt nền thấp, ông Liêm còn thông tin thực trạng đáng quan tâm đó là tình trạng lún nền đất tại khu vực Tân Hóa - Lò Gốm.

Cụ thể, ông Liêm cùng các đơn vị tiến hành quan trắc thực địa tại 10 điểm ở công trường từ tháng 11-2013 đến tháng 8-2014, tình trạng lún đo đạc được từ 54-127mm. Tương tự quan trắc tại nhà 25 hộ dân cũng có tình trạng lún gần 2 mm/tháng.

Ông Lê Hoàng Minh, phó giám đốc Sở Giao thông vận tải, cho biết ông rất quan ngại với tình hình triều cường cao như hiện nay và theo ông, một trong những nguyên nhân đó là hiện tượng TP đang bị lún.

Không chỉ ở khu vực Tân Hóa, khu vực Bình Thạnh cũng đã quan sát được hiện tượng này. Về giải pháp chống ngập lâu dài, ông Minh đề nghị phải phân tích trên cơ sở khoa học để kiến nghị điều chỉnh lại quy hoạch 752 và cả quy hoạch 1547.

Ngoài ra khi triển khai dự án chống ngập phải nghiên cứu trên quy mô vùng, xem xét khả năng kết nối với các vùng lân cận chứ không thể làm lẻ mẻ.

Riêng năm vùng thoát nước còn lại, ông Minh đề xuất các cơ quan chức năng phải làm quy hoạch thoát nước vì từ năm 2001 đến nay cứ lo tập trung vào khu vực trung tâm mà chưa triển khai quy hoạch thoát nước cho các vùng này.
moitruong.vn
Read more…

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP LÒ HƠI

3:03 PM |

Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước cấp. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý nước cấp hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Chất lượng nước cấp vào lò hơi có ý rất quan trọng đối với việc đảm bảo sự an toàn khi vận hành lò hơi, quyết định hiệu quả làm việc của lò hơi, và chất lượng sản phảm sản xuất. Để tránh các sự cố trong khi vận hành lò hơi do liên quan đến chất lượng nước cấp vào lò hơi, ta nên xây dựng hệ thống xử lý nước cấp lò hơi.
Nguồn nước được sử dụng là nước mặt, chất lượng nguồn nước được sử dụng để sản xuất phải đạt tiêu chuẩn an toàn về chất lượng nước cấp cho lò hơi.
Chất lượng nước sau khi được xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn yêu cầu của chủ đầu tư với các thông số cơ bản đảm bảo an toàn khi vận hành lò hơi.
>> Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP LÒ HƠI:
nuoc cap lo hoi Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi
THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP LÒ HƠI:
Nước sông được bơm từ trạm bơm qua các song chắn rác được dẫn về hệ thống xử lý (HTXL). Nước đầu được đưa vào bể keo tụ tạo bông. Tại đây hệ các hóa chất gồm PAC, NaOH, và Polymer  enviroment science được đưa vào giúp keo tụ các hạt lơ lửng trong nước thành các bông cặn có kích thước lớn, đồng thời giảm một phần đáng kể hàm lượng sắt, mangan, sunfat, muối khoáng có trong nước. Nước sẽ tự chảy qua bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực các bông keo có trọng lượng lớn sẽ dễ dàng tách khỏi nước, lắng xuống phần đáy thiết bị, nước trong chảy sangngăn trung gian, tại đây bơm lọc sẽ bơm qua cụm thiết bị lọc áp lực, với thành phần là sỏi, cát thạch anh giúp loại bỏ các hạt cặn và các chất lơ lững còn xót lại trong quá trình lắng, đồng thời tạo độ trong cho nước. Dòng nước tiếp tục chảy qua cụm 2 thiết bị trao đổi ion, vật liệu trao đổi là hạt cationit R-Na. Đây là quá trình làm mềm nước và loại bỏ một số cation có hại dựa trên tính chất của một số chất không tan hoặc hầu như không tan trong nước (cationit), nhưng có khả năng trao đổi ion, khi ngâm trong nước các chất này hấp thụ cation của muối hòa tan lên bề mặt hạt và nhả vào nước một số lượng tương đương cation đã được cấy lên bề mặt hạt từ trước. Trong quá trình này, các ion gây nên độ cứng trong nước sẽ được loại ra khỏi nước. Sau một thời gian xử lý, các hạt cationit sẽ bị bão hòa bởi các cation của các muối hòa tan trong nước, do đó lúc này cần tái sinh các hạt cationit.
Áp lực dòng nước tiếp tục đẩy qua hai cột lọc tinh được lắp song song (5 µm). Tại đây nước được lọc tinh thông qua bộ lọc 20” có kích thước 5 µm nhằm loại bỏ những tạp chất lơ lửng bé có kích thước > 5 µm tạo cho nước có độ trong tốt nhất, đảm bảo cho khả năng hoạt động ổn định của hệ thống thẩm thấu ngược (RO). Nước sau lọc tinh đã hoàn toàn được khử cứng và chảy vào bể chứa nước mềm.
Tại bể chứa nước mềm, bơm cấp sẽ tiếp tục đưa nước qua hai cột lọc tinh có kích thước 0.5 µm nhằm đảm bảo chất lượng nước cho hệ thống RO, giúp tăng tuổi thọ hoạt động và chất lượng nước đầu ra. Bơm cao áp với áp lực nước cực mạnh sẽ đẩy nước vào hệ thống RO. Hệ thống thẩm thấu ngược (RO) (gồm 14 màng RO được lắp trong 7 vỏ) là quá trình xử lý quan trọng trong việc quyết định chất lượng nước thành phẩm. Tại đây dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu, màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion hóa trị một còn lại có trong nước, đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước có độ tinh khiết cao. Nước sau qua hệ thống RO được chứa trong bể chứa nước thành phẩm sạch đạt tiêu chuẩn cấp vào sử dụng cho lò hơi.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI
Read more…

THU HỒI ĐIỆN THOẠI, MÁY TÍNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

10:09 AM |
Bắt đầu từ ngày 1/1/2015, tất cả các sản phẩm điện thoại di động, máy tính bảng hết thời hạn sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam sẽ bị thu hồi.
Đó là một trong những nội dung được đưa ra tại Quyết định 50/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ.
Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thiết lập các điểm thu hồi để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ, do đơn vị đã bán sản phẩm đó ra thị trường Việt Nam.
>> Xem thêm: công ty xử lý nước thải
Cũng theo Quyết định này, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi. Đồng thời, phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả xử lý, báo cáo lượng sản phẩm được sản xuất hoặc nhập khẩu đã bán ra thị trường Việt Nam, đã thu hồi và xử lý thế nào.
Đồ điện tử đã qua sử dụng bày bán trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp (Ảnh chụp chiều 13-10: HTD/Pháp luật Việt Nam)
Đồ điện tử đã qua sử dụng bày bán trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp (Ảnh chụp chiều 13-10: HTD/Pháp luật Việt Nam)
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng, cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Theo doanh mục sản phẩm thải bỏ được ban hành kèm theo Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ enviroment science, kể từ 1/1/2015, cùng với điện thoại di động và máy tính bảng bị thu hồi, hàng loạt sản phẩm khác cũng sẽ bị nằm trong danh sách này.
Cụ thể, ắc quy các loại; pin các loại; bóng đèn compact; bóng đèn huỳnh quang; máy vi tính (để bàn; xách tay); màn hình máy vi tính; cục CPU (bộ vi xử lý của máy tính); máy in; máy fax; máy quét hình (scanner); máy chụp ảnh; máy quay phim; đầu đĩa DVD; VCD; CD và các loại đầu đọc băng, đĩa khác;
Hóa chất công nghiệp nguy hiểm; hóa chất, sản phẩm hóa chất sử dụng trong thú y; hóa chất, sản phẩm hóa chất bảo vệ thưc vật; hóa chất, sản phẩm hóa chất sử dụng trong ngành thủy sản; thuốc sử dụng cho người; dầu nhớt.
Theo nguồn: Thiennhien.net
Read more…

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH THUỘC DA MỚI 2014

9:56 AM |

Công nghệ xử lý nước thải ngành thuộc da mới 2014 – Công ty môi trường Minh Việt có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế xây dụng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải nghành thuộc da. Hotline: 097.428.5153 ( Mr.Tan)

I. Tổng quan về ngành thuộc da

Hiện nay, trên thị trường xuất khẩu da giày, cũng như ngành da, thì Việt Nam đang đứng một. Kim ngạch xuất khẩu ngành da dày Việt Nam đang tăng trưởng cao, trung bình hàng năm 16%. Tuy nhiên, vấn đề xử lý nước thải thuộc da cũng đang làm nhức nhối các cơ quan chức năng bởi hàm lượng crom trong khi thuộc da lớn, khi thải ra sẽ làm ô nhiễm môi trường năng.
Bên cạnh đó, vì da có thể làm ra nhiều loại sản phẩm, nên khi thuộc da thì điều kiện môi trường, công nghệ, hóa chất là khác nhau. Nên không đơn giản trong việc xử lý nước thải.
Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 35 doanh nghiệp hoạt động, cung cấp khoảng 40% nhu cầu trong nước. Con số này đang ngày càng được tăng lên, tuy nhiên vấn đề làm đau đầu các chuyên gia chính là việc xử lý nước thải ngành thuộc da.
Thế nhưng việc xử lý nước thải ngành thuộc da không được các doanh nghiệp hưởng ứng nhiệt tình, cũng như tuân theo, bởi chi phí xử lý nước thải ngành thuộc da là rất cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng, đặc biệt là công an môi trường đang gắt gao trong việc bắt các doanh nghiệp xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Để hiểu rõ hơn vì sao, việc xử lý nước thải thuộc da rất tốn kém ta có thể tìm hiểu công nghệ sản xuất nghành thuộc da như thế nào.

II. Nguồn thải, đặc điểm nước thải nghành thuộc da

Quy trình công nghệ sản xuất ngành thuộc da:

Xy ly nuoc thai nganh thuoc da4  Công nghệ xử lý nước thải ngành thuộc da mới 2014
Quy trình sản xuất ngành thuộc da
Đa số các công đoạn trong công nghệ thuộc da đều là quá trình ướt, có nghĩa là có sử dụng nước. Định mức tiêu thụ nước khoảng 30 – 70m3 cho 1 tấn da nguyên liệu. Lượng nước thải thường xấp xỉ lượng nước tiêu thụ, như vậy lượng nước thải ra là rất nhiều. Ngoài ra, ở mỗi công đoạn đều sử dụng các hóa chất riêng, vì vậy nước thải ra có nồng độ ô nhiễm cao, độc hại cho môi trường.
Nhìn chung, nước thải thuộc da chứa hàm lượng ô nhiễm cao, độ màu, lượng cặn, BOD, COD lớn, trong nước thải có lượng lớn thành phần hữu cơ bắt nguồn từ nguyên liệu da động vật, đó là da, lông, thịt, protein, lipid, dầu mỡ, các chất hữu cơ, dễ, khó phân hủy sinh học. Ngoài ra trong nước thải có chứa nhiều hóa chất vô cơ sử dụng trong các quá trình, như ion cr6+, các chất tẩy, axit, bazo.
Nước thải thuộc da nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, hàm lượng chất hữu cơ cao làm giảm nồng độ oxi trong nước, ảnh hưởng tới môi trường thủy sinh xung quanh, lượng cặn gồm các thành phần như lông, thịt, vôi làm nước bị bẩn đục, các chất vô cơ trong nước thải có thể tạo thành các muối, làm tăng độ mặn, độ cứng, áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng tới thủy sinh. Nhất thiết phải xử lý nước thải thuộc da trước khi xả ra môi trường.

III. Công nghệ xử lý nước thải nghành thuộc da

Dựa vào tính chất thành nước thải công tymôi trường Minh Việt đã áp dụng công nghệ xử lý sau công nghệ xử lý như sau:xu ly nuoc thai nganh thuoc da  Công nghệ xử lý nước thải ngành thuộc da mới 2014


Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải thuộc da

Nước thải từ nhà máy sản xuất thuộc da gồm nước thải từ các công đoạn khác nhau. Trong đó, ở các công đoạn thuộc, trong thành phần nước thải chứa ion Cr6+. Nồng độ ion crom trong nước thải ở các công đoạn này là rất lớn, khó có thể xử lý bằng các phương pháp sinh học cũng như cơ học, vì vậy trước khi xử lý chung cùng với dòng nước thải ở công đoạn khác ta phải xử lý riêng trước.
Qúa trình khử crom 6+
Nước thải từ các công đoạn có chứa crom được chảy về bể gom, trước và sau bể gom ta đặt song chắn rác thô và sông chắn rác tinh nhằm loại căn có kích thước lớn và lớn hơn 5mm. Trong bể phản ứng ta sử dụng Natrisunfua làm tác nhân phản ứng theo phương trình sau:
Cr2O72- + 3S2- + 14H+ —-> 2Cr3+ + 3S0 + 7H2O
Dựa vào phản ứng, việc duy trì ion H+ là rất quan trọng, pH đảm bảo cho quá trình xảy ra là từ 2 – 4, vì vậy ta cần phải điều chỉnh pH thích hợp và phải điều chỉnh thêm H2SO4 vào, sau khi hình thành ion Cr3+ sẽ hình thành kết tủa:
Cr3+ + OH- —> Cr(OH)3
pH cho quá trình này là từ 7-9 nên ta phải thêm kiềm NaOH vào bể. Trong bể phản ứng có lắp đặt cánh khuấy nhằm trộn đều nước thải. Từ bể phản ứng, nước tải chảy qua bể lắng để tách các cặn lắng. Sau đó, nước thải chứa ion cr3+ chảy sang bể điều hòa , xử lý chung cùng nước thải ở các công đoạn khác.

Qúa trình xử lý nước thải

Nước thải ở các công đoạn khác không chứa nhiều ion Cr6+, được tách riêng đến bể gom khác, trước và sau bể gom ta cũng đặt song chắn rác thô và song chắn rác tinh để loại bỏ rác cặn, đảm bảo an toàn cho các công trình thiết bị sau. Từ bể gom, nước thải bơm lên song chắn rác tinh rồi chảy xuống bể vớt tuyển nổi.
Nguyên liệu cho quá trình sản xuất này là da của các động vật, chứa nhiều chất béo, mỡ, ngoài ra lượng dầu mỡ từ việc lau chùi vệ sinh các thiết bị cũng rất lớn. Trước khi vào các công đoạn tiếp theo ta cần giảm lượng dầu mỡ có trong nước thải. Trong bể tuyển nổi, dưới tác dụng của bọt khí li ti, các chất nhẹ hơn nước như dầu mỡ sẽ nổi lên mặt nước, khi đó các chất này sẽ được thu gom bằng thiết bị thu cặn, đặt trên mặt bể. Sau khi tách dầu mỡ nước thải chảy về bể điều hòa, cùng với dòng nước thải chứa ion cr3+ trộn chung.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải, trong bể có lắp đặt hệ thống phân phối khí nhằm trộn đều nước thải, tránh quá trình phân hủy kị khí, đồng thời xử lý một phần các chất dễ phân hủy sinh học. Từ bể điều hòa nước thải được bơm sang bể keo tụ tạo bông. Đây là quá trình xử lý hóa lý, hóa chất phèn nhôm được thêm vào bể nhằm tạo phản ứng keo tụ, liên kết các chất bẩn trong nước tạo thành bông cặn theo phản ứng keo tụ. Từ ngăn phản ứng, nước thải chảy đến ngăn tạo bông, ngăn này có mục đích để các bông cặn mới tạo thành từ phản ứng keo tụ có thể tạo thành các bông có kích thước lớn hơn nhờ hóa chất polymer và để có có thể lắng xuống dưới.
Sau khi tạo thành các bông bùn, nước thải được dẫn qua bể lắng để tách lượng bùn mới hình thành. Bùn sẽ lắng xuống đáy và được dẫn ra bể nén bùn. Nước thải trên bề mặt sẽ được bơm qua bể xử lý sinh học kỵ khí UASB.
Bể UASB ứng dụng quá trình lên men kỵ khí được sử dụng hiệu quả trong trường hợp lượng chất bẩn hữu cơ lớn, BOD,COD >= 2000mg/l. Trong điều kiện kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành metan và CO2 và các chất hữu cơ đơn giản khác theo phương trình phản ứng sau:
CHC + VSVkỵ khí —> CH4 + CO2 + chất hựu cơ đơn giản + khí khác ….
Bể UASB xử lý hữu cơ, giúp làm giảm lượng BOD, COD, hiệu suất từ 60 – 80%. Sau khi xử lý kỵ khí, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể Aerotank để xử lý hiếu khí. Bể Aerotank ứng dụng quá trình sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng. Trong điều kiện hiếu khí, do hệ thống dẫn khí sục liên tục, các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn, để sinh trưởng , phát triển tạo thành sinh khối mới, xử lý lượng BOD, COD trong nước thải. Sau khi tạo thành sinh khối mới, nước thải chảy qua bể lắng để tách bùn và nước. Trong bể lắng, bùn thải lắng xuống đáy bể rồi chảy tới bể nén bùn.
Nước thải sau 2 quá trính sinh học làm sạch hữu cơ tiếp tục được lọc qua hệ thống lọc áp lực. bể lọc gồm nhiều tầng vật liệu lọc giúp giữ lại các cặn còn lại trong nước thải , đảm bảo chất lượng nước sạch. Sau quá trình lọc, nước thải chảy về bể khử trùng. Hóa chất chlorine được thêm vào để khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng có trong nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ưu điểm của công nghệ đề xuất:
Công nghệ xử lý nước thải nghành thuộc da của công ty môi trường Minh Việt thiết kế có nhiều ưu điểm nổi bậc sau:
  • Đầu ra nước thải ổn định và luôn đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Chi phí đầu tư hợp lý.
  • Tốn không nhiều diện tích.
  • Vận hành đơn giản.
  • Lượng hóa chất tối ưu.
Rất mong được hợp tác với quý khách hàng để bảo vệ môi trường thiên nhiên
4. Các công trình xử lý nước thải thuộc da công ty môi trường Minh Việt đã thực hiện
Công ty TNHH Thuộc Da Bỉnh Thiệu – Lô A18 KCN Hiệp Phước, Nhà Bè TP.HCM
Công ty TNHH Thuộc Da Hào Dương – Lô A18 KCN Hiệp Phước, Nhà Bè TP.HCM
Công ty TNHH Da Đức Tín – Lô 117 – 119 KCX và CN Linh Trung 3, Trảng Bàng, Tây Ninh
Read more…

Hot