Home »
Đắng lòng lũ quét "nuốt chửng" 20 người trong khi dự đám cưới
9:11 AM |
Ít nhất 49 khách dự một đám cưới được cho là đã chết sau khi chiếc xe chở họ bị lũ quét lật ngược ở quận Rajouri thuộc vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
Mưa lụt đang hoành hành ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. (Ảnh: Getty)
|
CNN cho biết, vụ việc xảy ra trong bối cảnh mưa như trút nước trong khu vực mấy ngày qua đã gây ngập lụt nặng và cướp mạng sống của 20 người.
Theo một quan chức chính phủ cấp cao, chiếc xe cưới đang trên đường tới làng Lam gần Nowshehra ở Rajouri, cách thành phố Jammu 150km về phía bắc, thì bị dòng nước lật úp. "Một chiến dịch quy mô lớn đang được thực hiện để tìm kiếm các nạn nhân ở dòng lũ. Tuy nhiên, nỗ lực của chúng tôi gặp trở ngại do mưa lớn và nước chảy siết", CNN dẫn lời Jatinder Singh, một quan chức Rajouri. Ông này cho biết thêm, chiếc xe chở hơn 50 người nhưng "một số kịp nhảy ra khỏi xe. Số khách chính xác vẫn chưa xác định được. Tôi không nghĩ tới giờ này còn ai sống sót". Mưa lớn tấn công vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát kể từ thứ Ba (2/9) và tình trạng thời tiết cực đoan này đã khiến cho các quan chức chính quyền luôn trong tình trạng báo động cao. Nhiều làng mạc và vùng đô thị, trong đó có thủ phủ Srinagar, đều ngập lụt và nước các con sông đều vượt mức nguy hiểm. Theo một thông báo chính thức, lũ lụt đã cướp mạng sống của 20 người khác và phá hủy 50 ngôi nhà trên toàn khu vực. Hơn một nửa triệu bao cát đã được chuẩn bị để gia cố đê sông và người dân được yêu cầu chuyển đến nơi an toàn. Không lực Ấn Độ đã được huy động để thực hiện một kế hoạch cứu trợ từ trên không.
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
|
Đẩy mạnh chính sách sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường
9:04 AM |
Thành phố Hồ Chí Minh đang khuyến khích người dân sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm, tuy đã được người dân hưởng ứng nhưng vẫn khó phổ biến. Thói quen trong sinh hoạt của người dân chưa thay đổi, bởi túi ni lông thân thiện với môi trường có giá bán cao hơn và chất lượng lại thấp hơn túi ni lông thông thường.
Ảnh minh họa: IE
|
*Thay đổi từ nhận thức đến thói quen
Thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 (được Chính phủ phê duyệt vào 11/4/2013), từ năm 2013 thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thí điểm chương trình khuyến khích người dân sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường thay cho túi ni lông thông thường ở một số nơi thuộc quận 5, quận Bình Thạnh… Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, đến nay tiểu thương ở các chợ, hộ kinh doanh đường phố và phụ nữ ở địa bàn dân cư quận 5 và Bình Thạnh đã sử dụng túi thân thiện với môi trường trong buôn bán và sinh hoạt hằng ngày. Bà Võ Thị Thanh Thủy – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ quận 5 chia sẻ: Đối với các chợ, thông qua hệ thống loa phát thanh của chợ và thường xuyên tuyên truyền tác hại của túi ni lông, Hội Liên hiệp phụ nữ quận 5 đã vận động được 1.426/1.847 hộ hội viên, tiểu thương đăng ký thực hiện sử dụng túi thân thiện với môi trường bằng phiếu hưởng ứng. Thực tế, các tiểu thương đã chủ động tìm nguồn túi thân thiện môi trường hay túi giấy, túi vải để thay thế túi ni lông thông thường. Đối với phụ nữ trên địa bàn dân cư, chị em cũng đã dùng giỏ đi chợ và tái sử dụng túi ni lông thông thường nhiều lần bằng việc bảo quản và vệ sinh túi thay vì chỉ sử dụng túi ni lông một lần (vì giá trị của túi ni lông thông thường không cao và thường được phát miễn phí nên người dân dễ dàng bỏ đi khi không cần sử dụng nữa). Bên cạnh đó, tại các hộ dân cư đang hình thành phong trào làm túi giấy thân thiện với môi trường tặng cho các cửa hàng kinh doanh quần áo, trái cây… Qua đó, thói quen sử dụng túi thân thiện với môi trường đã bước đầu đi vào đời sống của người dân trên địa bàn.
Bà Phạm Hoàng Thủy Nguyên, Phó trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường quận Bình Thạnh cho biết: Qua thời gian thực hiện chương trình giảm sử dụng túi ni lông, ý thức của người dân trên địa bàn quận đã có bước chuyển biến đáng kể. Chẳng hạn, người dân đã từng bước quay lại thói quen sử dụng giỏ để đi chợ, hạn chế thấp nhất việc sử dụng túi ni lông. Các em học sinh ở các trường học đóng trên địa bàn cũng hiểu rõ hơn tác hại của việc sử dụng túi ni lông để từ đó vận động người thân hạn chế sử dụng túi ni lông, hay bản thân các em cũng đã tự chế ra những túi đựng bằng lá cây. Và bộ phận tiểu thương chợ Bà Chiểu, nếu trước đây họ không biết gì về túi thân thiện môi trường, đến nay họ đã chủ động liên hệ với Ban Quản lý chợ đặt hàng với đơn vị sản xuất để mua túi thân thiện với môi trường. Số tiểu thương sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường không ngừng tăng lên từ 213 tiểu thương trong năm 2013, đến nay là 332 tiểu thương. Hưởng ứng lan tỏa chợ Bà Chiểu, các chợ còn lại đã tự liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận làm cầu nối với các nhà sản xuất túi ni lông thân thiện để có túi sử dựng hàng hóa cho khách hàng.
*Khó tiếp cận túi ni lông thân thiện môi trường
Mặc dù được hưởng hứng rộng rãi nhưng tiểu thương, người dân vẫn khó tiếp cận được với túi ni lông thân thiện môi trường vì nhiều lý do.
Theo bà Phạm Hoàng Thủy Nguyên: Đến nay, vẫn chưa có sự gặp gỡ giữa các tiểu thương và các nhà sản xuất túi ni lông thân thiện môi trường.Ban Quản lý chợ Bà Chiểu cũng ưu tiên đặt một gian hàng bán túi ni lông thân thiện để tiểu thương và người dân có thể mua tại đây. Tuy nhiên, dù đã làm việc với nhiều đơn vị sản xuất nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có đơn vị sản xuất túi thân thiện nào có sản phẩm tại gian hàng. Hiện ban quản lý chợ phải đến từng gian hàng của tiểu thương thống kê danh sách khối lượng túi mà tiểu thương đăng ký, tổng hợp lại và báo cho nhà sản xuất sau đó đơn vị sản xuất phân phối cho ban quản lý và ban quản lý phân phối lại cho các đơn vị, tiểu thương. Việc làm này manh mún và mất nhiều thời gian. Trong khi đó người dân cũng muốn mua túi thân thiện môi trường thì không biết mua ở đâu nếu phân phối túi ni lông theo cách này. Cần có sự hợp tác hơn nữa với các nhà sản xuất để phân phối túi thân thiện tới không chỉ chợ Bà Chiểu mà còn các chợ khác trên địa bàn và 600 cơ sở bán lẻ ngoài chợ.
Giải thích lý do vì sao giữa tiểu thương và các cơ sở sản xuất túi ni lông “chưa gặp nhau”, ông Lê Sanh Mỹ, Trưởng phòng Kế hoạch – Tổ chức Công ty Cổ phần bao bì Vafaco chia sẻ: Vấn đề mấu chốt đó là giá, vì giá của túi ni lông thân thiện với môi trường thường cao hơn túi ni lông thông thường nên tiểu thương buôn bán túi ni lông mặc dù đã được vận động tuyên truyền nhưng để kinh doanh có hiệu quả họ sẽ chọn phân phối túi ni lông thông thường. Do vậy, túi ni lông thân thiện môi trường chủ yếu được phân phối ở các siêu thị, còn những nơi như chợ đầu mối, chợ dân sinh vẫn rất khó “vào”.
Theo nhiều đơn vị sản xuất túi ni lông thân thiện với môi trường, để khuyến khích người dân sử dụng cần phải giải quyết hai vấn đề. Thứ nhất, cần kiểm soát việc thực hiện nộp thuế một cách nghiêm túc đối với các đơn vị sản xuất túi ni lông thông thường. Hiện rất nhiều đơn vị không phải đóng thuế bảo vệ môi trường nên giá túi ni lông bao giờ cũng rẻ hơn túi ni lông thân thiện. Cụ thể, túi ni lông thân thiện hơn 40.000 đồng/kg, trong khi đó túi ni lông thông thường chỉ khoảng 25.000 – 30.000 đồng/kg. Thứ hai, nhà nước cũng cần có những chính sách cụ thể hơn nữa để hỗ trợ các đơn vị sản xuất túi ni lông thân thiện. Trong Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 có nội dung nói đến việc hỗ trợ các đơn vị sản xuất túi ni lông thân thiện môi trường, nhưng lại chưa đề ra những hoạt động hỗ trợ cụ thể chẳng hạn như có chính sách hỗ trợ giá, hay giảm thuế giá trị gia tăng… Nếu có những chính sách hỗ trợ, có thể giá túi ni lông thân thiện sẽ giảm nhiều và như vậy, tiểu thương và người dân chắc chắn sẽ chọn túi ni lông thân thiện với môi trường.
Được biết, túi ni lông thân thiện được sản xuất từ vải không dệt, sợi cotton/canvas, vải PP dệt. Túi ni lông thân thiện môi trường có ưu điểm: có khả năng tự phân hủy cao, trong điều kiện bình thường sau 6 tháng sẽ tự phân hủy. Trong khi đó, túi ni lông thông thường làm từ mạng nhựa đơn thông polyetyen tên kỹ thuật là túi nhựa xốp. Sau khi chôn lấp, loại túi này có thời gian phân hủy từ 40 – 100 năm, còn nếu tiêu hủy bằng cách đốt vật liệu polyetyen sẽ phát sinh ra nhiều chất độc có hại cho sức khỏe con người.
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
|
Chất thải điện tử gia tăng nhanh đến mức báo động
8:58 AM |
Thiết bị điện tử đang dần trở thành chất thải gia tăng nhanh nhất tại nhiều nước trên thế giới. Vậy cộng đồng cần làm gì để đối phó với một trong những vấn đề cấp bách của thế kỷ 21 này?
Chất thải điện tử đang trở thành vấn đề toàn cầu. Ảnh minh họa
|
Theo thông tin cập nhật trên tờ The Spectrum, tổ chức Nghiên cứu BCC (Mỹ) cho biết chỉ tính trong năm 2012 người tiêu dùng trên toàn thế giới đã mua 238.500.000 chiếc ti vi, 444.400.000 máy tính, máy tính bảng cộng thêm một lượng khổng lồ khoảng 1,75 tỷ điện thoại di động. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta lại loại thải chúng chỉ trong vòng 3 năm sau khi mua, chính điều này đã khiến lượng chất thải điện tử tăng lên khoảng 8% mỗi năm.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây do các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thuộc Liên Hiệp Quốc tiến hành đã nhận thấy vấn đề tăng trưởng trong nhu cầu và sản xuất các thiết bị điện tử mới sẽ dẫn đến sự gia tăng khoảng 33 % chất thải điện tử trên toàn thế giới giai đoạn 2012 - 2017 . "Một số vật liệu trong thiết bị điện tử cá nhân như chì, thủy ngân và cadmium rất nguy hiểm và có thể giải phóng ra các độc tố nguy hại khác vào không khí và nước khi bị đốt cháy hoặc chôn lấp vào bãi rác không đúng quy trình. Việc ném bỏ các thành phần kim loại như đồng, vàng, bạc và palladium trong điện thoại di động cũng như các thiết bị điện tử khác khiến cho quá trình khai thác mỏ kim loại mới trở nên lãng phí.”, theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận - Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên tại Mỹ (NRDC). Ngày nay, khoảng 80% thiết bị điện tử loại thải không được xử lý đúng cách. "Rác điện tử thường được loại bỏ hoặc xuất khẩu sang các nước đang phát triển để đốt ngoài trời hoặc tại phòng vệ sinh có axit nhằm thu hồi kim loại quý và các yếu tố khác", Maureen O'Donnell thuộc tổ chức phi lợi nhuận NRDC trao đổi trên tạp chí EHS. Bà cho biết thêm, việc thiếu kiểm soát trong nước khiến mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước tăng. "Hiện nay, thảm họa môi trường đang là vấn đề hàng đầu của toàn nhân loại”, bà O'Donnell cho hay. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã ban hành luật mới nhằm kiểm soát các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất thải điện tử trong tương lai từ sản phẩm của họ. Liên minh châu Âu đã kêu gọi các nhà sản xuất thiết bị điện tử "thu hồi" hàng hóa của họ để tái chế khi người tiêu dùng nâng cấp sản phẩm và hạn chế các nước châu Âu xuất - nhập khẩu chất thải điện tử. Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã thông qua luật này.\
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
|
Xử lý biến thế và chất thải có PCB tại cảng Cái Lân bảo vệ môi trường
8:28 AM |
Trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào chiều 29/8, tại Hà Nội, ông Hoàng Dương Tùng , Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, sẽ xử lý biến thế và chất thải có PCB tại cảng Cái Lân, Quảng Ninh bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Ảnh minh họa: IE
|
Theo ông Hoàng Dương Tùng, lô hàng máy biến thế có chứa chất thải độc hại PCB đang lưu giữ tại Cảng Cái Lân, Quảng Ninh là lô hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long Vinashin (nay là Công ty đầu tư Cửu Long) đã vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đã được phát hiện và khẳng định từ năm 2007, do Cục Bảo vệ môi trường trước đây và nhiều bên liên quan cùng tham gia, phối hợp xử lý (như UBND tỉnh Quảng Ninh, cơ quan Hải quan, Cơ quan An ninh, Cảnh sát, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh,…).
UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu tái xuất chất thải, tuy nhiên Công ty này đã không thực hiện được việc tái xuất chất thải. Sau đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan của tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Hải quan, Công an tỉnh) phối hợp, xử lý vụ việc. Năm 2013, Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã hướng dẫn Công ty Cửu Long áp dụng kinh nghiệm của Canada để thực hiện các hoạt động đóng gói và lưu giữ phù hợp đối với chất thải PCB tại cảng Cái Lân như: lưu giữ trong Container có gia cường, khay chống tràn đổ, thông gió, cảm biến nhiệt, phòng chống cháy nổ,…
Để giảm thiểu rủi ro môi trường, mới đây, Tổng cục Môi trường đã tiếp tục làm việc và hướng dẫn, hỗ trợ UBND tỉnh Quảng Ninh với sự tham gia của các ban, ngành liên quan trong tỉnh nhằm thống nhất phương án lấy hàng ra khỏi cảng Cái Lân, di chuyển số chất thải có PCB tại cảng Cái Lân đến địa điểm mới an toàn hơn. Theo đó, số chất thải này sẽ được chuyển đến lưu giữ tại Nhà máy xử lý chất thảinguy hại tại Cẩm Phả của Công ty Môi trường thuộc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam dưới sự giám sát của UBND tỉnh Quảng Ninh và các ban ngành có liên quan. Dự kiến, trong vòng 1-2 tháng sau khi số chất thải được chuyển về lưu giữ tại Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Công ty Cửu Long sẽ trình phương án để xử lý số chất thải này. Tổng cục Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh để giải quyết, xử lý chất thải đến khi kết thúc, bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Tổng cục Môi trường cũng thông tin về tình hình xử lý ô nhiễm môi trường của Công ty Nicotex Thanh Thái, tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể là trong giai đoạn 1 gồm bốc xúc, đóng gói, xử lý rác thải, chất thải nguy hại thuốc bảo vệ thực vật chôn lấp trái quy định, Công ty Nicotex Thanh Thái được Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ban, ngành liên quan tỉnh Thanh Hóa đánh giá là cơ bản hoàn thành. Đối với giai đoạn 2 là xử lý đất bị ô nhiễm, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm xung quanh, Công ty Nicotex Thanh Thái đã phối hợp với Viện Môi trường Nông nghiệp hoàn thành xử lý 714.151 kg đất nhiễm hóa chất sử dụng công nghệ quang hóa kết hợp với oxy hóa bậc cao. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với các cơ quan chức liên quan đánh giá tổng thể hiện trạng ô nhiễm môi trường trên toàn khu vực, nhằm yêu cầu phía Công ty Nicotex Thanh Thái tiếp tục xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường khu vực.
Tại cuộc họp báo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông tin kết quả công tác 8 tháng đầu năm 2014 và kế hoạch nhiệm vụ công tác các tháng cuối năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; g iới thiệu các điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, trong đó chủ yếu tập trung công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tổ chức thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; giới thiệu chung về công tác cải cách hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo nguồn: Tinnhanhmoitruong.vn
|
Bắc Giang: Hoang mang dự án nhà máy xử lý rác thải gần 300 hộ dân kêu cứu
12:06 PM |
300 hộ dân thôn Cầu Đồng 9, Cầu Đồng 10 (xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) cho rằng, dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp (NM) sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường, do chỉ cách khu dân cư 150m.
Tường ngăn cách khu dân ở chỉ cách 150 - 200m khu vực xây NM. Ảnh: Thu Hà
|
Dân kêu chính quyền sai
Theo người dân nơi đây, dự án NM bắt đầu từ năm 2012, nhưng đến tháng 3.2014 người dân phát hiện một số máy ủi, máy xúc và thiết bị của chủ dự án là Cty CP đầu tư và phát triển công nghệ môi trường sạch tập kết tại thôn Cầu Đồng 10 nên đã tổ chức canh chừng, không cho chủ dự án đưa máy vào.
Tiếp đó, ngày 7.6, chủ dự án tổ chức làm lễ khởi công, có tới 400 người của hai thôn Cầu Đồng 9, 10 và một số thôn xung quanh kéo đến không cho vào. Ông Nguyễn Văn Sai – đại diện thôn Cầu Đồng 9 - cho biết: Chúng tôi đã gửi 18 ý kiến lên cuộc họp cử tri HĐND tỉnh, nhưng không được xem xét.
Ông Nguyễn Văn Mạnh - Trưởng thôn Cầu Đồng 10 - cho biết: “Chúng tôi kiên quyết không đồng tình xây dựng NM với hai lý do: Cự ly khu vực dân sinh sống quá gần với NM (nơi gần nhất chỉ có 100m). Đây là khu vực trũng, mùa mưa bão luôn ngập, xây dựng NM tại đây chắc chắn sẽ không đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong khi, chính quyền không tuyên truyền, trả lời rõ ràng cho dân”.
Thực tế, một số gia đình như nhà bà Thu, ông Hải ở thôn Cầu Đồng 10 chỉ cách khu đất xây dựng NM từ 150 – 200m. Những người dân nơi đây cho rằng, chính quyền địa phương đã điều chỉnh quy mô, hạng mục của dự án, bởi theo Quyết định 2109/QĐ – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp” thì diện tích dự án chỉ nằm trên địa bàn xã Cao Xá (huyện Tân Yên). Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường) cho biết: Nếu dự án có sự điều chỉnh lại với cả diện tích đất xã Ngọc Lý thì theo quy định, dự án phải ngừng triển khai, có đánh giá tác động môi trường lại...
Tác động môi trường ở xã Ngọc Lý đã được đánh giá?
Theo UBND xã Ngọc Lý, dự án được phê duyệt, diện tích dự án lấy đất thuộc xã Ngọc Lý là 3,3ha, còn lại hơn 30ha thuộc xã Cao Xá. Đất thuộc xã Ngọc Lý trước đây là ven ngòi làm gạch thủ công. Từ năm 2010, HĐND xã có nghị quyết chuyển đổi mục đích sử dụng từ làm gạch thủ công sang nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2013, đất này tiếp tục chuyển đổi thành khu dịch vụ, giao cho chủ dự án đầu tư theo dự án của tỉnh. Ông Đoàn Văn Khương – Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lý - cho biết: “Việc xây dựng NM thế nào thì chúng tôi không được rõ lắm. Sau phản ánh của bà con, UBND huyện, xã cũng đã trực tiếp xuống làm rõ, giải thích, tuyên truyền, nhưng bà con không đồng tình”...
Bà con nông dân thôn Cầu Đồng 9, Cầu Đồng 10 đều cho rằng, dự án đã được điều chỉnh thu hẹp, đây chính là một trong những yếu tố bất thường của dự án. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên Nguyễn Quang Lượng khẳng định: “Quy hoạch dự án không thay đổi về diện tích so với ban đầu. Công tác tuyên truyền chi tiết như họp chi bộ, tổ chức cho dân hai thôn của xã Ngọc Lý đi tham quan... lúc đầu không thực hiện được. Sau khi phát hiện thiếu sót, UBND huyện cho dừng dự án, thực hiện lại công tác tuyên truyền từ đầu”...
Về cự ly giữa NM với khu vực dân cư, ông Lượng cho biết: Đã có đánh giá tác động môi trường của cơ quan tài nguyên môi trường. Khả năng ô nhiễm của NM chỉ bằng một phần mấy lò gạch thủ công hoạt động trước đây. Người dân phản ánh, UBND huyện đã có tiếp thu và ra thông báo điều chỉnh nội dung hoạt động sản xuất của chủ dự án như: Chủ dự án không xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực dự án... Để dự án xây dựng NM được triển khai sớm, UBND huyện Tân Yên tiếp tục tuyên truyền, để bà con trong khu vực dự án đồng thuận.
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
|
Khí Clo bị rò rỉ hủy hoại một diện tích lớn hoa màu
11:54 AM |
Do bất cập trong quy trình xử lý chất thải độc hại nên trong 3 năm qua, những bình chứa clo bị rò rỉ của Trạm xử lý nước sông Miện thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước tỉnh Hà Giang vẫn chỉ được “dìm” trong bể vôi ngoài trời chờ phân hủy. Thi thoảng, khí clo lại phát tán ra ngoài môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở khu vực xung quanh.
Có mặt tại tổ 17, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang vào một ngày đầu tháng 9, chúng tôi tận mắt chứng kiến “hậu quả” vụ rò rỉ khí clo từ Trạm xử lý nước sông Miện trước đó một ngày: cả khu vực rộng lớn nhuộm một màu vàng cháy, xám xịt. Theo quan sát thực tế, hầu hết các loại cây lâu năm đều bị vàng lá, rụng nhiều lá, nhiều loại rau như mồng tơi, khoai lang mọc sát mặt đất cũng bị khí độc làm cho xoăn tít, khô héo…
Những hộ dân sống quanh khu vực Trạm xử lý nước đều cho rằng, đây không phải là lần đầu tiên mà tình trạng này đã xảy ra cách đây mấy năm. Vì không biết nguyên nhân nào khiến cây cối thi thoảng lại khô héo, người thì tức ngực, khó thở… ai cũng nghĩ là do sương muối.
Gần đây nhất vào trưa 3/9, nhiều người đã tận mắt nhìn thấy lượng khí lạ, màu trắng đục bay ra từ bên trong Trạm xử lý nước sông Miện. Khí bay đến đâu, cây cối, hoa màu héo khô đến đó. Người dân xung quanh vội bảo nhau đi ở tạm nơi khác, nhiều gia đình sau hơn một ngày vẫn chưa dám về nhà do sợ khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Trần Văn Sự, nhà ngay cạnh cổng Trạm xử lý nước sông Miện, cho biết: Cây cối chết là một chuyện, nhưng sức khỏe con người mới quan trọng. Chúng tôi rất lo vì tình trạng này đã có từ lâu, người dân đã hít phải khí độc nhiều lần, gần đây nhất là vào khoảng tháng 7/2014 cũng đã xảy ra hiện tượng tương tự. Mặc dù đến nay vẫn chưa phát hiện có người đổ bệnh, nhưng tương lai thì chưa biết thế nào… Khu vực tổ 17, phường Trần Phú có hơn 100 hộ dân, nhưng chỉ có hơn 20 gia đình sống xung quanh Trạm xử lý nước là bị ảnh hưởng.
Theo báo cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước tỉnh Hà Giang, Trạm xử lý nước sông Miện là đơn vị kinh doanh nước sạch với công suất 6.000 m3/ngày đêm, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Giang.
Cách đây 3 năm, trong quá trình sản xuất, có 3 bình chứa clo bị rò rỉ (trong đó một bình có dung tích 140 lít, hai bình còn lại mỗi bình 40 lít), không thể tiếp tục sử dụng. Công ty đã xử lý bằng cách xây một bể nước vôi có khối lượng hơn 10m3 và ngâm cả 3 bình clo xuống đó.
Với cách này, khí clo còn lại trong các bình sẽ rò rỉ dần và hòa tan với nước vôi có trong bể mà không bị thoát ra môi trường. Tuy nhiên, cách làm này chỉ hãm được khí rò rỉ ở mức độ ít với điều kiện lượng nước vôi phải luôn đảm bảo. Nếu sơ xuất để nước vôi cạn, khí clo bị rò rỉ sẽ nhanh chóng phát tán ra ngoài, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh.
Ông Nguyễn Vĩnh Phú, Phó Giám đốc Công ty thừa nhận việc khí clo rò rỉ ra bên ngoài môi trường, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của những hộ dân xung quanh. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công ty đã cử cán bộ đến nhà dân thăm hỏi và xin lỗi người dân, đồng thời xử lý bằng cách cho thêm nhiều vôi vào trong bể để trung hòa khí clo rò rỉ.
Với những bình clo còn nằm trong bể vôi, Công ty không có biện pháp để kiểm tra lượng khí còn lại trong bình. Về phương án giải quyết, ông Phú cho rằng đây là việc rất khó vì hiện tại tỉnh Hà Giang chưa có đơn vị nào có thể xử lý được chất thải độc hại. Công ty cũng đã đề xuất với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Giang hỗ trợ tìm hướng giải quyết nhưng phương án cụ thể thế nào, đến nay vẫn chưa có.
Tuy nhiên, khi làm việc với phóng viên TTXVN, ông Đỗ Thái Hòa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Giang khẳng định: Sở không hề biết có 3 bình clo đang nằm dưới bể nước vôi trong Trạm xử lý nước sông Miện suốt 3 năm qua, phía công ty cũng chưa báo cáo. Clo là một loại khí độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu bị rò rỉ ra ngoài môi trường không khí. Việc xử lý chất thải độc hại là trách nhiệm trực tiếp của công ty, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Giang chỉ là cơ quan quản lý Nhà nước.
Ông Đỗ Thái Hòa khẳng định Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ báo cáo với UBND tỉnh Hà Giang về sự việc trên, đồng thời yêu cầu Công ty phải lập phương án xử lý triệt để và gia hạn trong thời gian một tháng phải giải quyết xong, giúp nhân dân yên tâm sinh sống.
Trung tá Hoàng Minh Tiến, Đội trưởng Đội 2, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an tỉnh Hà Giang cho biết: Cơ quan công an vẫn chưa có hồ sơ và cam kết bảo vệ môi trường của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước tỉnh Hà Giang.
Đơn vị cũng chưa nhận được bất kỳ báo báo cáo chính thức nào của các đơn vị dưới địa bàn về sự việc trên mà chỉ nắm bắt thông tin qua dư luận. Về nguyên tắc, trong hợp đồng mua bán chất độc hại phải có cam kết xử lý nếu xảy ra sự cố chứ không thể để kéo dài gây hậu quả như vậy. Phòng sẽ cử cán bộ xuống nắm bắt tình hình và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, vi phạm đến đâu sẽ tiến hành xử lý đến đó.
Theo nguồn: thiennhien.net
XIN GIẤY CHỨNG NHẬN BAO BÌ TỰ HỦY
11:23 AM |Căn cứ vào thông tư 07/2012/TT – BTNMT ngày 04 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xin giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
1. Thế nào là túi ni lông thân thiện với môi trường?
Là túi ni lông khi thải ra môi trường dưới tác dụng của vi sinh vật có trong môi trường ( đặc biệt là ở môi trường có mật độ vi sinh cao) sẽ chuyển hóa thành CO2 và H2O hoặc tạo thành chất hữu cơ đơn giản và hòa tan trong môi trường.
Túi ni lông thân thiện với môi trường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
a) Túi ni lông có một trong hai đặc tính kỹ thuật sau:
• Có độ dày một lớp màng lớn hơn 30 µm (micrômét), kích thước nhỏ nhất lớn hơn 20 cm (xăngtimét) và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu túi ni lông phải có kế hoạch thu hồi, tái chế;
• Có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá hai (02) năm.
b) Túi ni lông có hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng quy định như sau: Asen (As): 12 mg/kg; Cadimi (Cd): 2 mg/kg; Chì (Pb): 70 mg/kg; Đồng (Cu): 50 mg/kg; Kẽm (Zn): 200 mg/kg; Thủy ngân (Hg): 1 mg/kg; Niken (Ni): 30 mg/kg.
c) Túi ni lông được sản xuất tại hộ gia đình, tại cơ sở sản xuất tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Đối tượng áp dụng.
Áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến xác định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
Là túi ni lông khi thải ra môi trường dưới tác dụng của vi sinh vật có trong môi trường ( đặc biệt là ở môi trường có mật độ vi sinh cao) sẽ chuyển hóa thành CO2 và H2O hoặc tạo thành chất hữu cơ đơn giản và hòa tan trong môi trường.
Túi ni lông thân thiện với môi trường phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
a) Túi ni lông có một trong hai đặc tính kỹ thuật sau:
• Có độ dày một lớp màng lớn hơn 30 µm (micrômét), kích thước nhỏ nhất lớn hơn 20 cm (xăngtimét) và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu túi ni lông phải có kế hoạch thu hồi, tái chế;
• Có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá hai (02) năm.
b) Túi ni lông có hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng quy định như sau: Asen (As): 12 mg/kg; Cadimi (Cd): 2 mg/kg; Chì (Pb): 70 mg/kg; Đồng (Cu): 50 mg/kg; Kẽm (Zn): 200 mg/kg; Thủy ngân (Hg): 1 mg/kg; Niken (Ni): 30 mg/kg.
c) Túi ni lông được sản xuất tại hộ gia đình, tại cơ sở sản xuất tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Đối tượng áp dụng.
Áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến xác định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
3. Nguyên tắc công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
1. Túi ni lông được cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định như trên.
2. Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên cơ sở kết quả đánh giá, kết luận của Hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
4. Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
Hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường bao gồm:
1. 01 (một) bản đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
2. 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.
3. 01 (một) bản sao của 01 (một) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
4. 01 (một) bản sao của 01 (một) trong các văn bản sau:
a) Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước khi đi vào vận hành chính thức; Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành;
b) Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở.
5. 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (Certificate of Origin) đối với sản phẩm túi ni lông nhập khẩu.
6. 01 (một) báo cáo kết quả quan trắc, giám sát môi trường định kỳ mới nhất của cơ sở sản xuất.
7. 01 (một) Phiếu kết quả thử nghiệm và 02 mẫu sản phẩm đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường chưa có kết quả thử nghiệm khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
8. 01 (một) bản mô tả sản phẩm túi ni lông có khả năng phân hủy sinh học và các tài liệu có liên quan: Giới thiệu thành phần nguyên liệu, quy trình sản xuất; đặc tính của sản phẩm; nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; hướng dẫn sử dụng, bảo quản theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này hoặc Kế hoạch thu hồi tái chế túi ni lông có độ dày lớn hơn 30 µm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 07/2012/TT – BTNMT.
Theo moitruongmivitech.com
Liên kết bạn bè
công ty môi trường sacotec
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
hệ thống xử lý nước thải
báo cáo giám sát môi trường
báo cáo đánh giá tác động môi trường
báo cáo giám sát môi trường định kỳ
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
cam kết bảo vệ môi trường
công ty môi trường minh việt
tin tức môi trường
tin tức môi trường
báo cáo dtm
cam kết bảo vệ môi trường
cong ty xu ly nuoc thai
he thong xu ly nuoc thai
cam kết bảo vệ môi trường
vi sinh xử lý mùi hôi
cong nghe xu ly nuoc thai cam kết bảo vệ môi trường
hoa chat xu ly nuoc thai
enviroment science
enviroment news
cam kết bảo vệ môi trường
xử lý nước thải giết mổ gia súc
xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy in
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
Hệ thống xử lý nước thải trang trại
Hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
xử lý nước thải khu công nghiệp
Link hay
thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
công ty lắp đặt thang máy
thang máy gia đình
thang máy tải ô tô
thang máy tải xe hơi
thang máy tải khách
thang máy chung cư
bảo trì thang máy
thang không phòng máy
thang máy quan sát
thang máy quan sát
cấu tạo thang máy
thang máy tải thực phẩm
sửa thang máy thang máy công ty môi trường công ty môi trường elevator mitsubishi tin thang máy
Hot
-
Ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, sự cố vỡ đê phụ diễn ra tại hồ thải đuôi quặng chứ không phải hồ chứa bùn đỏ. Loại nước thải này không bị ...
-
Hơn một tuần nhập viện, bé trai 9 tuổi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đau đầu dữ dội vì nhiễm ký sinh trùng có trong loại ốc ma ăn trước đó...
-
Người dân ở gần một con sông tại Serbajadi, huyện East Aceh, tỉnh Aceh, gần khu bảo tồn rừng sinh thái Leuser trên đảo Sumatra, Indonesia...
-
http://hocmoitruong.com/giao-trinh-cong-nghe-xu-li-nuoc-thai-bang-bien-phap-sinh-hoc-luong-duc-pham/ Giáo trình Công Nghệ Xử Lí Nước Thải ...
-
Sáng 14/9 đã diễn ra hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường xung quanh Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hoạt động này do một...
-
Con cá cóc sần được cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phát hiện xử lý nước thải ...
-
Ngày 20/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Công an vừa kết hợp với công an địa phương bắt giam bà Đặng Thị Ngợi - Giám đốc C...
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức gây ra, UBND thành phố Hà Nội đã phê...
-
Khói từ nhà máy của Công ty CP kính nổi Chu Lai (Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) khiến người dân trong khu vực phả...
-
Trong công nghiệp sản xuất nước mắm thì nước thải phát sinh từ khâu vệ sinh và lượng nước mắm còn đọng lại trong thiết bị. Thành phần chủ ...